Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2017/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 27 tháng 10 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2017- 2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ NHẤT

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành;

Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

Xét Tờ trình số 162/TTr-UBND ngày 19/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án Xây dựng lực lượng dân phòng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2022; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Xây dựng lực lượng dân phòng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2022 với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

- Huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và vai trò của quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, làm nền tảng đẩy mạnh công tác phòng cháy, chữa cháy tại các xóm, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh;

- Xây dựng, duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trước mắt và lâu dài. Các đội dân phòng thực sự là tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng của cộng đồng dân cư, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở, tổ chức vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn xóm, tổ dân phố, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương;

- Phát huy các nguồn lực, quan tâm đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, gắn với xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ; tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp với các lực lượng quần chúng ở cơ sở; chủ động khắc phục nguyên nhân, điều kiện phát sinh và xử lý có hiệu quả các vụ cháy nổ, sự cố, tai nạn ngay từ ban đầu, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tải sản do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về số lượng: Đến hết năm 2018, 100% xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh thành lập đội dân phòng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

b) Về chất lượng:

Đến hết năm 2018, 100% đội trưởng, đội phó và đến hết năm 2022, 100% đội viên của các đội dân phòng trên địa bàn toàn tỉnh được huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Định kỳ hai năm một lần, lực lượng dân phòng được huấn luyện lại nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.

Lực lượng dân phòng làm tốt các nhiệm vụ sau: Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

c) Về trang bị phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động:

100% các đội dân phòng được trang bị phương tiện tối thiểu phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các phương tiện cần thiết khác phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương;

Đội viên đội dân phòng được điều động trực tiếp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoặc tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Kiện toàn, củng cố lực lượng dân phòng:

- Thành lập mới 350 đội dân phòng tại 350 xóm, tổ dân phố và kiện toàn 2.683 đội dân phòng đã được thành lập theo quy định, mỗi đội dân phòng có 10 đến 15 người, được bố trí 01 đội trưởng và 01 đội phó, cụ thể như sau:

+ Các xóm, tổ dân phố loại 1: Từ 10 đến 15 người;

+ Các xóm, tổ dân phố loại 2: Từ 10 đến 12 người;

+ Các xóm, tổ dân phố loại 3: 10 người.

- Củng cố, kiện toàn các đội dân phòng đảm bảo chất lượng:

+ Lựa chọn đội viên đội dân phòng đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn: Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe, lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm, tình nguyện tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy, thường xuyên có mặt tại nơi cư trú; ưu tiên lựa chọn bố trí người thuộc lực lượng Công an xã, Ban bảo vệ dân phố, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể, quân nhân xuất ngũ, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ và những người có kiến thức, kinh nghiệm làm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

+ Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

- Thực hiện quy trình thành lập, kiện toàn các đội dân phòng đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, đúng quy định:

+ Trưởng xóm, tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn và lập danh sách đội viên đội dân phòng và thống nhất với Trưởng Công an xã, phường, thị trấn đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định thành lập đội dân phòng và bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng;

+ Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập, kiện toàn đội dân phòng theo đề nghị của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn;

+ Khi có sự thay đổi về nhân sự của đội dân phòng thì đội trưởng đội dân phòng đề nghị Trưởng Công an xã, phường, thị trấn báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định người thay thế, đảm bảo số lượng, chất lượng;

+ Các quyết định thành lập, kiện toàn đội dân phòng phải được gửi tới Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn theo quy định.

- Thực hiện, duy trì chế độ hoạt động của đội dân phòng đảm bảo thống nhất, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ huy và thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:

+ Đội dân phòng chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền xã, phường, thị trấn và chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên giữ mối quan hệ công tác chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, Công an xã, phường, thị trấn, dân quân tự vệ và lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để tuyên truyền, vận động nhân dân và thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở địa phương;

+ Đội trưởng đội dân phòng chịu trách nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động của đội dân phòng do mình phụ trách;

+ Định kỳ hàng quý, đội dân phòng tổ chức giao ban để kiểm điểm công tác và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác trong thời gian tới.

b) Định mức trang bị cho lực lượng dân phòng: Thực hiện theo Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho lực lượng dân phòng quy định tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng dân phòng.

c) Trang bị lần đầu cho lực lượng dân phòng

Trang bị lần đầu các phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các đội dân phòng với số lượng hợp lý, theo lộ trình phù hợp, ưu tiên trang bị trước cho các đội dân phòng ở các xóm, tổ dân phố có nguy cơ cháy, nổ cao. Cụ thể:

- Năm 2018:

+ Trang bị cho 100% đội dân phòng ở xóm, tổ dân phố loại 1 thuộc các phường, thị trấn theo mức 1.

+ Trang bị cho 20% đội dân phòng ở xóm, tổ dân phố còn lại theo mức 2.

- Năm 2019: Trang bị cho 50% đội dân phòng ở xóm, tổ dân phố còn lại theo mức 2.

- Năm 2020: Trang bị cho 30% đội dân phòng ở xóm, tổ dân phố còn lại theo mức 2.

(Chi tiết có Phụ lục số 01 kèm theo)

- Từ năm 2021 xem xét trang bị đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điểm b, Khoản 3 Điều này.

d) Nguồn kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng dân phòng

- Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng được bố trí trong ngân sách quốc phòng và an ninh hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

- Kinh phí trang bị lần đầu: Ngân sách tỉnh hỗ trợ;

- Kinh phí bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện chữa cháy đã được trang bị, đảm bảo duy trì hoạt động phòng cháy, chữa cháy thường xuyên của các đội dân phòng;

+ Các đội dân phòng có trách nhiệm quản lý, bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện chữa cháy đã được trang bị, báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn khi phương tiện cũ, hỏng cần sửa chữa, thay thế.

đ) Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng

- Huấn luyện lần đầu:

+ Giai đoạn 1 (2018 - 2020): Tổ chức huấn luyện lần đầu cho 60% lực lượng dân phòng. Trong đó, ưu tiên huấn luyện đội trưởng, đội phó và đội viên đội dân phòng ở địa bàn xóm, tổ dân phố có nguy cơ cháy nổ cao (hoàn thành trong năm 2018).

+ Giai đoạn 2 (2020 - 2022): Tổ chức huấn luyện lần đầu cho 40% đội viên đội dân phòng còn lại.

- Huấn luyện lại:

Định kỳ 2 năm 1 lần, tổ chức huấn luyện lại nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng.

- Kinh phí đảm bảo cho huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn lần đầu (Có Phụ lục số 02 kèm theo).

e) Nguồn kinh phí thực hiện Đề án:

+ Ngân sách tỉnh;

+ Ngân sách huyện, thành phố, thị xã và ngân sách xã, phường, thị trấn;

+ Kinh phí xã hội hóa do cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ.

Điều 2. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết; hằng năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp cuối năm.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, Kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất thông qua ngày 27 tháng 10 năm 2017 và có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2017./.

 

 

CHỦ TỊCH




Bùi Xuân Hòa

 

PHỤ LỤC 1

DỰ TOÁN KINH PHÍ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG

I. Đội dân phòng trang bị theo mức 1: 164 đội

STT

Danh mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá
(đồng)

VAT (10%)

Thành tiền
(đồng)

1

Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg ABC

Bình

5

287.500

143.750

1.581.250

2

Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg

Bình

5

600.000

300.000

3.300.000

3

Đèn pin chuyên dụng ánh sáng vàng sử dụng trong môi trường khói

Chiếc

1

737.500

73.750

811.250

4

Khẩu trang lọc độc

Chiếc

10

67.500

67.500

742.500

5

Khóa mở trụ nước chữa cháy

chiếc

1

450.000

45.000

495.000

6

Câu liêm, bồ cào

Chiếc

2

112.500

22.500

247.500

7

Thang chữa cháy chiều cao 4.4m thu gọn 0.85m

Chiếc

1

7.425.000

742.500

8.167.500

8

Dây cứu người 1 cuộn = 50m

 

1

1.250.000

125.000

1.375.000

Tổng

 

 

 

 

16.720.000

II. Đội dân phòng trang bị theo mức 2: 2.869 đội

STT

Danh mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá
(đồng)

VAT (10%)

Thành tiền
(đồng)

1

Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg ABC

Bình

5

287.500

143.750

1.581.250

2

Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg

Bình

2

600.000

120.000

1.320.000

3

Đèn pin chuyên dụng ánh sáng vàng sử dụng trong môi trường khói

Chiếc

1

737.500

73.750

811.250

4

Khẩu trang lọc độc

Chiếc

10

67.500

67.500

742.500

5

Câu liêm, bồ cào

Chiếc

1

112.500

11.250

123.750

Tổng

 

4.578.750

Kinh phí

Nội dung

Số lượng

Thành tiền (đồng)

Năm 2018: trang bị cho 100% đội theo mức 1, 20% đội theo mức 2

738

5.370.282.500

Năm 2019 trang bị 50% mức 2

1.435

6.570.506.250

Năm 2020, trang bị 30% mức 2

860

3.937.725.000

Tổng kinh phí chi trang bị phương tiện theo Đề án là:

3.033

15.878.513.750

(Mười lăm tỷ tám trăm bảy mươi tám triệu năm trăm mười ba nghìn bảy trăm năm mươi đồng)

 

PHỤ LỤC 2

BIỂU DỰ TOÁN KINH PHÍ HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY LẦN ĐẦU CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG

Stt

Nội dung chi

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tổng cộng

 

Số học viên (Người)

ĐT, ĐP

Đội viên

Đội viên

Đội viên

Đội viên

Đội viên

6.066

1.321

7.387

7.387

7.387

7.387

36.933

 

Số lớp (dự kiến)

61

13

74

74

74

74

370

1

Bồi dưỡng Học viên (1,5 x 1.300.000/22 x 2 ngày = 177.300đ/người)

1.075.501.800

234.142.380

1.309.644.180

1.309.644.180

1.309.644.180

1.309.644.180

6.548.220.900

2

Nước uống (10.000đ/ người/ngày x 2 ngày)= 20.000đ

121.320.000

26.412.000

147.732.000

147.732.000

147.732.000

147.732.000

738.660.000

3

Tài liệu h.luyện: 1 người 1 bộ x 30.000đ/ bộ

181.980.000

39.618.000

221.598.000

221.598.000

221.598.000

221.598.000

1.107.990.000

4

Chi chấm bài thu hoạch: 7.000đ/bài

42.462.000

9.244.200

51.706.200

51.706.200

51.706.200

51.706.200

258.531.000

5

Văn phòng phẩm cho học viên 10.000đ/người

60.660.000

13.206.000

73.866.000

73.866.000

73.866.000

73.866.000

369.330.000

6

Phôi cấp chứng chỉ: 15.000đ/người

90.990.000

19.809.000

110.799.000

110.799.000

110.799.000

110.799.000

553.995.000

7

Bồi dưỡng Giáo viên500.000/người/ngày x 2 người x 2 ngày x số lớp (100 người/1 lớp) = 2.000.000đ

122.000.000

26.000.000

148.000.000

148.000.000

148.000.000

148.000.000

740.000.000

8

Bình bột chữa cháy loại MFZ4 (30b/lớp x 275.000đ/bình) = 8.250.000đ

503.250.000

107.250.000

610.500.000

610.500.000

610.500.000

610.500.000

3.052.500.000

9

Xăng thực hành: 20 lít/lớp x 18,000đ/lít = 360.000đ

21.960.000

4.680.000

26.640.000

26.640.000

26.640.000

26.640.000

133.200.000

10

Chăn chiến thực hành: 2 cái/lớp x 100.000đ/cái = 200.000

12.200.000

2.600.000

14.800.000

14.800.000

14.800.000

14.800.000

74.000.000

11

Thùng phuy: 1 thùng/2,5 lớp (1 lớp 2 thùng, mỗi thùng sử dụng được 5 lớp sẽ hỏng)250.000 đ/thùng/2,5=100,000đ /1 lớp

6.100.000

1.300.000

7.400.000

7.400.000

7.400.000

7.400.000

37.000.000

12

Khay tôn bình quân 5 lớp 1 khay x500.000đ/khay= =100.000đ/ 1 lớp

6.100.000

1.300.000

7.400.000

7.400.000

7.400.000

7.400.000

37.000.000

13

Chi bồi dưỡng cho Ban quản lý lớp học 100.000đ/người/ngà y x 5 người x2 ngày = 1.000.000/lớp

61.000.000

13.000.000

74.000.000

74.000.000

74.000.000

74.000.000

370.000.000

14

Trang trí khánh tiết 800.000đ/ lớp

48.800.000

10.400.000

59.200.000

59.200.000

59.200.000

59.200.000

296.000.000

 

Tổng cộng

2.354.323.800

508.961.580

2.863.285.380

2.863.285.380

2.863.285.380

2.863.285.380

14.316.426.900

Ghi chú:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi các khoản từ mục 3 đến mục 12;

- Ngân sách huyện chi các mục 1,2,13,14 đối với đội trưởng, đội phó đội dân phòng;

- Ngân sách xã chi các mục 1,2,13,14 đối với đội viên đội dân phòng,

Cụ thể

Phân nguồn ngân sách

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Tổng cộng

Ngân sách tỉnh hỗ trợ:

1.047.702.000

225.007.200

1.272.709.200

1.272.709.200

1.272.709.200

1.272.709.200

6.363.546.000

Ngân sách huyện:

1 308 820 200

 

 

 

 

 

1.308.820.200

Ngân sách xã

 

283.954.380

1.590.576.180

1.590.576.180

1.590.576.180

1.590.576.180

6.646.259.100

Chú thích:

Phân loại tổ dân phố

Số lượng

Số người /đội dân phòng

Tổng số

Đội viên

Đội trưởng, đội phó

Loại 1

757

15

11.355

9.841

1.514

Loại 2

1.409

12

16.908

14.090

2.818

Loại 3

867

10

8.670

6.936

1.734

Tổng số

3.033

 

36.933

30.867

6.066

 

Mỗi lớp dự kiến 100 người, khái toán kinh phí là:

38.693.046

Giai đoạn 2018-2020:

8.589.856.140

Giai đoạn 2021-2022:

5.726.570.760

Tổng kinh phí huấn luyện nghiệp vụ theo Đề án là:

14.316.426.900

(Mười bốn tỷ ba trăm mười sáu triệu bốn trăm hai mươi sáu nghìn chín trăm đồng)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 10/2017/NQ-HĐND về thông qua Đề án Xây dựng lực lượng dân phòng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2022

  • Số hiệu: 10/2017/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 27/10/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
  • Người ký: Bùi Xuân Hòa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản