Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2020/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 11 tháng 12 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 118/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
(Có Quy định chi tiết gửi kèm theo)
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIII, Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH THÁI NGUYÊN
(Kèm theo Nghị quyết số: 07/2020/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Quy định này quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thái Nguyên.
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị được đầu tư và hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025.
1. Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thái Nguyên phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các sở, ban, ngành và địa phương.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước phải phục vụ cho thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của địa phương, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế và xã hội.
4. Các chương trình, dự án đầu tư công phải thuộc các ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 3 Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
5. Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác, của từng ngành, lĩnh vực và địa phương; bảo đảm các cân đối vĩ mô, an toàn nợ công.
6. Bố trí vốn đầu tư tập trung, không phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.
7. Tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng, dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của tỉnh; đảm bảo tỷ lệ cân đối vốn ngân sách nhà nước bao gồm vốn đầu tư và vốn chi thường xuyên chi cho giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường theo Nghị quyết của Quốc hội.
8. Bố trí vốn hợp lý cho các ngành, lĩnh vực do sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh quản lý và các địa phương cấp huyện, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đồng thời góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, địa phương trong tỉnh.
9. Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
10. Chủ động bố trí các khoản tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên và nguồn vốn bội chi ngân sách để bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, ưu tiên bố trí thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước, phần còn lại bố trí cho các dự án dở dang và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành kế hoạch đầu tư trung hạn.
1. Phân bổ đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công (nếu có).
2. Phân bổ đủ vốn để hoàn trả vốn ứng trước kế hoạch nhưng chưa có nguồn để hoàn trả trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước (nếu còn).
3. Phân bổ vốn cho dự án đã hoàn thành, quyết toán và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (bao gồm cả vốn đối ứng); vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch.
4. Phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017.
5. Phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án.
6. Phân bổ vốn cho dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tư công, ưu tiên bố trí vốn thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX và các Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố, thị xã.
Điều 5. Cơ cấu và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025
1. Dành tối đa 30% ngân sách cấp tỉnh để bổ sung có mục tiêu cho các địa phương cấp huyện (sau đây gọi tắt là huyện). Các huyện chịu trách nhiệm bố trí vốn cụ thể cho các chương trình, dự án đúng quy định pháp luật và theo các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên của Quy định này.
2. Mức vốn còn lại được phân bổ như sau:
- Phân bổ vốn cho các nhiệm vụ, chương trình dự án cụ thể bao gồm: Chương trình đầu tư công của tỉnh, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, dự án kết nối, có tác động liên vùng, dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của tỉnh, nhiệm vụ quy hoạch tỉnh, các chính sách khác sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
- Bố trí vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
- Phần còn lại phân bổ cho các dự án theo ngành, lĩnh vực cho các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh quản lý không thuộc các chương trình đầu tư công của tỉnh. Việc bố trí vốn cụ thể cho các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực theo các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên của Quy định này.
1. Phải bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và thực hiện theo các nội dung quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Quy định này.
2. Phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác. Ưu tiên đầu tư theo chương trình đầu tư công để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tránh đầu tư manh mún, dàn trải.
3. Chương trình, dự án đầu tư được bố trí vốn phải đảm bảo được xây dựng dựa trên phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội, có kết quả và đầu ra rõ ràng, khoa học.
1. Bảo đảm đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.
2. Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo chủ trương đầu tư của chương trình do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
1. Nguyên tắc phân bổ vốn
a) Phải bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và thực hiện theo các nội dung quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quy định này.
b) Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc tạo động lực phát triển kinh tế các địa phương có số thu ngân sách lớn với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng an toàn khu và các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, các huyện trong tỉnh.
c) Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển.
d) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư công.
đ) Ưu tiên bố trí vốn ngân sách tỉnh phân cấp cho cấp huyện để đối ứng thực hiện 02 Chương trình mục tiêu quốc gia còn lại trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã; thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
e) Phân bổ kế hoạch vốn ngân sách tỉnh phân cấp cho cấp huyện hàng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo kế hoạch năm sau không thấp hơn kế hoạch năm trước.
2. Tiêu chí phân bổ vốn ngân sách tỉnh phân cấp cho cấp huyện gồm 05 nhóm sau:
a) Tiêu chí dân số: Dân số trung bình và số người dân tộc thiểu số.
b) Tiêu chí diện tích: Diện tích đất tự nhiên của huyện.
c) Tiêu chí về đơn vị hành chính xã: Bao gồm tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã; số xã miền núi, xã vùng cao; số xã ATK thuộc vùng căn cứ kháng chiến (ATK lịch sử) theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; số xã chưa đạt tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
d) Tiêu chí về trình độ phát triển: Tỷ lệ hộ nghèo và số thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm thu sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết).
đ) Các tiêu chí bổ sung, bao gồm:
- Tiêu chí huyện có diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính cấp xã tại thời điểm đầu giai đoạn này (01/01/2021) giảm so với thời điểm đầu kỳ giai đoạn trước (01/01/2016) do điều chỉnh địa giới hành chính.
- Tiêu chí địa phương thực hiện nâng cấp đô thị trở thành đô thị loại II, loại III theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
3. Cách tính điểm mỗi tiêu chí
a) Tiêu chí dân số (H): Bao gồm tiêu chí dân số trung bình và số người dân tộc thiểu số của huyện, cách tính điểm cụ thể như sau:
- Tiêu chí dân số trung bình (H1): Đạt 60.000 người được tính 6 điểm, từ 60.000 người trở lên, cứ mỗi 10.000 người được tính thêm 0,5 điểm.
Dân số trung bình của huyện được xác định dựa trên số liệu Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 do Cục Thống kê tỉnh ban hành.
- Tiêu chí số người dân tộc thiểu số (H2):
Số người dân tộc thiểu số của huyện | Điểm số (H2) |
Dưới 10.000 người | 1 |
Từ 10.000 người đến dưới 20.000 người | 2 |
Từ 20.000 người đến dưới 40.000 người | 3 |
Từ 40.000 người đến dưới 60.000 người | 4 |
Từ 60.000 người trở lên | 5 |
Số người dân tộc thiểu số của huyện được xác định dựa trên số liệu Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 do Cục Thống kê tỉnh ban hành.
- Số điểm của tiêu chí dân số (H) là tổng số điểm của tiêu chí dân số trung bình huyện đó (H1) và tiêu chí số người dân tộc thiểu số huyện đó (H2):
H = H1 H2
b) Tiêu chí diện tích (I): Diện tích đất tự nhiên của huyện.
Diện tích đất tự nhiên | Điểm (I) |
Đến 100 km2 | 5 |
Trên 100 km2 đến 300 km2 | 6 |
Trên 300 km2 đến 500 km2 | 7 |
Trên 500 km2 đến 700 km2 | 8 |
Trên 700 km2 | 9 |
Diện tích đất tự nhiên của huyện được xác định dựa trên số liệu Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 do Cục Thống kê tỉnh ban hành.
c) Tiêu chí về đơn vị hành chính xã (K): Bao gồm tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã; tiêu chí số xã miền núi; tiêu chí số xã vùng cao; tiêu chí số xã ATK thuộc vùng căn cứ kháng chiến (ATK lịch sử):
- Tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã (K1): Đạt 10 đơn vị được tính 5 điểm, từ 10 đơn vị trở lên, cứ mỗi đơn vị được tính thêm 0,1 điểm.
- Tiêu chí số xã miền núi (K2): Cứ mỗi xã miền núi được tính 0,1 điểm.
- Tiêu chí số xã vùng cao (K3): Cứ mỗi xã vùng cao được tính 0,2 điểm.
Tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã, số xã miền núi, số xã vùng cao được xác định dựa trên số liệu Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 do Cục Thống kê tỉnh ban hành.
- Tiêu chí số xã ATK thuộc vùng căn cứ kháng chiến (ATK lịch sử - K4):
Cứ mỗi xã ATK thuộc vùng căn cứ kháng chiến (ATK lịch sử) theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 70/TTg ngày 27 tháng 01 năm 1995, Quyết định số 213/2003/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2003 và Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011) được tính 0,1 điểm.
Cứ mỗi xã ATK thuộc vùng căn cứ kháng chiến (ATK lịch sử) theo Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ được tính 01 điểm.
Tiêu chí số xã ATK lịch sử được xác định căn cứ vào các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 1995 về việc phê duyệt dự án tổng thể “Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng, phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái đến năm 2000”; Quyết định số 213/2003/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2003 về việc công nhận các xã vùng An toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 về việc công nhận các xã An toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên và phê duyệt đề án định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2019 về việc công nhận xã an toàn khu, vùng an toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên.
- Số điểm của tiêu chí về đơn vị hành chính xã (K) là tổng cộng số điểm của tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã (K1), số xã miền núi (K2), số xã vùng cao (K3), số xã ATK thuộc vùng căn cứ kháng chiến (ATK lịch sử - K4) theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
K = K1 K2 K3 K4
d) Tiêu chí về trình độ phát triển (L): Bao gồm tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo và tiêu chí số thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm thu sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết):
- Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo (L1):
Tỷ lệ hộ nghèo của huyện | Điểm số (L1) |
Nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh | 1 |
Lớn hơn tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ gấp trên 1 lần đến gấp dưới 2 lần | 1,5 |
Lớn hơn tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ gấp 2 lần đến gấp dưới 3 lần | 2 |
Lớn hơn tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ gấp 3 lần trở lên | 3 |
Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh và của huyện được xác định dựa trên số liệu Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 do Cục Thống kê tỉnh ban hành.
- Tiêu chí số thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm thu sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết) (L2):
Số thu ngân sách của huyện | Điểm số (L2) |
Nhỏ hơn 50 tỷ đồng | 1 |
Từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 1,5 |
Từ 100 tỷ đồng trở lên, cứ mỗi 50 tỷ đồng tăng thêm được tính | 0,1 |
Số thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm thu sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết) của huyện, thành phố, thị xã được xác định dựa trên số liệu quyết toán ngân sách năm 2019 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiêu chí về trình độ phát triển (L) là tổng cộng số điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo (L1) và tiêu chí số thu ngân sách trên địa bàn (L2):
L = L1 L2
đ) Tiêu chí bổ sung (M):
- Tiêu chí huyện có diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính cấp xã tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2021 giảm so với thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2016 do điều chỉnh địa giới hành chính giữa các huyện, thành phố, thị xã (M1). Số điểm cụ thể là:
Huyện Đồng Hỷ: 3 điểm.
Huyện Phú Bình: 1 điểm.
Huyện Phú Lương: 1 điểm.
Các huyện, thành phố, thị xã còn lại: 0 điểm.
- Tiêu chí địa phương thực hiện nâng cấp đô thị trở thành đô thị loại II, loại III theo các Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2016 và Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên (M2):
Thị xã Phổ Yên: 3 điểm.
Thành phố Sông Công: 3 điểm.
- Điểm số tiêu chí bổ sung (M) là tổng số điểm của tiêu chí M1 và tiêu chí M2:
M = M1 M2
4. Tổng số điểm của mỗi huyện và mức vốn đầu tư phân bổ cho từng huyện giai đoạn 2021 - 2025:
a) Tổng số điểm của huyện (A) là tổng của điểm số các tiêu chí theo khoản 3 Điều 7 Quy định này, cụ thể như sau:
A = H I K L M
b) Mức vốn đầu tư phân bổ cho từng huyện giai đoạn 2021 - 2025 (N):
Gọi B là tổng số điểm của các huyện (tổng của các hệ số A), C là tổng số vốn ngân sách tỉnh phân cấp cho cấp huyện; mức vốn đầu tư phân bổ cho từng huyện giai đoạn 2021 - 2025 (N) được tính như sau:
N = | A x | C |
|
B |
|
Trên đây là quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thái Nguyên.
- 1Quyết định 81/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương tỉnh Bình Định năm 2021
- 2Nghị quyết 52/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3Nghị quyết 19/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 213/2003/QĐ-TTg về việc công nhận các xã vùng an toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1379/QĐ-TTg năm 2011 công nhận xã an toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên và phê duyệt Đề án định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Quy hoạch 2017
- 6Luật Đầu tư công 2019
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Quyết định 790/QĐ-TTg năm 2019 về công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 10Quyết định 26/2020/QĐ-TTg về hướng dẫn Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 81/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương tỉnh Bình Định năm 2021
- 12Nghị quyết 52/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 13Nghị quyết 19/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025
Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 07/2020/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Phạm Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra