Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1379/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2011 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên,
QUYẾT ĐỊNH:
- Các xã: Phú Thịnh, Quân Chu, Phục Linh, Tân Linh, Hà Thượng, Tiên Hội, Phú Lạc, Hùng Sơn, Na Mao, Cát Nê, Ký Phú, Lục Ba và các thị trấn: Đại Từ, Quân Chu thuộc huyện Đại Từ;
- Các xã: Phủ Lý, Ôn Lương, Yên Trạch thuộc huyện Phú Lương;
- Xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ;
- Thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai.
1. Phạm vi đề án gồm 19 xã ATK nêu tại Điều 1.
2. Mục tiêu
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về: đất, rừng, cảnh quan du lịch, di tích lịch sử cách mạng để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng, văn hóa. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng nông thôn mới, phù hợp với quy hoạch chung của Tỉnh. Giải quyết việc làm, thực hiện giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong vùng căn cứ cách mạng.
Phấn đấu đến năm 2015:
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,4 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 20%; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 50%;
- Đường giao thông từ huyện đến trung tâm các xã được cứng hóa đạt 100%; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 70% số trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã, thôn bản có nhà văn hóa; 100% cán bộ xã, thôn, bản được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật và kỹ năng điều hành.
3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
a) Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:
- Tiếp tục thực hiện kiên cố hóa kênh mương, xây dựng các hồ chứa nước vừa và nhỏ cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
- Nâng cấp các tuyến đường giao thông từ huyện xuống xã, các tuyến đường liên xã và đường giao thông đến các thôn, bản;
- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch, cấp điện, viễn thông, nâng cao hiệu quả hoạt động các điểm bưu điện văn hóa xã, tăng số lượng máy điện thoại và bảo đảm nước sinh hoạt cho nhân dân.
b) Phát triển nông, lâm nghiệp và quy hoạch, bố trí dân cư:
- Sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông, lâm nghiệp bảo đảm an ninh lương thực; phát huy thế mạnh về đất vườn đồi để phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây đặc sản hình thành các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc với quy mô phù hợp;
- Bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng hiện có, phát triển rừng trồng mới nhằm nâng cao chất lượng và độ che phủ rừng;
- Quy hoạch các cụm dân cư, trung tâm cụm xã; di chuyển, sắp xếp ổn định các hộ dân tại nơi rừng phòng hộ xung yếu, khu di tích, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét cao; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đời sống và sản xuất tạo điều kiện cho đồng bào sớm ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất và từng bước khá giả;
- Phát triển hệ thống chợ nông thôn, các điểm dịch vụ thương mại; phát triển hoàn thiện hệ thống tín dụng cho người nghèo.
c) Phát triển du lịch:
Huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử để phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch lịch sử.
d) Phát triển hệ thống giáo dục đào tạo:
- Đầu tư hệ thống trường, lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc; có chính sách ưu tiên đối với học sinh vùng ATK được đi học đại học, cao đẳng theo chế độ cử tuyển;
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề theo quy hoạch; ưu tiên cho các nhóm đối tượng khó khăn, được tham gia học nghề; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở; thực hiện luân chuyển có thời hạn cán bộ các phòng, ban huyện về xã công tác.
đ) Phát triển mạng lưới y tế: Nâng cấp sửa chữa các trạm y tế xã bố trí đủ cán bộ y tế (bác sỹ, y sỹ, y tá và hộ lý) và tăng cường trang thiết bị cho các trạm y tế xã để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.
e) Xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, giữ gìn và phát huy văn hóa các dân tộc, bài trừ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan; đẩy mạnh việc đưa văn hóa, thông tin về cơ sở và vùng đồng bào dân tộc;
- Đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả, chất lượng truyền thanh truyền hình gắn với đầu tư cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa xã; phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, xây dựng các cụm văn hóa thể thao; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
g) Về an sinh xã hội, giảm nghèo:
- Thực hiện đồng bộ, toàn diện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến công, khuyến nông - lâm - ngư, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các đề án, giải pháp, mô hình giảm nghèo, tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và khá giả;
- Thực hiện tốt chính sách xã hội và các hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ những đối tượng nghèo khó trong xã hội, tạo điều kiện cho họ tự lực vươn lên, hòa nhập cộng đồng; vận động toàn dân tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với nước; chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách, chăm lo tôn tạo các nghĩa trang, công trình tưởng niệm nhằm ghi công, giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng vùng ATK.
4. Tổng nguồn vốn đầu tư: 858.440 triệu đồng
Trong đó:
- Ngân sách địa phương cân đối: 86.200 triệu đồng
- Ngân sách trung ương hỗ trợ: 284.700 triệu đồng
- Vốn lồng ghép các chương trình MTQG và trái phiếu Chính phủ: 304.500 triệu đồng
- Vốn đầu tư qua Bộ, ngành trung ương (lồng ghép): 56.040 triệu đồng
- Vốn vay: 59.600 triệu đồng
- Vốn huy động khác: 67.400 triệu đồng
5. Thời gian thực hiện: 5 năm (2011-2015)
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ:
a) Tổ chức công bố Quyết định; tuyên truyền, giáo dục và phát huy truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc vùng ATK để tổ chức triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo nội dung Đề án;
b) Nghiên cứu tổ chức hình thức phù hợp; phân công trách nhiệm của các Sở, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện Đề án;
c) Chỉ đạo chủ đầu tư lập, thẩm định, trình duyệt các dự án thành phần theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Chủ động lồng ghép các nguồn vốn, sắp xếp thứ tự ưu tiên các công trình, hạng mục công trình hợp lý để phát huy hiệu quả các dự án;
đ) Theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình và quản lý đúng theo quy định, chống thất thoát, lãng phí;
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan cân đối nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu trong ngân sách hàng năm cho tỉnh Thái Nguyên thực hiện Đề án đúng tiến độ, thời gian quy định.
3. Các Bộ, ngành Trung ương chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành quản lý, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan đến đầu tư tại vùng ATK.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
Quyết định 1379/QĐ-TTg năm 2011 công nhận xã an toàn khu thuộc tỉnh Thái Nguyên và phê duyệt Đề án định hướng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1379/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/08/2011
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 463 đến số 464
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra