HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/NQ-HĐND | Kon Tum, ngày 19 tháng 07 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ GIÁM SÁT CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2018; Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thành lập Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 22/BC-ĐGS ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh vế kết quả giám sát tình hình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Về tình hình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tán thành với nội dung Báo cáo số 22/BC-ĐGS ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về “tình hình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh”.
Trong thời gian qua các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện kịp thời Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Luật tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản pháp luật có liên quan, đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số hạn chế nhất định: Công tác tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân một số huyện, xã trong một số trường hợp chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật; hoạt động phối hợp tiếp công dân định kỳ giữa các cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ; việc thực hiện quy trình về tiếp nhận, phân loại, xử lý, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc, có nơi còn chậm trễ, chưa tuân thủ đúng trình tự, thủ tục. Việc kiểm tra thực hiện các kết luận sau thanh tra, theo dõi giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh thiếu sâu sát; chất lượng, hiệu quả hòa giải một số vụ việc của Tổ hòa giải ở cơ sở còn thấp; chế độ bồi dưỡng cho người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, cũng như người làm công tác hòa giải ở cơ sở ở một số nơi chưa được thực hiện hoặc có nhưng không đầy đủ; chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao, tình trạng đơn khiếu nại, tố cáo vượt cấp còn nhiều.
Các hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu: Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực được giao, nhất là đối với lĩnh vực đất đai; chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo tổ chức tốt việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm, củng cố đúng mức. Trách nhiệm chính thuộc về Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhất là ở cấp huyện, cấp xã còn để xảy ra thiếu sót, hạn chế trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và một phần trách nhiệm thuộc về người dân.
Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp
Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu trong báo cáo, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
- Tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các chủ trương, chính sách mới được ban hành, mới được sửa đổi, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và Nhân dân, bảo đảm chấp hành đúng quy định pháp luật, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo phát sinh.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là và đất đai, đầu tư, xây dựng, quản lý về sử dụng ngân sách, thực hiện chế độ chính sách người có công và chế độ bảo trợ xã hội; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; kịp thời công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, văn bản pháp luật nhất là trong lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng...
- Thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ, đột xuất tại Trụ sở Tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân nhất là cấp huyện, cấp xã để tiếp nhận và kịp thời hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định.
- Tăng cường công tác phối hợp, cung cấp thông tin trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm phục vụ thiết thực, hiệu quả cho công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các ngành. Thực hiện nghiêm túc trình tự giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền như: Quyết định thụ lý giải quyết và thông báo kết quả xử lý đơn, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan chuyển đơn. Thực hiện việc mở sổ sách theo dõi, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết đơn thư của công dân, trong đó cần chú trọng công tác kiểm tra, xác minh thực tế trong quy trình xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác đối thoại trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quan tâm chỉ đạo, có giải pháp giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, nhằm giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo phát sinh ngay từ cơ sở.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc và kịp thời các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Đối với một số vụ việc đã có kết luận, quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa đạt được sự đồng thuận trong Nhân dân cần tăng cường vận động, tuyên truyền, thuyết phục người dân trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đồng thời chủ động rà soát, xem xét vấn đề một cách nghiêm túc, thận trọng, bảo đảm giải quyết thấu tình, đạt lý và không để khiếu nại, tố cáo kéo dài, tạo điểm nóng.
- Rà soát, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các ngành. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình hiện nay.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện chế độ bồi dưỡng; chế độ trang phục cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về chế độ đối với người làm công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các cấp, các ngành. Chỉ đạo thanh tra làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với những tập thể và cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, không thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên, thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây mất trật tự công cộng hoặc cố tình làm mất uy tín của người giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Có giải pháp để thực hiện liên thông kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Đối với Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã:
- Thực hiện nghiêm túc việc phân công Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tiếp công dân ít nhất 01 ngày/01 quý theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
- Cử đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân tham gia tiếp công dân định kỳ cùng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Đồng thời, bố trí lịch để đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình tiếp công dân tại nơi ứng cử nhằm nắm bắt kịp thời tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh của công dân để chuyển đến các cơ quan, đơn vị cơ quan, đơn vị xử lý, giải quyết kịp thời, qua đó tăng cường hoạt động giám sát đối với hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị ở địa phương.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể tăng cường và phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XI Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2018./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2018 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND quy định về mức chi trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân theo quy định tại Quyết định 81/2014/QĐ-TTg do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2018 về kết quả giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 65/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 50/2014/QĐ-UBND quy định về quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Long An và Quyết định 51/2014/QĐ-UBND quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Long An
- 1Luật khiếu nại 2011
- 2Luật tiếp công dân 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 5Luật Tố cáo 2018
- 6Nghị quyết 04/NQ-HĐND năm 2017 về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum năm 2018
- 7Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 8Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2018 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 9Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND quy định về mức chi trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân theo quy định tại Quyết định 81/2014/QĐ-TTg do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2018 về kết quả giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 11Quyết định 65/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 50/2014/QĐ-UBND quy định về quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Long An và Quyết định 51/2014/QĐ-UBND quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Long An
Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2018 về giám sát tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo do tỉnh Kon Tum ban hành
- Số hiệu: 06/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 19/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết