Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2021/NQ-HĐND | Quảng Bình, ngày 13 tháng 8 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Quyết định số 901/QĐ-BTC ngày 13 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Thông tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Xét Tờ trình số 1434/TTr-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 đề nghị ban hành Nghị quyết quy định một số nội dung chi, mức chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và Công văn số 1525/UBND-TH ngày 11 tháng 8 năm 2021 về việc điều chỉnh nội dung dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số nội dung chi, mức chi phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định một số nội dung chi, mức chi phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (sau đây gọi là TTATGT) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông.
2. Đối tượng áp dụng
a) Ủy ban nhân dân các cấp.
b) Ban An toàn giao thông tỉnh (sau đây gọi là Ban ATGT tỉnh).
c) Công an tỉnh.
d) Sở Giao thông vận tải.
đ) Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là Ban ATGT cấp huyện).
e) Các lực lượng trực tiếp tham gia đảm bảo TTATGT trực thuộc Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện).
g) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm TTATGT.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí
1. Ngân sách cấp tỉnh cấp kinh phí bảo đảm TTATGT do các cơ quan cấp tỉnh thực hiện; ngân sách cấp huyện cấp kinh phí bảo đảm TTATGT do các cơ quan cấp huyện thực hiện.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí tại Quy định này thực hiện theo nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong dự toán ngân sách Nhà nước đã được giao, đảm bảo đúng chế độ chi tiêu hiện hành của Nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí hàng năm theo quy định hiện hành.
Điều 3. Nội dung chi bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh
a) Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết: Chi thăm hỏi, hỗ trợ trong các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng; chi thăm hỏi, hỗ trợ gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, gia đình nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán và Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông.
b) Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động bị thương; hỗ trợ gia đình cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT.
c) Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia thường xuyên công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (lực lượng Công an, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, công chức thanh tra giao thông Cục Quản lý đường bộ II và công chức thanh tra đường sắt làm công tác đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình).
d) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực Bảo đảm TTATGT của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban, thành viên Ban ATGT tỉnh, Ban ATGT cấp huyện; Văn phòng Ban ATGT cấp tỉnh và cán bộ chuyên trách công tác an toàn giao thông cấp huyện.
đ) Chi hỗ trợ thực hiện quá trình điều tra tai nạn giao thông, chi hỗ trợ phối hợp khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn, công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra.
e) Chi hỗ trợ cho lực lượng không hưởng lương từ ngân sách được huy động trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường tai nạn giao thông; tham gia điều tiết giao thông trong dịp lễ, tết; tham gia giải quyết ùn tắc giao thông khi có diễn biến phức tạp hoặc các trường hợp khác gây cản trở giao thông làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; tham gia giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa theo kế hoạch của UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh, UBND cấp huyện, Ban ATGT cấp huyện.
g) Chi bồi dưỡng các lực lượng tham gia diễu hành, tuyên truyền an toàn giao thông trong các dịp cao điểm, lễ ra quân an toàn giao thông hàng năm; hỗ trợ các lực lượng trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT trong dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán hàng năm.
Điều 4. Mức chi bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh:
1. Mức chi đối với các nội dung chi quy định tại
a) Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết: Chi thăm hỏi, hỗ trợ trong các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, mức chi 3.000.000 đồng/người bị tử vong; 2.000.000 đồng/người bị thương nặng.
Chi thăm hỏi, hỗ trợ nhân dịp tết Nguyên đán, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông”; mức chi 2.000.000 đồng/người đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.
b) Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động bị thương; gia đình cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT:
Cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động bị thương khi đang làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT mức chi tối đa 2.000.000 đồng/người.
Cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT mức chi tối đa 5.000.000 đồng/người.
c) Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia thường xuyên công tác bảo đảm TTATGT (lực lượng Công an, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, công chức thanh tra giao thông Cục Quản lý đường bộ II, công chức thanh tra đường sắt làm công tác đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình); mức chi tối đa 1.500.000 đồng/người/tháng.
d) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực Bảo đảm TTATGT của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban; thành viên Ban ATGT tỉnh, Ban ATGT cấp huyện; Văn phòng Ban ATGT cấp tỉnh và cán bộ chuyên trách công tác an toàn giao thông cấp huyện.
- Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban ATGT tỉnh, mức chi tối đa 1.000.000 đồng/
người/tháng; Thành viên Ban ATGT tỉnh, Văn phòng Ban ATGT tỉnh (bao gồm: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, biên chế hành chính, cán bộ kiêm nhiệm, cán bộ biệt phái) mức chi tối đa 700.000 đồng/người/tháng.
- Đối với Ban ATGT cấp huyện: Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban mức chi tối đa 700.000 đồng/người/tháng; Thành viên Ban ATGT cấp huyện, cán bộ chuyên trách công tác an toàn giao thông cấp huyện, mức chi tối đa 500.000 đồng/người/tháng.
đ) Chi hỗ trợ thực hiện quá trình điều tra tai nạn giao thông, chi hỗ trợ phối hợp khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn, công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra. Mức chi 100.000 đồng/người/ngày.
e) Chi hỗ trợ cho lực lượng không hưởng lương từ ngân sách được huy động trực tiếp tham gia điều tiết giao thông trong dịp lễ, Tết; tham gia giải quyết ùn tắc giao thông khi có diễn biến phức tạp hoặc các trường hợp khác gây cản trở giao thông làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; tham gia giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa theo kế hoạch của UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh, UBND cấp huyện, Ban ATGT cấp huyện. Mức chi 100.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên).
g) Chi bồi dưỡng các lực lượng tham gia diễu hành, tuyên truyền ATGT trong các dịp cao điểm, lễ ra quân ATGT hàng năm; hỗ trợ các lực lượng trực tiếp tham gia đảm bảo TTATGT trong dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán hàng năm và các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. Mức chi: 200.000 đồng/xe ô tô, 100.000 đồng/xe máy, 100.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên).
2. Mức chi đối với các nội dung đặc thù đảm bảo TTATGT của địa phương theo quy định của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Thông tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC.
a) Chi bảo dưỡng, sửa chữa công trình sở chỉ huy, đội, đồn, trạm kiểm soát giao thông, nơi tạm giữ phương tiện giao thông thanh toán theo quy định hiện hành và trong phạm vi dự toán được giao của đơn vị.
b) Chi hỗ trợ vận hành số điện thoại đường dây nóng về bảo đảm TTATGT:
Chi hỗ trợ ban đầu để mua sắm điện thoại phục vụ hoạt động vận hành số điện thoại đường dây nóng. Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/đường dây nóng. Chi hỗ trợ chi phí vận hành đường dây nóng 200.000 đồng/tháng/số điện thoại đường dây nóng.
c) Chi xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông thực hiện theo Thông tư số 26/2012/TT-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và thanh toán thực tế có hợp đồng, hóa đơn, chứng từ hợp pháp trong phạm vi dự toán được giao của đơn vị mình.
d) Chi hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phối hợp tăng cường đảm bảo TTATGT phát sinh đột xuất trong năm với các sở, ngành, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Mức chi 100.000 đồng/người/ngày.
3. Đối với các nội dung chi đã được cơ quan có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện và mức phân bổ kinh phí
1. Nguồn kinh phí
Ngân sách địa phương bố trí từ nguồn chi các hoạt động kinh tế theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATGT trên địa bàn tỉnh.
Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Mức phân bổ kinh phí
Mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATGT trên địa bàn:
Phân bổ 70% cho Công an tỉnh để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh.
Phân bổ 30% cho các lực lượng khác của tỉnh để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh. Trong đó phân bổ cho ngân sách tỉnh: 21%; ngân sách huyện 9%.
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Những nội dung khác liên quan đến quy định về nội dung, mức chi và định mức phân bổ kinh phí bảo đảm TTATGT mà không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Thông tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC và các văn bản pháp luật hiện hành.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 13 tháng 8 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 8 năm 2021.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 27/2018/NQ-HĐND quy định về mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố Hồ Chí Minh và quy định nội dung chi, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông sử dụng từ nguồn kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết 162/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung chi, mức chi phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Nghị quyết 119/2019/NQ-HĐND quy định về mức phân bổ kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông từ nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu và nội dung chi, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND về Quy định mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Thái Nguyên từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông và một số nội dung chi, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 5Thông tư 01/2018/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 901/QĐ-BTC năm 2018 về đính chính Thông tư 01/2018/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị quyết 27/2018/NQ-HĐND quy định về mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố Hồ Chí Minh và quy định nội dung chi, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông sử dụng từ nguồn kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Thông tư 28/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 01/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị quyết 162/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung chi, mức chi phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 11Nghị quyết 119/2019/NQ-HĐND quy định về mức phân bổ kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông từ nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu và nội dung chi, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Long An
- 13Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 14Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND về Quy định mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Thái Nguyên từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông và một số nội dung chi, mức chi đặc thù phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND quy định một số nội dung chi, mức chi phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 05/2021/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 13/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Hải Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra