Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2010/NQ-HĐND | Đông Hà, ngày 20 tháng 4 năm 2010 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2010- 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 782/TTr-UBND và Báo cáo số 28/BC-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh về Đề án phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thầm tra của Ban Kinh tế- Ngân sách và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực KH&CN của tỉnh để làm nền tảng vững chắc và động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, thúc đấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh; đồi mới tổ chức và hoạt động KH&CN phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; phấn đấu xây dựng KH&CN Quảng Trị đạt trình độ trung bình tiên tiến so với các địa phương khác trong cả nước vào năm 2020.
2. Các mục tiêu cụ thể
- Cung cấp cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên- tài nguyên thiên nhiên, môi trường, văn hóa, xã hội phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa của tỉnh;
- KH&CN hướng vào phục vụ các mục tiêu phát triển cơ bản đã được xác định tại Nghị quyết số 02/2009/NQ-HĐND ngày 24 tháng 04 năm 2009 của HĐND tỉnh về Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội Quảng Trị đến năm 2020.
+ Tạo ra sự chuyển biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành kinh tế. Nâng cao tỷ trọng đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tăng năng lực cạnh tranh. Phấn đấu nhân rộng 70- 80% các đề tài nghiên cứu ứng dụng thành công phục vụ sản xuất và đời sống;
+ Phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực có tiềm năng của tỉnh. Xây dựng các khu công nghệ, kỹ thuật cao theo mô hình thích hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa;
+ Phát triển mạnh thị trường công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ; xây dựng tiềm lực KH&CN có đủ khả năng thực hiện và thu hút các nguồn lực bên ngoài thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội;
+ Đảm bảo mức chi ngân sách hàng năm cho lĩnh vực KH&CN đạt ít nhất 2% tổng chi ngân sách địa phương. Phấn đấu đưa mức đầu tư toàn xã hội cho KH&CN đạt 1,0% GDP vào năm 2015, 1,5% GDP vào năm 2020.
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện các chương trình, dự án KH&CN trọng điểm giai đoạn 2010- 2020 là 474 tỷ đồng, trong đó: Giai đoạn 2010- 2015: 216 tỷ đồng, giai đoạn 2016- 2020: 258 tỷ đồng.
+ Phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của tỉnh và có khả năng phối hợp với các địa phương khác giải quyết những vấn đề của vùng; chú trọng xây dựng một số trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN ở Quảng Trị để tranh thủ vị trí của tỉnh trên hành lang kinh tế Đông- Tây; đổi mới quản lý KH&CN theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; gắn chặt chẽ giữa hoạt động KH&CN với phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Về định hướng trong phát triển Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nghiên cứu bảo tồn bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân cư trên địa bàn kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của tỉnh; làm sáng tỏ truyền thống mảnh đất, con người Quảng Trị trong quá trình đấu tranh giữ nước, xây dựng và phát triền quê hương, đất nước.
4. Về định hướng trong phát triển Khoa học Tự nhiên
Tiếp tục bổ sung công tác điều tra cơ bản đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Nghiên cứu quy luật và tác động của các hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế- xã hội của tỉnh.
5. Về định hướng trong một số lĩnh vực Công nghệ chủ yếu
a) Công nghệ Sinh học
Nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng Công nghệ Sinh học để sản xuất, nhân giống cây trồng, vật nuôi tạo thế mạnh của tỉnh; trong chế biến và bảo quản thực phẩm; xử lý chất thải nông nghiệp, công nghiệp và thủy sản; bảo tồn và phát triển các loài dược liệu quý của địa phương.
b) Công nghệ Thông tin- Truyền thông
Xây dựng cơ sở phát triển công nghiệp phần mềm, từng bước đáp ứng nhu cầu phần mềm trên địa bàn.
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo trên 90% số thuê bao internet là băng rộng, 100% huyện và các cơ quan từ cấp huyện trở lên trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã có mạng LAN, có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành; trên 80% các trường THCS, các cơ sở y tế đều có mạng LAN và kết nối internet. Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, trong doanh nghiệp và toàn xã hội.
c) Công nghệ chế biến Nông- Lâm- Thủy sản sau thu hoạch
Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch phục vụ cho ngành nông nghiệp của tỉnh; hiện đại hóa hệ thống kiểm tra chất lượng nông sản, thực phẩm chế biến theo công nghệ tương hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước.
d) Công nghệ cơ khí, tự động hóa
Lựa chọn, đưa vào ứng dụng các loại máy móc, thiết bị cơ giới phục vụ một số khâu trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến lương thực thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.
Phát triển các loại công cụ cơ khí phục vụ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phục vụ phát triển làng nghề thủ công; hiện đại hóa từng bước các công đoạn trong dây chuyền sản xuất. Đổi mới công nghệ theo hướng cơ giới hóa và tự động hóa quá trình điều khiển, định lượng đo lường, kiểm tra chất lượng trong các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh.
đ) Năng lượng mới
Nghiên cứu quy hoạch, phát triển và ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo nhằm phục vụ nhu cầu điện cho các xã vùng sâu, vùng xa, các trang trại vùng gò đồi, vùng cát xa khu dân cư và huyện đảo Cồn Cỏ; trong khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống; thực hiện cải thiện môi trường và tiết kiệm điện.
6. Về định hướng phát triển KH&CN trong các ngành, địa phương và các vùng miền
a) Nông - Lâm- Ngư nghiệp
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong tất cả các khâu: Giống, sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch; đặc biệt chú trọng vào cây lúa, cà phê, cao su, hồ tiêu, lạc, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, đưa vào đại trà để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế áp dụng công nghệ mới trong công tác Thú y và Bảo vệ thực vật, công tác Bảo tồn và phát triển các giống cây trồng vật nuôi; các tiến bộ kỹ thuật vào khai thác, tái tạo và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản; phát triển và khai thác các công trình thủy lợi. Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng rừng và phát triển các loại rừng một cách bền vững; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nông nghiệp và các biện pháp phòng, chống; thị trường giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
b) Công nghiệp
Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp mũi nhọn, các công trình công nghiệp mới; lựa chọn công nghệ, thiết bị hiện đại, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, xử lý môi trường ở các Khu Kinh tế, các Khu Công nghiệp của tỉnh; áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trong các lĩnh vực chế biến nông sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Ứng dụng máy, thiết bị điều khiển và những khâu, công đoạn sản xuất hàng gia công chi tiết, linh kiện cần độ chính xác cao. Điều tra khảo sát, quy hoạch và đề xuất sử dụng các khoáng chất công nghiệp có triển vọng vào sản xuất.
c) Xây dựng
Phát triển, ứng dụng Công nghệ- Thông tin vào trong công tác thiết kế và tư vấn xây dựng. Làm chủ công nghệ xây dựng nhà cao tầng, nhà nhịp lớn; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc xây dựng nhà cho các vùng bão, lụt, vùng sâu, vùng xa. Hoàn thiện công nghệ lò tuy nen, sản xuất vật liệu nung theo hướng thay thế dần đất sét lấy ở ruộng, ao bằng đất đồi hoặc các lớp bồi tích sông. Áp dụng các công nghệ sản xuất vật liệu đặc chủng: Cách âm, cách nhiệt, chống mốc, chống ăn mòn...
d) Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Nghiên cứu và triển khai áp dụng các tiến bộ KH&CN nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng; trồng và chế biến dược liệu; cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân. Ứng dụng vắc-xin sinh phẩm trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Áp dụng công nghệ mới trong công tác Dân số.
đ) Giáo dục đào tạo
Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo theo chủ trương chung của nhà nước; các dụng cụ phục vụ việc biên soạn các giáo trình gắn với đặc thù của địa phương; đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, gắn kết giữa đào tạo- nghiên cứu- sản xuất.
e) Tài nguyên- Môi trường
Điều tra, khảo sát đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường cung cấp luận cứ khoa học cho phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải ở khu vực thành thị và nông thôn; các biện pháp bảo vệ môi trường tại các lưu vực các sông, các đập chứa nước trên địa bàn; dự báo và tìm các giải pháp phòng ngừa, xử lý các sự cố từ môi trường tự nhiên (Bão, lũ lụt, sụt lún...) ở các vùng đồng bằng ven biển, vùng đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh, vùng Casto Cam Lộ.
g) Giao thông- Vận tải
Nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm mới trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì, vật liệu, công nghệ được sử dụng trong xây dựng, quản lý công trình giao thông vận tải. Áp dụng các công nghệ và phương thức, phương tiện vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức trong quản lý, điều hành, tổ chức vận tải trên phạm vi tỉnh.
f) Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nghiên cứu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc, bảo tồn các di tích lịch sử và văn hóa; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa và hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa cơ sở áp dụng KH&CN hiện đại trong công tác huấn luyện thể dục, thể thao.
Nghiên cứu đa dạng hóa các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ; ứng dụng các thành tựu KH&CN nhằm đa dạng hóa loại hình tạo ra sản phẩm mới.
i) Thương mại, dịch vụ
Nghiên cứu dự báo về xu thế phát triển của các thị trường có liên quan tới sản phẩm chủ lực của tỉnh. Nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ, đa dạng hóa hình thức kinh doanh, tập trung vào Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, thành phố Đông Hà, Khu Kinh tế cửa khẩu La Lay. Phát triển thương mại điện tử; hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập.
7. Về định hướng trong lĩnh vực Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng, Sở hữu trí tuệ, An toàn bức xạ
Tập trung phát triển hệ thống chuẩn, thiết bị đo lường của tỉnh trên các lĩnh vực: Khối lượng, dung tích lưu lượng, điện, lực- độ cứng, nhiệt, áp suất, thử nghiệm hóa sinh, cơ lý. Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ quản lý các cơ sở bức xạ ion hóa, phóng xạ môi trường.
8. Định hướng quy hoạch mạng lưới KH&CN do tỉnh quản lý
Củng cố và nâng cấp các Trung tâm, đơn vị sự nghiệp KH&CN hiện có; nghiên cứu từng bước thành lập một số trung tâm, đơn vị sự nghiệp KH&CN thuộc Sở Khoa học và Công nghệ: Trung tâm Ứng dụng và Phát triển năng lượng mới; Trung tâm phát triển công nghệ sinh học; Trung tâm Kiểm tra chất lượng hàng hóa tại Khu Kinh tế- Thương mại đặc biệt Lao Bảo; Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung Bộ của tỉnh, thu hút nguồn nhân lực KH&CN, chủ động liên kết có hiệu quả với các cơ quan KH&CN bên ngoài.
Nghiên cứu thành lập Trung tâm Quy hoạch phát triển tỉnh Quảng Trị; xây dựng Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Bảo tàng khoa học, lịch sử, văn hóa tỉnh. Phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, nhất là đối với doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân. Phát triển các tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp tham gia hoạt động KH&CN; phát triền nguồn nhân lực KH&CN; chú trọng thu hút nguồn nhân lực KH&CN bên ngoài vào tham gia phục vụ trên địa bàn tỉnh.
9. Các chương trình, dự án và chính sách ưu tiên nghiên cứu, đầu tư giai đoạn năm 2010- 2020. (Có danh mục kèm theo).
10. Các giải pháp cơ bản thực hiện đề án
Thống nhất với 09 nhóm giải pháp cơ bản để phát triển KH&CN trong Đề án Phát triển khoa học và công nghệ, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến năm 2020 của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Giao UBND tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác giám sát thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 20 tháng 4 năm 2010 và có hiệu lực sau 10 ngày./.
| CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU, ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 20 tháng 4 năm 2010 của HĐND tỉnh)
TT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Dự kiến vốn thực hiện (Tỷ đồng) | Ghi chú | ||
Tổng số | Giai đoạn 2010-2015 | Giai đoạn 2016- 2020 |
| |||||
I | CÁC CHƯƠNG TRÌNH KH&CN |
|
|
|
|
|
| |
1.1 | Chương trình nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn | Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch | Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở LĐ-TB&XH; Sở GD và ĐT; Cục Thống kê; các Ban của Đảng | 2010-2020 | 10 | 04 | 06 |
|
1.2 | Chương trình điều tra cơ bản nhằm cung cấp các luận cứ phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường | Sở Tài nguyên- Môi trường | Sở Khoa học và Công nghệ; Cục Thống kê; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT; Ban Quản lý KCN | 2010-2020 | 22 | 10 | 12 |
|
1.3 | Chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Y tế; Sở Công thương; UBND các thành phố, huyện, thị | 2010-2020 | 40 | 20 | 20 |
|
1.4 | Chương trình KH&CN phục vụ phát triển Nông- Lâm- Ngư nghiệp | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở KH&CN; Sở Công thương; UBND các thành phố, huyện, thị | 2010-2020 | 23 | 10 | 13 |
|
1.5 | Chương trình KH&CN phục vụ phát triển các ngành công hiệp và thương mại | Sở Công thương | Sở KH&CN; Sở TT-TT; UBND các thành phố, huyện, thị | 2010-2020 | 22 | 10 | 12 |
|
1.6 | Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng của các doanh nghiệp | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở TT-TT; Sở NN và PTNT; UBND các thành phố, huyện, thị xã, hiệp hội ngành nghề | 2010-2020 | 16 | 07 | 09 |
|
1.7 | Chương trình phát triển quan hệ hợp tác về KH&CN với các địa phương trong nước và quốc tế | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở KH&CN của các tỉnh Savanakhet- Lào; các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan; các Sở của Quảng Trị; UBND các thành phố, huyện, thị | 2010-2020 | 17 | 07 | 10 |
|
1.8 | Chương trình nghiên cứu và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và những tác động đến phát triển kinh tế- xã hội của Quảng Trị | Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh | Sở Tài nguyên- Môi trường; Sở KH&CN; Sở KH&ĐT; Sở VH,TT&DL; Sở NN và PTNT; Sở GTVT; Sở Công thương; UBND các thành phố, huyện, thị; các cơ quan nghiên cứu có liên quan trong nước | 2010-2020 | 13 | 07 | 06 |
|
II | CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI |
|
|
|
|
| ||
2.1 | Đánh giá tổng hợp hiện trạng tự nhiên, kinh tế- xã hội, xây dựng luận cứ khoa học phát triển động lực của Quảng Trị và tỉnh Savanakhet- Lào trên hành lang kinh tế Đông- Tây | Sở Khoa học và Công nghệ | Viện Địa lý- Viện KH&CN Việt Nam, Sở KH&CN tỉnh Savanakhet, các địa phương trên hành lang kinh tế Đông- Tây, các cơ quan nghiên cứu có liên quan trong nước | 2009- 2010 (Dự án thuộc Nghị định thư giữa hai chính phủ, thực hiện từ năm 2009) | 1,5 | 1,5 |
| Kinh phí Bộ KH&CN đầu tư |
2.2 | Luận cứ khoa học và điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường cho việc xây dựng khu kinh tế biển Đông- Nam Quảng Trị | Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ | Các Sở, ngành và các địa phương có liên quan, các cơ quan nghiên cứu có liên quan trong nước | 2010- 2011 DA thuộc nhiệm vụ KH&CN địa phương cấp bách, mới phát sinh | 2,5 | 2,5 |
| Kinh phí Bộ KH&CN đầu tư |
III | CÁC DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
|
|
|
|
| ||
A | GIAI ĐOẠN 2010- 2015 |
|
|
|
|
| ||
3.1 | Dự án phát triển nhân lực KH&CN | Sở Nội vụ | Sở Khoa học và Công nghệ; Sở GD&ĐT | 2010-2015 | 10 | 10 |
|
|
3.2 | Dự án tăng cường năng lực thông tin KH&CN của TT Tin học và Thông tin KH&CN | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Thông tin và Truyền thông | 2010-2015 | 10 | 10 |
|
|
3.3 | Dự án xây dựng Trung tâm Phát triển công nghệ sinh học | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở NN & PTNT; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở TN & MT | 2010-2012 | 25 | 25 |
|
|
3.4 | Dự án xây dựng Trung tâm Kiểm tra chất lượng hàng hóa tại khu kinh tế- thương mại đặc biệt Lao Bảo | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở NN & PTNT; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý Khu KT-TM Lao Bảo, Cục Hải Quan Quảng Trị, các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN | 2009-2015 | 47 | 47 |
|
|
3.5 | Dự án xây dựng Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao KH&CN vùng Bắc Trung Bộ | Bộ Khoa học và Công nghệ | Sở Khoa học và Công nghệ; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; Sở Kế hoạch và Đầu tư. | 2010-2012 | 30 | 30 |
|
|
3.6 | Dự án xây dựng Trung tâm Ứng dụng và Phát triển năng lượng mới | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở TN và MT; Điện lực Quảng Trị | 2010-2015 | 15 | 15 |
|
|
B | GIAI ĐOẠN 2016- 2020 |
|
|
|
|
| ||
3.7 | Dự án xây dựng Khu Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao | Sở NN & PTNT | Sở Khoa học và Công nghệ; Sở KH & ĐT; Sở TN&MT; UBND thành phố, huyện, thị có khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đóng trên địa bàn | 2016-2020 | 120 | 120 |
|
|
3.8 | Dự án xây dựng Bảo tàng về khoa học, lịch sử, văn hóa | Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch | Sở Khoa học và Công nghệ | 2016-2020 | 50 | 50 |
|
|
IV | CÁC CHÍNH SÁCH |
|
|
|
|
| ||
A | CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KH&CN |
|
|
|
|
| ||
4.1 | Quy định về hoát động tư vấn, phản diện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh | Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Quảng Trị | Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nội vụ | 2010 |
|
|
|
|
4.2 | Quy chế phối hợp liên ngành về hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trên địa bàn | Sở Khoa học và Công nghệ | Liên đoàn Lao động tỉnh và Hội Doanh nghiệp | 2010 |
|
|
|
|
4.3 | Quy định về quản lý hoạt động công nghệ và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị | Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì | Sở KH & ĐT, Sở Công thương, Sở NN&PTNT | 2010 |
|
|
|
|
4.4 | Quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế quản lý KH&CN của các Phòng Công thương ở các huyện thị | Sở Nội vụ | Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công thương; Sở NN&PTNT | 2011 |
|
|
|
|
4.5 | Quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về biên chế quản lý KH&CN của sở, ngành thuộc tỉnh | Sở Nội vụ | Sở Khoa học và Công nghệ | 2011 |
|
|
|
|
4.6 | Quy chế một cửa kiểm tra hàng hóa xuất- nhập khẩu tại khu Thương mại Lao Bảo Quảng Trị | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Công thương | 2009-2010 |
|
|
|
|
B | CHÍNH SÁCH VỀ KHUYẾN KHÍCH HOẠT ĐỘNG KH&CN |
|
|
|
|
| ||
4.7 | Chính sách hỗ trợ các ngành, địa phương, các đơn vị phát triển các quan hệ KH&CN với bên ngoài | Sở Khoa học và Công nghệ | Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và ĐT, Sở Nội vụ | 2011 |
|
|
|
|
4.8 | Quy chế về giải thưởng KH&CN tỉnh Quảng Trị cho những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển KH&CN của tỉnh | Sở Khoa học và Công nghệ | Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị, Sở Nội vụ xây dựng | 2011 |
|
|
|
|
4.9 | Chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ cho nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh | Sở NN&PTNT | Sở KH&CN, Sở Công thương; Sở Tài chính; Sở KH&ĐT |
|
|
|
|
|
4.10 | Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KHCN, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tham gia có hiệu quả vào quá trình hội nhập | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Công thương; Sở Tài chính; Sở KH&ĐT; Hội Doanh nghiệp tỉnh |
|
|
|
|
|
- 1Nghị quyết 43/2011/NQ-HĐND về phát triển Khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Nghị quyết 03/2006/NQ–HĐND về quy hoạch phát triển Khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Nghị quyết 58/2006/NQ-HĐND về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND về Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2020
- 1Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị quyết 43/2011/NQ-HĐND về phát triển Khoa học và Công nghệ, giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Nghị quyết 03/2006/NQ–HĐND về quy hoạch phát triển Khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6Nghị quyết 02/2009/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
- 7Nghị quyết 58/2006/NQ-HĐND về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020 do tỉnh Quảng Nam ban hành
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về phát triển Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 03/2010/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 20/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Lê Hữu Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/04/2010
- Ngày hết hiệu lực: 04/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra