Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2023/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 18 tháng 7 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ giao Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Thông báo số 1581-TB/TU ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tại thành phố Hải Phòng;

Xét Tờ trình số 103/TTr-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025 và Đề án số 05/ĐA-UBND kèm theo; Báo cáo thẩm tra số của Ban Đô thị Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án số 05/ĐA-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, với nội dung như sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện sinh hoạt cho người dân nông thôn; rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; phát huy tiềm năng, thế mạnh, phù hợp với thực tiễn của địa phương, gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đảm bảo đồng bộ và hiện đại, theo hướng đô thị. Bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tình hình an ninh trật tự nông thôn được giữ vững.

Phấn đấu đến năm 2025:

(1) Cấp xã: 100% số xã (137 xã) đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

(2) Cấp huyện: 4 huyện (Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy) đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao và tiếp tục thực hiện đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu (sau khi có hướng dẫn của Trung ương). Huyện Cát Hải giữ vững kết quả đạt chuẩn huyện nông thôn mới, hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Huyện Bạch Long Vĩ đạt chuẩn huyện nông thôn mới theo tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù (sau khi có hướng dẫn của Trung ương). Huyện Thủy Nguyên, huyện An Dương: thực hiện Đề án thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên, Đề án thành lập đơn vị hành chính quận tại huyện An Dương.

(3) Cấp thành phố: Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

b) Mục tiêu cụ thể:

- 70% đường trục chính từ đường huyện về trung tâm xã và đường liên xã được trải nhựa mặt rộng tối thiểu 9m, có vỉa hè hoặc lề đường, có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng khu dân cư; 70% đường trục chính từ xã về thôn, trục chính liên thông được trải nhựa mặt rộng tối thiểu 7m có vỉa hè hoặc lề đường, có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng khu dân cư; 50% đường trục thôn được trải nhựa hoặc bê tông mặt rộng tối thiểu 5,5m, có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng; 50% đường ngõ xóm được trải nhựa hoặc bê tông mặt rộng tối thiểu 3,5m, có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng (% tính theo tỷ lệ chiều dài đường).

- 100% trường học các cấp trên địa bàn các xã (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và mỗi xã có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2; 100% trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn các huyện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên, trong đó, 04 huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy mỗi huyện có ít nhất 01 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt tối thiểu 85 triệu đồng/người/năm. Không còn hộ nghèo đa chiều.

- 100% người dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn; 50% số hộ dân thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; 98% chất thải rắn được thu gom, xử lý; 100% bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn được xử lý, khắc phục ô nhiễm, cải tạo và phục hồi môi trường.

- 90% dân số được quản lý sức khoẻ; 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế.

- 100% các xã có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên.

2. Phạm vi, đối tượng

a) Phạm vi:

- Xây dựng nông thôn mới cấp xã: 137 xã thuộc 7 huyện (trừ 4 xã: Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Hoàng Châu, Văn Phong thuộc huyện Cát Hải không triển khai vì nằm trong quy hoạch khu công nghiệp và dịch vụ hậu cần cảng biển).

- Xây dựng huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao: 6 huyện (Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy, Cát Hải, Bạch Long Vĩ).

b) Đối tượng

- Đối tượng thụ hưởng: Là người dân, cộng đồng dân cư, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn.

- Đối tượng thực hiện: Hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở và toàn xã hội trong đó chủ thể là người dân trên địa bàn nông thôn.

3. Nguồn lực thực hiện

a) Ngân sách thành phố bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới

a1) Nguyên tắc phân bổ

- Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, các quy định hiện hành có liên quan và phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế của thành phố;

- Phân bổ vốn trọng tâm, trọng điểm, tập trung, không phân tán, dàn trải, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thành phố đề ra. Không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới;

- Tăng cường phân cấp để tạo quyền chủ động, linh hoạt cho các địa phương, các cấp, các ngành trong triển khai, thực hiện, đảm bảo công khai, minh bạch, dễ thực hiện;

- Bố trí vốn xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu trong 02 năm (năm bắt đầu kế hoạch triển khai - năm hoàn thành);

- Bố trí vốn cho các sở, ban, ngành và địa phương để thực hiện công tác quản lý chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình, các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a2) Tiêu chí phân bổ

- Ngân sách thành phố bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để hỗ trợ xây dựng, thực hiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025;

- Bố trí đủ vốn cho các xã thuộc kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm, bố trí một phần vốn phân bổ cho các xã thuộc kế hoạch đạt chuẩn năm tiếp theo.

a3) Định mức phân bổ

Tổng vốn ngân sách thành phố bố trí trực tiếp giai đoạn 2021-2025 là: 15.475,62 tỷ đồng, trong đó:

a3.1) Vốn đầu tư công: 15.307,6 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu; trong đó:

- 08 xã thí điểm từ năm 2020: đã phân bổ 385,6 tỷ đồng;

- Đối với 84 xã (gồm: 14 xã thực hiện từ năm 2021; 35 xã thực hiện từ năm 2022; 35 xã thực hiện từ năm 2023): 9.747 tỷ đồng; trong đó:

Đã phân bổ năm 2021, năm 2022, năm 2023: 6.458,88 tỷ đồng.

Tiếp tục phân bổ: 3.288,12 tỷ đồng.

- Đối với 45 xã còn lại: 5.175 tỷ đồng, trung bình 115 tỷ đồng/xã.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)

- Nội dung hỗ trợ:

Chi phí xây dựng đường giao thông, trường học, công trình văn hóa - thể thao, trạm y tế của các xã;

Tài sản, vật kiến trúc phải tháo dỡ trong phạm vi xây dựng các công trình; tiền sử dụng đất cho hộ dân không còn đủ điều kiện để ở sau khi tặng cho quyền sử dụng đất để đầu tư công trình xã nông thôn mới kiểu mẫu.

- Căn cứ tổng mức vốn được ngân sách thành phố hỗ trợ, căn cứ thực tế nhu cầu đầu tư để hoàn thành các tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã, Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định cụ thể mức vốn ngân sách thành phố hỗ trợ cho mỗi xã nhưng đảm bảo tổng mức vốn hỗ trợ cho các xã không vượt tổng mức vốn ngân sách thành phố hỗ trợ cho huyện.

- Các địa phương tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư các công trình xây dựng nông thôn mới cấp xã đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định. Trường hợp chưa sử dụng hết nguồn vốn bố trí, Ủy ban nhân dân các huyện báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo quy định pháp luật.

- Nguồn lực hỗ trợ xây dựng huyện nông thôn mới đặc thù đối với huyện đảo Bạch Long Vĩ; Hỗ trợ xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao đối với 4 huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy: Bố trí bằng nguồn vốn đầu tư công ngân sách thành phố.

a3.2) Vốn sự nghiệp: 168,02 tỷ đồng; trong đó:

- Đã phân bổ (giai đoạn 2021-2022): 18,02 tỷ đồng;

- Tiếp tục phân bổ: 150 tỷ đồng.

- Nội dung chi:

Chi phí công tác tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ các cấp, kinh phí quản lý thực hiện Chương trình các cấp; nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; thực hiện các phong trào thi đua trong xây dựng NTM; quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng; đo đạc, lập mảnh trích đo địa chính để thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi nhân dân tặng cho đất để xây dựng công trình nông thôn mới kiểu mẫu; phát triển sản xuất liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã, huyện, thành phố, chứng nhận VietGAP (hoặc chứng chỉ tương đương), gắn mã vùng trồng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ hợp tác xã; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; tổ chức triển khai Chương trình OCOP và hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP; thực hiện các Chương trình chuyên đề phục vụ xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch nông thôn; đảm bảo tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nông thôn; các mô hình an ninh trật tự, hỗ trợ camera an ninh ở xã, thôn; nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt chuẩn; duy tu, sửa chữa công trình hạ tầng để duy trì, giữ vững các tiêu chí nông thôn mới.

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (trong quá trình thực hiện, nếu Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo Văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế) và các cơ chế, chính sách hiện hành khác của Trung ương và thành phố.

a3.3) Ngân sách địa phương huyện, xã: ưu tiên vốn đầu tư công phân cấp hàng năm và các nguồn vốn ngân sách khác của địa phương để thực hiện các nội dung, tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.

a3.4) Huy động hiệu quả các nguồn vốn khác: Huy động các nguồn vốn tín dụng, vốn huy động doanh nghiệp, vốn hợp tác xã, huy động nhân dân tự nguyện đóng góp thông qua các hình thức đóng góp ngày công, cho tặng đất... để thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.

b) Cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình, dự án khác trên địa bàn

b1) Nguyên tắc lồng ghép các nguồn vốn

- Tuân thủ theo Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ, thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn toàn thành phố để thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động, nội dung phải trên cùng một địa bàn cấp xã, cấp huyện và có mục tiêu và nội dung đầu tư phù hợp với quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên lồng ghép nguồn vốn để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các xã phấn đấu đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu để hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng, ưu tiên thực hiện các nội dung, hoạt động, dự án có tính lan toả, phát huy lợi thế của từng địa phương.

- Đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án; giảm thiểu chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung; tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng vốn.

- Việc phân bổ các nguồn vốn tham gia lồng ghép phải được các cấp, các ngành tiến hành đồng bộ. Quá trình lồng ghép phải được thực hiện đồng bộ từ khâu xây dựng chính sách, lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách và sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn.

- Xác định rõ tỷ lệ huy động, đóng góp vốn từng chương trình, dự án được lồng ghép; thống nhất định mức chi theo từng nội dung, hoạt động được lồng ghép; thống nhất quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép phù hợp với thực tế tại địa phương.

- Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện hoạt động lồng ghép, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, thống nhất, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

b2) Nội dung thực hiện lồng ghép các nguồn vốn

Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 được cụ thể như sau:

- Dự án đầu tư: Triển khai lồng ghép phù hợp với quy định tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định hiện hành.

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ; ưu tiên lồng ghép nguồn vốn đối với các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; các dự án, mô hình thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

- Đối với hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia: Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn tập huấn, thông tin, tuyên truyền để tránh việc nhiều chương trình, cơ quan, đơn vị cùng tổ chức lớp tập huấn, hoạt động thông tin, tuyên truyền về một nội dung, chuyên đề, chủ đề trên cùng một địa bàn, với cùng một nhóm đối tượng.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.

b3) Nguồn vốn lồng ghép

Là vốn ngân sách nhà nước (bao gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách thành phố, ngân sách huyện, ngân sách xã) bố trí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, thực hiện các chương trình, dự án, nghị quyết, chính sách, thông qua đó góp phần thực hiện xây dựng hoàn thành, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới cấp xã, cấp huyện, cấp thành phố giai đoạn đoạn 2021-2025.

b4) Cách thức thực hiện lồng ghép

- Ủy ban nhân dân các cấp, chủ đầu tư căn cứ các nguồn lực được phân bổ cho đơn vị và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác chủ động đề xuất phương án lồng ghép vốn để triển khai thực hiện các dự án lớn có tính động lực trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương; chủ động lồng ghép các nguồn vốn để triển khai các dự án nhằm phấn đấu đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, hoàn thành mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng và các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã ban hành.

- Một dự án đầu tư, hoạt động, nội dung thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia có thể đầu tư bằng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau để đạt được mục tiêu, bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà và nguồn vốn huy động hoặc huy động sự tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát của nhân dân trên địa bàn.

- Trên cùng một địa bàn đầu tư: Lấy mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu làm trọng tâm. Thực hiện rà soát các tiêu chí chưa đạt, cần hỗ trợ đầu tư thuộc các đối tượng đầu tư của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tiến hành lồng ghép nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn hợp pháp khác.

b5) Quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán nguồn vốn được lồng ghép:

- Đối với nguồn ngân sách Nhà nước: Quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính, quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

- Đối với nguồn vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác: Quản lý, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

c) Cơ chế huy động các nguồn lực khác

c1) Nguyên tắc huy động

Việc huy động phải tuân thủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn; tỷ lệ vốn đối ứng được quy định tại các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia; vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng; đóng góp tự nguyện của người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.

c2) Nguồn vốn huy động

Vốn tín dụng; vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư; đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư.

c3) Cơ chế huy động

Huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan;

Thu hút tối đa các nguồn vốn từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người dân tham gia vào thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật;

Huy động nguồn đóng góp tự nguyện của người dân, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Việc huy động thông qua các hình thức đóng góp bằng tiền, hiện vật, quyền sử dụng đất, ngày công lao động.

d) Cơ chế thực hiện xây dựng nông thôn mới

Thực hiện theo điểm b, khoản 1, mục V, Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

6. Giải pháp thực hiện

Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp chủ yếu, bao gồm: Phát động phong trào xây dựng nông thôn mới tạo sức lan tỏa rộng khắp; huy động cả hệ thống chính trị, mọi người dân chung tay thực hiện Chương trình; tuyên truyền công khai, sâu rộng nội dung Chương trình đến mọi người dân; áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới về xây dựng để giảm chi phí, nâng cao chất lượng, độ bền, mỹ quan các công trình xây dựng; phát triển hiệu quả các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm đặc thù, có lợi thế của địa phương; hoàn thiện, nâng cao năng lực bộ máy thực hiện chương trình; ưu tiên nguồn vốn ngân sách, huy động hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách; tăng cường kiểm tra, giám sát...

Điều 2. Các bộ tiêu chí để xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025.

1. Tán thành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025, bao gồm 5 tiêu chí về: (1) Giao thông, (2) Thu nhập, (3) Nghèo đa chiều, (4) Nước sạch, (5) Mô hình thôn thông minh

(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo)

2. Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ

(Chi tiết tại Phụ lục 04, 05 kèm theo)

3. Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ

(Chi tiết tại Phụ lục 06, 07 kèm theo).

Điều 3. Quy định chính sách đặc thù trong việc thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Ngân sách thành phố hỗ trợ:

1. Tài sản, vật kiến trúc trên đất tặng cho quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng trong phạm vi mặt bằng xây dựng, mở rộng các công trình xã nông thôn mới kiểu mẫu. Mức hỗ trợ không vượt quá 100% giá trị tài sản, vật kiến trúc (theo mức đơn giá vật kiến trúc, cây trồng phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng).

2. Tiền sử dụng đất khi giao đất ở mới đối với các hộ gia đình, cá nhân sau khi tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng, mở rộng các công trình xã nông thôn mới kiểu mẫu mà diện tích còn lại không còn đủ điều kiện để ở (không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã có đất tặng cho). Diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng đất không vượt quá diện tích đất ở cũ của hộ dân trước khi tặng cho.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố về Xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025 hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

2. Dự án được bố trí vốn đầu tư công thành phố hỗ trợ xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu đã hoàn thành thủ tục lập, thẩm định trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì tiếp tục thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố.

3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố

a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết đảm bảo tiến độ, tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực, tránh thất thoát lãng phí, đúng các quy định của pháp luật.

b) Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2021-2025; kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp theo quy định của Trung ương.

c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát từ khâu lập hồ sơ, triển khai thực hiện đến nghiệm thu, bàn giao, quản lý khai thác sử dụng các công trình xây dựng. Thực hiện chế độ báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố về tình hình thực hiện Nghị quyết theo quy định.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố khoá XVI, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2023, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2023./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban TVQH, Chính phủ;
- Các VP: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Các bộ: NNPTNT, KHĐT, TNMT, TC;
- Cục KTVBQPPL (Bộ TP);
- Vụ pháp chế các Bộ: NNPTNT, TNMT, TC;
- TTTU, TT HĐND, UBND TP;
- Đoàn ĐBQH HP;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Cac Ban HĐND TP;
- Đại biểu HĐND TP khoá XVI;
- Các VP: TU, ĐĐBQH và HĐND, UBND TP;
- Các sở, ban, ngành TP;
- KBNN TP;
- VP Điều phối NTM TP;
- Huyện ủy, TT HĐND, UBND các huyện;
- Công báo HP, Cổng TTĐT TP;
- Báo HP, Đài PTTHHP;
- Các CV VP ĐĐBQH&HĐND TP;
- Lưu: VT, HSKH.

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Lập

 

PHỤ LỤC 01

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN KIỂU MẪU GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố)

TT

Tên đơn vị

Năm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Năm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
(Các xã bắt đầu triển khai thực hiện trước 01 năm so với năm đạt chuẩn)

Đã đạt chuẩn

2023

2024

2025

Đã đạt chuẩn

2023

2024

2025

Tổng

45

42

50

0

22

35

35

45

I

Vĩnh Bảo

7

7

15

0

3

7

8

11

1

Xã Nhân Hòa

X

 

 

 

 

X

 

 

2

Xã Hòa Bình

X

 

 

 

X

 

 

 

3

Xã Tam Đa

X

 

 

 

X

 

 

 

4

Xã Tân Liên

X

 

 

 

X

 

 

 

5

Xã Vĩnh Tiến

 

X

 

 

 

 

X

 

6

Xã Cổ Am

 

 

X

 

 

 

 

X

7

Xã Tân Hưng

X

 

 

 

 

X

 

 

8

Xã Đồng Minh

 

X

 

 

 

 

X

 

9

Xã Hiệp Hòa

 

X

 

 

 

X

 

 

10

Xã Tiền Phong

 

 

X

 

 

 

X

 

11

Xã Vĩnh Long

 

X

 

 

 

X

 

 

12

Xã Hưng Nhân

 

 

X

 

 

 

 

X

13

Xã Thanh Lương

 

 

X

 

 

 

 

X

14

Xã Liên Am

X

 

 

 

 

X

 

 

15

Xã Giang Biên

 

 

X

 

 

 

 

X

16

Xã Cộng Hiền

 

 

X

 

 

 

 

X

17

Xã Việt Tiến

 

 

X

 

 

 

 

X

18

Xã Vĩnh An

 

 

X

 

 

 

X

 

19

Xã Vĩnh Phong

X

 

 

 

 

X

 

 

20

Xã Vinh Quang

 

 

X

 

 

 

 

X

21

Xã An Hòa

 

 

X

 

 

 

 

X

22

Xã Cao Minh

 

X

 

 

 

 

X

 

23

Xã Dũng Tiến

 

 

X

 

 

 

 

X

24

Xã Hùng Tiến

 

 

X

 

 

 

X

 

25

Xã Lý Học

 

X

 

 

 

X

 

 

26

Xã Tam Cường

 

X

 

 

 

 

X

 

27

Xã Thắng Thủy

 

 

X

 

 

 

X

 

28

Xã Trấn Dương

 

 

X

 

 

 

 

X

29

Xã Trung Lập

 

 

X

 

 

 

 

X

II

Tiên Lãng

6

6

8

0

3

4

5

8

30

Toàn Thắng

X

 

 

 

 

X

 

 

31

Kiến Thiết

X

 

 

 

X

 

 

 

32

Tiên Thắng

X

 

 

 

X

 

 

 

33

Cấp Tiến

X

 

 

 

X

 

 

 

34

Quang Phục

X

 

 

 

 

X

 

 

35

Quyết Tiến

X

 

 

 

 

X

 

 

36

Vinh Quang

 

X

 

 

 

 

X

 

37

Đại Thắng

 

 

X

 

 

 

 

X

38

Bạch Đằng

 

X

 

 

 

 

X

 

39

Đoàn Lập

 

X

 

 

 

X

 

 

40

Đông Hưng

 

 

X

 

 

 

 

X

41

Khởi Nghĩa

 

 

X

 

 

 

 

X

42

Tiên Cường

 

 

X

 

 

 

 

X

43

Hùng Thắng

 

X

 

 

 

 

X

 

44

Tiên Thanh

 

 

X

 

 

 

 

X

45

Tự Cường

 

X

 

 

 

 

X

 

46

Tây Hưng

 

X

 

 

 

 

X

 

47

Tiên Minh

 

 

X

 

 

 

 

X

48

Bắc Hưng

 

 

X

 

 

 

 

X

49

Nam Hưng

 

 

X

 

 

 

 

X

III

An Dương

8

4

3

0

4

4

4

3

50

An Hồng

X

 

 

 

 

X

 

 

51

Đặng Cương

X

 

 

 

X

 

 

 

52

Tân Tiến

 

X

 

 

 

 

X

 

53

An Hoà

X

 

 

 

X

 

 

 

54

An Hưng

 

X

 

 

 

 

X

 

55

Đồng Thái

X

 

 

 

X

 

 

 

56

Hồng Thái

X

 

 

 

 

X

 

 

57

Lê Lợi

 

 

X

 

 

 

 

X

58

Nam Sơn

 

 

X

 

 

 

 

X

59

An Đồng

 

 

X

 

 

 

 

X

60

Bắc Sơn

 

X

 

 

 

 

X

 

61

Đại Bản

 

X

 

 

 

 

X

 

62

Hồng Phong

X

 

 

 

 

X

 

 

63

Lê Thiện

X

 

 

 

 

X

 

 

64

Quốc Tuấn

X

 

 

 

X

 

 

 

IV

Kiến Thụy

4

6

7

0

2

4

4

7

65

Đoàn Xá

 

X

 

 

 

 

X

 

66

Tân Trào

 

X

 

 

 

X

 

 

67

Ngũ Đoan

 

 

X

 

 

 

 

X

68

Hữu Bằng

 

X

 

 

 

 

X

 

69

Thuận Thiên

 

 

X

 

 

 

 

X

70

Đông Phương

 

 

X

 

 

 

 

X

71

Tân Phong

 

 

X

 

 

 

 

X

72

Minh Tân

 

X

 

 

 

X

 

 

73

Thuỵ Hương

X

 

 

 

X

 

 

 

74

Ngũ Phúc

 

X

 

 

 

 

X

 

75

Đại Hà

X

 

 

 

 

X

 

 

76

Thanh Sơn

X

 

 

 

X

 

 

 

77

Kiến Quốc

 

 

X

 

 

 

 

X

78

Tú Sơn

 

 

X

 

 

 

 

X

79

Đại Đồng

X

 

 

 

 

X

 

 

80

Đại Hợp

 

 

X

 

 

 

 

X

81

Du Lễ

 

X

 

 

 

 

X

 

V

Thủy Nguyên

15

10

10

0

7

8

10

10

82

Đông Sơn

 

X

 

 

 

 

X

 

83

Phục Lễ

 

 

X

 

 

 

 

X

84

Thủy Đường

X

 

 

 

X

 

 

 

85

Lưu Kiếm

X

 

 

 

X

 

 

 

86

Phù Ninh

X

 

 

 

 

X

 

 

87

Thủy Sơn

 

X

 

 

 

 

X

 

88

Hoa Động

 

X

 

 

 

 

X

 

89

Thiên Hương

 

X

 

 

 

 

X

 

90

Lâm Động

 

X

 

 

 

 

X

 

91

Dương Quan

 

 

X

 

 

 

 

X

92

Kiền Bái

 

X

 

 

 

 

X

 

93

Kênh Giang

X

 

 

 

X

 

 

 

94

Liên Khê

X

 

 

 

X

 

 

 

95

Hòa Bình

X

 

 

 

X

 

 

 

96

Phả Lễ

 

 

X

 

 

 

 

X

97

Mỹ Đồng

 

X

 

 

 

 

X

 

98

Tân Dương

 

X

 

 

 

 

X

 

99

Hợp Thành

X

 

 

 

 

X

 

 

100

Minh Tân

X

 

 

 

 

X

 

 

101

Gia Minh

X

 

 

 

X

 

 

 

102

Gia Đức

X

 

 

 

X

 

 

 

103

Chính Mỹ

X

 

 

 

 

X

 

 

104

An Sơn

X

 

 

 

 

X

 

 

105

Lại Xuân

X

 

 

 

 

X

 

 

106

Kỳ Sơn

X

 

 

 

 

X

 

 

107

Cao Nhân

X

 

 

 

 

X

 

 

108

Hoàng Động

 

X

 

 

 

 

X

 

109

Lưu Kỳ

 

 

X

 

 

 

 

X

110

Lập Lễ

 

 

X

 

 

 

 

X

111

Quảng Thanh

 

X

 

 

 

 

X

 

112

An Lư

 

 

X

 

 

 

 

X

113

Trung Hà

 

 

X

 

 

 

 

X

114

Ngũ Lão

 

 

X

 

 

 

 

X

115

Thủy Triều

 

 

X

 

 

 

 

X

116

Tam Hưng

 

 

X

 

 

 

 

X

VI

An Lão

4

4

7

0

2

3

4

6

117

An Thắng

X

 

 

 

 

X

 

 

118

Chiến Thắng

X

 

 

 

X

 

 

 

119

Quang Trung

 

 

X

 

 

 

 

X

120

Mỹ Đức

 

X

 

 

 

 

X

 

121

Trường Thành

 

 

X

 

 

 

 

X

122

Tân Dân

X

 

 

 

X

 

 

 

123

Tân Viên

 

 

X

 

 

 

 

X

124

An Thái

 

X

 

 

 

 

X

 

125

Quốc Tuấn

 

 

X

 

 

 

X

 

126

An Thọ

 

X

 

 

 

 

X

 

127

Bát Trang

X

 

 

 

 

X

 

 

128

Thái Sơn

 

 

X

 

 

 

 

X

129

Trường Thọ

 

 

X

 

 

 

 

X

130

Quang Hưng

 

 

X

 

 

 

 

X

131

An Tiến

 

X

 

 

 

X

 

 

VII

Cát Hải

1

5

0

0

1

5

0

0

132

Xuân Đám

X

 

 

 

X

 

 

 

133

Trân Châu

 

X

 

 

 

X

 

 

134

Hiền Hào

 

X

 

 

 

X

 

 

135

Gia Luận

 

X

 

 

 

X

 

 

136

Phù Long

 

X

 

 

 

X

 

 

137

Việt Hải

 

X

 

 

 

X

 

 

 

PHỤ LỤC 02

DỰ KIẾN BỐ TRÍ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Huyện

Tổng

Đã bố trí giai đoạn 2021-2023

Dự kiến giai đoạn 2023-2025

Tổng

84 xã thực hiện từ năm 2021- 2023

45 xã còn lại thực hiện từ năm 2024
(trung bình 115 tỷ đồng/xã)

 

TỔNG

15.307.647

6.844.476

8.463.171

3.288.171

5.175.000

1

Vĩnh Bảo

3.392.417

1.364.175

2.028.242

763.242

1.265.000

2

Tiên Lãng

2.317.370

932.756

1.384.614

464.614

920.000

3

An Lão

1.734.610

673.107

1.061.503

371.503

690.000

4

Kiến Thụy

1.944.330

768.121

1.176.209

371.209

805.000

5

An Dương

1.737.460

1.012.342

725.118

380.118

345.000

6

Thủy Nguyên

3.981.460

1.929.694

2.051.766

901.766

1.150.000

7

Cát Hải

200.000

164.281

35.719

35.719

 

 

PHỤ LỤC 03

BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố)

1. Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020, phải tập trung rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu xã nông thôn mới nâng cao.

2. Hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

1

Giao thông

2.1. Đường xã

 

- Tỷ lệ đường trục chính từ đường huyện đến trung tâm xã và đường liên xã đảm bảo mặt đường nhựa rộng tối thiểu 9m, có vỉa hè (ở khu trung tâm, khu dân cư) hoặc lề đường rộng tối thiểu 1,5m; có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng khu dân cư, biển báo chỉ dẫn giao thông, gờ giảm tốc, cây xanh ..., đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.

≥ 70%

- Tỷ lệ đường trục chính từ trung tâm xã đến trung tâm các thôn và đường liên thôn đảm bảo mặt đường nhựa rộng tối thiểu 7m, có vỉa hè (ở khu trung tâm, khu dân cư) hoặc lề đường rộng tối thiểu 1,5m; có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng khu dân cư, biên báo chỉ dẫn giao thông, gờ giảm tốc, cây xanh ..., đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.

≥ 70%

2.2. Đường thôn

 

Tỷ lệ đường trục chính thôn đảm bảo mặt đường nhựa hoặc bê tông rộng tối thiểu 5,5m; có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng khu dân cư, biển báo chỉ dẫn giao thông, gờ giảm tốc ..., đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.

≥ 50%

2.3. Đường ngõ, xóm

 

Tỷ lệ đường ngõ, xóm được nhựa hoá hoặc bê tông hoá, có mặt đường rộng tối thiểu 3,5m, có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.

≥ 50%

2

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người)

Năm 2021: ≥ 66

Năm 2022: ≥ 70,5

Năm 2023: ≥ 75

Năm 2024: ≥ 79,5

Năm 2025: ≥ 84

3

Hộ nghèo

Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025

≤ 0,95%

4

Nước sạch

4.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

100%

4.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm

≥ 100 lít

4.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững

100%

5

Có ít nhất 01 mô hình thôn thông minh

Đạt

 

PHỤ LỤC 04

BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 318/QĐ-TTG NGÀY 08/3/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

I. QUY HOẠCH

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã giai đoạn 2021 - 2025 (trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn) và được công bố công khai đúng thời hạn

Đạt

1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch

Đạt

II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2

Giao thông

2.1. Tỷ lệ đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm

100%

2.2. Tỷ lệ đường thôn và đường liên thôn ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm

100%

2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm

100%

2.4. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm

100%

3

Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên

Đạt

3.2. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Đạt

4

Điện

4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn

Đạt

4.2. Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

≥ 99%

5

Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS; hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định

100%

6

Cơ sở vật chất văn hóa

6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã

Đạt

6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định

Đạt

6.3. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng

100%

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa

Đạt

8

Thông tin và Truyền thông

8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính

Đạt

8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet

Đạt

8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn

100%

8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành

Đạt

9

Nhà ở dân cư

9.1. Nhà tạm, dột nát

Không

9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố

≥ 90%

III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

10

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/ người)

Năm 2021

≥ 50

Năm 2022

≥ 53

Năm 2023

≥ 56

Năm 2024

≥ 59

Năm 2025

≥ 62

11

Nghèo đa chiều

Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025

≤ 1,5%

12

Lao động

12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

≥ 86%

12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ

≥ 39,5%

13

Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã

Đạt

13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững

Đạt

13.3. Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương

Đạt

13.4. Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường

Đạt

13.5. Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả

Đạt

IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

14

Giáo dục và Đào tạo

14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở; xóa mù chữ

Đạt

14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp)

≥ 90%

15

Y tế

15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

≥ 90%

15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

Đạt

15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)

≤ 16,5%

15.4. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử

≥ 70%

16

Văn hóa

Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định, có kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới

≥ 75%

17

Môi trường và an toàn thực phẩm

17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn

≥ 55%

(≥ 40% từ hệ thống cấp nước tập trung)

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường

100%

17.3. Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung

Đạt

17.4. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥ 2m2/người

17.5. Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch

Đạt

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

≥ 90%

17.7. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường

100%

17.8. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch

≥ 90%

17.9. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

≥ 80%

17.10. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

100%

17.11. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

≥ 30%

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥ 65%

V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

18

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn

Đạt

18.2. Đảng bộ, chính quyền xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

Đạt

18.3. Tổ chức chính trị - xã hội của xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

100%

18.4. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định

Đạt

18.5. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; phòng chống xâm hại trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn (nếu có); bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong gia đình và đời sống xã hội

Đạt

18.6. Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho người dân, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Phát triển thôn

Đạt

19

Quốc phòng và An ninh

19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng

Đạt

19.2. Không có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật; không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,...) và tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước; có một trong các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả

Đạt

 

PHỤ LỤC 05

BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 318/QĐ-TTG NGÀY 08/3/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố)

1. Các xã phải tập trung rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

2. Đạt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch

Đạt

1.2. Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

Đạt

1.3. Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên

Đạt

2

Giao thông

2.1. Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh...) theo quy định

70%

2.2. Tỷ lệ đường thôn và đường liên thôn

Được cứng hóa và bảo trì hàng năm

100%

Có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh...) và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp

70%

2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp

≥ 95%

2.4. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa

100%

3

Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động

≥ 98%

3.2. Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững

Đạt

3.3. Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

≥ 15%

3.4. Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm

Đạt

3.5. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi

Đạt

3.6. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Khá

4

Điện

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định

100%

5

Giáo dục

5.1. Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2

100%

5.2. Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

Đạt

5.3. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS

Mức độ 3

5.4. Đạt chuẩn xóa mù chữ

Mức độ 2

5.5. Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại

Khá

5.6. Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền

Đạt

6

Văn hóa

6.1. Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên

Đạt

6.2. Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định

Đạt

6.3. Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới

≥ 80%

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm, hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm

Đạt

8

Thông tin và Truyền thông

8.1. Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân

Đạt

8.2. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh

≥ 85%

8.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông

Đạt

8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới

Đạt

8.5. Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,...)

Đạt

9

Nhà ở dân cư

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố

100%

10

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người)

Năm 2021

≥ 60

Năm 2022

≥ 64

Năm 2023

≥ 68

Năm 2024

≥ 72

Năm 2025

≥ 76

11

Nghèo đa chiều

Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025

≤ 1%

12

Lao động

12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

≥ 87%

12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)

≥ 40%

12.3. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn

≥ 35%

13

Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

13.1. Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định

≥ 1

13.2. Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn

Đạt

13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm

≥ 1

13.4. Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã

Đạt

13.5. Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử

≥ 50%

13.6. Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng

Đạt

13.7. Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội

Đạt

13.8. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, môi trường)

Đạt

14

Y tế

14.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

≥ 95%

14.2. Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe

≥ 90%

14.3. Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa

≥ 40%

14.4. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử

≥ 90%

15

Hành chính công

15.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính

Đạt

15.2. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên

Đạt

15.3. Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp

Đạt

16

Tiếp cận pháp luật

16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận

≥ 1

16.2. Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành

≥ 90%

16.3. Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu

≥ 90%

17

Môi trường

17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường

Đạt

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường

100%

17.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

≥ 98%

17.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả

≥ 50%

17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

≥ 50%

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

100%

17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường

≥ 80%

17.8. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

≥ 95%

17.9. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch

Đạt

17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng

≥ 10%

17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥ 4m2/người

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥ 90%

18

Chất lượng môi trường sống

18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

≥ 65%

18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm

≥ 80 lít

18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững

≥ 45%

18.4. Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm

100%

18.5. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã

Không

18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm

100%

18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch

100%

18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường

100%

19

Quốc phòng và An ninh

19.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân

Đạt

19.2. Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả

Đạt

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 06

BỘ TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 320/QĐ-TTG NGÀY 08/3/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố)

1. Có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).

2. Có ít nhất 10% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025).

3. Có 100% số thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh.

4. Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện đạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới đạt từ 80% trở lên).

5. Đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:

TT

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

1

Quy hoạch

 

 

1.1. Có quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt còn thời hạn hoặc được rà soát, điều chỉnh theo quy định, trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn

Đạt

 

1.2. Có công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoặc hạ tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt

≥ 01 công trình

2

Giao thông

 

 

2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã và được bảo trì hàng năm

Đạt

 

2.2. Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch

100%

 

2.3. Tỷ lệ km đường huyện được trồng cây xanh dọc tuyến đường

≥ 50%

 

2.4. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên

Đạt

3

Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

 

 

3.1. Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch

Đạt

 

3.2. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Đạt

4

Điện

 

 

Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống

Đạt

5

Y tế - Văn hóa - Giáo dục

 

 

5.1. Trung tâm Y tế huyện đạt chuẩn

 

 

5.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã

100%

 

5.3. Tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên (Cát Hải ko đạt tiêu chí)

≥ 60%

 

5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục

Cấp độ 1

6

Kinh tế

 

 

6.1. Có khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoặc cụm ngành nghề nông thôn

Đạt

 

6.2. Chợ trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm

Đạt

 

6.3. Hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực hoặc có mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện

Đạt

 

6.4. Có Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp hoạt động hiệu quả

Đạt

7

Môi trường

 

 

7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤ 50% tổng lượng phát sinh

Đạt

 

7.2. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn (Vĩnh Bảo và An Lão đạt chỉ tiêu)

≥ 40%

 

7.3. Có mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp quy mô cấp xã trở lên

≥ 01 mô hình

 

7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp

≥ 01 công trình

 

7.5. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó tỷ lệ đất trồng cây xanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tối thiểu là 10% diện tích toàn khu

Đạt

 

7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥ 2m2/người

 

7.7. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥ 50%

 

7.8. Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định. (Vĩnh Bảo, An Lão, Thủy Nguyên, Cát Hải đạt chỉ tiêu)

100%

8

Chất lượng môi trường sống

 

 

8.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

≥ 43%

 

8.2. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững

≥ 35%

 

8.3. Có kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện

Đạt

 

8.4. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn

Đạt

 

8.5. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

100%

9

Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công

 

 

9.1. Đảng bộ, chính quyền huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Đạt

 

9.2. Tổ chức chính trị - xã hội của huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

100%

 

9.3. Trong 02 năm liên tục trước năm xét công nhận, không có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Không

 

9.4. Đảm bảo an ninh, trật tự.

Đạt

 

9.5. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên

Đạt

 

9.6. Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định

Đạt

 

PHỤ LỤC 07

BỘ TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 320/QĐ-TTG NGÀY 08/3/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố)

1. Là huyện đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).

2. Có ít nhất 50% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025).

3. Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện đạt từ 95% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới nâng cao đạt từ 85% trở lên).

4. Đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:

TT

Tên tiêu chí

Chỉ tiêu

1

Quy hoạch

 

 

1.1. Có quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn

Đạt

 

1.2. Công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng đạt mức yêu cầu theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt

≥ 02 công trình

2

Giao thông

 

 

2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối liên xã, liên vùng và giữa các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quá trình đô thị hóa

Đạt

 

2.2. Tỷ lệ km đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, lan can phòng hộ,...), được trồng cây xanh, được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp

100%

 

2.3. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên

Đạt

3

Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

 

 

3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp, đảm bảo tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu theo chuyển đổi số

Đạt

 

3.2. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện

Đạt

 

3.3. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Khá

4

Điện

 

 

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cấp điện tin cậy, ổn định, an toàn hành lang lưới điện và mỹ quan

Đạt

5

Y tế - Văn hóa - Giáo dục

 

 

5.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

≥ 95%

 

5.2. Có công viên hoặc quảng trường được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao

100%

 

5.3. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả

Đạt

 

5.4. Có 100% số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Đạt

 

5.5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục

Cấp độ 2

6

Kinh tế

 

 

6.1. Có khu công nghiệp được lấp đầy từ 50% trở lên hoặc có cụm công nghiệp được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy từ 50% trở lên hoặc có cụm ngành nghề nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ

Đạt

 

6.2. Vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, được cấp mã vùng và có ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến

Đạt

 

6.3. Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2 hoặc trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định

Đạt

 

6.4. Có Đề án/Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và được triển khai hiệu quả

Đạt

 

6.5. Hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội

Đạt

7

Môi trường

 

 

7.1. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định

≥ 95%

 

7.2. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

100%

 

7.3. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường

≥ 80%

 

7.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

≥ 70%

 

7.5. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp

≥ 50%

 

7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥ 4m2/người

 

7.7. Không có làng nghề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện

Đạt

 

7.8. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥ 85%

8

Chất lượng môi trường sống

 

 

8.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

≥ 53%

 

8.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm

≥ 80 lít

 

8.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững

≥ 40%

 

8.4. Có mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường

≥ 01 mô hình

 

8.5. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn

Đạt

 

8.6. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

100%

 

8.7. Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

100%

 

8.8. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện

Không

 

8.9. Có mô hình xã, thôn thông minh

Đạt

9

Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công

 

 

9.1. An ninh, trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định và nâng cao

Đạt

 

9.2. Có dịch vụ công trực tuyến

Mức độ 4

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 02/2023/NQ-HĐND xây dựng nông thôn mới Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 02/2023/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 18/07/2023
  • Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Phạm Văn Lập
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản