Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2022/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 16 tháng 6 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ SÁU (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội Khóa XV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 65/TTr-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về dự thảo Nghị quyết quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương cho các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 27 tháng 6 năm 2022.
3. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại Nghị quyết này áp dụng cho các năm ngân sách giai đoạn 2021 - 2025.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật, định kỳ hàng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV, Kỳ họp thứ sáu (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2022./.
| CHỦ TỊCH |
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Nghị quyết này quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (viết tắt là Chương trình) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi chung là huyện) và các đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc lập, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình.
Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn
1. Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các sở, ngành và địa phương.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, ưu tiên vốn cho các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, có tỷ lệ nghèo đa chiều cao.
4. Không thực hiện phân bổ vốn đối với các dự án thành phần Trung ương đã quy định nội dung, định mức, kinh phí cụ thể và cơ quan chủ trì thực hiện theo định mức đã được phân bổ của Trung ương.
5. Việc phân bổ cụ thể ngân sách do Trung ương phân bổ và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước của các địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ, dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.
6. Không phân bổ vốn của Chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên.
Mục 1. TIÊU CHÍ, HỆ SỐ, ĐỊNH MỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH, XÁC ĐỊNH PHÂN BỔ VỐN TỪNG DỰ ÁN
Điều 4. Quy định chung về tiêu chí phân bổ vốn
1. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của các huyện, để tính hệ số được xác định căn cứ vào số liệu công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Số đơn vị hành chính cấp xã của các huyện, để tính hệ số được xác định theo Nghị quyết số 814/NQ-UBTVQH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIV về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Nguyên.
3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi của các huyện được xác định theo số liệu công bố năm 2020 của Sở Y tế.
4. Lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên của các huyện được xác định căn cứ vào số liệu công bố năm 2020 của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên.
5. Số lượng tuyển sinh trên địa bàn các huyện được xác định căn cứ vào số liệu kết quả tuyển sinh năm 2020 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội công bố.
6. Trường hợp địa phương đáp ứng nhiều chỉ số trong cùng một tiêu chí phân bổ vốn thì áp dụng chỉ số có hệ số phân bổ vốn cao nhất.
Điều 5. Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho huyện
1. Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện
Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện | Hệ số |
Dưới 8% | 0,3 |
Từ 8% đến dưới 15% | 0,5 |
Từ 15% đến dưới 25% | 0,6 |
Từ 25% trở lên | 0,7 |
2. Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện
Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện | Hệ số |
Dưới 2.000 hộ | 0,4 |
Từ 2.000 đến dưới 3.000 hộ | 0,5 |
Từ 3.000 đến dưới 4.600 hộ | 0,6 |
Từ 4.600 hộ trở lên | 0,7 |
3. Tiêu chí 3: Số đơn vị hành chính cấp xã của huyện
Số đơn vị hành chính cấp xã của huyện | Hệ số |
Dưới 10 xã | 1 |
Từ 11 đến dưới 20 xã | 1,2 |
Từ 20 đến dưới 30 xã | 1,3 |
Từ 30 xã trở lên | 1,5 |
4. Tiêu chí 4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi của huyện
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi của huyện | Hệ số |
Từ 20% trở lên | 1,6 |
Từ 15% đến dưới 20% | 1,4 |
Từ 11% đến dưới 15% | 1,2 |
Dưới 11% | 1 |
5. Tiêu chí 5: Lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên của huyện
Lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên của huyện | Hệ số |
Dưới 50.000 người | 1 |
Từ 50.000 đến dưới 90.000 người | 1,3 |
Từ 90.000 người trở lên | 1,6 |
6. Tiêu chí 6: Số lượng tuyển sinh trên địa bàn các huyện
Số lượng tuyển sinh trên địa bàn các huyện | Hệ số |
Dưới 2.900 người/năm | 0,5 |
Từ 2.900 người/năm đến dưới 5.000 người/năm | 0,6 |
Từ 5.000 người/năm trở lên | 0,7 |
Điều 6. Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
1. Phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương của dự án: Tối đa 20% cho các sở, ngành; tối thiểu 80% cho các huyện.
2. Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho từng huyện
Vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho từng huyện được tính theo công thức:
Ci = Q.Xi.ĐVi
Trong đó:
Ci là vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện thứ i.
Xi là tổng số các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành chính cấp xã của huyện thứ i.
Q là vốn bình quân cho từng huyện được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho các huyện để thực hiện dự án.
Điều 7. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, cải thiện dinh dưỡng
1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
a) Phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương của tiểu dự án: Tối đa 15% cho sở, ngành; tối thiểu 85% cho các huyện.
b) Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho từng huyện
Vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho từng huyện được tính theo công thức:
Đi = Q.Xi.ĐVi
Trong đó:
Đi là vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện thứ i.
Xi là tổng số các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành chính cấp xã của huyện thứ i.
Q là vốn bình quân cho từng huyện được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho các huyện để thực hiện Tiểu dự án 1.
2. Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
a) Phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương của tiểu dự án: Tối đa 10% cho các sở, ngành; tối thiểu 90% cho các huyện.
b) Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho từng huyện
Vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho từng huyện được tính theo công thức:
Ei = Q.ĐVi.DDi
Trong đó:
Ei là vốn ngân sách Trung ương phân bổ huyện thứ 1.
DDi là hệ số tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi của huyện thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành chính cấp xã của huyện thứ i.
Q là vốn bình quân cho từng huyện được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách Trung ương để phân bổ cho các huyện để thực hiện Tiểu dự án 2.
Điều 8. Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
1. Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp
a) Phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương của tiểu dự án: Tối đa 70% cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để đặt hàng, giao nhiệm vụ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; tối thiểu 30% cho các huyện.
b) Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho từng huyện.
Vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho từng huyện được tính theo công thức:
Ki = Q.Xi
Trong đó:
Ki là vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho địa huyện thứ i.
Xi là tổng số các hệ số tiêu chí của huyện thứ i theo công thức:
Xi = TLi QMi ĐVi TSi
TLi là hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện thứ i.
QMi là hệ số tiêu chí tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo cửa huyện thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành chính cấp xã của huyện thứ i.
TSi là hệ số tiêu chí số lượng tuyển sinh các đối tượng của tiểu dự án trên địa bàn huyện thứ i.
Q là vốn bình quân cho từng huyện được tính theo công thức:
G là tổng số vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương phân bổ cho các huyện thực hiện Tiểu dự án 1 để hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ việc làm bền vững
a) Đối với vốn sự nghiệp: Phân bổ vốn ngân sách Trung ương của tiểu dự án: Tối đa 20% cho các sở, ngành; tối thiểu 80% cho các huyện.
- Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn sự nghiệp cho từng huyện.
Vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho từng huyện được tính theo công thức:
Mi = Q.Xi.Yi
Trong đó:
Mi là vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện thứ i.
Xi là tổng số các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện thứ i.
Yi là hệ số tiêu chí lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của huyện thứ i.
Q là vốn bình quân cho từng huyện tỉnh theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách Trung ương để phân bổ cho các huyện thực hiện tiểu dự án.
b) Đối với vốn đầu tư phát triển: Phân bổ 100% vốn ngân sách Trung ương để thực hiện hoạt động hiện đại hóa thông tin thị trường lao động (cơ sở hạ tầng, kỹ thuật thông tin) gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho cơ quan chủ trì, quản lý dự án, tiểu dự án và đơn vị liên quan.
Điều 9. Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin
1. Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin
a) Phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương của tiểu dự án: Tối đa 100% cho các sở, ngành; tối thiểu cho các huyện để thực hiện tiểu dự án.
b) Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho từng huyện
Vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho từng huyện được tính theo công thức:
Ni = Q.Xi.ĐVi Di
Trong đó:
Ni là vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện thứ i.
Xi là tổng số các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành chính cấp xã của huyện thứ i.
Di là nhu cầu kinh phí thực hiện nội dung đặc thù giảm nghèo thông tin theo hướng dẫn của cơ quan chủ trì tiểu dự án cấp tỉnh.
Q là vốn bình quân cho từng huyện được tính theo công thức:
Trong đó: G là tổng số vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho các huyện để thực hiện Tiểu dự án 1; D là tổng nhu cầu kinh phí thực hiện nội dung đặc thù giảm nghèo thông tin theo hướng dẫn của cơ quan chủ trì tiểu dự án cấp tỉnh.
2. Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
a) Phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương của tiểu dự án:
- Tối đa 60% cho các sở, ngành. Trong đó:
Phân bổ tối đa cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 30%;
Phân bổ tối đa cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 10%;
Phân bổ tối đa cho Sở Y tế: 10%;
Phân bổ tối đa cho Sở Thông tin và Truyền thông: 10%.
- Tối thiểu 40% cho các huyện.
b) Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho từng huyện.
Vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho từng huyện được tính theo công thức:
Pi = Q.Xi.ĐVi
Trong đó:
Pi là vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện thứ i.
Xi là tổng số các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành chính cấp xã của huyện thứ i.
Q là vốn bình quân cho từng huyện được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho các huyện để thực hiện Tiểu dự án 2.
Điều 10. Dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
1. Phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương của tiểu dự án:
- Tối đa 40% cho các sở, ngành. Trong đó:
Phân bổ tối đa cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đã bao gồm hoạt động của Ban Chỉ đạo): 25%;
Phân bổ tối đa cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 5%;
Phân bổ tối đa cho Sở Y tế: 5%;
Phân bổ tối đa cho Sở Thông tin và Truyền thông: 5%.
- Tối thiểu 60% cho các huyện.
2. Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho từng huyện.
Vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho từng huyện được tính theo công thức:
Ri = Q.Xi.ĐVi
Trong đó:
Ri là vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho huyện thứ i.
Xi là tổng số các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành chính cấp xã của huyện thứ i.
Q là vốn bình quân cho từng huyện được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho các huyện để thực hiện dự án.
Mục 2. TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Điều 11. Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình
1. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương, căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân sách, các địa phương phải ưu tiên bố trí đủ vốn ngân sách địa phương theo quy định tại Nghị quyết này và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để triển khai thực hiện kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trên địa bàn hằng năm và 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quy định tỷ lệ đối ứng từ ngân sách địa phương: Hằng năm ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng 15% tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ để thực hiện Chương trình. Trong đó:
a) Đối với các dự án, tiểu dự án do các sở, ngành của tỉnh được giao chủ trì, thực hiện: Ngân sách cấp tỉnh đối ứng 100%.
b) Đối với các dự án, tiểu dự án do cấp huyện được giao chủ trì, thực hiện thì tỷ lệ đối ứng từ ngân sách địa phương như sau:
- Ngân sách cấp huyện đối ứng 50%, ngân sách cấp tỉnh cân đối hỗ trợ 50% đối với huyện Phú Bình, huyện Phú Lương, huyện Đại Từ.
- Ngân sách cấp huyện đối ứng 30%, ngân sách cấp tỉnh cân đối hỗ trợ 70% đối với huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ.
- Ngân sách cấp huyện tự cân đối và đối ứng 100% đối với các thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thành phố Phổ Yên./.
- 1Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 2Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 5Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7Nghị quyết 54/2023/NQ-HĐND sửa đổi Điều 11 của Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và hằng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình kèm theo Nghị quyết 27/2022/NQ-HĐND
- 1Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi bảo đảm cho công tác cải cách hành chính nhà nước; mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Thái Nguyên và mức chi, mức hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
- 2Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 4Luật Đầu tư công 2019
- 5Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 6Nghị quyết 814/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025
- 8Nghị quyết 24/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 9Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 02/2022/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 12Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 13Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 14Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 15Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 16Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 17Nghị quyết 54/2023/NQ-HĐND sửa đổi Điều 11 của Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và hằng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình kèm theo Nghị quyết 27/2022/NQ-HĐND
Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 02/2022/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 16/06/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Phạm Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra