- 1Thông tư 86-TTg năm 1957 sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức về việc chấp hành chính sách ưu đãi gia đình liệt sĩ và các quân nhân cách mạng: quân nhân tại ngũ, thương bệnh binh, quân nhân giải ngũ và quân nhân phục viên (bao gồm quân nhân chuyển ngành, về xã, bị địch bắt trả lại sau hòa bình) do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 2Thông tư 59-TB-SL5 năm 1956 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ ưu đãi gia đình liệt sĩ do Bộ Thương binh ban hành
- 3Thông tư liên bộ 27-NV năm 1961 hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn thương binh đối với quân nhân bị thương trong hòa bình do Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ ban hành.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 980-TTg | Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 1956 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Thương binh,
Theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ
NGHỊ ĐỊNH :
1) Bản điều lệ ưu đãi thương binh, bệnh binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật.
2) Bản điều lệ ưu đãi gia đình liệt sĩ
3) Bản điều lệ ưu đãi gia đình quân nhân
Điều 3. – Các thể lệ ban hành trước đây trái với các bản điều lệ này đều bãi bỏ.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
ƯU ĐÃI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, DÂN QUÂN, DU KÍCH, THANH NIÊN XUNG PHONG BỊ THƯƠNG TẬT
Chương 1:
ĐỊNH NGHĨA
- Những quân nhân du kích, bị thương vì tham gia chiến đấu với địch hay là vì gỡ mìn bom.
- Những thanh niên xung phong bị thương vì thừa hành công vụ trong thời kỳ kháng chiến hay là vì gỡ mìn bom sau kháng chiến.
MỤC I. - TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT HUY KHẢ NĂNG CỦA THƯƠNG BINH
1) Nếu vì thương tật nặng, không thể làm việc được nữa, và không tiện về với gia đình, sẽ được Chính phủ nuôi dưỡng và tùy hoàn cảnh, dần dần được tạo điều kiện để có thể làm việc được;
2) Nếu có hoàn cảnh về với gia đình, sẽ được giúp đỡ trở về gia đình làm ăn, và có thể tham gia công tác ở địa phương.
3) Nếu không có hoàn cảnh về với gia đình, mà có khả năng canh tác, sẽ được nhân dân đón về xã và giúp đỡ làm ăn.
4) Nếu có khả năng làm công tác hay là có nghề chuyên môn, tùy hoàn cảnh sẽ được giúp đỡ để làm công tác hay là nghề chuyên môn đó.
5) Nếu không thuộc các trường hợp kể trên, tùy hoàn cảnh sẽ được giúp đỡ học nghề thích hợp để làm ăn.
Phụ cấp thương tật lĩnh từng quý 3 tháng, vào đầu mỗi quý.
Suất phụ cấp thương tật do nghị định Liên bộ Thương binh- Quốc phòng- Tài chính ấn định.
MỤC III. TRỢ CẤP VỀ ĐỊA PHƯƠNG SẢN XUẤT VÀ PHỤ CẤP SẢN XUẤT HAY AN DƯỠNG
- Loại trợ cấp đối với những thương binh về sống với gia đình.
- Loại trợ cấp đối với thương binh được nhân dân đón về xã.
Tiền trợ cấp do nghị định Liên bộ Thương binh-Quốc phòng-Tài chính ấn định.
Thương binh thuộc các hạng thương tật 2, 3, 4, 5 được hưởng phụ cấp sản xuất
Thương binh thuộc hạng đặc biệt và hạng 1 được hưởng phụ cấp an dưỡng.
Phụ cấp sản xuất hay an dưỡng lĩnh từng quý 3 tháng, vào đầu mỗi quý như phụ cấp thương tật.
Suất phụ cấp sản xuất hay an dưỡng do nghị định Liên bộ Thương binh-Quốc phòng-Tài chính ấn định.
Điều 10. – Trong chính sách thuế nông nghiệp thương binh được ưu đãi như sau:
1) Tính nhân khẩu nông nghiệp: Thương binh ở trại thương binh hay là đi công tác, đi học thì đươc tính là một nhân khẩu nông nghiệp trong gia đình. Thương binh sống ở nước khác, thành lập một nông hộ riêng, thì tính nhân khẩu nông nghiệp ở nơi đó, không tính ở gia đình nữa.
2) Miễn thuế và giảm thuế: Thương binh về địa phương tham gia sản xuất nông nghiệp được miễn thuế hoặc giảm thuế trong hai năm kể từ ngày về địa phương như sau:
- Nếu thương binh sống một mình, thì ruộng đất của thương binh được miễn thuế.
- Nếu thương binh sống chung với gia đình thì gia đình thương binh được giảm thuế là 50 kilô thóc một năm; nhưng nếu thuế đóng chưa tới 50ki-lô thì được miễn thuế.
Nếu thương binh về địa phương sau một thời gian rồi mới chuyển sang sản xuất nông nghiệp thì vẫn được miễn hay giảm thuế nông nghiệp trong hai năm kể từ ngày sản xuất nông nghiệp.
Chiếu cố trong việc tuyển dụng và đi học
Con của thương binh được chiếu cố trong việc nhận vào các trường học.
Điều 14. – Thương binh được cấp huy hiệu thương binh.
Điều 16. – Bệnh binh vì điều kiện sức khỏe mà giải ngũ thì được giúp đỡ để tổ chức đời sống như sau:
1) Nếu vì mắc bệnh nặng, không thể làm việc được nữa và không tiện về với gia đình, sẽ được Chính phủ nuôi dưỡng, và điều trị.
2) Nếu có hoàn cảnh về với gia đình ở địa phương sẽ được giúp đỡ để về địa phương làm ăn, hay an dưỡng.
Điều 17. – Bệnh binh về địa phương được hưởng những khoản trợ cấp sau đây:
1) Trợ cấp về địa phương: do nghị định Liên bộ Thương binh-Quốc phòng- Tài chính ấn định.
2) Trợ cấp bồi dưỡng: để bồi dưỡng thêm về sức khỏe do nghị định Liên bộ Thương binh-Quốc phòng-Tài chính ấn định.
Điều 19. – Bệnh binh được ưu đãi về thuế nông nghiệp như sau:
1) Tính nhân khẩu nông nghiệp: Bệnh binh ở trại thương binh được tính là một nhân khẩu nông nghiệp trong gia đình. Bệnh binh sống ở nơi khác, thành lập một nông hộ riêng, thì tính nhân khẩu nông nghiệp ở nơi đó, không tính ở gia đình nữa.
2) Miễn giảm thuế: Bệnh binh có bệnh nhẹ và có điều kiện tham gia sản xuất nông nghiệp ở địa phương thì được miễn, giảm thuế như thương binh.
ƯU ĐÃI DÂN QUÂN, DU KÍCH, THANH NIÊN XUNG PHONG BỊ THƯƠNG TẬT
NHIỆM VỤ CỦA THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, DÂN QUÂN, DU KÍCH, THANH NIÊN XUNG PHONG BỊ THƯƠNG TẬT
Bản điều lệ này áp dụng đối với các liệt sĩ mất từ 1925 trở về sau. Các liệt sĩ mất từ 1925 trở về trước là những tiên liệt, không thuộc phạm vi quy định trong bản điều lệ này.
Điều 2. – Gia đình liệt sĩ gồm những thân nhân của liệt sĩ xếp theo thứ tự trước sau như dưới đây:
- Vợ hay chồng
- Con
- Cha mẹ đẻ
- Em dưới 16 tuổi
Nếu không có những người này thì người nào đã thực sự nuôi nấng liệt sĩ từ bé đến lớn, hoặc người mà liệt sĩ có nhiệm vụ nuôi nấng, do nhân dân xã, khu phố công nhận, đuợc coi là gia đình liệt sĩ.
Nếu liệt sĩ hy sinh từ lâu, gia đình không có giấy tờ chứng nhận, nhưng được nhân dân và chính quyền xã hoặc khu phố thừa nhận thì được xét và coi là gia đình liệt sĩ.
Điều 6. – Gia đình liệt sĩ được tính mỗi liệt sĩ là một nhân khẩu trong thuế nông nghiệp.
Điều 8. – Trong các ngày lễ, cuộc vui, gia đình liệt sĩ được mời ngồi chỗ tốt.
Điều 10. – Trong việc Chính phủ cứu tế hay cho nhân dân vay, gia đình liệt sĩ được chiếu cố.
Liệt sĩ nói trong điều lệ này là:
- Bị địch giết chết
- Bị địch bắt, tra tấn, không khai báo, không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, sau bị ốm chết.
- Bị khủng bố chết trong các cuộc đấu tranh trong các nhà lao của địch.
2) Những quân nhân cách mạng thuộc các tổ chức Quân đội nhân dân Việt nam và các tổ chức vũ trang khác như: Đội Việt nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu quốc, quân (tức quân du kích hoạt động trong thời kỳ đại chiến thứ hai ở Bắc sơn, Đình cả, Tràng xã, La hiên, Đại tứ, Định hóa, Sơ dương, Ba tơ v .v… ) những cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị cảnh vệ, bảo vệ, công an vũ trang:
- Bị hy sinh trong khi chiến đấu
- Bị khủng bố chết trong các cuộc đấu tranh trong nhà lao của địch
4) Những tự vệ chiến đấu, những “đội danh dự” của Việt minh trước ngày Tổng khởi nghĩa, những tự vệ chiến đấu ở thành phố những dân quân du kích.
- Bị hy sinh trong khi chiến đấu
- Bị hy sinh trong khi diệt tề, trừ gian, chống phản động, trinh sát địch tình, đưa đường cho bộ đội đánh địch v .v…
- Vì dũng cảm bảo vệ phát động quần chúng bị địa chủ, phản động sát hại
- Vì dũng cảm vượt khó khăn, nguy hiểm kiên quyết làm nhiệm vụ khi phục vụ tiền tuyến: tải thương, tải đạn, bảo vệ cán bộ, bảo vệ kho tàng, bảo vệ cầu đường, chuẩn bị chiến trường, giao thông liên lạc v .v… mà bị hy sinh, được nhân dân nhận xét là xứng đáng, Ủy ban Hành chính tỉnh đề nghị.
5) Những công nhân quốc phòng vì thử, chữa hay sản xuất vũ khí, vì chiến đấu bảo vệ nhà máy trong thời gian kháng chiến mà bị hy sinh, vì dũng cảm vượt khó khăn nguy hiểm, kiên quyết làm nhiệm vụ khi phục vụ tiền tuyến, mà bị hy sinh, được đồng nghiệp trong xí nghiệp hoặc nhân dân nhận xét là xứng đáng, Ủy ban Hành chính tỉnh hay Bộ Tư lệnh Quân khu đề nghị.
6) Những thanh niên xung phong, đội viên đội chủ lực cầu đường, vì dũng cảm vượt khó khăn nguy hiểm, kiên quyết làm nhiệm vụ trong khi phục vụ tiền tuyến trong thời gian kháng chiến, những dân công luôn luôn tỏ ra dũng cảm vượt khó khăn nguy hiểm, kiên quyết làm nhiệm vụ trong khi phục vụ tiền tuyến, mà bị hy sinh, được nhân dân nhận xét là xứng đáng, Ủy ban Hành chính tỉnh đề nghị.
8) Những công dân vì kiên quyết bảo vệ cán bộ hay cơ sở cách mạng, trong khi đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến mà bị địch sát hại, bị địch tra tấn chết mà không khai báo.
Những cốt cán trong phát động quần chúng đã kiên quyết đấu tranh với địa chủ, phản động mà bị chúng sát hại, được nhân dân nhận xét là xứng đáng, Ủy ban Hành chính tỉnh đề nghị.
Trên đây là trường hợp những người hy sinh một cách vẻ vang xứng đáng là liệt sĩ.
Đối với trường hợp những người đã mất, trọn đời phục vụ cách mạng, có công lớn thì Chính phủ còn đang nghiên cứu và sẽ quy định sau.
Điều 2. – Gia đình quân nhân gồm những thân nhân của quân nhân xếp thứ tự trước sau như dưới đây:
- Vợ hay chồng
- Con
- Cha mẹ đẻ
- Em dưới 16 tuổi, nếu không còn cha mẹ
Nếu không có những người này thì người nào đã thực sự nuôi nấng quân nhân từ bé đến lớn, hoặc người mà quân nhân có nhiệm vụ nuôi nấng, do nhân dân xã hoặc khu phố công nhận, được coi là gia đình quân nhân.
Điều 8. – Trong việc Chính phủ cứu tế hay cho nhân dân vay, gia đình quân nhân được chiếu cố.
- 1Thông tư 22-NV-1968 hướng dẫn việc vận dụng tiêu chuẩn liệt sĩ trong tình hình mới do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 41-NV năm 1962 hướng dẫn chính sách đối với các gia đình Liệt sĩ, gia đình quân nhân từ trần, mất tích miền Nam, tập kết ra Bắc do Bộ Nội Vụ ban hành
- 3Thông tư 42-NV năm 1962 hướng dẫn trả phụ cấp thương tật và phụ cấp an dưỡng cho thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong do Bộ Nội Vụ ban hành
- 4Nghị định 13-CP năm 1962 về việc nâng phụ cấp thương tật cho thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật do hội đồng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 124-TTg năm 1958 sửa đổi điều lệ ưu đãi thương binh, bệnh binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật ban hành kèm theo Nghị định 980 do Thủ Tướng ban hành
- 6Thông tư 2838-NV năm 1962 về phân cấp quản lý công tác phụ cấp thương tật về địa phương do Bộ Nội Vụ ban hành
- 7Nghị định 45-CP năm 1976 sửa đổi chính sách đối với thương binh và gia đình liệt sĩ do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 1Thông tư 22-NV-1968 hướng dẫn việc vận dụng tiêu chuẩn liệt sĩ trong tình hình mới do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 41-NV năm 1962 hướng dẫn chính sách đối với các gia đình Liệt sĩ, gia đình quân nhân từ trần, mất tích miền Nam, tập kết ra Bắc do Bộ Nội Vụ ban hành
- 3Thông tư 42-NV năm 1962 hướng dẫn trả phụ cấp thương tật và phụ cấp an dưỡng cho thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong do Bộ Nội Vụ ban hành
- 4Nghị định 13-CP năm 1962 về việc nâng phụ cấp thương tật cho thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật do hội đồng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 86-TTg năm 1957 sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức về việc chấp hành chính sách ưu đãi gia đình liệt sĩ và các quân nhân cách mạng: quân nhân tại ngũ, thương bệnh binh, quân nhân giải ngũ và quân nhân phục viên (bao gồm quân nhân chuyển ngành, về xã, bị địch bắt trả lại sau hòa bình) do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 6Nghị định 124-TTg năm 1958 sửa đổi điều lệ ưu đãi thương binh, bệnh binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật ban hành kèm theo Nghị định 980 do Thủ Tướng ban hành
- 7Thông tư 2838-NV năm 1962 về phân cấp quản lý công tác phụ cấp thương tật về địa phương do Bộ Nội Vụ ban hành
- 8Thông tư 59-TB-SL5 năm 1956 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ ưu đãi gia đình liệt sĩ do Bộ Thương binh ban hành
- 9Thông tư liên bộ 27-NV năm 1961 hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn thương binh đối với quân nhân bị thương trong hòa bình do Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ ban hành.
- 10Nghị định 45-CP năm 1976 sửa đổi chính sách đối với thương binh và gia đình liệt sĩ do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
Nghị định 980-TTg năm 1956 về bản điều lệ ưu đãi thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật, bản điều lệ ưu đãi gia đình liệt sĩ và bản điều lệ ưu đãi gia đình liệt sĩ và bản điều lệ ưu đãi gia đình quân nhân do Thủ Tướng ban hành.
- Số hiệu: 980-TTg
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/07/1956
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phan Kế Toại
- Ngày công báo: 03/10/1956
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: 11/08/1956
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định