Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

VỀ KÉO DÀI THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 121/2016/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2016 ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 74/2020/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016 (sau đây gọi là Nghị định số 121/2016/NĐ-CP) đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 74/2020/NĐ-CP) về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ như sau:

1. Sửa đổi tên gọi Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP thành “về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội”.

2. Sửa đổi Điều 1 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ; tổng công ty và công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.”

3. Sửa đổi khoản 3khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP như sau:

“3. Đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Nghị định này là công nhân quốc phòng xếp lương theo Nghị định số 19/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng. Đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Nghị định này là viên chức quốc phòng xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

4. Các đối tượng không thuộc đối tượng xếp lương theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này thì xếp lương, phụ cấp lương theo thang lương, bảng lương do công ty xây dựng, quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động.”

4. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:

“1. Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội được giao ổn định đơn giá tiền lương (tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương) trong giai đoạn 2016 - 2020 và từ năm 2021 trở đi trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân của giai đoạn 2011 - 2015 khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện: Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mức tăng (tính theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (tính theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ít nhất 3%.”

5. Sửa đổi khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:

“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ được giao ổn định đơn giá tiền lương (tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương hoặc theo chỉ tiêu tổng sản phẩm hoặc tổng sản phẩm quy đổi) trong giai đoạn 2016 - 2020 và từ năm 2021 trở đi trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân giai đoạn 2011 - 2015 khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện: Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mức tăng (tính theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (tính theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm không thấp hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.

Đơn giá tiền lương thực hiện bình quân giai đoạn 2011 - 2015 được tính trên quỹ tiền lương thực hiện và chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương hoặc chỉ tiêu tổng sản phẩm hoặc tổng sản phẩm quy đổi thực hiện hằng năm trong giai đoạn 2011 - 2015.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 6 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:

“5. Trong năm 2020 và từ năm 2021 trở đi, khi thực hiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, thực hiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ phải tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới thì quỹ tiền lương của người lao động thực hiện như sau:

a) Trường hợp tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, từ khi tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới hoặc nhận sáp nhập, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương tối đa bằng mức tiền lương bình quân của người lao động đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đó tại công ty chuyển giao hoặc công ty bị sáp nhập trong năm liền kề trước thời điểm chuyển giao hoặc bị sáp nhập; trường hợp mức tiền lương bình quân này thấp hơn so với mức tiền lương bình quân của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tương tự tại công ty nhận sáp nhập thì được tính tối đa bằng mức lương bình quân trong năm liền kề ở công ty nhận sáp nhập trước thời điểm sáp nhập.

b) Trường hợp phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới (ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã được giao ổn định đơn giá tiền lương quy định tại khoản 1 Điều này và ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới tiếp nhận từ Công ty mẹ quy định tại điểm a khoản này), từ khi phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân do công ty quyết định bảo đảm tương quan chung nhưng tối đa bằng tiền lương của người lao động làm nghề, công việc tương tự trong Tập đoàn.

c) Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản này, công ty phải bảo đảm: hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, có lợi nhuận và phải báo cáo Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cho ý kiến trước khi thực hiện.”

7. Bổ sung khoản 4 vào Điều 7 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:

“4. Từ năm 2021 trở đi, đối với những nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã được giao ổn định đơn giá tiền lương trong giai đoạn 2016 - 2020 thì tiếp tục thực hiện đơn giá tiền lương này theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này; đối với những nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tiếp nhận từ Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội thì việc xác định quỹ tiền lương thực hiện đối với các nhiệm vụ này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này; đối với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới phát sinh (ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã được giao ổn định đơn giá tiền lương quy định tại khoản 1 và ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới tiếp nhận từ Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội quy định tại khoản 2 Điều này) thì việc xác định quỹ tiền lương thực hiện đối với nhiệm vụ này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định này; đối với những công ty thành lập từ năm 2020 thì việc xác định quỹ tiền lương thực hiện từ năm 2021 đối với các công ty này thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều này.”

8. Bỏ cụm từ “đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020” tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 121/2016/NĐ-CPkhoản 1 Điều 2 Nghị định số 74/2020/NĐ-CP.

Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực kê từ ngày ký ban hành.

2. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

3. Từ năm 2021 trở đi, đối với những công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, khi đã được giao đơn giá tiền lương ổn định mà có chỉ tiêu năng suất lao động hoặc lợi nhuận bị giảm chủ yếu do yếu tố khách quan dẫn đến tiền lương bình quân của người lao động hưởng lương theo đơn giá tiền lương được giao ổn định thấp hơn 65% so với mức lương bình quân năm 2020 của số lao động đó thì được tính cao hơn đến 65% mức tiền lương bình quân năm 2020 và bảo đảm không thấp hơn mức tiền lương xác định theo thang lương, bảng lương, phụ cấp lương quy định tại Điều 4 Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này. Khi xác định tiền lương bình quân theo quy định này, công ty phải bảo đảm: hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và phải báo cáo Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cho ý kiến trước khi thực hiện.

4. Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tiếp tục áp dụng tiền lương, thù lao, tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP, không áp dụng quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.

5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 82/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi Nghị định 121/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Nghị định 74/2020/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

  • Số hiệu: 82/2021/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 06/09/2021
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Lê Minh Khái
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 757 đến số 758
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản