Hệ thống pháp luật

NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Số: 80-NgĐ/NH

Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 1958

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN THỂ LỆ VÀ BIỆN PHÁP CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ MUA BÁN TRONG NƯỚC

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Căn cứ Sắc lệnh số 15-SL ngày 06 tháng 5 năm 1951 thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam;
Thi hành Quyết định số 130-TTg ngày 04/4/1957 của Thủ tướng phủ về việc thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế để tăng cường công việc quản lý kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh, giao cho Ngân hàng Quốc gia phải xây dựng các chế độ cho vay ngắn hạn đối với các ngành kinh tế quốc dân;
Thi hành Nghị định số 144-TTg ngày 09 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng phủ về việc tập trung thanh toán không dùng tiền mặt giữa các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, cơ quan Nhà nước và đơn vị bộ đội;
Căn cứ công văn số 2263-TN ngày 07 tháng 6 năm 1958 của Thủ tướng phủ đồng ý về nội dung bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với Hợp tác xã mua bán trong nước;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với Hợp tác xã mua bán trong nước kèm theo Nghị định này.

Điều 2. Thể lệ và biện pháp này được áp dụng từ ngày ban hành theo mức độ tiến hành hạch toán kinh tế của các tổ chức Hợp tác xã mua bán trong nước.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng, Giám đốc Vụ, Sở ở Ngân hàng trung ương và các ông Trưởng Chi nhánh Ngân hàng toàn quốc chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM




Lê Viết Lượng

THỂ LỆ

BIỆN PHÁP CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ MUA BÁN

Chương Thứ Nhất:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

A. MỤC ĐÍCH CHO VAY

Điều 1. Hợp tác xã mua bán là một tổ chức kinh tế tập thể của công dân, là một bộ phận của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa nên Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho các Hợp tác xã mua bán vay vốn nhằm mục đích:

1. Giúp đỡ Hợp tác xã mua bán có thêm vốn lưu động để mở rộng hoạt động kinh doanh, cùng với Mậu dịch quốc doanh lãnh đạo thị trường nông thôn ổn định giá cả, cải tạo tư thương.

2. Thông qua công tác cho vay ngắn hạn, Ngân hàng Quốc gia làm nhiệm vụ kiểm soát bằng đồng tiền để giúp Hợp tác xã mua bán củng cố chế độ hạch toán kinh tế, thực hiện tốt kế hoạch luân chuyển hàng hóa, giảm bớt phí tổn lưu chuyển, tích lũy vốn cho Hợp tác xã mua bán và Nhà nước.

B. CƠ CẤU LUÂN CHUYỂN (TỨC VỐN LƯU ĐỘNG) CỦA HỢP TÁC XÃ MUA BÁN

Điều 2. Vốn luân chuyển (tức vốn lưu động) của Hợp tác xã mua bán tổ chức theo nguyên tắc tham gia theo phần. Mỗi đơn vị Hợp tác xã mua bán phải có một số vốn riêng tối thiểu để tham gia vào luân chuyển hàng hóa. Số vốn này bao gồm tiền cổ phần, xã phí, lãi tích lũy, v.v… và không được dưới 10% vốn dự trữ hàng hóa theo kế hoạch, phần còn lại không quá 90% do Ngân hàng Quốc gia cho vay ngắn hạn. Đối với Hợp tác xã mua bán cấp tỉnh và tổng xã, sẽ trừ phần vốn tự có và coi như tự có, số còn thiếu do Ngân hàng Quốc gia cho vay.

Ngân hàng Quốc gia chỉ cho vay về hàng hóa: (hàng hóa trong kho, đang trên đường đi, trong màng lưới bán buôn và bán lẻ, đang gia công, chế biến, v.v…).

Vốn dự trữ hàng hóa gồm có tiền mua hàng, phí tổn lưu chuyển hàng hóa và thuế hàng hóa (nếu phải nộp thay cho người bán). Các khoản khác thuộc vốn luân chuyển nhưng không phải hàng hóa như: tiền mặt đọng tại quỹ hay đang trên đường đi, bao bì, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng và các vật liệu khác, v.v… phải do vốn riêng của Hợp tác xã mua bán thỏa mãn, Ngân hàng không cho vay.

Vốn lưu động của các tổ chức phục vụ như cắt tóc, nhà trọ, quán ăn, tiệm may, v.v… do vốn tự có của Hợp tác xã mua bán giải quyết. Đối với các đơn vị sản xuất, chế biến, nếu chưa thành đơn vị hạch toán độc lập thì Ngân hàng sẽ cho vay kết hợp với luân chuyển hàng hóa, nếu đã thành đơn vị hạch toán riêng thì Ngân hàng cho vay theo thể lệ cho vay công nghiệp.

C. NGUYÊN TẮC CHO VAY

Điều 3. Ngân hàng Quốc gia cho Hợp tác xã mua bán vay theo những nguyên tắc sau đây:

1. Ngân hàng quốc gia trực tiếp cho các đơn vị Hợp tác xã mua bán vay, không qua cấp trung gian nào để phân phối lại số tiền vay;

2. Ngân hàng cho vay vốn để sử dụng vào những mục đích nhất định, có định trước trong kế hoạch;

3. Các đơn vị Hợp tác xã mua bán chỉ được nhận tiền vay theo mức thực hiện kế hoạch;

4. Các Hợp tác xã mua bán phải trả nợ sòng phẳng, đúng thời hạn đã ghi trong giấy nhận nơ;

5. Các Hợp tác xã mua bán vay vốn của Ngân hàng phải có vật tư tương đương đảm bảo số tiền vay.

Ngoài các nguyên tắc trên, phải thủ tiêu hết những hình thức tín dụng thương mại, trừ những trường hợp được phép ứng trước như gia công, đặt hàng, mua bán giúp Mậu dịch quốc doanh và Hợp tác xã mua bán cấp trên.

D. ĐIỀU KIỆN CHO VAY

Điều 4. Các Hợp tác xã mua bán vay vốn của Ngân hàng phải là những đơn vị đã hạch toán kinh tế nghĩa là phải có những điều kiện sau đây:

1. Đơn vị vay phải có tư cách pháp nhân nghĩa là phải có đăng ký kinh doanh, được cấp trên của mình giới thiệu trực tiếp giao dịch với Ngân hàng để vay, trả, gửi tiền vào, rút tiền ra;

2. Đơn vị vay tiền phải có tài khoản thanh toán ở Ngân hàng, phải có vốn riêng tối thiểu tham gia vào luân chuyển hàng hóa;

3. Đơn vị vay tiền phải có kế hoạch luân chuyển hàng hóa, có kế hoạch thu chi tài vụ, có bảng cân đối tài sản, có quyền ký kết hợp đồng;

4. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, đơn vị vay tiền phải báo cáo đầy đủ về tình hình kinh doanh, tình hình tài vụ cho Ngân hàng.

E. CÁC LOẠI CHO VAY

Điều 5. Căn cứ vào tình hình kinh doanh, trình độ tổ chức của Hợp tác xã mua bán hiện nay, Ngân hàng quy định 4 loại cho vay sau đây:

1. Cho vay dự trữ và luân chuyển hàng hóa

2. Cho vay ứng trước tiền đặt hàng

3. Cho vay nhu cầu tạm thời

4. Cho vay thanh toán.

Chương Thứ Hai:

NỘI DUNG CÁC LOẠI CHO VAY

A. CHO VAY DỰ TRỮ VÀ LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA

Điều 6. Theo loại cho vay này, Ngân hàng chỉ cho vay vốn để dự trữ và luân chuyển hàng hóa theo kế hoạch nghĩa là cho vay căn cứ vào kế hoạch mua vào, bán ra, kế hoạch tồn kho hàng tháng, hàng quý đã được Hợp tác xã mua bán cấp trên duyệt.

Đối tượng và cách thức cho vay.

Điều 7. Những mặt hàng mà Hợp tác xã mua bán kinh doanh của các Công ty Mậu dịch quốc doanh và Hợp tác xã mua bán cấp trên, Ngân hàng cho vay khi trả tiền hàng theo hợp đồng đã ký kết để trả những hóa đơn, giấy nhận nơ.

Còn những mặt hàng mà Mậu dịch quốc doanh và Hợp tác xã mua bán cấp trên giao cho bán giúp thì Ngân hàng không cho vay.

Điều 8. Những mặt hàng mà Mậu dịch quốc doanh không có bán hoặc không thu mua, Hợp tác xã mua bán cần thiết phải thu mua ngoài để kinh doanh như nông cụ, hàng tiểu thủ công, dụng cụ gia đình v.v… Ngân hàng sẽ cho vay, nhưng với điều kiện các đơn vị đó phải tuân theo kế hoạch chung của Nhà nước và phải chịu sự chỉ đạo của Mậu dịch quốc doanh về phương diện giá cả và bán hàng.

Đối với những mặt hàng mà Mậu dịch quốc doanh thống nhất thu mua của nhân dân và các nhà sản xuất, nhưng vì điều kiện nào đó Mậu dịch quốc doanh không thu mua hết, có thương lượng giao cho Hợp tác xã mua bán thu mua để tự kinh doanh trong phạm vi từng vùng với giá cả, quy cách, phẩm chất đã quy định thì Ngân hàng cũng cho vay.

Đối với nông lâm thổ hải sản thu mua giúp Mậu dịch quốc doanh, Ngân hàng không cho vay số tiền thu mua do Mậu dịch quốc doanh ứng trước.

Muốn xin vay khoản này Hợp tác xã mua bán phải trình bày với Ngân hàng chỉ tiêu thu mua và, kế hoạch bán ra đã được cấp trên trong ngành duyệt y để Ngân hàng xét cho vay.

Điều 9. Đơn vị Hợp tác xã mua bán cần thu mua một số nguyên, nhiên, vật liệu để chế biến sản xuất thành hàng hóa bán cho nhân dân, Ngân hàng sẽ cho vay.

Tất cả các khoản chi phí về chế biến sản xuất như thuê nhân công, mua sắm dụng cụ v.v… do Hợp tác xã mua bán tự bỏ vốn ra, Ngân hàng không cho vay.

Muốn xin vay khoản này Hợp tác xã mua bán phải trình bày với Ngân hàng kế hoạch sản xuất, chế biến và kế hoạch tiêu thụ đã được cấp trên trong ngành duyệt y để Ngân hàng cho vay.

Mức tiền cho vay.

Điều 10. Căn cứ vào số lượng hàng hóa cần phải mua và theo giá mua kế hoạch (tức là giá của Mậu dịch quốc doanh bán cho Hợp tác xã mua bán hoặc, giá Nhà nước quy định nếu là hàng hóa mua ngoài) cộng với chi phí vận tải, đóng gói và thuế hàng hóa (nếu phải nộp thay cho người bán) rồi căn cứ vào khả năng vốn của Ngân hàng mà quyết định mức tiền cho vay trong cả tháng.

Trong phạm vi mức tiền được vay trong cả tháng, đơn vị Hợp tác xã mua bán sẽ lần lượt làm giấy nhận nợ từng lần theo nhu cầu thực tế.

Trường hợp phải thu mua vượt kế hoạch được Hợp tác xã mua bán cấp trên duyệt, thì Ngân hàng có thể cho vay thêm nhưng phải đảm bảo chỉ tiêu dư nợ cuối cùng.

Điều 11. Mức tiền cho vay quy định cho tháng nào chỉ được vay trong tháng ấy, không được cho vay sang tháng khác, mặc dầu mức tiền trong tháng đó chưa dùng hết.

Điều 12. Các đơn vị Hợp tác xã mua bán vay tiền của Ngân hàng phải nộp tất cả tiền bán hàng và các khoản thu khác vào tài khoản thanh toán trong Ngân hàng, không được giữ tiền tại quỹ quá mức quy định để kinh doanh.

Điều 13. Quá tuần kỳ trở bớt nợ đã quy định, nếu Hợp tác xã mua bán không nộp tiền bán hàng vào tài khoản trả nợ, Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra. Nếu Hợp tác xã mua bán để tiền tại quỹ quá mức quy định để kinh doanh thì Ngân hàng có quyền thu nợ về trước hạn.

Thời hạn cho vay.

Điều 14. Thời hạn cho vay loại này không được quá một tháng, đơn vị vay nhất thiết phải trả hết nợ tháng trước vào ngày điều chỉnh đầu tháng sau.

Điều 15. Tuần kỳ theo kế hoạch trả nợ mà hai bên đã thỏa thuận, Hợp tác xã mua bán phải trích tài khoản thanh toán của mình hoặc đem nộp tiền mặt tương đương với số hàng hóa đã bán được để trả bớt nợ Ngân hàng.

Trường hợp hàng hóa bán ra mạnh, Hợp tác xã mua bán có thể trả nợ trước kế hoạch đã định.

Điều 16. Vào ngày 5 hay chậm nhất là ngày 10 đầu mỗi tháng, Ngân hàng điều chỉnh tài khoản cho vay. Căn cứ vào giá trị hàng hóa tồn kho thực tế trong mức kế hoạch trừ đi giá trị hàng hóa chưa trả tiền cho người cung cấp, hàng hóa bị ứ đọng v.v… và trừ đi vốn tự có tham gia của Hợp tác xã mua bán, giá trị còn lại là giá trị tồn kho thực tế để so sánh với số dư nợ Ngân hàng.

Khi làm điều chỉnh nợ, giá trị hàng hóa tồn kho thực tế vượt mức kế hoạch thì phần vượt mức không được nhận làm đảm bảo dư nợ Ngân hàng. Nếu giá trị hàng hóa tồn kho vượt mức kế hoạch do những nguyên nhân khách quan, thì sẽ giải quyết như ở điều 23 về cho vay nhu cầu tạm thời.

Điều 17. Khi điều chỉnh nợ cho vay có 3 trường hợp:

1. Giá trị hàng hóa tồn kho thực tế trong kế hoạch (phần được vay) bằng dư nợ Ngân hàng, Hợp tác xã mua bán được vay khoản mới bằng số nợ cũ để trả hết nợ tháng trước;

2. Giá trị hàng hóa tồn kho thực tế trong kế hoạch (phần được vay) cao hơn dư nợ Ngân hàng, Hợp tác xã mua bán cũng được vay khoản mới bằng giá trị hàng hóa thực tế (phần được vay) đó, để trả hết các khoản nợ tháng trước, số còn lại sẽ chuyển qua tài khoản thanh toán của Hợp tác xã mua bán;

3. Giá trị hàng hóa tồn kho thực tế trong kế hoạch (phần được vay) thấp hơn số dư nợ, Ngân hàng chỉ cho vay khoản mới bằng giá trị hàng hóa còn lại để trả nợ tháng trước. Phần nợ còn thiếu, Ngân hàng sẽ trích tài khoản thanh toán của Hợp tác xã mua bán để thu về. Nếu tài khoản thanh toán không đủ tiền, Ngân hàng sẽ chuyển số nợ thiếu ấy qua tài khoản “Nợ quá hạn”.

Điều 18. Đúng ngày điều chỉnh đã ấn định (ngày 5 đầu tháng hay chậm nhât là ngày 10) các đơn vị Hợp tác xã mua bán phải cử đại diện trực tiếp tới Ngân hàng, mang theo bảng kê khai hàng hóa thực tế tồn kho có phân loại (hàng tốt, hàng ứ đọng, hư hỏng, chưa trả tiền cho người cung cấp, người bán chịu chưa lấy hết tiền v.v…) cùng cán bộ Ngân hàng làm điều chỉnh nợ cho vay.

Nếu đơn vị nào không cử người đến điều chỉnh, Ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản thanh toán để thu hồi nợ về. Trường hợp tài khoản thanh toán không đủ tiền sẽ chuyển qua tài khoản “Nợ quá hạn” đồng thời tạm đình chỉ việc cho vay đến khi điều chỉnh xong nợ tháng trước.

Trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 (hoặc chậm nhất là 10) nếu các đơn vị Hợp tác xã mua bán, chưa có số liệu để làm điều chỉnh, nhưng cần thiết vốn để mua hàng thì Ngân hàng có thể cho vay trong phạm vi 14 mức kế hoạch của tháng đó.

B. CHO VAY ỨNG TRƯỚC TIỀN ĐẶT HÀNG

Điều 19. Trong trường hợp các đơn vị Hợp tác xã mua bán có ký kết hợp đồng với các Hợp tác xã nông nghiệp, các Hợp tác xã tiểu thủ công, các tập đoàn sản xuất, các tổ đổi công thường xuyên v.v… (theo quy định của tổng xã) để thu mua nông, lâm, thổ, hải sản, hàng tiểu thủ công v.v… mà phải ứng trước tiền, thì sẽ được Ngân hàng cho vay để ứng trước tiền mua hàng hay đặt hàng.

Điều 20. Muốn xin vay về loại này, đơn vị Hợp tác xã mua bán phải xuất trình hợp đồng đặt hàng đã được đăng ký, và các giấy tờ có liên quan đến việc ứng trước, kèm theo đơn xin vay để Ngân hàng xét.

Điều 21. Mức cho vay sẽ căn cứ vào số tiền phải ứng trước ghi trong hợp đồng, nhưng tối đa không quá tỷ lệ do tổng xã quy định (tổng xã phải báo cáo cho Ngân hàng biết tỷ lệ tiền ứng trước). Đơn vị vay sẽ nhận lần lần số tiền theo nhu cầu thực tế.

Điều 22. Ngân hàng sẽ căn cứ vào ngày giao hàng đã ký kết trong hợp đồng để quy định thời hạn cho vay. Nếu Hợp tác xã mua bán không trả nợ đúng thời hạn, thì Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản thanh toán của Hợp tác xã mua bán để thu hồi nợ về. Nếu tài khoản thanh toán của Hợp tác xã mua bán không đủ tiền thì Ngân hàng sẽ chuyển số tiền thiếu đó qua tài khoản “Nợ quá hạn”.

C. CHO VAY NHU CẦU TẠM THỜI

Điều 23. Trong khi thực hiện kế hoạch, nếu Hợp tác xã mua bán gặp khó khăn tạm thời về vốn lưu động do hoàn cảnh khách quan gây nên như:

1. Nhu cầu đột biến theo lệnh của cấp trên phải dự trữ vượt mức kế hoạch;

2. Vận chuyển khó khăn hoặc vì thời tiết nên hàng về chậm không bán kịp;

3. Nông dân được mua đòi hỏi các đơn vị Hợp tác xã mua bán phải thu mua vượt mức (sau khi kế hoạch thu mua vượt mức đã được cấp trên trong ngành duyệt y).

Điều 24. Muốn vay loại này Hợp tác xã mua bán phải tới Ngân hàng trình bày rõ:

- Nguyên nhân đột biến cần phải dự trữ hàng hóa quá kế hoạch;

- Kế hoạch tiêu thụ số hàng hóa đã dự trữ vượt mức;

- Số tiền xin vay và kế hoạch trả nợ.

Ngân hàng căn cứ vào bản trình bày trên để xét và trong phạm vi khả năng vốn dự trữ của Ngân hàng còn có thể cho vay được mà quyết định số tiền cho vay.

Điều 25. Thời hạn cho vay loại này ấn định tối đa là một tháng. Hợp tác xã mua bán bán hàng đến đâu phải trả nợ Ngân hàng đến đó. Việc trả nợ có thể làm 2, 3 hoặc 4 lần tùy sự thỏa thuận giữa Ngân hàng và Hợp tác xã mua bán.

Nếu quá hạn không trả nợ mà không có lý do chính đáng, không được Ngân hàng đồng ý cho gia hạn thì Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản thanh toán của Hợp tác xã mua bán để thu hồi nợ về. Trường hợp tài khoản thanh toán không đủ tiền thì Ngân hàng sẽ chuyển số tiền thiếu đó qua tài khoản “Nợ quá hạn”.

D. CHO VAY THANH TOÁN

Điều 27. Ngân hàng Quốc gia cho các đơn vị Hợp tác xã mua bán vay thanh toán trong những trường hợp:

- Hợp tác xã mua bán bán hàng chưa nhận được tiền ngay

- Hợp tác xã mua bán mua hàng phải trả tiền trước nhưng hàng chưa đến. Do đó vốn luân chuyển của Hợp tác xã mua bán bị thiếu hụt, gặp khó khăn về tài chính.

Điều 28. Trật tự cho vay, thủ tục giấy tờ làm theo thể lệ cho vay thanh toán chung của Ngân hàng Quốc gia đối với khu vực kinh tế quốc doanh và Hợp tác xã mua bán.

Ngoài các loại cho vay trên, nếu Hợp tác xã mua bán cần vốn để kiến thiết cơ bản như xây dựng nhà cửa v.v… Ngân hàng sẽ cho vay theo thể lệ cho vay dài hạn.

Chương Thứ Ba:

VIỆC LẬP VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH VAY VỐN

Điều 29. Việc lập và xét duyệt kế hoạch vay vốn làm theo quý. Các đơn vị Hợp tác xã mua bán vay tiền phải gửi tới Ngân hàng và Hợp tác xã mua bán cấp trên các tài liệu sau đây 20 ngày trước khi bắt đầu mỗi quý.

1. Kế hoạch vay vốn toàn quý có chia ra từng tháng.

2. Kế hoạch luân chuyển hàng hóa toàn quý (mua vào, bán ra, tồn kho) có chia ra từng tháng.

3. Kế hoạch thu chi tài vụ toàn quý.

Điều 30. Sau khi nhận được các tài liệu trên, Ngân hàng và Hợp tác xã mua bán tính dự kiến xét duyệt (cả kế hoạch của các cơ sở và của bản thân tỉnh). Sau khi xét duyệt, Chi nhánh Ngân hàng lập kế hoạch tổng hợp cho vay Hợp tác xã mua bán kèm theo ý kiến của mình gửi lên Vụ Tín dụng Công thương nghiệp Ngân hàng trung ương, Hợp tác xã mua bán tỉnh lập kế hoạch vay vốn toàn tỉnh gửi lên Tổng xã.

Căn cứ vào kế hoạch của Hợp tác xã mua bán cả tỉnh, Tổng xã xét duyệt, cộng thêm với kế hoạch của Tổng xã rồi lập kế hoạch vay vốn toàn ngành có chia từng tỉnh gửi đến Ngân hàng trung ương trước 15 ngày đầu mỗi quý.

Nhận được kế hoạch vay vốn của Tổng xã, Ngân hàng trung ương kết hợp với kế hoạch của các Chi nhánh Ngân hàng địa phương gửi lên để xét duyệt rồi gửi chỉ tiêu kế hoạch đã duyệt y xuống các Chi nhánh để thực hiện, đồng thời gửi cho Tổng xã một bản để Tổng xã phổ biến xuống các Hợp tác xã mua bán tỉnh.

Chương Thứ Tư:

THỦ TỤC GIẤY TỜ VÀ BÁO CÁO

Điều 31. Hàng tháng Hợp tác xã mua bán muốn vay vốn ngân hàng phải gửi các giấy tờ cần thiết sau đây trước 5 ngày đầu tháng:

1. Kế hoạch thu chi tài vụ

2. Kế hoạch luân chuyển hàng hóa (mua vào, bán ra, tồn kho)

3. Kế hoạch vay vốn Ngân hàng

Điều 32. Mỗi lần vay Hợp tác xã mua bán phải mang tới Ngân hàng bản kê hàng hóa sau khi đã lực chọn được Công ty Mậu dịch quốc doanh chứng nhận đồng ý bán kèm theo đơn xin vay để Ngân hàng đối chiếu với kế hoạch tháng, xét và cho vay.

Đối với hàng hóa thu mua ngoài thị trường, đơn vị Hợp tác xã mua bán phải có kế hoạch thu mua đợt đó, hoặc hợp đồng giao hàng để Ngân hàng đối chiếu với kế hoạch tháng, xét và cho vya.

Điều 33. Vào ngày 5 (chậm nhất là ngày 10) đầu mỗi tháng, quý, năm, các đơn vị Hợp tác xã mua bán phải gửi tới Ngân hàng các tài liệu sau đây:

1. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh

2. Báo cáo tồn kho hàng hóa thực tế (có phân loại hàng tốt, hàng ứ đọng, hư hỏng v.v…)

3. Biểu đồ kế toán

4. Bảng cân đối tài sản (nếu không làm kịp một lần thì sẽ gửi sau theo thời hạn gửi cho cấp trên trong ngành).

Ngoài ra những tài liệu khác có liên quan, mỗi khi báo cáo lên cấp trên trong ngành, thì đồng gửi cho Ngân hàng mỗi thứ một bản.

Chương Thứ Năm:

KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN

Điều 34. Các đơn vị Hợp tác xã mua bán có vay tiền phải chịu sự kiểm soát của Ngân hàng Quốc gia. Việc kiểm tra có thể tiến hành bằng 2 hình thức:

1. Kiểm tra qua các tài liệu báo cáo hàng tháng (báo cáo biểu đồ kế toán, thu chi tài vụ, tình hình tồn kho hàng hóa thực tế có phân loại, tình hình thực hiện kế hoạch luân chuyển hàng hóa v.v…) để biết đơn vị vay tiền có sử dụng vốn đúng mục đích kế hoạch hay không.

2. Kiểm tra tại chỗ (tức là kiểm tra kho tàng) để xem số tiền Ngân hàng cho vay có vật tư tương đương đảm bảo không.

Điều 35. Trong khi kiểm tra nếu thấy hàng hóa dự trữ được tính làm đảm bảo bằng hoặc hơn số dư nợ Ngân hàng tức là số tiền cho vay có vật tư đảm bảo. Nếu giá trị hàng hóa được tính làm đảm bảo ít hơn số dư nợ Ngân hàng hoặc đơn vị vay tiền sử dụng vốn sai mục đích đã ký kết thì Ngân hàng có quyền thu hồi ngay số tiền cho vay không có vật tư đảm bảo và sử dụng sai mục đích đó, bằng cách trích tài khoản thanh toán của Hợp tác xã mua bán để trả nợ. Nếu tài khoản thanh toán không đủ thì chuyển qua tài khoản “Nợ quá hạn”.

Chương Thứ Sáu:

CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT

Điều 36. Các hình thức kỷ luật nhằm đảm bảo nguyên tắc tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng quốc gia, đồng thời nhằm giúp Hợp tác xã mua bán củng cố chế độ hạch toán, cải tiến lề lối kinh doanh thực hiện tốt kế hoạch.

Các Hợp tác xã mua bán vay tiền của Ngân hàng Quốc gia phải chấp hành đúng kỷ luật vay, trả nợ và báo cáo đã quy định:

1. Nếu đến hạn, đơn vị Hợp tác xã mua bán không trả nợ, Ngân hàng sẽ chủ động trính tài khoản thanh toán để thu hồi nợ về. Nếu tài khoản thanh toán không đủ tiền thì Ngân hàng sẽ chuyển qua tài khoản “Nợ quá hạn” và áp dụng lợi suất cao gấp rưỡi đối với số tiền quá hạn trong thời gian quá hạn.

2. Nếu quá thời hạn đã quy định (chậm nhất là ngày 10 hàng tháng) đơn vị Hợp tác xã mua bán không gửi các tài liệu báo cáo và kế hoạch đã quy định, Ngân hàng tạm thời đình chỉ cho vay cho đến khi nhận được các tài liệu trên.

3. Nếu đơn vị Hợp tác xã mua bán sử dụng số tiền vay sai mục đích nghĩa là không dùng vào việc kinh doanh hàng hóa, nếu số tiền vay không có vật tư đảm bảo và, từ ngày vay khoản trước đến ngày xin vay khoản sau, không nộp tiền bán hàng và các khoản thu khác vào tài khoản thanh toán thì Ngân hàng sẽ tạm thời đình chỉ cho vay cho đến khi Hợp tác xã mua bán chấm dứt tình trạng trên. Khi đình chỉ cho vay thì Ngân hàng Quốc gia báo cáo cho đơn vị Hợp tác xã mua bán vay tiền và cấp trên của đơn vị đó biết.

Chương Thứ Bảy:

ĐIỀU KHOẢN PHỤ

Điều 37. Từ ngày ban hành thể lệ và biện pháp này, tất cả các quy định về cho vay Hợp tác xã mua bán trước đây trái với thể lệ này đều bãi bỏ.

CÁC MẪU BẢNG VỀ CHO VAY HỢP TÁC XÃ MUA BÁN

Có 2 loại mẫu bảng:

- Mẫu bảng do đơn vị làm.

- Mẫu bảng do Nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng làm.

I. MẪU BẢNG DO ĐƠN VỊ VAY TIỀN LÀM

Bao gồm những giấy tờ cần thiết phải làm khi vay tiền và các bản kế hoạch xin vay tiền các loại:

1. Đơn xin vay (Mẫu số 1)

2. Giấy nhận nợ (Mẫu số 2)

3. Bảng tình hình thực tế tồn kho hàng hóa (Mẫu số 3)

4. Bảng kế hoạch tổng hợp vay vốn (Mẫu số 4)

5. Bảng kế hoạch vay vốn về dự trữ và luân chuyển hàng hóa (Mẫu số 5)

6. Bảng kế hoạch vay vốn về ứng trước tiền đặt hàng (Mẫu số 6)

7. Đơn xin gia hạn trả nợ (Mẫu số 7)

8. Bảng kế hoạch kinh doanh (theo mẫu của Hợp tác xã mua bán, (mua vào, bán ra, tồn kho).

II. MẪU BẢNG DO CÁN BỘ TÍN DỤNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG LÀM

Gồm những bảng tính toán nghiệp vụ cho vay từng loại theo yêu cầu của đơn vị vay tiền:

1. Bảng tính toán điều chỉnh cho vay dự trữ tồn kho (Mẫu số 8)

2. Bảng tính toán cho vay luân chuyển và dự trữ hàng hóa (Mẫu số 9)

3. Bảng tính toán cho vay ứng trước tiền đặt mua hàng (Mẫu số 10)

MẪU SỐ 1

ĐƠN XIN VAY

Ngày……tháng…… năm 19…

Kính gửi: Chi nhánh Ngân hàng

PHẦN ĐƠN VỊ XIN VAY GHI

PHẦN CÁN BỘ TÍN DỤNG GHI

Đơn vị vay vốn

Tên

Địa chỉ

Giây nói

Số hiệu tài khoản thanh toán

Số hiệu tài khoản cho vay

Ngân hàng nhận được đơn xin vay

Ngày…… tháng…… năm 195…

- Tình hình đơn vị vay đến………./195

- Dư nợ đến ngày…………………195

- Mức quy định cho vay trong tháng này theo kế hoạch

- Mức dư nợ kế hoạch cuối tháng này

Ý kiến của cán bộ tín dụng

………………………

………………………

Căn cứ vào thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn của Ngân hàng quốc gia, yêu cầu Ngân hàng xét cho chúng tôi vay số tiền là: (viết toàn chữ)

để dùng vào việc:

- Mua hàng hóa của

Đơn vị chúng tôi xin tuân theo đúng thể lệ và biện pháp cho vay của Ngân hàng Quốc gia.

Kèm theo những giấy tờ cần thiết sau đây:

Chuẩn y số tiền cho vay trong tháng là:

để sử dụng:

1. Trả nợ quá kỳ hạn đ

2. Vay về luân chuyển dự trữ hàng hóa đ

3.

4.

Ngày…… tháng…… năm 195…

Trưởng phòng

Tín dụng C.T.N

Trưởng hàng

(ký tên, đóng dấu)

CHÚ THÍCH:

Đơn xin vay này áp dụng cho các loại cho vay (trừ cho vay thanh toán có mẫu riêng). Mỗi mẫu riêng đơn vị vay làm thành 2 bản gửi Ngân hàng, 1 bản Ngân hàng lưu bộ phận kế toán, 1 bản Ngân hàng lưu bộ phận tín dụng.

MẪU SỐ 2

GIẤY NHẬN NỢ CỦA ……………..

Ngày……tháng…… năm 19…

Tên đơn vị vay

Địa chỉ

Giây nói số

Số hiệu tài khoản thanh toán

Số hiệu tài khoản cho vay

Nay nhận vay của Ngân hàng số tiền (viết cả chữ)

Kể từ ngày………./195… và sẽ trả lại Ngân hàng vào các thời hạn kê bên đây. Khi đến hạn cuối cùng đề nghị Ngân hàng trích từ tài khoản thanh toán của đơn vị chúng tôi để trả nợ.

Chúng tôi xin lấy hàng hóa tồn kho của đơn vị chúng tôi làm đảm bảo số tiền vay của Ngân hàng và xin kèm theo giấy tờ, chứng từ sau đây:

- Hóa đơn mua hàng của

- Hợp đồng giao hàng của

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Giấy nhận nợ số

Ngày vay

Ngày trả xong nợ

Số tiền vay (viết cả chữ)

THỜI GIAN VÀ SỐ TIỀN TRẢ DẦN NỢ

Ngày tháng

……………………

……………………

Số tiền

……………………

……………………

Phụ trách kế toán, tài vụ

ký tên

Kế toán Ngân hàng ghi sổ

Ngày……tháng…… năm 19…

PHIẾU KẾ TOÁN SỐ …………

Tài khoản

NỢ……………….

CÓ………………..

CÓ………………..

CÓ………………..

Người ghi sổ

Số tiền

……………………

……………………

……………………

……………………

Người kiểm soát

VIỆC THỰC HIỆN TRẢ BỚT NỢ

Ngày trả

Số tiền

Ngày trả

Số tiền

Ngày trả

Số tiền

CHÚ THÍCH: Giấy nhận nợ đơn vị vay làm 3 bản.

Sau khi cho vay giao bản 3 (liên 3) cho đơn vị vay để thay giấy báo có khi trả xong nợ, trả liên 2 cho đơn vị vay để báo món nợ đã trả xong.

Nếu vay gọn trả lẻ thì mỗi lần trả làm thêm một liên phụ.

MẪU SỐ 3

BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH TỒN KHO THỰC TẾ

Sau kiểm kê của………………

Đến hết ngày……………195…

Đơn vị: 1.000đ

TÊN CÁC LOẠI HÀNG HÓA

Tổng giá trị hàng tồn kho

HÀNG TỒN KHO CÓ PHÂN BIỆT

GHI CHÚ

Mất phẩm chất bao nhiêu

Không hợp quy cách

Lỡ thời vụ bán chậm

Hàng tốt lưu chuyển nhanh

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

I- Hàng hóa trong kho

…………………………

…………………………

II- Hàng hóa trên đường đi

…………………………

…………………………

III- Nguyên liệu thành phẩm đang chế biến

…………………………

…………………………

IV- Chi phí vận tải gói ghém

…………………………

…………………………

CHÚ THÍCH: Giá trị hàng hóa tồn kho tính theo giá mua, cộng với chi phí vận tải, đóng gói. Nếu không tính được chi phí vận tải, đóng gói vào giá trị hàng hóa thì phần chi phí vận tải, đóng gói, ghi ra một mục riêng (như mục IV thí dụ trên). Nếu có hàng hóa bán giúp thì kê ra mục riêng ở cuối bảng này.

MẪU SỐ 4

LIÊN HỢP

HỢP TÁC XÃ MUA BÁN VIỆT NAM

Ban Vận động……………….

Đơn vị lập biểu………………

Số:………………

BẢNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

VAY TIỀN NGÂN HÀNG

và ĐỊNH NGẠCH TIỀN VỐN LƯU ĐỘNG

của HỢP TÁC XÃ MUA BÁN…………….

Tháng……… hay quý……… năm 195…

Số thứ tự

CÁC KHOẢN MỤC

SỐ KẾ HOẠCH

Dự ước hoàn thành kỳ trước

Số kế hoạch kỳ này

A- KẾ HOẠCH ĐỊNH NGẠCH TIỀN VỐN LƯU ĐỘNG VÀ TIỀN VAY NGÂN HÀNG (Dư nợ cuối kỳ)

1

Tổng số tiền bán theo giá thành toàn quý… năm…

2

Số tiền bán hàng theo giá thành bình quân mỗi ngày

3

Số ngày luân chuyển bình quân vốn lưu động

4

Vòng luân chuyển bình quân vốn lưu động

5

Tiền vốn lưu động bình quân

6

Tiền vốn lưu động đầu kỳ

7

Tiền vốn lưu động cần thiết cuối kỳ

Gồm có:

a) Hàng dự trữ cuối kỳ

- Hàng cung cấp thường xuyên

- Hàng dự trữ thời vụ

- Hàng chế biến sản xuất

b) Tài sản phi hàng hóa

- Dụng phẩm bao bì

- Vật liệu giá rẻ

- Tiền mặt

c) Các khoản khác:

- Ứng chi tiền hàng

- Tiền hàng phải thu

- Các khoản ứng chi và thu khác

8

Tiền vốn lưu động dự trù (tự có) cuối kỳ

9

Nguồn vốn ngoại lai

10

Tền vay Ngân hàng cần thiết cuối kỳ về cung cấp và tiêu thụ:

- Vay dự trữ và luân chuyển hàng hóa

- Vay tiền đặt mua hàng

- Vay thanh toán

11

Tiền vay Ngân hàng cho xí nghiệp độc lập (nếu có)

12

Tổng cộng số tiền vay Ngân hàng cho cuối kỳ là

B- KẾ HOẠCH VAY LƯU CHUYỂN, DỰ TRỮ HÀNG HÓA VÀ KẾ HOẠCH TRẢ NỢ Ngân hàng

13

Tổng cộng doanh số vay Ngân hàng:

- Doanh số vay về luân chuyển và dự trữ hàng hóa

- Tiền đặt mua hàng

- Vay về thanh toán

14

Tổng số (doanh số) trả nợ Ngân hàng:

Trả nợ về luân chuyển và dự trữ hàng hóa

Trả nợ về khoản vay đặt mua hàng

Trả nợ về khoản vay thanh toán

Ngày…… tháng…… năm 195…

Chủ tịch

Tài vụ kế toán

Kiểm soát

Lập biểu


MẪU SỐ 5

BẢNG KẾ HOẠCH VAY VỐN VỀ DỰ TRỮ VÀ LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA

của………………………..

Quý (hoặc tháng)…………195…

Đơn vị: 1.000đ

Tháng quý

KẾ HOẠCH KINH DOANH

VỐN LƯU ĐỘNG TỰ CÓ VÀ COI NHƯ TỰ CÓ CUỐI KỲ

Dư nợ đầu kỳ

DOANH SỐ VAY NGÂN HÀNG TRONG KỲ

Doanh số trả nợ trong kỳ

Số dư nợ cuối kỳ

Tồn kho đầu kỳ

Doanh số mua vào trong kỳ

Bán ra trong kỳ

Tồn kho cuối kỳ

Tổng số

Trong đó tham gia vào hàng hóa

Vay chuyển khoản

Vay thu mua không chế biến

Vay thu mua để chế biến sản xuất

Tổng cộng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

Tháng

Tháng

Tháng

Toàn quý

CHÚ THÍCH: Hàng mua vào, bán ra, tồn kho tính theo giá mua cộng với phí tổn vận tải và đóng gói.

Thủ trưởng đơn vị vay

(ký tên, đóng dấu)

Phụ trách kế toán tài vụ

MẪU SỐ 6

BẢNG KẾ HOẠCH VAY VỐN VỀ ỨNG TRƯỚC TIỀN ĐẶT HÀNG

CỦA ĐƠN VỊ……………………

Quý………… (hoặc tháng)………… năm 195…

Đơn vị……………đ

Số thứ tự

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ỨNG TRƯỚC

Kế hoạch kinh doanh của H.T.X mua bán

KẾ HOẠCH XIN VAY NGÂN HÀNG

GHI CHÚ

Tổng giá trị hàng hóa thu mua đặt hàng

Số tiền phải ứng trước

Số dư khoản vay đầu kỳ

Doanh số xin vay trong kỳ

Trả nợ trong kỳ

Số dư nợ cuối kỳ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

2

3

Ứng trước tiền thu mua nông sản của…………..

Ứng trước tiền đặt hàng cho tập đoàn sản xuất….

Ứng trước……………...

Tổng cộng

Thủ trưởng đơn vị vay

(ký tên, đóng dấu)

Phụ trách kế toán tài vụ


MẪU SỐ 7

ĐƠN XIN GIA HẠN TRẢ NỢ

Ngày……… tháng……… năm 195…

(ĐƠN VỊ VAY LÀM)

Tên đơn vị vay

Địa chỉ

Giây nói số

Tài khoản thanh toán số

Tài khoản cho vay số

Loại cho vay

Ngày hết hạn của khoản vay

Nguyên số tiền vay (cả chữ lẫn số)

Số tiền đã trả (cả chữ lẫn số)

Số tiền còn lại phải trả này xin gia hạn (cả chữ lẫn số)

Ngày hẹn trả sau khi được gia hạn

NGÀY

SỐ TIỀN TRẢ

Ý kiến của bộ phận Tín dụng

Lý do xin gia hạn:

………………………………………….

………………………………………….

Thủ trưởng đơn vị vay

(Ký tên, đóng dấu)

Cán bộ phụ trách cho vay ký

Trưởng Ngân hàng duyệt

(Ký tên, đóng dấu)

NGÂN HÀNG

QUỐC GIA VIỆT NAM

--------

CHI NHÁNH……….

BẢNG TÍNH TOÁN

CHỈNH TÀI KHOẢN CHO VAY HÀNG HÓA DỰ TRỮ TỒN KHO

(Do Cán bộ Tín dụng làm)

MẨU SỐ 8

Ngày…… tháng…… năm 195…

Đơn vị: 1.000đ

Số thứ tự

TÊN ĐƠN VỊ CHO VAY

Số hiệu tài khoản cho vay

TRƯỞNG NGÂN HÀNG DUYỆT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

CÁC MỤC

Số tiền tồn kho hàng hóa tháng trước

a) Số kế hoạch

b) Số thực tế

Số tiền cần phải khấu trừ trong mức tiền tồn kho thực tế

a) Số tiền tồn kho thực tế vượt quá kế hoạch tồn kho (1b – 1a)

b) Số vốn riêng và coi như vốn riêng

c) Tiền hàng hóa nhận của người bán nhưng chưa trả

Đảm bảo khoản vay dự trữ hàng hóa [1b – (2a + 2b + 2c)]

Dư nợ cho vay về dự trữ hàng hóa theo kế hoạch

Đảm bảo vượt quá số tiền vay (3 – 4)

Tiền vay vượt quá đảm bảo (4 – 3)

Số tiền cần cho vay dự trữ hàng hóa trong tháng này (3)

Số tiền cần thu hồi về (6) (trích ở tài khoản thanh toán Hợp tác xã mua bán sang).

Số tiền cho vay thêm về nhu cầu tạm thời (2c)

…………

…………

…………

…………

…………

…………

…………

…………

1- Cho vay dự trữ hàng hóa theo kế hoạch tháng này………………………..

2- Số tiền cho vay nhu cầu tạm thời……

………………………………………….

3- Số tiền cần thu hồi về………………..

Trưởng hàng

(Ký tên, đóng dấu)

VÀO SỔ KẾ TOÁN

Ngày…… tháng…… năm 195…

NỢ: Tài khoản……………………đ

NỢ:……………………………….đ

CÓ: Tài khoản……………………đ

CÓ:……………………………….đ

CÓ:……………………………….đ

Cán bộ phụ trách Tín dụng

Kiểm soát

Người ghi sổ

CHÚ THÍCH: Bảng tính toán này do bộ phận tín dụng trực tiếp cho vay của Ngân hàng làm thành 2 bản: 1 bản lưu, 1 bản giao kế toán.

Số tồn kho thực tế lấy số hiệu ở bảng báo cáo hàng hóa tồn kho tháng trước (số tiền) của Hợp tác xã mua bán đã trừ giá trị hàng hóa hư hỏng bị động.

Nếu tồn kho thực tế ít, hoặc bằng tồn kho kế hoạch thì không có mục 2a và 9.

Nếu có mục c thì phải có mục 8.

NGÂN HÀNG

QUỐC GIA VIỆT NAM

--------

CHI NHÁNH……….

BẢNG TÍNH TOÁN

CHO VAY LUÂN CHUYỂN VÀ DỰ TRỮ HÀNG HÓA THEO KẾ HOẠCH

(Cán bộ Tín dụng làm)

MẨU SỐ 9

Đơn vị:……..

Tên đơn vị vay

Số hiệu tài khoản cho vay

TRƯỞNG NGÂN HÀNG DUYỆT

TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ VAY TIỀN

1- Kế hoạch mua vào trong tháng đ

- Chuyển khoản đ

- Tiền mặt đ

2- Doanh số kế hoạch cho vay trong tháng của khoản vay này đ

- Chuyển khoản đ

- Tiền mặt đ

3- Số dư cuối tháng cho kế hoạch của khoản cho vay đ

4- Doanh số đã cho vay trong tháng về khoản này

- Chuyển khoản đ

- Tiền mặt đ

5- Số tiền cho vay lần này:

đ

Để: a) Chuyển khoản trả Công ty

b) Chuyển khoản trả Công ty

c) Trả Công ty

d)

e) Lấy tiền mặt trả thu mua:

- Không chế biến đ

- Có chế biến đ

1- Chuẩn y cho vay luân chuyển hàng hóa và dự trữ hàng hóa lần này số tiền…………………………….đ

2 - Số tiền dùng để:

a) Trả Công ty……………………đ

b) Trả Công ty……………………đ

c) …………………………………đ

d) …………………………………đ

e) …………………………………đ

TRƯỞNG HÀNG

(Ký tên và đóng dấu)

VÀO SỔ KẾ TOÁN

NỢ: ………………………………đ

NỢ:……………………………….đ

CÓ:……………………………….đ

CÓ:……………………………….đ

CÓ:……………………………….đ

Cán bộ phụ trách

Tín dụng

Ngày……… 195…

Phụ trách Phòng tín dụng Công thương nghiệp

Kiểm soát

Ngày……… 195…

Người ghi sổ

CHÚ THÍCH: Bản này bộ phận tín dụng làm 2 bản; 1 bản lưu, 1 bản gửi bộ phận kế toán.

NGÂN HÀNG

QUỐC GIA VIỆT NAM

--------

CHI NHÁNH……….

BẢNG TÍNH TOÁN CHO VAY

ỨNG TRƯỚC TIỀN ĐẶT MUA HÀNG

(Cán bộ Tín dụng làm)

Ngày…… tháng…… năm 195…

MẨU SỐ 10

Tên đơn vị vay:

……………………..

Số hiệu tài khoản cho vay:

………………………

TRƯỞNG NGÂN HÀNG DUYỆT

TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ VAY TIỀN

1- Dư nợ về cho vay ứng trước tiền đặt hàng đến ngày…….. 195 đ

2- Mức quy định cho vay về ứng trước tiền đặt mua hàng trong tháng đ

a. Ứng trước về thu mua đ

b. Ứng trước về gia công đặt hàng

đ

c. đ

3- Kế hoạch dư nợ về cho vay ứng trước tiền đặt hàng đến cuối tháng đ

4- Doanh số đã cho vay ứng trước trong tháng

đ

a. Ứng trước về thu mua đ

b. Ứng trước về đặt hàng sản xuất

đ

c. Ứng trước đ

5- Mức quy định cho vay lần này:

a. Ứng trước về thu mua đ

b. Ứng trước về đặt hàng

đ

c. Ứng trước đ

1- Chuẩn y cho vay số tiền………..đ.

2- Số tiền này dùng để:

- Ứng trước đặt thu mua…………..đ

- Nông lâm sản……………………đ

- Ứng trước gia công, đặt hàng cho tập đoàn sản xuất…………………đ

- Ứng trước……………………….đ

Ngày………195…

TRƯỞNG HÀNG

(Ký tên và đóng dấu)

VÀO SỔ KẾ TOÁN

NỢ: ………………………………đ

CÓ:……………………………….đ

CÓ:……………………………….đ

Cán bộ Tín dụng

Phụ trách Phòng tín dụng C.T.N

Kiểm soát

Người ghi sổ

CHÚ THÍCH: Bản này bộ phận tín dụng làm 2 bản; 1 bản lưu, 1 bản gửi bộ phận kế toán.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 80-NgĐ/NH năm 1958 về bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với Hợp tác xã mua bán trong nước do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.

  • Số hiệu: 80-NgĐ/NH
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 09/06/1958
  • Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia
  • Người ký: Lê Viết Lượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 29
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản