Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ : 78/2007/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2007 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng số 11/2002/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định lĩnh vực, Điều kiện, trình tự, thủ tục và ưu đãi đối với các Dự án đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng thực hiện theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện các hình thức Hợp đồng tương tự khác.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BOT) là Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
2. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BTO) là Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho Nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
3. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là Hợp đồng BT) là Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo Điều kiện cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT.
4. "Hợp đồng Dự án" là Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO hoặc Hợp đồng BT.
5 "Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết Hợp đồng Dự án" (sau đây gọi chung là Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc các cơ quan trực thuộc của các cơ quan này được ủy quyền ký kết Hợp đồng Dự án.
6. "Nhà đầu tư" là tổ chức, cá nhân đầu tư vốn thực hiện Dự án, bao gồm:
a) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp năm 2005;
b) Hộ kinh doanh, cá nhân;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã;
d) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
đ) Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực thi hành;
e) Tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.
7. "Dự án" là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để đầu tư xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, quản lý các công trình hiện có theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO và Hợp đồng BT quy định tại Nghị định này.
8. "Công trình kết cấu hạ tầng" là các công trình được khuyến khích thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
9. "Dự án khác" là Dự án do Nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận, được tiến hành đồng thời hoặc sau khi hoàn thành công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều này. Dự án khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và được hưởng ưu đãi theo quy định của Nghị định này hoặc theo thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án.
10. "Doanh nghiệp BOT", "Doanh nghiệp BTO", "Doanh nghiệp BT" (sau đây gọi chung là Doanh nghiệp Dự án) là doanh nghiệp do Nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tổ chức quản lý kinh doanh Dự án. Doanh nghiệp BOT, Doanh nghiệp BTO có thể trực tiếp quản lý, kinh doanh công trình Dự án hoặc thuê tổ chức quản lý, với Điều kiện Doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.
Điều 3. Lĩnh vực thực hiện Dự án
1. Chính phủ khuyến khích thực hiện các Dự án xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, quản lý các công trình sau đây:
a) Đường bộ, cầu, hầm và các công trình, tiện ích có liên quan;
b) Đường sắt, đường xe điện;
c) Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, bến phà;
d) Nhà máy cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải;
đ) Nhà máy điện, đường dây tải điện;
e) Các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chính phủ bảo hộ quyền sở hữu và các quyền lợi hợp pháp khác của Nhà đầu tư thực hiện Dự án theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư, Doanh nghiệp Dự án được quyền thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận theo thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án.
Điều 4. Nguồn vốn thực hiện Dự án
1. Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp Dự án, theo thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án, phải tự thu xếp các nguồn vốn để thực hiện Dự án, Chính phủ khuyến khích các Nhà đầu tư có năng lực tài chính, kỹ thuật và quản lý cùng huy động vốn để thực hiện Dự án.
2. Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư để thực hiện Dự án được huy động theo tiến độ thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án và phải đạt tỷ lệ tối thiểu sau:
a) Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư không được thấp hơn 30% tổng vốn đầu tư của Dự án.
b) Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư từ 75 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư của Dự án;
c) Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên, vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư không được thấp hơn 10% tổng vốn đầu tư của Dự án;
3. Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp Dự án, theo thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án, có nghĩa vụ huy động vốn đầu tư để thực hiện Dự án theo đúng tiến độ đã cam kết tại Hợp đồng Dự án và chịu mọi trách nhiệm liên quan đến việc thay đổi tổng vốn đầu tư, trừ trường hợp bất khả kháng và các trường hợp khác theo quy định tại Hợp đồng Dự án.
Điều 5. Sử dụng vốn Nhà nước để tham gia góp vốn hoặc hỗ trợ thực hiện Dự án.
1. Tùy từng trường hợp cụ thể, nguồn vốn Nhà nước có thể được sử dụng để tham gia hoặc hỗ trợ thực hiện Dự án theo các hình thức sau:
a) Doanh nghiệp Nhà nước tham gia góp vốn để thực hiện Dự án với tỷ lệ không quá 49% vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư theo quy định tại
b) Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng công trình phụ trợ hoặc tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng nhằm hỗ trợ thực hiện Dự án. Phần vốn hỗ trợ này không được tính vào các nguồn vốn thực hiện Dự án theo quy định tại
2. Việc sử dụng vốn Nhà nước để hỗ trợ Dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo một Dự án riêng, độc lập với Dự án BOT, Dự án BTO, Dự án BT và phải phù hợp với quy định về quản lý đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.
Điều 6. Nhóm công tác liên ngành
1. Tùy thuộc vào nhu cầu đàm phán, thực hiện Dự án, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập Nhóm công tác liên ngành về Dự án BOT, Dự án BTO, Dự án BT (sau đây gọi là Nhóm công tác liên ngành), gồm:
a) Đại diện lãnh đạo Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm Trưởng nhóm;
b) Đại diện các cơ quan ở Trung ương và địa phương nơi Dự án dự kiến thực hiện hoặc có liên quan đến Dự án.
c) Một số chuyên gia pháp luật, kỹ thuật, tài chính độc lập khác theo quyết định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Nhóm công tác liên ngành có nhiệm vụ:
a) Xem xét tiêu chí lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án theo quy định tại các
b) Hỗ trợ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đàm phán Hợp đồng Dự án và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Nghị định này;
c) Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Thời gian hoạt động của Nhóm công tác liên ngành do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vào yêu cầu thực hiện Dự án.
4. Kinh phí hoạt động của Nhóm công tác liên ngành, kể cả kinh phí thực hiện các nghĩa vụ của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án được bố trí từ ngân sách Nhà nước trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
XÂY DỰNG VÀ CÔNG BỐ DANH MỤC DỰ ÁN
Điều 7. Xây dựng Danh mục Dự án
1. Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và quy định tại
a) Tên Dự án;
b) Mục tiêu của Dự án;
c) Địa điểm dự kiến thực hiện Dự án;
d) Tóm tắt các thông số kỹ thuật chủ yếu và tổng vốn đầu tư dự kiến để thực hiện Dự án;
đ) Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Danh mục Dự án nêu tại khoản 1 Điều này được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện Dự án để lấy ý kiến.
3. Văn bản lấy ý kiến của các cơ quan nêu tại khoản 2 Điều này phải nêu rõ sự cần thiết, mục tiêu, địa điểm, công suất thiết kế, vốn đầu tư dự kiến, các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật và tài chính của Dự án, kiến nghị Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và hình thức lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện Dự án cho ý kiến về Danh mục Dự án và các vấn đề nêu tại khoản 3 Điều này trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Danh mục.
Điều 8. Công bố Danh mục Dự án
1. Sau khi thống nhất với các cơ quan có liên quan nêu tại khoản 4 Điều 7, Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố Danh mục Dự án trên trang thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đăng báo hàng ngày của Trung ương và địa phương trong 3 số liên tiếp.
2. Danh mục Dự án được công bố định kỳ mỗi năm một lần và phải có những nội dung chủ yếu quy định tại
3. Nhà đầu tư liên hệ trực tiếp với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được chỉ định tại Danh mục Dự án để biết thêm chi tiết về Dự án.
Điều 9. Lập, thông qua Đề xuất Dự án
1. Trên cơ sở Danh mục Dự án đã công bố tại Điều 8, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định Nhà thầu tư vấn trong nước hoặc nước ngoài để lập Đề xuất Dự án và hồ sơ mời thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
2. Đề xuất Dự án gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các Điều kiện thuận lợi và khó khăn;
b) Dự kiến công suất, địa điểm, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình, nhu cầu sử dụng đất;
c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, các Điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), ảnh hưởng của Dự án đối với môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh;
d) Xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện Dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án.
3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định thông qua Đề xuất Dự án.
4. Kinh phí lập Đề xuất Dự án và hồ sơ mời thầu được bố trí từ ngân sách Nhà nước. Hàng năm, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động dự trù kinh phí để thực hiện các công việc nêu tại Điều này.
LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
Điều 10. Đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án
1. Trừ các trường hợp quy định tại
2. Hồ sơ mời thầu gồm các nội dung sau:
a) Chỉ dẫn đối với nhà thầu;
b) Các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật, thương mại, tài chính của Dự án, tiêu chuẩn đánh giá, Điều kiện ưu đãi, thuế và các Điều kiện khác;
c) Đề xuất Dự án;
d) Dự thảo Hợp đồng Dự án gồm các nội dung quy định tại Điều 15;
đ) Các tài liệu có liên quan khác theo quyết định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của Dự án, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định phương thức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết Hồ sơ mời thầu, phương thức, trình tự, thủ tục thực hiện đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
Điều 11. Chỉ định Nhà đầu tư đàm phán trực tiếp Hợp đồng Dự án
Việc chỉ định Nhà đầu tư đàm phán trực tiếp Hợp đồng Dự án chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các Điều kiện sau:
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành sơ tuyển Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án, nhưng chỉ có một Nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu sơ tuyển.
2. Dự án cần được thực hiện để đáp ứng nhu cầu cấp bách về sử dụng công trình kết cấu hạ tầng hoặc để đảm bảo tính liên tục trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà không thể tiến hành đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án.
3. Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 12. Dự án do Nhà đầu tư đề xuất
1. Nhà đầu tư có thể chủ động đề xuất Dự án ngoài Danh mục Dự án được công bố theo quy định tại
2. Hồ sơ đề xuất Dự án nộp cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung sau:
a) Đề xuất Dự án gồm các nội dung quy định tại
b) Văn bản xác minh địa vị pháp lý và năng lực tài chính, kỹ thuật của Nhà đầu tư;
c) Các tài liệu khác cần thiết cho việc giải trình Đề xuất Dự án.
3. Trường hợp Đề xuất Dự án phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và quyết định thông qua Đề xuất Dự án theo trình tự quy định tại các
4. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định thông qua Đề xuất Dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này và thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận Đề xuất Dự án trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp Đề xuất Dự án được chấp thuận, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán Hợp đồng Dự án với Nhà đầu tư theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
5. Trường hợp có hai Nhà đầu tư trở lên cùng đề xuất thực hiện một Dự án, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án theo quy định tại
ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
Điều 13. Lập, phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng công trình
1. Sau khi có quyết định lựa chọn Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng Dự án theo quy định tại Điều 10, Điều 11 hoặc
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình được lập, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp Dự án đàm phán thành công, chi phí lập Dự án đầu tư xây dựng công trình được hạch toán vào vốn đầu tư của Dự án.
Điều 14. Đàm phán, ký kết Hợp đồng Dự án và các Hợp đồng có liên quan
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chủ trì đàm phán Hợp đồng Dự án và thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ (nếu có) với Nhà đầu tư đã được chọn. Đối với những Dự án có yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận các yêu cầu bảo lãnh trước khi đàm phán Hợp đồng Dự án.
2. Các Hợp đồng về thuê đất, xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị, dịch vụ tư vấn, giám định, mua nguyên liệu, bán sản phẩm, dịch vụ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, vay vốn, cầm cố, thế chấp tài sản và các Hợp đồng khác có thể đàm phán đồng thời với việc đàm phán Hợp đồng Dự án. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đôn đốc đàm phán các Hợp đồng có liên quan để đảm bảo phù hợp với Hợp đồng Dự án.
3. Hợp đồng Dự án và các Hợp đồng có liên quan được thẩm tra đồng thời với việc thẩm tra, cấp Chứng nhận đầu tư theo quy định tại
Điều 15. Nội dung Hợp đồng Dự án
1. Hợp đồng Dự án phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các Bên tham gia ký kết Hợp đồng Dự án;
- Mục tiêu, phạm vi hoạt động của Dự án và Dự án khác; phương thức, tiến độ thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình (đối với Dự án BT);
- Nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện Dự án;
- Công suất, công nghệ và trang thiết bị, yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình; tiêu chuẩn chất lượng.
- Các quy định về giám sát, kiểm tra chất lượng công trình;
- Các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường;
- Điều kiện về sử dụng đất, công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho xây dựng, vận hành;
- Tiến độ xây dựng công trình, thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp Dự án và thời điểm chuyển giao công trình;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên và các cam kết bảo lãnh, phân chia rủi ro giữa các Bên ký kết Hợp đồng Dự án, biện pháp xử lý rủi ro phát sinh do lỗi của một trong các bên;
- Những quy định về giá, phí và các khoản thu (bao gồm phương pháp xác định giá, phí và các khoản thu; các Điều kiện Điều chỉnh mức giá, phí và các khoản thu).
- Nghĩa vụ duy trì hoạt động bình thường của công trình;
- Các quy định về tư vấn, giám định thiết kế, thiết bị, thi công, nghiệm thu, vận hành, bảo dưỡng công trình;
- Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động, chất lượng công trình khi chuyển giao, các nguyên tắc xác định giá trị công trình và trình tự chuyển giao công trình;
- Các Điều kiện Điều chỉnh Hợp đồng Dự án;
- Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng Dự án trước thời hạn và Điều kiện chuyển nhượng Hợp đồng Dự án.
- Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết Hợp đồng Dự án;
- Xử lý vi phạm các nghĩa vụ trong Hợp đồng Dự án;
- Các trường hợp bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;
- Các quy định về việc hỗ trợ, cam kết của cơ quan Chính phủ.
- Trách nhiệm của Nhà đầu tư và doanh nghiệp Dự án trong việc chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ năng quản lý, kỹ thuật để vận hành công trình sau khi chuyển giao.
- Hiệu lực Hợp đồng Dự án.
2. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Dự án, mối quan hệ giữa Doanh nghiệp Dự án và Nhà đầu tư do các bên thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án. Để xác nhận các vấn đề này, các bên có thể thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án việc thực hiện một trong các phương thức sau với Điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy định của Hợp đồng Dự án.
a) Doanh nghiệp Dự án, sau khi được thành lập theo quy định tại
b) Doanh nghiệp Dự án tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của Nhà đầu tư liên quan đến việc thực hiện Dự án. Việc tiếp nhận phải được hợp thức hóa bằng văn bản ký kết giữa các Doanh nghiệp Dự án, Nhà đầu tư và Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Văn bản này là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng Dự án.
3. Các bên có thể thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án những nội dung khác, bao gồm cả việc bên cho vay được quyền tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Dự án (sau đây gọi là quyền tiếp nhận Dự án) trong trường hợp Doanh nghiệp Dự án hoặc Nhà đầu tư không thực hiện được các nghĩa vụ theo Hợp đồng Dự án hoặc Hợp đồng vay, với Điều kiện bên cho vay phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng của Doanh nghiệp Dự án hoặc Nhà đầu tư quy định tại Hợp đồng Dự án. Điều kiện, thủ tục và nội dung thực hiện quyền tiếp nhận Dự án của bên cho vay phải được quy định tại Hợp đồng vay, văn bản bảo đảm vay hoặc thỏa thuận khác ký kết giữa Doanh nghiệp Dự án hoặc Nhà đầu tư với bên cho vay và phải được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 16. Áp dụng pháp luật nước ngoài Điều chỉnh quan hệ Hợp đồng Dự án
Đối với Dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên ký kết Hợp đồng Dự án, các bên ký kết các Hợp đồng được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng nêu tại
Điều 17. Thẩm tra, cấp Chứng nhận đầu tư
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tổ chức thẩm tra, cấp Chứng nhận đầu tư cho các Dự án.
2. Thủ tục thẩm tra, cấp Chứng nhận đầu tư được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc, để tổ chức thẩm tra, cấp Chứng nhận đầu tư. Hồ sơ Dự án gồm:
- Hợp đồng Dự án;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình và Dự án khác (đối với Dự án BT);
- Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp Dự án (nếu có);
- Các Hợp đồng có liên quan đến việc thực hiện Dự án đã được ký tắt hoặc thỏa thuận sơ bộ về việc mua nguyên liệu, bán sản phẩm (nếu có).
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan nêu tại điểm b, khoản 1 Điều này cho ý kiến bằng văn bản về Dự án;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Chứng nhận đầu tư cho Dự án.
Điều 18. Nội dung Chứng nhận đầu tư
Chứng nhận đầu tư gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của Nhà đầu tư và Doanh nghiệp Dự án;
- Số, ngày cấp Chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với nhà đầu tư đã thành lập tổ chức kinh tế);
- Mục tiêu, địa điểm thực hiện Dự án;
- Tổng vốn đầu tư của Dự án;
- Các ưu đãi đầu tư và bảo lãnh của Chính phủ (nếu có) phù hợp với Hợp đồng Dự án.
Điều 19: Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng Dự án
1. Nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo Hợp đồng Dự án dưới hình thức bảo lãnh của ngân hàng hoặc biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật dân sự. Số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng Dự án phải đạt tỷ lệ tối thiểu sau:
a. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên: Tối thiểu bằng 1% tổng vốn đầu tư của Dự án;
b. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư từ 75 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng: tối thiểu bằng 2% tổng vốn đầu tư của Dự án;
c. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng: tối thiểu bằng 3% tổng vốn đầu tư của Dự án.
2. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng Dự án có hiệu lực kể từ ngày Hợp đồng Dự án được ký chính thức đến ngày công trình xây dựng được hoàn thành.
Điều 20: Đăng ký kinh doanh, thành lập và tổ chức quản lý của doanh nghiệp Dự án
1. Đối với Dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước, sau khi thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 17 nghị định này, nhà đầu tư đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp Dự án hoặc bổ sung chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với nhà đầu tư đã thành lập tổ chức kinh tế). Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại
3. Tổ chức bộ máy quản lý, quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp Dự án do nhà đầu tư quyết định phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
Điều 21: Điều kiện triển khai Dự án
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thoả thuận trong Hợp đồng Dự án các Điều kiện triển khai thực hiện Dự án.
Điều 22: Ký kết Hợp đồng để triển khai Dự án
Doanh nghiệp Dự án được tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp và ký kết các Hợp đồng khác để thực hiện Dự án. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 23: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
1. Doanh nghiệp Dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện Dự án thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng xây dựng theo phương án nêu trong Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện Dự án chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật và các Điều kiện về sử dụng đất đã cam kết trong Hợp đồng Dự án.
3. Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng do doanh nghiệp Dự án thanh toán và được tính vào tổng vốn đầu tư của Dự án, trừ trường hợp nguồn vốn ngân sách Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định tại
Điều 24: Lập thiết kế kỹ thuật và triển khai xây dựng công trình
Doanh nghiệp Dự án lập thiết kế kỹ thuật công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra. Trường hợp thiết kế kỹ thuật không phù hợp với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt, doanh nghiệp Dự án phải trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 25: Giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình
1. Doanh nghiệp Dự án có thể tự giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã được duyệt.
2. Tổ chức tư vấn được thuê chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp Dự án và trước pháp luật về chất lượng công trình Dự án.
Điều 26: Quản lý và kinh doanh công trình
Doanh nghiệp BOT, doanh nghiệp BTO hoặc tổ chức quản lý theo quy định tại
1. Giá, phí sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp Dự án cung cấp được xác định theo nguyên tắc bù đủ chi phí, có tính đến tương quan giá cả thị trường, bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp Dự án và người sử dụng và phải được quy định trong Hợp đồng Dự án.
2. Điều kiện tăng giá, phí và các khoản thu phải được thoả thuận và quy định trong Hợp đồng Dự án. Khi Điều chỉnh giá, phí và các khoản thu, doanh nghiệp Dự án phải thông báo trước 30 ngày cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc Điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quản lý hoặc các khoản thu ngoài phạm vi quy định tại Hợp đồng Dự án phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 28: Hỗ trợ thu phí dịch vụ
Doanh nghiệp Dự án được tạo mọi Điều kiện thuận lợi để thu đúng, thu đủ giá và phí dịch vụ cũng như các khoản thu hợp pháp khác từ khai thác công trình Dự án. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp Dự án có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thu phí hoặc các khoản thu khác từ việc kinh doanh công trình Dự án.
Điều 29: Nghĩa vụ cung ứng dịch vụ và vận hành công trình
Doanh nghiệp Dự án có nghĩa vụ:
1. Đối xử bình đẳng với tất cả các đối tượng sử dụng hợp pháp các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp Dự án cung cấp. Nghiêm cấm việc sử dụng quyền kinh doanh công trình Dự án để đối xử phân biệt hoặc khước từ phục vụ đối với các đối tượng sử dụng.
2. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa công trình theo Hợp đồng Dự án, bảo đảm công trình vận hành đúng thiết kế.
3. Cung ứng sản phẩm, dịch vụ với số lượng và chất lượng theo thoả thuận tại Hợp đồng Dự án trong thời gian kinh doanh cho đến khi công trình được chuyển giao;
4. Đảm bảo duy trì chế độ sử dụng công trình theo các Điều kiện quy định trong Hợp đồng Dự án.
CHUYỂN GIAO CÔNG TRÌNH VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
Điều 30: Chuyển giao công trình Dự án
1. Đối với Dự án BOT, khi hết thời hạn kinh doanh công trình Dự án theo quy định tại Hợp đồng BOT, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình Dự án và các tài liệu liên quan đến quá trình khai thác, vận hành công trình cho Nhà nước. Tài sản được chuyển giao không bao gồm các khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp Dự án. Mọi nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư và doanh nghiệp Dự án đối với Nhà nước có liên quan đến Dự án phải hoàn thành trước thời điểm chuyển giao công trình.
2. Đối với Dự án BTO hoặc Dự án BT, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho Nhà nước theo các Điều kiện quy định tại Hợp đồng BTO hoặc Hợp đồng BT và quy định tại
Ngoài các Điều kiện quy định tại khoản này, việc chuyển giao công trình Dự án BT phải tuân thủ các quy định tại
Điều 31: Thủ tục bàn giao công trình Dự án BOT
1. Một năm trước khi việc chuyển giao được thực hiện, nhà đầu tư phải đăng báo hàng ngày của Trung ương và địa phương về việc chuyển giao công trình cho Nhà nước, trình tự, thủ tục và thời hạn thanh lý Hợp đồng, thanh toán các khoản nợ.
2. Một năm trước thời hạn chuyển giao nêu trong Hợp đồng Dự án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định chất lượng công trình để xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp Dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trình công trình.
3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ nhận chuyển giao khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành công trình đã được bảo dưỡng, sửa chữa như đã thoả thuận trong Hợp đồng Dự án.
4. Nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập hồ sơ bàn giao công trình làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao công trình.
5. Nhà đầu tư và doanh nghiệp Dự án phải bảo đảm tài sản được chuyển giao không bị dùng làm tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc bị cầm cố, thế chấp để đảm bảo cho các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp Dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao.
6. Doanh nghiệp Dự án có trách nhiệm thực hiện chuyển giao công nghệ và đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ cần thiết cho đơn vị được Nhà nước giao tiếp tục vận hành công trình.
7. Doanh nghiệp Dự án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo hành, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của Hợp đồng Dự án.
Điều 32: Điều kiện bàn giao công trình
Khi bàn giao công trình, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư phải xem xét việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại Hợp đồng Dự án, bao gồm các vấn đề sau:
1. Tình trạng của công trình khi chuyển giao;
2. Danh mục các tài sản chuyển giao, kể cả những tài liệu liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, quản lý công trình:
3. Văn bản giám định giá trị, chất lượng công trình được chuyển giao;
4. Trách nhiệm của các bên đối với việc tiếp tục vận hành công trình được chuyển giao;
5. Thời gian, điều kiện bảo dưỡng, bảo hành công trình sau khi được chuyển giao;
6. Các điều kiện về bảo vệ môi trường;
7. Các Hợp đồng và điều kiện cần thiết khác để duy trì, vận hành công trình sau khi được chuyển giao.
Điều 33: Tiếp nhận và sử dụng công trình sau khi bàn giao
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận chuyển giao công trình theo các điều kiện quy định tại Hợp đồng Dự án và chuẩn bị bộ máy tiếp nhận để sau khi chuyển giao, công trình có thể hoạt động bình thường.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể giao công trình cho một doanh nghiệp có đủ năng lực quản lý và kỹ thuật để tiếp tục quản lý, kinh doanh.
Điều 34. Hiệu lực Hợp đồng Dự án
1. Hợp đồng Dự án chấm dứt hiệu lực khi hết thời hạn đã thoả thuận tại Hợp đồng.
2. Dự án bị chấm dứt hoạt động và nhà đầu tư chịu mọi trách nhiệm theo Hợp đồng Dự án nếu công trình không được khởi công xây dựng trong thời hạn thoả thuận trừ trường hợp Hợp đồng Dự án có thoả thuận khác.
ƯU ĐÃI VÀ BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DOANH NGHIỆP DỰ ÁN
1. Doanh nghiệp BOT và doanh nghiệp BTO được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như quy định đối với Dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp này được áp dụng trong toàn bộ thời gian thực hiện Dự án.
2. Doanh nghiệp Dự án và nhà thầu phụ được miễn thuế nhập khẩu để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Các đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật để thực hiện Dự án được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ và thu nhập từ tiền bản quyền.
4. Ngoài các ưu đãi về thuế nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, nhà đầu tư và doanh nghiệp Dự án phải nộp các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.
5. Ưu đãi về thuế đối với Dự án khác do nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn vào công trình BT được áp dụng theo quy định tại Điều này hoặc theo thoả thuận trong Hợp đồng Dự án phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan, có tính đến thời gian thu hồi vốn của công trình BT và khả năng thu lợi nhuận của Dự án khác.
Điều 36: Thuế đối với các nhà thầu tham gia thực hiện Dự án
1. Các nhà thầu nước ngoài (nếu có) tham gia thực hiện Dự án nộp các loại thuế và hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài.
2. Các nhà thầu Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 37: Ưu đãi về sử dụng đất
Doanh nghiệp Dự án được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện Dự án.
Điều 38: Bảo lãnh nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp Dự án và các doanh nghiệp khác
Trong trường hợp cần thiết, tuỳ theo tính chất Dự án, Chính phủ chỉ định cơ quan có thẩm quyền thay mặt Chính phủ bảo lãnh vốn vay, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và các nghĩa vụ Hợp đồng khác cho nhà đầu tư, doanh nghiệp Dự án hoặc các doanh nghiệp khác tham gia thực hiện Dự án được xác định trong Hợp đồng Dự án và bảo lãnh nghĩa vụ của các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền bán nguyên liệu, mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Dự án.
Điều 39: Quyền thế chấp tài sản
1. Trong quá trình thực hiện Dự án, doanh nghiệp Dự án được cầm cố, thế chấp các tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Việc cầm cố, thế chấp tài sản của doanh nghiệp Dự án phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ và hoạt động của Dự án quy định trong Hợp đồng Dự án, phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình xây dựng và kinh doanh công trình, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp Dự án được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để đáp ứng các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, gồm:
a. Chi trả tiền thuê thiết bị, máy móc từ nước ngoài;
b. Nhập khẩu máy móc thiết bị và các sản phẩm, dịch vụ khác để thực hiện Dự án;
c. Thanh toán các khoản nợ (gồm cả nợ gốc và lãi) vay nước ngoài;
d. Thanh toán các khoản nợ (gồm cả nợ gốc và lãi) vay ngân hàng bằng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị và các sản phẩm, dịch vụ khác để thực hiện Dự án;
đ. Chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thanh lý đầu tư, các khoản thanh toán cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các khoản thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài (áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài).
2. Chính phủ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho Dự án năng lượng, xây dựng công trình giao thông và xử lý chất thải.
Điều 41: Bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cộng
1. Doanh nghiệp Dự án được sử dụng đất đai, đường giao thông và các công trình phụ trợ khác để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp có khan hiếm về dịch vụ công ích hoặc có hạn chế về đối tượng được sử dụng công trình công công, doanh nghiệp Dự án được ưu tiên cung cấp các dịch vụ hoặc được ưu tiên cấp quyền sử dụng các công trình công cộng để thực hiện Dự án.
3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp dự án làm các thủ tục và hồ sơ cần thiết để được phép ưu tiên sử dụng dịch vụ và các công trình công cộng.
Điều 42: Giải quyết tranh chấp
1. Đối với Dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước, tranh chấp giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp Dự án; tranh chấp giữa doanh nghiệp Dự án với các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện Dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng nêu tại
2. Đối với Dự án có vốn đầu tư nước ngoài, mọi tranh chấp trước hết được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, hoà giải, các bên có thể giải quyết tranh chấp theo quy định sau:
a. Tranh chấp giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với Nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp Dự án được giải quyết thông qua trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong Hợp đồng Dự án;
b. Tranh chấp giữa doanh nghiệp Dự án với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc với các tổ chức kinh tế Việt Nam hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đầu tư.
Điều 43: Bảo đảm về vốn và tài sản
1. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết phải trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư, Nhà nước bảo đảm thanh toán hoặc bồi thường tài sản và vốn của nhà đầu tư theo giá thị trường hoặc bằng hình thức khác theo thoả thuận.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các nghị định sau:
1. Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997 của Chính phủ ban hành quy chế đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) áp dụng cho đầu tư trong nước;
2. Nghị định số 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ ban hành quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT) áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. Nghị định số 02/1999/NĐ-CP ngày 27/01/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT) áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp Dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước đã thành lập trước khi Nghị định này có hiệu lực không phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại.
2. Doanh nghiệp Dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trước khi Nghị định này có hiệu lực có thể đăng ký lại hoặc không đăng ký lại theo quy định tại khoản 2 Điều 170 Luật Doanh nghiệp và các quy định có liên quan. Việc đăng ký lại không được làm ảnh hưởng đến các cam kết trong Hợp đồng Dự án.
3. Dự án được cấp giấy phép đầu tư trước khi Nghị định này có hiệu lực không phải làm thủ tục cấp lại chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp nhà đầu tư yêu cầu.
4. Nhà đầu tư ký Hợp đồng Dự án trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và chưa được cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư không phải điều chỉnh lại Hợp đồng Dự án nhưng phải thực hiện thủ tục cấp chứng nhận đầu tư theo quy định của Nghị định này.
1. Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 77-CP năm 1997 về Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (B.O.T) áp dụng cho đầu tư trong nước
- 2Nghị định 62/1998/NĐ-CP về Quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh và hợp đồng xây dựng - chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 3Nghị định 02/1999/NĐ-CP sửa đổi Quy chế đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 4Công văn số 6110/VPCP-KTTH về việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT dự án mở rộng QL 1A đoạn thị xã Đông Hà - thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo số 448/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp triển khai dự án mở rộng quốc lộ 51 kết hợp mua quyền thu phí trạm T1 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông báo số 41/TB-BGTVT về kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức tại buổi làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An và Tập đoàn Tân Tạo về dự án đường Tân Sơn Nhất - Tân An do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao
- 1Nghị định 77-CP năm 1997 về Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (B.O.T) áp dụng cho đầu tư trong nước
- 2Nghị định 62/1998/NĐ-CP về Quy chế đầu tư theo Hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh và hợp đồng xây dựng - chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 3Nghị định 02/1999/NĐ-CP sửa đổi Quy chế đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 4Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao
- 1Luật Đầu tư 2005
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Công văn số 6110/VPCP-KTTH về việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT dự án mở rộng QL 1A đoạn thị xã Đông Hà - thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo số 448/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp triển khai dự án mở rộng quốc lộ 51 kết hợp mua quyền thu phí trạm T1 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư 149/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông báo số 41/TB-BGTVT về kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức tại buổi làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An và Tập đoàn Tân Tạo về dự án đường Tân Sơn Nhất - Tân An do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Nghị định 78/2007/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- Số hiệu: 78/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/05/2007
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 330 đến số 331
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra