Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 1997 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 77-CP NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 1997 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - KINH DOANH - CHUYỂN GIAO (B.O.T) ÁP DỤNG CHO ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - KINH DOANH - CHUYỂN GIAO (B.O.T) ÁP DỤNG CHO ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 77/CP ngày 18 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ)
1. Dự án: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là B.O.T) là dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức quản lý và kinh doanh có thu phí các dịch vụ sử dụng công trình với thời hạn dự tính thu hồi đủ vốn và thu được lợi nhuận; sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng thì công trình đó được chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng.
2. Doanh nghiệp B.O.T là doanh nghiệp làm chủ đầu tư, tổ chức quản lý xây dựng và kinh doanh một hoặc một số dự án B.O.T.
Doanh nghiệp B.O.T có thể là một doanh nghiệp đã được thành lập hợp pháp, đang hoạt động, không phân biệt thành phần kinh tế và loại hình tổ chức hoặc doanh nghiệp mới thành lập do những doanh nghiệp, cá nhân được chọn như quy định tại Chương 2 theo qui chế này.
Doanh nghiệp B.O.T được thành lập mới có thể là hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Bộ, Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân quận, huyện khi được chỉ định thì phải trực tiếp ký hợp đồng B.O.T và phải chịu trách nhiệm với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như quy định tại Chương VIII Qui chế này.
4. Hợp đồng B.O.T là văn bản thoả thuận và được ký kết với nội dung như quy định tại Điều 19 Qui chế này giữa doanh nghiệp B.O.T và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T, làm cơ sở pháp lý để thực hiện dự án B.O.T.
5. Hợp đồng phụ là hợp giữa doanh nghiệp B.O.T với các nhà thầu (nếu có) về thực hiện án B.O.T.
1. Quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện;
2. Cầu, cầu cảng, bến cảng biển và cảng sông, bến phà, bến xe;
3. Kho tàng và phương tiện bảo quản hàng hoá, chợ hoặc trung tâm thương mại;
4. Khai thác và cung cấp nước sạch;
5. Hệ thống xử lý nước thải, chất thải ở thành phố, khu công nghiệp tập trung, khu dân cư;
6. Sản xuất và phân phối sử dụng điện;
7. Khu công viên, vui chơi, giải trí, trung tâm thể thao, văn hoá;
8. Trường học, trường đào tạo dạy nghề, bệnh viện, phòng khám chữa bệnh;
9. Xây dựng nhà ở;
10. Sản xuất kinh doanh dịch vụ công cộng;
11. Các lĩnh vực khác có lợi cho nền kinh tế, xã hội;
Định kỳ 6 tháng, danh mục dự án B.O.T quốc gia và địa phương được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương trong 3 số liên tiếp.
Thủ tướng Chính phủ công bố các dự án nhóm A và chỉ định cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố dự án nhóm B, nhóm C và chỉ định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét và chấp thuận dự án ngoài danh mục dự án B.O.T đã được công bố.
Điều 4.- Dự án đầu tư được đưa vào danh mục dự án B.O.T phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển vùng hoặc quy hoạch phát triển ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bảo đảm tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường do Nhà nước quy định.
- Có khả năng hoàn vốn và có lợi nhuận.
Điều 5.- Thẩm quyền thông qua nghiên cứu tiền khả thi:
- Thủ tướng Chính phủ thông qua nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án nhóm A, theo đề nghị của Bộ kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và thông qua nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm B và C trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ thông qua nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm B khi có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành chuyên môn; nếu dự án có liên quan đến nhiều tỉnh thì phải có thêm ý kiến thống nhất của Uỷ ban nhân dân các tỉnh liên quan.
Điều 6.- Nguồn vốn thực hiện dự án B.O.T:
1. Dự án B.O.T được thực hiện bằng một trong các nguồn vốn sau đây:
- 100% vốn không thuộc ngân sách nhà nước, kể cả vốn vay trong nước và nước ngoài.
- Vốn góp của ngân sách nhà nước và vốn góp của doanh nghiệp, cá nhân, kể cả vốn vay trong nước và ngoài nước.
2. Đối với mỗi dự án B.O.T, vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp B. O.T phải đạt mức tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án B.O.T.
1. Đường giao thông đến các trung tâm du lịch, bến cảng, nhà ga và sân bay;
2. Cầu trên các tuyến đường nói trên;
3. Chợ và trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí, công viên ở vùng tập trung dân cư;
4. Cung cấp điện, nước cho khu công nghiệp; và cơ sở hạ tầng khác trực tiếp phục vụ khu công nghiệp;
5. Xây dựng trường học, trường dạy nghề, bệnh viện, phòng khám chữa bệnh.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định góp vốn đầu tư thực hiện các dự án nhóm A theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định góp vốn đầu tư thực hiện các dự án B.O.T thuộc nhóm B và C.
3. Phần góp vốn của ngân sách nhà nước để thực hiện dự án B.O.T được coi là cổ phần của Nhà nước tại doanh nghiệp B.O.T.
Tuỳ thuộc vào thẩm quyền quyết định góp vốn thực hiện dự án B.O. T, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định người đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với cổ phần nói trên theo quy định tại Chương VII, Luật doanh nghiệp Nhà nước ban hành ngày 20/4/1995.
Mức góp vốn, hình thức góp vốn được quyết định tuỳ thuộc từng dự án B.O.T.
LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP B.O.T HOẶC THÀNH VIÊN SÁNG LẬP DOANH NGHIỆP B.O.T
- Bản tự giới thiệu về khả năng chuyên môn, tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm; giới thiệu các nhà thầu dự định thuê để thực hiện các dịch vụ có liên quan;
- Phương án huy động vốn;
- Giấy tờ cam kết của các ngân hàng hoặc các nhà cấp vốn khác để thực hiện dự án B.O.T;
- Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng tổng kết tài sản của năm trước, đối với doanh nghiệp đang hoạt động.
Điều 12.- Trước khi quyết định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T có trách nhiệm:
- Kiểm tra tính trung thực của từng tài liệu trong hồ sơ quy định tại Điều 9 Quy chế này.
- Xem xét, đánh giá khả năng tài chính, năng lực tổ chức quản lý của những tổ chức, cá nhân cam kết cho vay vốn, của những tổ chức được dự định thuê xây dựng hoặc thực hiện các dịch vụ có liên quan.
- Đảm bảo huy động đủ và kịp thời số vốn cần thiết để hoàn thành xây dựng công trình;
- Có cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý đủ kiến thức, kinh nghiệm quản lý xây dựng và khai thác công trình.
Trong trường hợp doanh nghiệp, cá nhân muốn đầu tư thực hiện dự án B.O.T không có đủ cán bộ kỹ thuật và quản lý thì chỉ định rõ tổ chức hoặc cá nhân có đủ trình độ kỹ thuật và quản lý sẽ được thuê để thực hiện các dịch vụ, công việc có liên quan.
Doanh nghiệp, cá nhân đã đề xuất dự án B.O.T được ưu tiên xét chọn để thực hiện dự án đó.
Trình tự, thủ tục, thể thức lựa chọn đối tác đầu tư thực hiện theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996.
THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ KINH DOANH DOANH NGHIỆP B.O.T VÀ XIN PHÉP ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN B.O.T
Hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp B.O.T gồm cả giấy chứng nhận năng lực thực hiện dự án B.O.T như quy định tại Điều 11 Quy chế này.
Hồ sơ xin bổ sung đăng ký ngành nghề kinh doanh phải gồm cả giấy chứng nhận về đủ năng lực thực hiện dự án B.O.T nói tại Điều 11 Quy chế này.
Đối với dự án đầu tư B.O.T thuộc nhóm B và C, việc xin phép đầu tư có thể thực hiện đồng thời với xin phép thành lập doanh nghiệp hoặc xin bổ sung đăng ký kinh doanh.
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG B.O.T VÀ HOÀN TẤT CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
Hợp đồng B.O.T phải bao gồm ít nhất các nội dung theo khung hợp đồng mẫu B.O.T ban hành kèm theo Nghị định này.
Số tiền đặt cọc này có thể gộp thành vốn thực hiện dự án B.O.T, nhưng chỉ được rút ra sau khi đã khởi công và đầu tư xây dựng công trình B.O.T đạt trên 1% tổng số vốn đầu tư của dự án.
- Hợp đồng bán sản phẩm;
- Hợp đồng cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu;
- Hợp đồng xây lắp;
- Hợp đồng quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng.
- Đã được cấp giấy phép đầu tư;
- Hợp đồng B.O.T đã được ký kết;
- Thiết kế kỹ thuật công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T phê duyệt;
- Đã được cấp giấy chứng nhận về giao đất, hoặc thuê đất.
Việc đền bù và phân chia các chi phí về giải toả đất phải xác địch rõ trong hợp đồng B.O.T.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng vốn ngân sách nhà nước chi trả cho việc đền bù và giải toả mặt bằng, thì phần vốn đó được coi là cổ phần của Nhà nước ở doanh nghiệp B.O.T như quy định tại Điều 8 Quy chế này.
Trường hợp từ chối phê duyệt, thì phải nêu rõ chi tiết cần thay đổi và cách thức bổ sung, thay đổi.
Điều 27. Trong quá trình thực hiện đầu tư, doanh nghiệp B.O.T có quyền:
- Tự quyết định về phương thực đấu thầu, chỉ định thầu hoặc tự thực hiện khảo sát, thiết kế công trình;
- Tự quyết định về phương thức đấu thầu, chỉ định thầu hoặc tự thực hiện mua sắm thiết bị, thi công xây lắp, phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án;
- Tự quyết định về phương thức huy động thêm vốn để xây dựng công trình;
- Nếu dự án B.O.T tương đương nhóm A theo phân loại dự án của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và vốn nhà nước góp từ 30% vốn pháp định trở lên thì doanh nghiệp B.O.T thực hiện đầu tư phù hợp với Nghị định 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ.
Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp B.O.T làm các thủ tục và hồ sơ cần thiết để được phép ưu tiên sử dụng dịch vụ và các công trình công cộng.
Mức giá, phí của các sản phẩm, dịch vụ và các khoản thu cụ thể khác do doanh nghiệp B.O.T xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường, trừ các trường hợp quy định dưới đây:
- Trường hợp doanh nghiệp B.O.T sản xuất và trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ thuộc danh mục sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá, thì mức giá, phí cụ thể do doanh nghiệp B.O.T xác định hoặc điều chỉnh không được vượt quá khung giá do Nhà nước quy định;
- Trường hợp doanh nghiệp B.O.T sản xuất sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước độc quyền cung ứng và phân phối thông qua các Tổng công ty nhà nước, thì mức giá, phí cụ thể sẽ do doanh nghiệp B.O.T và Tổng công ty nhà nước có liên quan thoả thuận nhưng không được vượt quá mức giá quy định của Nhà nước.
Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp B.O.T có quyền yêu cầu Nhà nước hỗ trợ theo quy định của pháp luật để tiến hành thu phí từ kinh doanh công trình B.O.T.
Nghiêm cấm việc sử dụng quyền kinh doanh công trình B.O.T để đối xử phân biệt hoặc khước từ phục vụ đối với các đối tượng sử dụng.
- Thực hiện bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa công trình theo hợp đồng, đã ký kết, bảo đảm công trình vận hành đúng thiết kế;
- Cung ứng sản phẩm, dịch vụ với số lượng và chất lượng như thoả thuận tại hợp đồng B.O.T trong suốt thời gian kinh doanh cho đến khi công trình được chuyển giao;
- Đảm bảo duy trì chế độ sử dụng công trình bình thường như những công trình khác cùng loại trên phạm vi cả nước. Các công tình xây dựng đường giao thông, cầu, bến phà v.v... phải được duy trì sử dụng ở trạng thái 24/24 giờ/ngày trong suốt quá trình kinh doanh.
ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP B.O.T
Điều 36. Doanh nghiệp B.O.T được hưởng ưu đãi:
1. Miễn, giảm thuế doanh thu (hoặc thuế giá trị gia tăng) theo Luật thuế hiện hành.
2. Thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) áp dụng mức thuế suất thấp nhất theo Luật thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp), thuế lợi tức được miễn trong 2 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo kể từ khi dự án đưa vào khai thác có lãi. Các trường hợp giảm 50% từ 6 đến 8 năm áp dụng cho dự án B.O.T tại các vùng lãnh thổ đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định với từng dự án cụ thể.
3. Được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị nhập khẩu sử dụng cho việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án để tạo nên tài sản cố định của doanh nghiệp.
Tiền vay được từ việc thế chấp tài sản phải được sử dụng vào mục đích tiếp tục xây dựng và vận hành công trình như quy định trong hợp đồng B.O.T.
Điều 39. Trong quá trình xây dựng và kinh doanh công trình, doanh nghiệp B.O.T được mua ngoại tệ để:
- Chi trả tiền thuê thiết bị, máy móc từ nước ngoài;
- Nhập khẩu máy móc thiết bị và các sản phẩm, dịch vụ khác để thực hiện dự án;
- Thanh toán các khoản nợ (gồm cả nợ gốc và lãi) vay nước ngoài.
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG B.O.T
- Là một bên ký hợp đồng với doanh nghiệp B.O.T.
- Là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước hoạt động của công trình B.O.T.
- Đàm phán và quyết định về nội dung thoả thuận trong hợp đồng B.O.T. Trường hợp có vấn đề cần đàm phán và ký kết trong hợp đồng B.O.T vượt quá thẩm quyền của mình, thì trước khi quyết định, cần có ý kiến thống nhất của cơ quan có thẩm quyền quyết định về vấn đề đó.
- Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng B.O.T; phải bồi thường cho doanh nghiệp B.O.T mọi thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết.
- Theo dõi việc thực hiện nội dung hợp đồng B.O.T, đảm bảo doanh nghiệp B.O.T thực hiện đúng cam kết; yêu cầu doanh nghiệp B.O.T bồi thường cho người sử dụng và Nhà nước thiệt hại phát sinh do doanh nghiệp B.O.T không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T là cơ quan nhà nước duy nhất trực tiếp xem xét và giải quyết các vấn đề đã thoả thuận trong hợp đồng B.O.T.
- Đưa ra nghiên cứu tiền khả thi, xác định các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng dự án B.O.T, về số lượng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ; đánh giá sơ bộ tác động của dự án đối với môi trường và môi sinh;
- Cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện nghiên cứu khả thi theo yêu cầu của doanh nghiệp, cá nhân dự định thực hiện dự án B. O.T;
- Lựa chọn doanh nghiệp B.O.T hoặc thành viên sáng lập doanh nghiệp B.O.T;
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình;
- Phối hợp cùng doanh nghiệp B.O.T giám sát chất lượng xây dựng công trình, tiến độ thực hiện công trình, bảo đảm thực hiện đúng theo thiết kế và kế hoạch;
- Giải toả diện tích đất được quy hoạch để thực hiện dự án B.O.T; - Phối hợp hoặc hỗ trợ doanh nghiệp B.O.T hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, trong việc xây dựng công trình và kinh doanh, vận hành theo đúng hợp đồng B.O.T;
- Thực hiện hoặc yêu cầu các cơ quan khác của Nhà nước thực hiện các yêu cầu hợp pháp của doanh nghiệp B.O.T trong quá trình xây dựng và kinh doanh công trình B.O.T;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, kể cả việc ban hành những quy chế về cung cấp và sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ công trình B.O.T.
- Công trình B.O.T được hoàn thành và đưa vào sử dụng trước thời hạn, tổng vốn đầu tư thực hiện đầu tư thấp hơn tổng mức vốn đầu tư của công trình;
- Công trình không được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong thời hạn thoả thuận, tổng vốn thực hiện đầu tư cao hơn tổng mức vốn đầu tư cho công trình trừ trường hợp có lý do bất khả kháng;
Lý do bất khả kháng bao gồm: bão, lũ lụt, hoả hoạn, động đất, nhà cung cấp thiết bị hoặc tổ chức cấp vốn bị phá sản hoặc những lý do khác theo quyết định của toà án.
Một tháng trước khi hợp đồng B.O.T hết hiệu lực, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T và doanh nghiệp B.O.T phải hoàn tất việc kiểm kê tài sản và định lại giá trị tài sản cố định, đánh giá việc bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định trước khi chuyển giao như đã thoả thuận trong hợp đồng B.O.T.
Cơ quan Nhà nước chỉ nhận chuyển giao khi máy móc, thiết bị của công trình đã được bảo dưỡng, sửa chữa như đã thoả thuận.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp B.O.T, cũng như các hợp đồng mà doanh nghiệp B.O.T đã ký kết với các doanh nghiệp khác, nếu doanh nghiệp B.O.T không có thoả thuận trước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T.
Trong trường hợp hai bên không hoà giải được thì tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài do hai bên lựa chọn hoặc tại Toà kinh tế. Thủ tục giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định hiện hành tương ứng với mỗi loại cơ quan tài phán.
Điều 50. Hợp đồng B.O.T chấm dứt hiệu lực do một trong các lý do sau đây:
1. Kết thúc thời hạn đã ghi trong hợp đồng B.O.T;
2. Doanh nghiệp B.O.T có thể chấm dứt hợp đồng B.O.T trước thời hạn với lý do:
- Không được cấp giấy chứng nhận về giao đất hoặc thuê đất đúng thời hạn, hoặc diện tích đất được thuê, được giao ít hơn mức thoả thuận trong hợp đồng B.O.T;
- Không giải toả được diện tích đất đã quy hoạch để thực hiện dự án B.O.T do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T không thực hiện đúng nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng B.O.T;
- Không nhận được quyền ưu tiên sử dụng các dịch vụ công ích, hoặc các công trình công cộng khác như đã quy định tại Điều 29 Quy chế này.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T huỷ bỏ hợp đồng do thay đổi chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trường hợp hợp đồng B.O.T chấm dứt hiệu lực do các nguyên nhân quy định tại Điểm 2 và 3 của Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng B.O.T có trách nhiệm bồi hoàn tất cả các chi phí mà doanh nghiệp B.O.T đã chi để thực hiện dự án B.O.T.
Trong khi chưa có danh mục dự án B.O.T, các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động đề xuất, xem xét hoặc chấp thuận các dự án theo đề nghị của doanh nghiệp, cá nhân muốn đầu tư theo hình thức B.O.T.
Ngày tháng năm 1997
- Căn cứ Nghị định số.../CP ngày...tháng 3 năm 1997 của Chính phủ;
- Căn cứ yêu cầu thực hiện quy hoạch phát triển (địa phương, ngành) đã được (tên cơ quan có thẩm quyền) thông qua ngày...tháng... năm
- Căn cứ yêu cầu phục vụ đời sống của nhân dân địa phương.
III. ĐẠI DIỆN CÁC BÊN KÝ HỢP ĐỒNG
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Họ tên người đại diện có thẩm quyền.
- Địa chỉ.
2. Doanh nghiệp B.O.T
- Tên doanh nghiệp B.O.T.
- Họ tên chức vụ người đại diện có thẩm quyền.
- Địa chỉ giao dịch của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số .... nơi cấp.
Số tài khoản tại ngân hàng.
1. Nhiệm vụ mà doanh nghiệp B.O.T phải thực hiện, trong đó xác định rõ:
- Tính chất của công trình (cầu, đường, nhà máy điện, cảng v. v ...)
- Tổng mức vốn đầu tư ước tính.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình.
- Loại công nghệ và thiết bị dự tính sử dụng xây dựng và lắp đặt công trình.
- Loại dịch vụ và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của công trình.
2. Yêu cầu thiết kế kỹ thuật công trình
- Tổ chức khảo sát.
- Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế.
- Thời gian thiết kế.
- Yêu cầu về mức độ chi tiết của thiết kế. - Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế.
3. Quyền và trách nhiệm về cấp đất, cho thuê đất và bàn giao đất xây dựng công trình.
- Địa điểm, xác định rõ địa giới hành chính.
- Diện tích và loại đất được cấp hoặc được thuê, mục đích sử dụng.
- Thực hiện thủ tục về thuê đất hoặc xin cấp đất.
- Giải toả và đền bù về đất, thời hạn giải toả, trách nhiệm giải toả, trách nhiệm trong việc đền bù, thực trạng về diện tích đất khi thuê hoặc được giao.
- Thời hạn được thuê hoặc được cấp.
- Giá thuê đất hoặc tiền về cấp đất, chế độ miễn, giảm, mức giảm giá thuê đất hoặc giảm tiền trả về cấp đất.
4. Tiến độ thực hiện xây dựng công trình.
- Thời gian thực hiện đầu tư và thời điểm bắt đầu khai thác sử dụng công trình B.O.T.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong tổ chức quản lý xây dựng, lắp đặt công trình.
5. Tiêu chuẩn chất lượng, giám sát, kiểm tra chất lượng công trình B.O.T.
6. Tổ chức khai thác, sử dụng công trình B.O.T.
- Chế độ tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, nguyên tắc định giá, phí, mức giá ban đầu, nguyên tắc điều chỉnh giá và phí, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc chấp hành các công việc nói trên.
7. Tiêu chuẩn sử dụng, nghĩa vụ đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng công ty B.O.T.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình B.O.T, chế độ bảo dưỡng. (Định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng, mức độ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, trường hợp sửa chữa, bảo dưỡng đột xuất, hình thức và cách thức sửa chữa, v.v...).
8. Các biện pháp và nghĩa vụ của các bên trong bảo vệ môi trường và môi sinh.
9. Chế độ ưu đãi cụ thể đối với doanh nghiệp B.O.T liên quan đến thực hiện dự án B.O.T.
- Thời hạn miễn, giảm thuế lợi tức.
- Thời hạn miễn, giảm thuế doanh thu.
- Miễn thuế nhập khẩu áp dụng theo Điều... Quy chế B.O.T ban hành kèm theo Nghị định số ... CP ngày ... tháng 3 năm 1997. (Kèm theo danh mục và số lượng thiết bị, hàng hoá miễn thuế nhập khẩu).
- Các ưu đãi, ưu tiên và hỗ trợ khác (ưu tiên được cấp nước, cấp điện, hình thức, mức độ và điều kiện hỗ trợ trong việc thu phí v.v...).
10. Chế độ kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Mục đích kiểm tra.
- Đối tượng kiểm tra, giám sát.
- Hình thức kiểm tra, giám sát (định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, đột xuất, lý do kiểm tra, giám sát đột xuất).
- Quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát.
11. Quy định về chuyển nhượng hợp đồng.
- Quy định về quyền và điều kiện thay đổi cổ đông, hoặc thành viên doanh nghiệp B.O.T.
- Quy định về quyền và điều kiện chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ hợp đồng B.O.T, trình tự và thủ tục chuyển nhượng (ví dụ chuyển nhượng phần liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, hoặc chuyển nhượng phần liên quan đến khai thác và quản lý kinh doanh dịch vụ v.v...)
12. Bổ sung, sửa đổi nội dung hợp đồng.
- Những lý do hoặc điều kiện dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung sửa đổi nội dung hợp đồng B.O.T, thủ tục tiến hành điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.
13. Chấm dứt hợp đồng và việc xử lý kết quả của việc chấm dứt hợp đồng.
- Do hợp đồng hết hiệu lực.
- Những trường hợp bất khả kháng (định rõ các trường hợp này).
- Các trường hợp khác (định rõ).
14. Xử lý tranh chấp hợp đồng
15. Những quy định về chuyển giao.
Thời gian, điều kiện, thủ tục, trình tự và tổ chức thực hiện chuyển giao:
- Đối với trường hợp chuyển giao do hợp đồng B.O.T hết hiệu lực. - Đối với trường hợp chuyển giao trước thời hạn theo thoả thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp B.O.T.
16. Các phụ lục kèm theo
17. Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này được lập thành (số bản) bằng tiếng Việt và có giá trị như nhau: nơi lưu giữ các bản hợp đồng.
Hợp đồng này ký ngày...tháng...năm....dưới sự làm chứng của:
1.
2.
3.
Ngày....tháng....năm 199...
Đại diện doanh nghiệp B.O.T Đại diện cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
ký kết hợp đồng B.O.T
- 1Nghị định 78/2007/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- 2Chỉ thị 27/2003/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Nghị định 42-CP năm 1996 ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 3Thông tư 12/1997/TT-BKH hướng dẫn Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao áp dụng cho đầu tư trong nước (ban hành kèm theo Nghị định 77/CP năm 1997) do Bộ Kế Hoạch Đầu Tư ban hành
- 4Thông tư 06/1997/TT-BXD hướng dẫn quản lý xây dựng trong việc thực hiện "Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng- Kinh doanh-chuyển giao (B.O.T) áp dụng cho đầu tư trong nước" kèm theo Nghị định 77/CP-1997 do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Chỉ thị 27/2003/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị định 77-CP năm 1997 về Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (B.O.T) áp dụng cho đầu tư trong nước
- Số hiệu: 77-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/06/1997
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 15
- Ngày hiệu lực: 03/07/1997
- Ngày hết hiệu lực: 19/06/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra