PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT |
Số: 708-TTg | Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 1956 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Để khuyến khích, hướng dẫn giúp đỡ tư nhân kinh doanh công thương nghiệp có lợi cho quốc kế dân sinh;
Theo đề nghị của ông bộ trưởng Bộ Thương nghiệp;
Theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành điều lệ tạm thời về các xí nghiệp tư nhân kèm theo nghị định này.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
TẠM THỜI VỀ CÁC XÍ NGHIỆP TƯ NHÂN
Các xí nghiệp ấy có thể tổ chức theo các hình thức dưới đây :
1) Kinh doanh cá nhân : là tổ chức kinh doanh do một người bỏ vốn, một mình chịu trách nhiệm vô hạn thanh tóan các khoản nợ.
2) Công ty : là tổ chức góp vốn để kinh doanh của từ hai người trở lên và gồm các loại sau đây:
a) Công ty trách nhiệm vô hạn là tổ chức góp vốn để kinh doanh của từ hai người trở lên, trong đó tất cả những người góp vốn đều phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn về việc thanh tóan các khoản nợ của công ty.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức góp vốn để kinh doanh của từ hai người trở lên trong đó mỗi người góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đối với công ty trong phạm vi số vốn của mình đã góp; công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với người ngoài trong phạm vi số vốn đã góp.
c) Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn là tổ chức góp phần để kinh doanh của từ 5 người trở lên: vốn của công ty chia thành phần góp nhất định và bằng nhau gọi là cổ phần.
Mỗi người góp cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với công ty trong phạm vi số tiền của mình đã góp; công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với người ngoài trong phạm vi tổng số cổ phần đã góp.
Cổ viên được tự do ra công ty bằng cách chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
Trong tên gọi công ty, cần nêu rõ loại công ty.
Những tổ chức không theo đúng những quy định trên đây thì không được gọi là công ty.
CHO PHÉP KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- Các xí nghiệp kinh doanh thương mại mà số vốn từ một trăm triệu đồng trở lên.
- Các xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Các xí nghiệp kinh doanh sản xuất chủ yếu dùng máy móc mà có từ 7 công nhân trở lên hoặc không dùng máy móc mà có từ 21 công nhân trở lên.
- Các xí nghiệp ngoại kiều không kể số vốn là bao nhiêu, (ngoại kiều ở đây không kể người Hoa kiều sinh sống lâu năm trên đất Việt nam như đã định trong điều lệ đăng ký các loại kinh doanh công thương nghiệp số 489-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1955 do Thủ tướng Phủ ban hành).
Xí nghiệp chỉ được hoạt động sau khi đã đăng ký xong và chỉ được hoạt động trong phạm vi đã được phép.
Điều 8. Xí nghiệp phải xin phép và đăng ký lại trong những trường hợp sau đây :
- Thay đổi phạm vi hoạt động hoặc chuyên nghiệp.
- Đặt thêm chi điếm, cửa hàng, thay đổi địa phương kinh doanh hay trụ sở kinh doanh.
- Tạm nghỉ, mở lại, nghỉ hẳn, chuyển nhượng, giải tán.
QUAN HỆ NỘI BỘ VÀ QUAN HỆ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGOÀI CỦA XÍ NGHIỆP
Điều 15. Người phụ trách xí nghiệp thuộc loại kinh doanh cá nhân là người bỏ vốn.
Đối với xí nghiệp tổ chức theo hình thức công ty thì hội đồng cổ viên mỗi năm họp ít nhất một lần. Phương pháp nghị quyết của Hội đồng cổ viên và quyền biểu quyết của cổ viên phải quy định rõ ràng trong điều lệ của công ty.
Điều 16. Hội đồng cổ viên chọn trong số cổ viên đề cử ra:
1) Một người quản trị hay một Ban quản trị để điều khiển việc kinh doanh của công ty.
2 ) Một người phụ trách giám sát hay một Ban giám sát để kiểm sóat công việc kinh doanh và sổ sách kế tóan của công ty; những người này không phụ trách nghiệp vụ của công ty.
- Người được cử vào Ban giám sát phải được ít nhất nửa số phiếu của những cổ viên dự hội đồng.
- Người được cử vào Ban quản trị không được chuyển nhượng quá ½ số cổ phiếu của mình.
1) Do làm trái luật lệ của Nhà nước, điều lệ của công ty, trái quyết nghị của Hội đồng cổ viên hoặc do cá nhân có khuyết điểm trong việc điều khiển kinh doanh mà làm cho công ty bị thiệt hại hoặc làm cho người thứ ba bị tổn thất.
2) Công ty bị lỗ đến 1/3 số vốn (vốn tính theo trị giá tài sản của công ty lúc mới thành lập) mà không báo cáo cho Hội đồng cổ viên biết.
Việc ghi chép trong sổ sách kế tóan phải lấy tiền Ngân hàng Quốc gia Việt
1) Tình hình kinh doanh và quyết tóan kinh doanh trong năm qua.
2) Dự án phân phối lãi.
3) Kế hoạch kinh doanh năm mới.
Báo cáo tình hình kinh doanh và quyết toán kinh doanh phải được Ban giám sát thông qua trước.
Đối với các công ty, sau khi đã nộp thuế và bù vào các khoản lỗ năm trước nếu có, số còn lại sẽ chia như sau :
1) Trước hết trích 10% để tích lũy vốn phát triển kinh doanh.
2) Chia lãi cho vốn: đối với công ty kinh doanh công nghiệp hay vận tải, lãi hàng năm chia cho vốn không quá 12 % số vốn. Đối với công ty kinh doanh thương mại lãi hàng năm chia cho vốn không quá 8% số vốn.
Sau khi phân phối lãi cho các khoản trên, nếu còn thừa sẽ phân phối theo thứ tự như sau :
1) Dùng phần lớn để chia thêm lãi cho cổ viên, thù lao cho quản lý, giám sát và đại lý.
2) Thưởng cho công nhân viên và tăng thêm khoản chi phí xã hội trong xí nghiệp.
Tỷ lệ các khoản trên do Hội đồng cổ viên quyết định. Việc chi tiêu cho khoản 2 do chủ xí nghiệp và người làm công thương lượng giải quyết.
Khi được giải tán phải thành lập Ban thanh toán do Hội đồng cổ viên cử ra để thanh toán tất cả thuộc quan hệ nội bộ xí nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan đến ngoài.
Những công ty hiện đang họat động, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày công bố bản điều lệ này, phải sửa đổi lại điều lệ của công ty theo đúng điều lệ này và phải xin phép đăng ký kinh doanh lại.
Điều 26. Các văn bản đã ban hành trái với điều lệ này đều bãi bỏ.
Điều 27. Bộ Thương nghiệp có trách nhiệm giải thích và ấn định chi tiết thi hành điều lệ này.
Ban hành kèm theo nghị định số 708-TTg
Nghị định 708-TTg năm 1956 ban hành bản điều lệ tạm thời về các xí nghiệp tư nhân do Thủ tướng ban hành
- Số hiệu: 708-TTg
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/03/1956
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: 26/05/1956
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 26/05/1956
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực