HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số : 64-CP | Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 1960 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 574-TTg ngày 26 tháng 11 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ ;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 19 tháng 09 năm 1960;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Tải chính.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1 . – Nay ban hành bản điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản kèm theo Nghị định này, thay thế cho bản điều lệ tạm thời về cấp phát kiến thiết cơ bản kèm theo Nghị định số 574-TTg ngày 26 tháng 11 năm 1957.
Điều 2. – Việc quản lý vốn kiến thiết cơ bản thuộc tổng dự toán địa phương cũng thi hành theo bản điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản này.
Để việc thi hành điều lệ được sát với tình hình các địa phương, Bộ Tài chính sẽ quy định những trường hợp có thể châm chước.
Điều 3. - Tất cả các Bộ, các ngành, các cấp, các đơn vị có trách nhiệm đến công tác kiến thiết cơ bản và quản lý vốn kiến thiết cơ bản, trong phạm vi trách nhiệm của mình, đều phải thi hành bản điều lệ này. Đơn vị hay cá nhân nào không thi hành đúng, gây ra lãng phí, tham ô, không hoàn thành kế hoạch kiến thiết cơ bản, phải chịu trách nhiệm và chịu kỷ luật của Nhà nước.
Điều 4. – Ông Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giải thích bản điều lệ này và quy định những chi tiết thi hành.
Điều 5. - Bản điều lệ này thi hành kể từ ngày ban hành. Tất cả những điều khoản quy định từ trước trái với bản điều lệ này đều bãi bỏ.
| T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Điều 1. – Điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản này nhằm bảo đảm cung cấp vốn kiến thiết cơ bản (dưới đây viết tắt là KTCB) kịp thời và đúng đắn, giám đốc việc sử dụng vốn kiến thiết cơ bản, cụ thể là: theo dõi việc sử dụng vốn, đảm bảo vốn Nhà nước được sử dụng hợp lý, đôn đốc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kiến thiết cơ bản của Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, hạ thấp giá thành công trình, tiết kiệm vốn Nhà nước, quản lý tiền mặt chặt chẽ.
Điều 2. - Tất cả các công tác kiến thiết cơ bản của các xí nghiệp quốc doanh, của các xí nghiệp công tư hợp doanh và của các đơn vị sự nghiệp, của các cơ quan hành chính và đoàn thể đã được ghi trong kế hoạch kinh tế quốc dân đều do Ngân hàng kiến thiết Việt nam (dưới đây gọi tắt là NHKT), chiếu theo điều lệ này để cấp phát vốn.
Điều 3. - Tất cả những khoản thu, chi của các đơn vị kiến thiết xí nghiệp kiến trúc, lắp máy, cơ quan khảo sát thiết kế, các cơ quan khảo sát địa chất (về phần các công trình KTCB) và các xí nghiệp cung tiêu (về phần kinh doanh thuộc KTCB) đều do NHKT làm kết toán.
Điều 4. - Vốn kiến thiết cơ bản do Bộ Tài chính cấp làm nhiều lần cho NHKT trung ương. Số vốn ấy sẽ gửi vào tài khoản riêng của NHKT ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không tính lãi. Khi Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền, không tính thủ tục phí.
Trường hợp xí nghiệp dùng tiến vốn tự có để xây dựng những công trình KTCB, thì tiền vốn đó phải giao cho NHKT quản lý.
Điều 5. – Tài liệu làm căn bản cấp phát gồm có:
1. Cấp phát để chuẩn bị công trường (chuẩn bị vật liệu, chuẩn bị công trình tạm như lán trại, đường tạm…)
a) Nếu công trình thiết kế theo hai bước (theo như quy định của Nhà nước về trình tự kiến thiết cơ bản), thì phải có những văn kiện sau đây:
- Kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm của đơn vị kiến thiết,
- Bản sao bản nhiệm vụ thiết kế,
- Bản sao giấy phê chuẩn sơ đồ mặt bằng,
- Kế hoạch cấp phát kiến thiết cơ bản hàng quý của đơn vị kiến thiết và hạn mức cấp phát.
b) Nếu công trình thiết kế theo ba bước (theo như quy định của Nhà nước về trình tự kiến thiết cơ bản ), thì phải có những văn kiện sau đây:
- Kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm của đơn vị kiến thiết,
- Bản sao bảng nhiệm vụ thiết kế,
- Bản sao giấy phê chuẩn thiết kế sơ bộ, khái toán và sơ đồ mặt bằng,
- Kế hoạch cấp phát kiến thiết cơ bản hàng quý của đơn vị kiến thiết và hạn mức cấp phát.
2. Cấp phát để thi công: phải có những văn kiện sau đây:
- Kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm của đơn vị kiến thiết,
- Bản sao bản nhiệm vụ thiết kế,
- Bản sao giấy phê chuẩn thiết kế (thiết kế sơ bộ hoặc thiết kế kỹ thuật),
- Dự toán kiến thiết (của toàn bộ công trình hoặc của toàn bộ các hạng mục công trình thi công trong năm kế hoạch),
- Kế hoạch cấp phát kiến thiết cơ bản hàng quý của đơn vị kiến thiết và hạn mức cấp phát.
Tất cả các văn kiện nói trên phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn như nói dưới đây. Nếu chưa có hạn mức cấp phát, thì không được cấp phát một khoản nào.
Điều 6. – Kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm của các Bộ chủ quản và các đơn vị kiến thiết gửi cho Ngân hàng kiến thiết phải theo đúng các mẫu biểu và trình tự lập và duyệt do Nhà nước quy định; kế hoạch của các đơn vị trên hạn ngạch phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Kế hoạch của các đơn vị dưới hạn ngạch phải được Bộ chủ quản phê chuẩn.
Kế hoạch hàng năm của đơn vị kiến thiết nói ở trên đều phải nằm trong kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm của Bộ chủ quản đã được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
Kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, và các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ (dưới đây đều gọi tắt là Bộ chủ quản), sau khi Hội đồng Chính phủ phê chuẩn, phải sao gửi một bản cho Ngân hàng Kiến thiết trung ương, Ủy ban kế hoạch Nhà nước gửi bản tổng hợp của tất cả các Bộ chủ quản và mỗi Bộ chủ quản gửi bản kế hoạch riêng của mình cho Ngân hàng kiến thiết trung ương.
Kế hoạch Kiến thiết cơ bản hàng năm của các đơn vị kiến thiết, sau khi được duyệt, Bộ chủ quản sao gửi Ngân hàng kiến thiết trung ương một bản, Ngân hàng kiến thiết trung ương đối chiếu kế hoạch ấy với kế hoạch của Nhà nước. Nếu tổng số vốn đã được Nhà nước phê cuẩn cho Bộ đó, thì Ngân hàng kiến thiết trung ương sẽ chuyển các kế hoạch đó cho các Chi hàng và Phòng cấp phát kiến thiết cơ bản, nếu quá tổng số vốn đã được Nhà nước phê chuẩn cho Bộ đó, thì ngân hàng kiến thiết trả lại để Bộ chủ quản điều chỉnh lại hoặc xin Nhà nước cho điều chỉnh lại kế hoạch.
Điều 7. - Dự toán kiến thiết phải lập và duyệt theo chế độ về dự toán kiến thiết cơ bản do Nhà nước quy định. Dự toán toàn bộ của các công trình trên hạn ngạch phải được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phê cuẩn. Dự toán toàn bộ của các công trình dưới hạn ngạch phải được Bộ chủ quản phê chuẩn. Trường hợp chỉ lập được dự toán của một số hạng mục công trình, thì dự toán của những hạng mục công trình ấy, kể cả của những công trình trên hạn ngạch, cũng phải do Bộ chủ quản phê chuẩn.
Đơn vị kiến thiết phải gửi bản dự toán kiến thiết đã được phê chuẩn (bản chính thứ hai) cho Chi hàng hay Phòng cấp phát kiến thiết cơ bản.
Chi hàng hay Phòng cấp phát sẽ phối hợp với đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc, lắp máy để thẩm tra dự toán kiến thiết. Khi thẩm tra, phải căn cứ vào các định mức về sử dụng nhân công, vật liệu, căn cứ vào giá cả của vật liệu và thiết bị, tiêu chuẩn tiền lương, tỷ lệ phí tổn gián tiếp, tiền lãi, căn cứ vào giá xây dựng đơn vị công trình đã được Nhà nước hay Bộ chủ quản quy định. Trường hợp Nhà nước hay Bộ chủ quản chưa ban hành đủ các định mức về sử dụng nhân công, vật liệu, thì đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy có thể thỏa thuận với nhau và tạm đặt ra định mức để lập dự toán và trình duyệt. Khi thẩm tra dự toán, nếu thấy giá tiêu chuẩn định mức trong dự toán cao hơn hoặc thấp hơn so với mức đã được chính thức quy định thì phải bàn bạc để điều chỉnh lại cho sát. Trường hợp hai bên không thống nhất ý kiến với nhau được, thì Chi hàng, Phòng cấp phát tạm cấp phát theo dự toán đã được phê chuẩn, đồng thời đơn vị kiến thiết và Chi hàng, Phòng cấp phát lập biên bản tình hình thẩm tra dự toán gửi lên Bộ Tài chính và Bộ chủ quản nghiên cứu giải quyết,
Sau khi thẩm tra dự toán kiến thiết, Chi hàng bàn bạc với đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc lắp máy để lấy phần giá trị bớt được ở hạng mục này bù cho số phải tăng thêm ở hạng mục khác. Nhưng tổng số phần phải tăng thêm không được vượt quá tổng số phần giảm bớt để không vượt quá dự toán kiến thiết của đơn vị. Sau khi đã lấy phần bớt được bù cho phần phải tăng thêm, nếu còn thừa hoặc còn thiếu, đơn vị kiến thiết báo cáo lên Bộ chủ quản để xin điều chỉnh kế hoạch.
Bộ chủ quản sẽ lấy nơi thừa bù nơi thiếu, điều chỉnh trong phạm vi kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm của toàn ngành đã được Nhà nước phê chuẩn. Nếu Bộ chủ quản thấy cần tăng thêm dự toán của toàn ngành, thì phải báo cáo với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính cùng nghiên cứu và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Khi dự toán kiến thiết lập xong nhưng chưa được phê chuẩn, Chi hàng và Phòng cấp phát có thể thẩm tra trước bản dự thảo dự toán. Việc thẩm tra nói trên của Chi hàng và Phòng cấp phát cần phải tiến hành khẩn trương.
Điều 8. – Kế hoạch cấp phát do Bộ chủ quản lập theo từng quý (mẫu số 1 kèm) và gửi cho Bộ Tài chính xét duyệt trước khi bắt đầu mỗi quý. Kế hoạch cấp phát của Bộ chủ quản phải dựa trên kế hoạch cấp phát của các đơn vị cơ sở. Bộ Tài chính xét duyệt xong sẽ lần lượt gửi kế hoạch cấp phát cho Bộ chủ quản và Ngân hàng Kiến thiết trung ương. Bộ chủ quản sẽ căn cứ vào kế hoạch cấp phát đã được xét duyệt để làm “giấy báo hạn mức cấp phát kiến thiết cơ bản” theo từng đơn vị kiến thiết (gọi tắt là giấy báo hạn mức cấp phát; mẫu số 2 kèm) và làm thành 4 bản; gửi Ngân hàng kiến thiết trung ương thẩm xét. Nếu tổng số hạn mức cấp phát của các đơn vị kiến thiết không quá kế hoạch cấp phát đã được Bộ Tài chính duyệt y cho Bộ đó, thì Ngân hàng kiến thiết trung ương sẽ ký nhận vào giấy báo hạn mức, giữ lại một bản, gửi cho Chi hàng một bản, trả lại cho Bộ chủ quản 2 bản (1 bản Bộ chủ quản sẽ gửi cho đơn vị kiến thiết). Nếu tổng số hạn mức cấp phát vượt quá kế hoạch cấp phát đã được duyệt y, thì Ngân hàng kiến thiết trung ương sẽ đề nghị Bộ chủ quản điều chỉnh lại giấy báo hạn mức của những đơn vị về phần vượt quá kế hoạch đã được duyệt. Trong khi chờ đợi, Ngân hàng kiến thiết trung ương chỉ gửi những phần hạn mức trong phạm vi kế hoạch đã được duyệt.
Điều 9. - Nếu kế hoạch và dự toán toàn bộ công trình chưa được phê chuẩn, thì tạm cấp theo dự thảo của kế hoạch và dự toán đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra đồng ý (thao như điều lệ dự toán kiến thiết cơ bản đã quy định).
Nếu dự thảo dự toán của toàn bộ công trình chưa được phê chuẩn và cũng chưa được cấp có thẩm quyền thẩm tra đồng ý, thì sẽ cấp phát theo kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm đã được phê chuẩn hoặc kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm đã được cấp có thẩm quyền kiểm tra đồng ý, và theo dự toán của những hạng mục công trình sắp khởi công.
Dự toán của những hạng mục chủ yếu phải được Bộ chủ quản xét duyệt. Dự toán của những hạng mục khác, nếu không quá số vốn ghi trong kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm của đơn vị cho mỗi hạng mục ấy và không trái với thiết kế, thì sẽ do Chi hàng thẩm tra và căn cứ vào đấy để cấp phát. Nếu quá kế hoạch vốn hàng năm hoặc trái với thiết kế, thì phải do Bộ chủ quản xét duyệt.
Nếu là công trình trên hạng ngạch, thì sau 3 tháng khởi công, nếu là công trình dưới hạng ngạch, thì sau 1 tháng, phải có dự toán toàn bộ công trình trong năm kế hoạch.
Điều 10. - Trường hợp đặc biệt, cần phải xây dựng gấp mà không có những căn cứ cấp phát như quy định ở trên, thì phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Ủy ban Kế hoạch.
Riêng đối với những trường hợp thật đặc biệt, như vì thiên tai bất ngờ, cần xây dựng lại kịp thời, thì sau khi Ủy ban hành chính tỉnh quyết định, Chi hàng, Phòng cấp phát có thể cho vay trước khi có căn cứ cấp phát nói trên, đồng thời báo cáo cho Ngân hàng kiến thiết trung ương biết và đề nghị đơn vị sử dụng vốn lập ngay các căn cứ cấp phát cần thiết, nhất là xin ngay hạn mức cấp phát để có vốn chi tiêu.
Điều 11. - Nếu có thay đổi về nội dung của các văn kiện làm căn cứ cấp phát, thì các ngành có liên quan phải báo cáo cho Ngân hàng kiến thiết trung ương và các Chi hàng, Phòng cấp phát biết.
CẤP PHÁT THEO KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Điều 12. - Tất cả những công trình kiến trúc đều phải được cấp phát theo phương pháp “kết toán theo khối lượng công trình”. Đối với những công trình trên hạn ngạch, nếu có trường hợp đặc biệt gặp khó khăn chưa cấp phát theo khối lượng công trình được, thì phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính mới được tạm thời cấp phát theo thực tế trong một thời gian ngắn, sau đó phải chuyển sang cấp phát theo khối lượng công trình.
Đối với những công trình lắp máy, những công trình cơ khí điện nước, cũng áp dụng phương pháp theo khối lượng công trình cho toàn bộ những công trình ấy. Bộ Tài chính cùng Bộ chủ quản ấn định kế hoạch thực hiện nguyên tắc này đối với từng loại công trình.
Điều 13. – Đối với các công trình cho Công ty kiến trúc hay một cơ quan một Bộ khác thầu, hay cho các đơn vị trong nội bộ một Bộ thầu, đều phải ký hợp đồng giao thầu. Phải gửi bản chính thứ hai của hợp đồng giao thầu khoán hoặc giấy giao kèo làm công trình cho Chi nhánh, Phòng cấp phát để tài liệu căn cứ cấp phát và kết toán.
Chi hàng, Phòng cấp phát thẩm tra hợp đồng hay giao kèo thầu khoán theo các điểm sau đây:
1. Tên hạng mục công trình, yêu cầu về thời gian khởi công, về thời gian hoàn thành, về công suất, về kỹ thuật, phải phù hợp với nhiệm vụ thiết kế, với thiết kế, dự toán và kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm.
2. Giá trị công trình nhận thầu trong năm không được quá dự toán công trình trong năm và kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm, và giá trị toàn bộ công trình trong bản hợp đồng chung ký giữa hai Bộ giao thầu và nhận thầu không được quá dự toán chung của toàn bộ công trình.
3. Tiêu chuẩn định mức sử dụng nhân công, vật liệu, giá vật liệu, tỷ lệ, phí tổn gián tiếp, lãi … không được quá những quy định của Nhà nước.
4. Phương pháp trả tiền phải phù hợp với điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản này.
Nếu Chi hàng thấy những điều khoản nói trên không được tôn trọng thì gửi trả cho đơn vị kiến thiết để sửa lại. Trong khi chờ đợi hợp đồng được sửa lại và được duyệt, Chi hàng, Phòng cấp phát có thể tạm cấp theo kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và dự toán.
Chi hàng, Phòng cấp phát có nhiệm vụ đôn đốc theo dõi đơn vị kiến thiết và xí nghiệp kiến trúc, lắp máy thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng.
Đối với các công trình tự làm, phải có biên bản của ban kiến thiết giao nhiệm vụ cho bộ phận thi công; biên bản ấy phải gửi cho các Chi hàng, Phòng cấp phát làm căn cứ cấp phát và kết toán.
Điều 14. – Đơn vị kiến thiết phải cấp phát khoản tạm ứng cho xí nghiệp kiến trúc lắp máy hay đơn vị thi công theo hợp đồng thầu khoán hàng năm để mua nguyên vật liệu xây dựng. Nếu đơn vị kiến thiết cung cấp vật liệu cho xí nghiệp kiến trúc lắp máy thì tính giá trị của vật liệu ấy vào khoản tạm ứng. Nếu xí nghiệp kiến trúc, lắp máy đã được Nhà nước cấp vốn lưu động để mua nguyên liệu, vật liệu xây dựng, thì đơn vị kiến thiết không phải cấp khoản tạm ứng.
Khoản tạm ứng để mua vật liệu trong nước do hai bên tính toán cụ thể, mức cao nhất không được quá 50% tổng giá trị vật liệu trong nước cần thiết cho công trình làm trong năm kế hoạch. Nếu cần tạm ứng quá tỷ lệ 50% nói trên, thì phải báo cáo lên Bộ chủ quản và Bộ Tài chính. Mức tạm ứng cụ thể cho mỗi công trình do hai bên tính toán và do Chi hàng thẩm xét lại, nhằm đảm bảo cho vật liệu dự trữ không thiếu và cũng không thừa làm đọng vốn. Ngân hàng kiến thiết cho vay phần vốn để dự trữ vật liệu quá mức vì tính chất thời vụ của công tác kiến thiết cơ bản hay vì tính chất thời vụ của việc khai thác nguyên liệu, vật liệu.
Vật liệu nước ngoài do đơn vị kiến thiết trả tiền sau khi hàng tới, rồi chuyển giao cho đơn vị nhận thầu theo nguyên giá (gồm giá vật liệu và cước phí vận chuyển đến kho công trường) coi như một khoản tạm ứng.
Nếu hợp đồng giao thầu chưa ký, mà cần cấp tạm ứng để đơn vị nhận thầu chuẩn bị vật liệu kịp thời thì hai bên có thể căn cứ vào kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm, thiết kế sơ bộ và khái toán, mà ký giao kèo về khoản tạm ứng trong đó ghi rõ tên các hạng mục công trình, giá trị tạm tính của công trình cho thầu trong năm, số tiền tạm ứng, ngày dự định ký hợp đồng, ngày khởi công và thời hạn xây dựng. Đơn vị kiến thiết phải gửi giấy giao kèo này cho Chi hàng thẩm tra để cấp phát khoản tạm ứng. Khi đã có hợp đồng thầu khoán chính thức theo dự toán chính thức, thì điều chỉnh lại số tạm ứng.
Trường hợp đơn vị tự làm, cấp phát theo khối lượng công trình và đơn vị không được cấp vốn lưu động để mua vật liệu luân chuyển, vật rẻ tiền mau hỏng, nhiên liệu… thì số tạm ứng có thể tăng thêm đủ để đảm bảo cho đơn vị chi vào những khoản chi luân chuyển nói trên.
Điều 15. - Khoản tạm ứng sẽ trừ dần. Cách trừ dần phải ghi rõ trong hợp đồng thầu khoán theo quy định sau đây nhằm bảo đảm số vật liệu cần thiết cho việc xây dựng.
1. Trường hợp công trình hoàn thành trong năm, bắt đầu trừ dần khi số tạm ứng ngang với trị giá vật liệu trong nước cần dùng để xây dựng phần công trình cần phải làm trong năm. Lúc đơn vị kiến thiết kết toán giá xây dựng công trình làm xong hay lúc tạm chi một phần vốn, thì trừ dần số tạm ứng. Số phải trừ tính theo tỷ lệ của giá trị vật liệu trong nước so với tổng giá trị của hợp đồng. Trước khi công trình làm xong, sẽ trừ hết toàn bộ số tạm ứng.
2. Trường hợp công trình làm từ hai năm trở lên, thì trong những năm đầu có thể không trừ khoản tạm ứng hoặc trừ ít. Từ năm thứ hai sẽ tùy theo nhu cầu về vật liệu mà tính loại khoản tạm ứng cho năm đó; thừa thì thu hồi bớt, thiều thì bù thêm, và sẽ trừ hết trong những năm làm xong công trình theo thể thức đã quy định ở trên.
3. Việc trừ phần tạm ứng vật liệu nước ngoài do đơn vị kiến thiết chuyển cho đơn vị nhận thầu bằng hiện vật, không làm cùng với việc trừ phần tạm ứng bằng tiền mặt của đơn vị nhận thầu. Số phải trừ về phần tạm ứng vật liệu nước ngoài phải tính theo giá trị vật liệu nước ngoài đã sử dụng vào công trình, sử dụng đến đâu và kết toán đến đâu, thì trừ đến đấy.
Điều 16. – Những hạng mục công trình nào mà thời gian xây dựng 4 tháng trở xuống thì kết toán một lần: chậm nhất là 45 ngày sau khi làm xong và kiểm nhận xong công trình; đơn vị kiến thiết căn cứ vào dự toán đã được sửa chữa theo biểu đồ thi công, kết toán toàn bộ giá xây dựng công trình với đơn vị nhận thầu.
Chi hàng, Phòng cấp phát căn cứ vào biên lai giá xây dựng công trình (mẫu số 3 kèm) của đơn vị nhận thầu, đã được đơn vị kiến thiết ký nhận, và giấy kiểm nhận giao trả công trình (mẫu số 4 kèm) để thẩm xét và cấp phát.
Trong thời gian xây dựng hạng mục công trình, cứ cuối mỗi tuần kỳ 10 ngày, đơn vị nhận thầu; căn cứ vào giá xây dựng công trình làm xong trong 10 ngày để làm biên lai tạm chi (mẫu số 5 kèm). Khối lượng công trình dùng để tính số tạm thì dựa theo thống kê cấp tốc 10 ngày mà tính, hoặc nếu không có thống kê cấp tốc thì dựa theo ước lượng của cán bộ kỹ thuật được hai bên giao nhận thầu đồng ý.
Sau khi đơn vị kiến thiết đã ký nhận vào giấy biên lai tạm chi thì đơn vị nhận thầu đưa đến Chi hàng để lĩnh tạm chi. Nhưng trước khi làm xong công trình, tổng số các khoản tạm chi và tạm ứng không được quá 95% giá dự toán công trình ấy. Khi kết toán giá xây dựng toàn bộ công trình, phải trừ hết khoản tạm ứng và tạm chi.
Điều 17. – Đối với những hạng mục công trình mà thời gian xây dựng trên 4 tháng, thì hàng tháng hoặc hàng quý phải kết toán một lần, và khi hoàn thành công trình, thì kết toán một lần cuối cùng.
Cuối mỗi tháng hay mỗi quý, đơn vị kiến thiết và đơn vị nhận thầu sẽ căn cứ vào khối lượng công trình đã làm xong trong tháng hay trong quý và đã được hai bên kiểm nhận để làm báo cáo về phần công trình đã làm xong (mẫu số 6 kèm). Báo cáo ấy gửi kèm theo chứng từ giá xây dựng công trình (mẫu số 3) gửi cho Chi hàng thẩm xét và cấp phát.
Cuối mỗi tuần kỳ 10 ngày, đơn vị nhận thầu căn cứ vào giá xây dựng công trình đã hoàn thành để làm biên lai tạm chi (mẫu số 5). Khối lượng công trình dùng để tính tạm chi, có thể dựa vào thống kê cấp tốc hay ước lượng và điều phải do hai bên thỏa thuận. Sau khi được đơn vị kiến thiết ký nhận, đơn vị nhận thầu đưa biên lai đến Chi hàng để nhận khoản tạm chi, khi kết toán cuối tháng hay cuối quý, sẽ khấu trừ tất cả các khoản tạm chi đến ngày kết toán.
Trong hạn 45 ngày sau khi làm xong công trình và sau khi hai bên đã kiểm nhận toàn bộ công trình, hai bên phải căn cứ vào dự toán đã được sửa chữa theo biểu đồ thi công để làm kết toán cuối cùng. Chi hàng căn cứ vào biên lai giá xây dựng công trình và giấy kiểm nhận giao trả công trình để thẩm xét và cấp phát. Khi cấp phát và kết toán lần cuối cùng phải trừ tất cả các khoản tạm ứng và tạm chi.
Điều 18. – Chi hàng phải căn cứ vào biểu đồ thi công để cấp phát theo khối lượng công trình. Biểu đồ thi công phải bảo đảm đúng khối lượng, chất lượng ghi trong thiết kế. Nếu biểu đồ thi công do đơn vị nhận thầu làm, thì phải được đơn vị giao thầu xác nhận.
Trong quá trình xây dựng, nếu đơn vị nhận thầu thấy trong biểu đồ thi công hay dự toán có bỏ sót từng bộ phận công trình hoặc có tính nhầm, do đó cần phải thay đổi giá trị dự toán cũ, thì phải báo kịp thời cho đơn vị kiến thiết biết. Đơn vị kiến thiết phải điều chỉnh trong phạm vi kiến thiết biết. Đơn vị kiến thiết phải điều chỉnh t phạm vi dự toán của hạng mục công trình, đồng thời cùng đơn vị nhận thầu ký giấy thay đổi công trình, đưa cho Chi hàng, Phòng cấp phát làm căn cứ cấp phát. Nếu thay đổi nhiều, phải chi quá dự toán công trình, đơn vị kiến thiết phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn thì Chi hàng cấp phát mới cấp phát.
Điều 19. – Đối với những công trình kiến trúc, vì gặp khó khăn, nên tạm thời chưa cấp phát theo khối lượng công trình, thì Chi hàng và Phòng cấp phát căn cứ vào kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm và dự toán kiến thiết để cấp phát cho thực tế đối với từng hạng mục phí tổn (thiết bị, vật liệu, tiền lương, chi phí khác).
Trong khi cấp phát, Chi hàng, Phòng cấp phát phải luôn luôn đối chiếu tình hình cấp phát với tình hình khối lượng làm xong, nếu thấy chi nhiều vốn mà khối lượng hoàn thành ít, triển vọng làm xong công trình sẽ vượt dự toán, thì phải cùng đơn vị kiến thiết tính toán dự toán, nếu thực sự dự toán không sát, thì phải được cấp có thẩm quyền xét duyệt cho điều chỉnh lại dự toán mới được cấp phát phần vốn vượt dự toán.
Nếu vì làm ngoài kế hoạch, vì lãng phí nhiều, nên chỉ tiêu vượt dự toán, thì phải do Bộ chủ quản quyết định và được Bộ Tài chính đồng ý mới được cấp phát.
Bộ chủ quản sẽ điều chỉnh trong phạm vi số vốn của Nhà nước đã duyệt cấp cho Bộ để cấp phát cho các đơn vị phải tăng thêm vốn, nếu cần phải tăng thêm vốn cả năm cho Bộ chủ quản, thì phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 20. – Đối với những công trình lắp máy cho thầu hoặc tự làm, vì gặp khó khăn, nên tạm thời chưa cấp phát theo khối lượng công trình được, thì căn cứ vào hợp đồng và dự toán mà cấp phát theo thực tế. Nhưng trước khi làm xong toàn bộ công trình, tổng số các khoản cấp phát không được quá 95tỷ lệ % giá trị của công trình lắp máy.
Điều 21. – Chi hàng và Phòng cấp phát phải căn cứ vào kế hoạch hàng quý về khảo sát thiết kế và khảo sát địa chất để cấp phát theo thực tế. Trường hợp các đoàn khảo sát, vì điều kiện công tác phải thay đổi luôn địa điểm thì Chi hàng, Phòng cấp phát có thể cấp khoản ứng trước cho đoàn khảo sát và cùng đoàn khảo sát quy định rõ thời hạn quyết toán. Nếu không kết toán đúng hạn đã định thì Chi hàng, Phòng cấp phát không ứng trước khoản khác.
Điều 22. – Khi Bộ chủ quản đặt mua thiết bị và vật liệu của nước ngoài cho các đơn vị kiến thiết (kể cả hàng viện trợ), thì phải gửi cho Ngân hàng kiến thiết bản kế hoạch đặt mua và kế hoạch nhập thiết bị và vật liệu nước ngoài (cả năm và từng quý), để làm căn cứ thẩm tra khi cấp phát.
- Khi xí nghiệp cung tiêu thuộc các Bộ chủ quản nhận được những hàng nước ngoài (kể cả hàng viện trợ) để dự trữ cho những năm sau, hoặc hàng chưa phân phối được cho các đơn vị trong trường hợp chưa lập các đơn vị kiến thiết (phụ trách việc thanh toán), thì Ngân hàng kiến thiết trung ương cấp phát và kế toán. Xí nghiệp cung tiêu gửi cho Ngân hàng kiến thiết trung ương giấy báo trả tiền đã được Bộ Ngoại thương chứng nhận và các chứng từ hóa đơn có liên quan khác để cấp.
- Khi xí nghiệp cung tiêu giao hàng nước ngoài (kể cả hàng viện trợ) cho các đơn vị kiến thiết, thì các Chi hàng, Phòng cấp phát làm kết toán. Đơn vị kiến thiết gửi giấy báo trả tiền đã được xí nghiệp cung tiêu chứng nhận cho Chi hàng, Phòng cấp phát và các chứng từ hóa đơn có liên quan để cấp phát.
- Ngân hàng kiến thiết trung ương phải thẩm tra xem bản kê chi tiết về thiết bị vật liệu có đúng với kế hoạch nhập hàng của Bộ chủ quản và có đúng với yêu cầu của kế hoạch kiến thiết cơ bản của Nhà nước, rồi mới cấp phát.
- Chi hàng, Phòng cấp phát phải thẩm tra xem bản kê chi tiết về thiết bị vật liệu có đúng với dự toán công trình, và việc giao nhận hàng có đúng hợp đồng, rồi mới cấp phát.
- Xí nghiệp cung tiêu nhận được hàng trước và chưa phân phối được cho các đơn vị kiến thiết, thì vay vốn của Ngân hàng kiến thiết trung ương để thanh toán với Bộ Ngoại thương, và phải hoàn trả Ngân hàng kiến thiết trung ương theo đúng các quy định trong điều lệ cho vay, sau khi phân phối hàng và đã được các đơn vị thanh toán.
Điều 23. – Khi đơn vị kiến thiết mua thiết bị, khí cụ, dụng cụ ở trong nước, thì Chi hàng, Phòng cấp phát căn cứ vào kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm hay số lượng ghi trong dự toán kiến thiết để cấp phát theo giá quy định của Nhà nước. Nếu kế hoạch dự toán chưa được phê chuẩn, thì có thể căn cứ vào bảng kê chi tiết thiết bị, khí cụ, dụng cụ, đã được Bộ chủ quản phê chuẩn để cấp phát.
Khi đơn vị kiến thiết hay đơn vị nhận thầu mua vật liệu trong nước, thì Chi hàng, Phòng cấp phát căn cứ vào giá quy định của Nhà nước mà cấp phát, và chỉ cấp phát trong phạm vi số vốn dùng để mua vật liệu ghi trong dự toán (đối với đơn vị kiến thiết tự làm), hoặc trong phạm vi kế hoạch mua vật liệu (đối với đơn vị nhận thầu hay xí nghiệp xây lắp).
Điều 24. – Khi đơn vị kiến thiết hay đơn vị nhận thầu phát tiền lương, thì Chi hàng, Phòng cấp phát sẽ cấp phát theo thực tế trong phạm vi tổng số tiền lương ghi trong dự toán hay trong kế hoạch lao động tiền lương. Số cấp phát về lương phải tương đương với khối lượng công trình làm xong. Nếu quá tổng số tiền lương ghi trong dự toán hay trong kế hoạch lao động tiền lương, thì phải được Bộ chủ quản hay Bộ nhận thầu phê chuẩn mới được cấp phát.
Điều 25. – Chi hàng, Phòng cấp phát kiến thiết cơ bản cấp phát tiền phí tổn quản lý hành chính theo nhu cầu và theo dự toán đã được phê chuẩn trong phạm vi tỷ lệ về phí tổn quản lý hành chính đã được Nhà nước quy định. Đơn vị kiến thiết và đơn vị nhận thầu phải cố gắng giảm bớt phí tổn hàng chính, giữ đúng biên chế nhân viên quản lý hành chính. Chi hàng chịu trách nhiệm theo dõi tình hình chi tiêu về khoản này.
Điều 26. – Khi đơn vị kiến thiết chi tiêu nề những khoản chi khác ngoài khoản quản lý hành chính nói trên, Chi hàng, Phòng cấp phát kiến thiết cơ bản cấp phát theo thực tế trong phạm vi dự toán và kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm.
Điều 27. - Trường hợp một xí nghiệp vừa sản xuất vừa kiến thiết cơ bản, thì Chi hàng, Phòng cấp phát kết toán về tài vụ theo sự giao dịch và cung cấp những thứ cần dùng giữa hai bộ phận sản xuất và kiến thiết cơ bản.
Điều 28. – Khi đơn vị kiến thiết và đơn vị nhận thầu dùng tiền, thì phải gửi những chứng từ có liên quan (hợp đồng, hóa đơn…) cho Chi hàng, Phòng cấp phát để thẩm xét và cấp phát theo thực tế. Nếu không gửi được hóa đơn, thì Chi hàng, Phòng cấp phát có thể cấp phát trước rồi thẩm tra chừng từ sau (thẩm tra có trọng điểm).
Khi cần dùng những số tiền nhỏ để chi tiêu những khoản linh tinh, thì Chi hàng, Phòng cấp phát có thể ứng trước cho đơn vị kiến thiết hay đơn vị nhận thầu một khoản tiền nhất định do hai bên thỏa thuận, nhằm bảo đảm nhu cầu chi tiêu đồng thời tránh để đọng vốn tiền mặt, theo đúng chế độ chung của Nhà nước về quản lý tiền mặt. Các đơn vị phải làm bảng thống kê chi tiêu (không kèm theo chứng từ) đưa cho Chi hàng làm kết toán từng thời kỳ một. Nếu không kết toán khoản đã ứng lần trước thì không cấp phát khoản ứng tiếp sau.
Điều 29. – Chi hàng có nhiệm vụ kiểm tra các đơn vị kiến thiết, các xí nghiệp xây lắp, các đơn vị nhận thầu, các cơ quan khảo sát thiết kế và khảo sát địa chất và các xí nghiệp cung tiêu về các mặt sau đây:
a) Kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch kiến thiết cơ bản và tình hình sử dụng tài sản cố định mới tăng thêm,
b) Kiểm tra tình hình chấp hành các chế độ hợp đồng, dự toán kết toán, quyết toán, kế hoạch thu chi tài vụ, kế toán kiến thiết cơ bản.
c) Kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch hạ giá thành công trình.
d) Kiểm tra tình hình sử dụng tiền vốn.
Khi làm công tác kiểm tra, Chi hàng, Phòng cấp phát có quyền xem các tài liệu về kế hoạch thiết kế, biểu đồ, sổ sách, chứng từ, tài liệu thống kê, tài liệu giải thích và giấy tờ có liên quan khác.
Để bảo đảm sự giám đốc thường xuyên của Ngân hàng kiến thiết, Bộ chủ quản và các đơn vị nói trên phải gửi cho Ngân hàng kiến thiết trung ương và các Chi hàng, Phòng cấp phát những kế hoạch thu chi tài vụ, báo cáo thống kê, báo cáo kế hoạch và quyết toán định kỳ theo quy định của Nhà nước.
Điều 30. – Khi có đơn vị kiến thiết, xí nghiệp xây lắp, đơn vị nhận thầu, cơ quan khảo sát thiết kế khảo sát địa chất, xí nghiệp cung tiêu không chấp hành đúng kế hoạch của Nhà nước và làm sai thiết kế, không chấp hành điều lệ kiến thiết cơ bản và các chế độ của Nhà nước, thì Chi hàng, Phòng cấp phát phải góp ý kiến đôn đốc sửa chữa.
Nếu tình hình nghiêm trọng, và cơ quan cấp phát đã góp ý kiến mà đơn vị sở quan không cải tiến, sửa chữa, thì Chi hàng, Phòng cấp phát báo cáo lên Bộ Tài chính hoặc Ủy ban hành chính địa phương giải quyết, đồng thời gửi một bản sao cho Bộ chủ quản biết. Được sự đồng ý của Bộ Tài chính hay Ủy ban hành chính địa phương, Chi hàng, Phòng cấp phát có quyền đình chỉ cấp phát, và các đơn vị sở quan phải chịu trách nhiệm về việc lãng phí và xây dựng chậm trước Bộ chủ quản và trước Chính phủ.
Điều 31. – Đơn vị kiến thiết, cơ quan khảo sát thiết kế, khảo sát địa chất chỉ được chi tiêu trong phạm vi hạn mức cấp phát đã được xét duyệt. Hạn mức cấp phát chưa dùng trong quý có thể tiếp tục sử dụng vào quý sau. Hạn mức cấp phát quý sau không thể sử dụng trước. Nhưng nếu hoàn thành kế hoạch hàng quý trước thời hạn, do đó hạn mức cấp phát không đủ dùng, thì Chi hàng, Phòng cấp phát sẽ cấp trong phạm vi hạn mức cấp phát của quý sau. Nếu hạn mức cấp phát của quý sau chưa gửi xuống, thì Chi hàng, Phòng cấp phát có thể cho vay, khi hạn mức gửi xuống sẽ trả cho Chi hàng, Phòng cấp phát.
Điều 32. - Bộ chủ quản có quyền điều hòa hạn mức cấp phát của các đơn vị kiến thiết thuộc ngành mình trong phạm vi kế hoạch cấp phát đã được Bộ Tài chính xét duyệt: thu hồi hạn mức của nơi thừa để bù cho nơi thiếu, nhưng không được phân phối trước những hạn mức chưa thu hồi về; nếu cần phân phối trước khi thu đủ hạn mức về thì phải được Bộ Tài chính đồng ý. Khi Bộ chủ quản và Chi hàng, Phòng cấp phát xét thấy hạn mức của một đơn vị có thừa mà đơn vị không chịu trả lại, thì Bộ chủ quản có thể ủy nhiệm cho Chi hàng được trích phần thừa của hạn mức đó để trả lại Bộ chủ quản theo “giấy thu hồi hạn mức” của Bộ chủ quản.
Trong phạm vi kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm đã được Nhà nước phê chuẩn, Bộ chủ quản có quyền thay đổi số vốn đầu tư của các đơn vị kiến thiết thuộc nghành mình. Số vốn đầu tư giảm bớt hay tăng thêm của đơn vị ấy không được quá 5% số vốn ghi trong kế hoạch năm của đơn vị ấy. Trong vi điều hòa số vốn đầu tư, không được lấy số giảm bớt của đơn vị trên hạn ngạch tăng thêm cho đơn vị dưới hạn ngạch, và không được vượt quá tổng số vốn ghi trong kế hoạch kiến thiết cơ bản hàng năm. Nếu muốn làm khác các quy định trên thì phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Điều 33. - Vốn kiến thiết cơ bản và vốn sản xuất cần phải dùng khoản nào vào khoản ấy. Nếu đơn vị kiến thiết dùng vốn sản xuất vào kiến thiết cơ bản, thì Chi hàng, Phòng cấp phát không cấp phát. Nếu đơn vị kiến thiết dùng vốn kiến thiết cơ bản để xây dựng công trình ngoài kế hoạch được để làm các việc khác, thì Chi hàng, Phòng cấp phát cũng không cấp phát.
Điều 34. – Sau khi đã làm xong toàn bộ công trình, thì đơn vị nhận thầu có nhiệm vụ kết toán toàn bộ với đơn vị kiến thiết. Ban phụ trách đơn vị kiến thiết có trách nhiệm quyết toán với Chi hàng số vốn đã được cấp phát, cụ thể là:
1. Quyết toán chung với Chi hàng, Phòng cấp phát tình hình vốn đã nhận được, đã sử dụng và vốn còn lại.
2. Giao cho Chi hàng bản kê số vật liệu, thiết bị, dụng cụ, khí cụ còn lại và dự kiến sử lý đã được Bộ chủ quản đồng ý.
3. Giao cho Chi hàng bản kê tình hình nợ, còn phải trả và còn phải thu.
4. Hoàn trả số tiền mặt còn lại cho Chi hàng để trừ vào khoản tiền đã cấp phát.
5. Giao Chi hàng số hạn mức cấp phát còn lại để Chi hàng trả lại cho Bộ chủ quản dùng để điều chỉnh chung trong ngành.
6. Bàn giao cho đơn vị sản xuất hay đơn vị sử dụng số công trình đã làm xong.
Ban phụ trách đơn vị kiến thiết có trách nhiệm thanh toán tất cả các khoản nợ và xử lý số vật liệu, thiết bị còn lại theo kế hoạch đã được Bộ chủ quản đồng ý. Nếu Bộ chủ quản đảm nhận trách nhiệm thanh toán, xử lý vật liệu nói trên, đơn vị kiến thiết phải giao cho Chi hàng, Phòng cấp phát giấy chứng nhận bàn giao cho Bộ chủ quản. Bộ Tài chính có nhiệm vụ theo dõi việc thanh lý các khoản nợ và vật liệu thiết bị còn lại của Bộ chủ quản.
Vật liệu còn lại sau khi hoàn thành công trình, giải quyết như sau:
1. Trường hợp cho thầu hay tự làm và cấp phát toàn bộ theo khối lượng công trình, thì vật liệu còn lại thuộc về xí nghiệp xây lắp hay đơn vị kiến thiết, và phải hạch toán vào lỗ lãi.
2. Trường hợp cấp phát theo thực tế, thì vật liệu còn thừa phải trả vào số đã cấp phát cho công trình ấy.
3. Trường hợp cho thầu và một phần cấp phát theo khối lượng công trình, một phần cấp phát theo thực tế, thì hai bên sẽ thương lượng để giải quyết số vật liệu thừa. Phần thuộc về đơn vị kiến thiết sẽ trừ vào số đã cấp phát công tác công trình ấy.
Bộ chủ quản có thể điều hòa số vật liệu thiết bị thừa giữa các đơn vị kiến thiết trong ngành. Nếu cuối năm vẫn thừa, thì phải ghi vào kế hoạch thu chi tài vụ năm sau, coi như vốn kết dư dùng cho cấp phát kiến thiết cơ bản năm sau.
Điều 35. – Chi hàng, Phòng cấp phát phụ trách việc theo dõi các đơn vị kiến thiết và xí nghiệp xây lắp nộp lãi và tiền khấu hao đúng thời hạn cho Nhà nước. Bộ chủ quản cấp vốn lưu động cho xí nghiệp xây lắp hoặc thu hồi vốn về điều phải thông qua Ngân hàng kiến thiết.
___ Kèm theo Nghị định số 64-CP ngày 19-11-1960 của HĐCP | KẾ HOẠCH CẤP PHÁT KIẾN THIẾT CƠ BẢN Quý ……… năm ……… của Bộ (hay đơn vị kiến thiết) | ||||||||||||||||
Số thứ tự | Tài khoản dự toán | KẾ HOẠCH THU CHI TÀI VỤ CẢ NĂM | Hạn mức sử dụng | ||||||||||||||
Loại | Khoản | Hạng | Tên tài khoản | Tổng số cấp phát dự toán | Trong đó | Hạn mức đã phân phối | Hạn mức đã phân phối | Hạn mức còn lại chưa phân phối | |||||||||
Tổng số | Xây lắp | Thiết bị trong nước | Thiết bị ngoài nước | Kiến thiết cơ bản khác | Kết dư năm trước có thể động viên | Chuẩn bị năm sau | |||||||||||
Vật liệu | Thiết bị | Vốn khác | Vật liệu | Thiết bị | |||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
TÀI KHOẢN DỰ TOÁN (để đơn vị kiến thiết dùng) | (Loại………… |
Vốn Sử dụng | Dự trù quý này | Số cấp phát được Bộ Tài chính duyệt | Chú thích | |||||||||||||
Đã được cấp phát từ đầu năm | Vốn kết dư đã động viên từ đầu năm | Giá trị vật liệu còn lại đến hết quý | Nợ cón lại đến hết quý (pần phải thu trừ phần phải trả hay ngược lại) | Tổng số hạn mức đề nghị duyệt | Vốn kết dư dự trù động viên quý này (đã trừ vào hạn mức đề nghị duyệt) | Các vốn động viên khác như lao động xã hội chủ nghĩa tiết kiệm (đã trừ vào hạn mức đề nghị duyệt) | ||||||||||
Tổng số | Xây lắp | Thiết bị trong nước | Thiết bị ngoài nước | Kiến thiết cơ bản khác | Tổng số | Xây lắp | Thiết bị trong nước | Thiết bị ngoài nước | Kiến tshiết cơ bản khác | |||||||
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
___ Ban hành kèm theo N.Đ số 64-CP ngày 19-11-1960 của H. Đ. C. P |
TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH KHỐI LƯỢNG KIẾN THIẾT CƠ BẢN VÀ DỰ TRÙ TRONG QUỸ KẾ HOẠCH CỦA BỘ |
Tên loại công trình hay tên công trình hay tên hạng mục công trình | Kế hoạch kiến thiết cơ bản năm | Đã hoàn thành từ đầu năm | Dự trù kế hoạch khối lượng quý này | Chú thích | |||||||||||||
Tổng số | Xây lắp | Thiết bị trong nước | Thiết bị ngoài nước | Kiến thiết cơ bản khác | Tổng số | Xây lắp | Thiết bị trong nước | Thiết bị ngoài nước | Kiến thiết cơ bản khác | Tỷ lệ tổng mức hoàn thành so với kế hoạch năm | Tổng số | Xây lắp | Thiết bị trong nước | Thiết bị ngoài nước | Kiến thiết cơ bản khác | ||
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
____ Ban hành kèm theo N.Đ số 64-CP ngày 19-11-1960 của N.Đ.C.P. Dự toán Trung ương……… Địa phương……… Đơn vị kiến thiết……………… Địa điểm công trình………… Cơ quan quản lý……………… | GIẤY BÁO HẠN MỨC CẤP PHÁT VỐN KIẾN THIẾT CƠ BẢN (bản số……………………..) Năm 19 …… quý …….. | Số ………… Tài khoản Loại ………… dự toán Khoản……… Hạng………… | |
Đơn vị dùng tiền ……………… Cơ quan lãnh đạo dọc………... Chi hàng phụ trách cấp phát… | |||
TÊN CÔNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG KHOẢN CHI (1) | Phát thẳng | Chuyển phát | Phân cấp |
Tên công trình ………………………………………… Xây lắp ………………………………………………... Thiết bị ………………………………………………... Kiến thiết cơ bản khác ………………………………... Cộng hạn mức phân phối kỳ này ……………… | |||
Giải thích
Phần ghi kế toán (Nợ) Tài khoản ……… Tiểu khoản……… Kế toán Cấp phát | Ngày chuyển khoản ……… số…… (Có) Tài khoản…………… số………… Tiểu khoản ………………………. Kiểm soát Ghi sổ Lập phiếu | HMCP dự toán của đơn vị KH: HMCP đã phân phối. HMCP phân phối kỳ này. HMCP còn được phân phối | |
Ngày tháng năm 196 Ngân hàng kiến thiết Việt Nam ký duyệt | Ngày tháng năm 196 Cơ quan phân phối hạn mức ký | ||
___ Ban hành kèm theo N.Đ số 64-CP ngày 19-11-1960 của H. Đ. C. P |
PHIẾU CÔNG TRÌNH Số……. Tháng …………… năm…………… |
Số thứ tự | Hạng mục | Số tiền | Chú thích |
1 2 3 4 5 6 7 8 | Giá công trình phải trả cho xí nghiệp (hay xí nghiệp thu) Khoản hạng xí nghiệp phải nộp lại đơn vị kiến thiết hay cơ quan cấp phát (3+4+5+6). Khoản tạm ứng về vật liệu. Khoản tạm chi về công trình làm xong trong tháng …………………………………….. …………………………………….. …………………………………….. Số còn lại phải trả cho xí nghiệp (hay xí nghiệp thu) (khoản 1-2) | ||
Tài liệu bổ sung: - Cộng giá công trình đã thu trong năm kể cả kỳ này: - Khoản tạm ứng còn lại chưa thu hồi: |
Đơn vị kiến thiết | Xí nghiệp xây lắp | Ngày……tháng… năm 196… |
CHÚ THÍCH: Nếu khoản 1 trừ khoản 2 mà còn thiếu thì phải ghi chữ đó và xí nghiệp phải đề ra phương pháp trả lại. |
___ Ban hành kèm theo N.Đ số 64-CP ngày 19-11-1960 của H.Đ.C.P |
GIẤY KIỂM NHẬN GIAO TRẢ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ngày làm …………………………. Hợp đồng số ………… ngày………. |
1. Tên công trình ………………
2. Địa điểm và địa chỉ công trình …………
3. Họ và tên, chức vụ của người đại diện nhận thầu ……………
4. Họ và tên, chức vụ của người đại diện cho thầu ……………
5. Họ và tên, chức vụ của người đại diện các cơ quan khác, tham gia kiểm nhận ………
6. Giải thích sơ lược về công trình, số lượng và công dụng …………………
7. Công trình này xây dựng theo thiết kế số ……… do ……… lập ra và đã được ………… phê chuẩn theo dự toán số …………… do………… lập ra và được phê chuẩn.
8. Công trình hoàn thành có phù hợp với thiết kế kỹ thuật không, nếu không phù hợp thì tại sao:
9. Nhận xét về chất lượng của toàn bộ công trình và công trình bộ phận ………….
10. Tổng giá trị xây dựng công trình đã hoàn thành và giá xây dựng công trình đơn vị:
Tên công trình | Giá dự toán | Giá thực tế |
11. Thời gian làm công theo kế hoạch ………, Thời gian làm công thực tế……
12. Kết luận:
13. Giải thích của người phụ trách làm công ở công trường:
Người giao trả | Người kiểm nhận, | Đại diện các cơ quan khác | Người bảo quản công trình sau khi kiểm nhận |
___ Ban hành kèm theo N. Đ số 64-CP ngày 19-11-1960 của H.Đ.C.P | Số …………… |
Số thứ tự | Hạng mục | Số tiền | Chú thích |
1 2 3 4 | Giá công trình tạm chi trong 10 ngày Khoản tạm ứng về vật liệu phải trừ bớt Giá công trình thực chi trong 10 ngày Tổng số giá còn tính tạm chi chưa trừ |
Nay đã nhận được các khoản nói trên đây Sẽ trừ đi khi kết toán giá xây dựng công trình Ngày ………… tháng ………… năm……… | Đồng ý trả theo khoản hạng trên đây: - Chi vào tài khoản số …………….. - Ngày chuyển số …………………. - Nợ tài khoản …………………….. - Tài khoản đối phương số …………. - Tổng cộng ……………….. - Cấp phát …………………. - Soát lại …………………… - Ghi sổ ……………………. Người giải quyết, |
Đơn vị kiến thiết, | Đơn vị xây lắp, | Cơ quan cấp phát | Đơn vị kiến thiết, |
___ Ban hành kèm theo N.Đ số 64-CP ngày 19-11-1960 của H.Đ.C.P |
BẢNG BÁO CÁO CÔNG TRÌNH LÀM XONG HÀNG THÁNG Tháng ………… năm ……………. | Hợp đồng số…... Ngày …………... Đơn vị………… ____ | ||||
Số thứ tự | Tên hạng mục Công trình | Giá dự toán công trình | GIÁ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ĐÃ LÀM XONG | Chú thích | ||
Kể từ ngày khởi công đến tháng trước | Trong tháng | |||||
Đơn vị kiến thiết, | Xí nghiệp xây lắp, |
(1 ) Nếu phân phối HMCP cho nhiều công trình do một đơn vị kiến thiết phụ trách thì phần này có thể ghi tổng số xây lắp, thiết bị cơ bản khác rồi phân tích chi tiết cho từng công trình ở mặt sau.
- 1Thông tư 24-TC-NHKT năm 1963 về việc cấp phát theo khối lượng công trình cho các công tác lắp đặt máy và gia công thiết bị trong xây dựng cơ bản do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 114-TTg năm 1962 bổ sung về giao nhận thầu thi công các công trình xây dựng cơ bản do thủ tướng chính phủ ban hành
- 3Thông tư 15-LB/NH/TC năm 1962 quy định biện pháp quản lý tiền mặt các công trường xây dựng cơ bản do Ngân Hàng Nhà Nước- Bộ Tài Chính ban hành.
- 4Điều lệ tạm thời về cấp phát kiến thiết cơ bản do Bộ Tài chính ban hành năm 1957
- 5Quyết định 122-NH/QĐ năm 1983 ban hành Thể lệ tín dụng và cấp phát vốn đầu tư XDCB theo kế hoạch Nhà nước do Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Thông tư 24-TC-NHKT năm 1963 về việc cấp phát theo khối lượng công trình cho các công tác lắp đặt máy và gia công thiết bị trong xây dựng cơ bản do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 23-TC-NHKT-1964 hướng dẫn thi hành Điều lệ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản theo Nghị định 64-CP-1960 do Bộ Tài Chính ban hành
- 3Thông tư 114-TTg năm 1962 bổ sung về giao nhận thầu thi công các công trình xây dựng cơ bản do thủ tướng chính phủ ban hành
- 4Thông tư 15-LB/NH/TC năm 1962 quy định biện pháp quản lý tiền mặt các công trường xây dựng cơ bản do Ngân Hàng Nhà Nước- Bộ Tài Chính ban hành.
- 5Nghị định 574-TTg năm 1957 ban hành bản Điều lệ tạm thời về cấp phát kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Điều lệ tạm thời về cấp phát kiến thiết cơ bản do Bộ Tài chính ban hành năm 1957
Nghị định 64-CP năm 1960 về điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
- Số hiệu: 64-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/11/1960
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: 14/12/1960
- Số công báo: Số 52
- Ngày hiệu lực: 19/11/1960
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/1984
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực