Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52-HĐBT | Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 1989 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Pháp lệnh về thuế nông nghiệp ngày 25 tháng 2 năm 1983;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về thuế nông nghiệp ngày 30 tháng 1 năm 1989,
NGHỊ ĐỊNH:
a) Các hợp tác xã nông nghiệp, các tập đoàn sản xuất nông nghiệp.
b) Các hộ tư nhân, các hộ nông dân sản xuất riêng lẻ sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp.
d) Các tổ chức xã hội, các đoàn thể (nhà thờ, chùa, đền, thánh thất, Hội nông dân, Đoàn thanh niên...) sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp.
đ) Các xã viên hợp tác xã, tập đoàn viên tập đoàn sản xuất nông nghiệp; công nhân, viên chức, các cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trạm, trại quốc doanh; cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và các cá nhân khác có sử dụng đất làm kinh tế gia đình.
a) Những loại đất phải chịu thuế nông nghiệp bao gồm:
- Đất nông nghiệp, kể cả đồng cỏ, bãi bồi, mặt nước nhỏ nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất khác, nếu dùng vào sản xuất nông nghiệp (đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất dự trữ, đất trồng cây lấy gỗ, lấy lá không thuộc diện nộp tiền nuôi rừng...).
- Đất để vượt quá mức quy định tại điều 35 của Luật đất đai.
b) Những loại đất không phải chịu thuế nông nghiệp bao gồm:
- Đất làm trường học, trạm xá, nhà văn hoá, sân vận động cố định, bể bơi cố định, nghĩa trang, trụ sở xã, nhà kho, sân phơi, xưởng chế biến nông sản, trại chăn nuôi của các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, nông trường, lâm trường, trạm, trại quốc doanh sử dụng theo đúng nhiệm vụ thiết kế được duyệt.
- Đất để ở theo quy định tại điều 35 của Luật đất đai.
- Đất làm công trình giao thông thuỷ lợi lớn và vừa.
- Đất khai hoang, phục hoá trồng cây hàng năm chưa đến hạn chịu thuế nông nghiệp.
- Đất ở vùng rẻo cao, vùng mới định canh, định cư được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định chưa chịu thuế nông nghiệp.
Hàng năm Bộ Tài chính duyệt diện tích đất chịu thuế cây hàng năm và cây lâu năm của các địa phương để trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn.
Đất mới đưa vào tính thuế (bao gồm cả đất nông trường, lâm trường, trạm trại quốc doanh) được xếp hạng tính thuế theo hạng đất của ruộng liền canh hoặc của ruộng đất có điều kiện và kết quả sản xuất tương tự ở địa phương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác định lại hạng đất tính thuế và tổng hợp bảng phân hạng đất tính thuế của địa phương trình Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn.
- Cây công nghiệp ngắn ngày: 10%
- Cây dược liệu đặc biệt: 20%.
Đất trồng cây dược liệu khác tính thuế như đối với đất trồng cây hàng năm quy định tại
Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây dược liệu đặc biệt không áp dụng Quy định này.
Bộ Tài chính cụ thể hoá từng loại cây theo các thuế suất đã quy định.
Điều 8. - Việc xét và giải quyết giảm thuế, miễn thuế quy định như sau:
a) Trường hợp do thiên tai, địch hoạ mà mùa màng bị thiệt hại nặng thì lấy sản lượng thực tế thu hoạch cả năm so với sản lượng chịu thuế trên toàn bộ diện tích đất chịu thuế của tổ chức hoặc cá nhân nộp thuế để tính thiệt hại, rồi căn cứ vào tỷ lệ thiệt hại mà miễn, giảm thuế theo tỷ lệ như sau:
| Tỷ lệ giảm thuế |
Thiệt hai từ 15% đến 40% | Giảm thuế tương đương |
Thiệt hại từ trên 40% đến 45% | Giảm thuế 50% |
Thiệt hại từ trên 45% đến 50% | Giảm thuế 60% |
Thiệt hại từ trên 50% đến 60% | Giảm thuế 70% |
Thiệt hại trên 55% | Miễn thuế |
d) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương được quyền quyết định giảm thuế, miễn thuế trong các trường hợp nói ở các điểm a, b, c trên đây trong phạm vi không quá 5% tổng số thuế ghi thu trong cả năm của tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
Trường hợp thiên tai, địch hoạ nặng, cần giảm, miễn thuế nhiều hơn mức quy định trên thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương đề nghị Bộ Tài chính quyết định. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giảm, miễn thuế của các địa phương.
Điều 9.- Năm thuế nông nghiệp tính từ ngày 1 tháng 10 năm nay đến 30 tháng 9 năm sau đối với các tỉnh từ Bình Trị Thiên trở ra và từ ngày 1 tháng 12 năm nay đến 30 tháng 11 năm sau đối với các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào.
Thuế tính cả năm nhưng thu mỗi năm từ 1 đến 2 lần, tuỳ theo vụ sản xuất của mỗi cây trồng chính trong năm.
Hội đồng Bộ trưởng giao mức thu thuế cả năm cho từng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
Bộ Tài chính phân bố mức thu từng vụ cho từng tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định và công bố ngày bắt đầu và kết thúc vụ thuế nông nghiệp của địa phương.
Điều 10.- Sổ thuế nông nghiệp lập hàng năm.
Đối với các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, xã viên, tập đoàn viên và các tổ chức, cá nhân khác được xã, phường, thị trấn giao đất để sản xuất nông nghiệp thì sổ thuế nông nghiệp lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và nộp tại nơi lập sổ thuế.
- Đối với cây hàng năm khác: thu chủ yếu bằng tiền.
- Đối với các nông trường, lâm trường, trại, trạm quốc doanh: thu bằng tiền.
Giá để tính thuế bằng tiền thay hiên vật nông sản do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định, căn cứ vào thời giá nông sản ở địa phương tại thời điểm thu thuế.
Việc điều tiết số thu về thuế nông nghiệp tính thành tiền do ngân sách tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương được quy định trong chế độ phân cấp quản lý tài chính và ngân sách Nhà nước. Đối với ngân sách xã, phường, thị trấn, tỷ lệ điều tiết này do Bộ Tài chính quy định cụ thể.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành trong địa phương tổ chức thực hiện công tác thuế nông nghiệp, thu đủ số thuế theo chỉ tiêu được Hội đồng Bộ trưởng giao.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm về công tác thuế nông nghiệp của địa phương trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp tổ chức thu nộp thuế chịu trách nhiệm giao đủ số thuế bằng hiện vật và bằng tiền cho ngân sách Nhà nước đúng kỳ hạn.
Hệ thống tổ chức ngành thuế nông nghiệp nằm trong ngành tài chính, được quản lý thống nhất từ trung ương đến xã. Cán bộ thuế nông nghiệp được hưởng chế độ trang cấp các phương tiện cần thiết để phục vụ công tác thuế nông nghiệp.
Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ trích lập và sử dụng khoản kinh phí này.
a) Nếu khai man, lậu thuế bị phát hiện thì phải nộp đủ số thuế thiếu và phải nộp phạt từ 100% đến 200% số thuế nộp thiếu.
b) Nếu quá hạn mà vẫn chưa nộp thì mỗi ngày phải nộp phạt từ 1% số thuế nộp chậm. Mức phạt tối đa có thể đến 50% số thuế nộp chậm.
c) Nếu không nộp thuế và không nộp phạt thì xử theo Bộ luật hình sự.
d) Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định việc xử phạt và thu tiền phạt. Số tiền phạt phải đưa vào nguồn thu khác của ngân sách theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ) Người nào lợi dụng chức, quyền bao che cho người vi phạm Pháp lệnh về thuế nông nghiệp, làm trái các quy định về thuế nông nghiệp hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thi hành Pháp lệnh về thuế nông nghiệp thì bị xử lý theo kỷ luật hành chính. Nếu hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử phạt theo Bộ luật hình sự.
Điều 18. - Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 2Pháp lệnh Thuế Nông nghiệp năm 1983 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Luật Đất đai 1987
- 4Pháp lệnh Sửa đổi Pháp lệnh Thuế Nông nghiệp năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 5Thông tư 56-TC/TCT năm 1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về thuế nông nghiệp và Nghị định 52-HĐBT 1989 về thuế nông nghiệp đối với nông trường, lâm trường và các trại, trạm quốc doanh do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 61 TC/TNN năm 1989 về hướng dẫn thu thuế nông nghiệp bằng tiền do Bộ Tài chính
Nghị định 52-HĐBT năm 1989 thi hành Pháp lệnh Thuế Nông nghiệp và Pháp lệnh thuế nông nghiệp sửa đổi do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 52-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/05/1989
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 01/01/1989
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra