PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT |
Số: 517-TTg | Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 1957 |
BAN HÀNH MƯỜI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH NGHỀ ĐÁNH CÁ VÀ NUÔI CÁ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Theo đề nghị của Bộ Nông lâm
NGHỊ ĐỊNH:
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
KHUYẾN KHÍCH NGHỀ ĐÁNH CÁ VÀ NUÔI CÁ
Để cải thiện đời sống ngư dân, thỏa mãn nhu cầu về thức ăn cho nhân dân và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, Chính phủ quy định mười chính sách khuyến khích phát triển nghề đánh cá sau đây:
1. Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của ngư dân và chủ thuyền
Chính phủ khuyến khích nhân dân bỏ vốn kinh doanh nghề cá.
Quyền sở hữu tài sản như thuyền, lưới, rạo, dăng, đáy, nhà cửa, ruộng đất của ngư dân tự mình mua sắm, hoặc bỏ công sức ra làm, hoặc đã được chia trong cải cách ruộng đất và cải cách dân chủ miền biển, sau khi đã điều chỉnh trong sửa sai, đều được tôn trọng.
Những người không làm nghề đánh cá mà bỏ bốn mua sắm thuyền, lưới để cho thuê hoặc thuê người làm, thì quyền sở hữu của những người ấy đối với các phương tiện cho thuê mượn đều được tôn trọng.
2. Khuyến khích tổ chức làm ăn tập thể, bảo vệ quyền lợi của nhau và giúp đỡ lẫn nhau:
Chính phủ khuyến khích và hướng dẫn nhân dân chung sức, chung vốn với nhau phát triển và củng số các tổ chức tập thể đánh cá, nuôi cá, ương cá giống, chế biến cá trên nguyên tắc tự nguyện, mọi người đều có lợi và quản lý dân chủ.
Việc phân chia quyền lợi hưởng thụ trong các tổ chức tập thể ấy phải chú trọng đến sức lao động , tài năng kỹ thuật của mỗi thành viên, đồng thời phải bảo đảm phần lợi hợp lý cho vốn.
Việc vay và cho vay được tự do trên nguyên tắc có vay có trả, có vốn có lãi, do hai bên thỏa thuận.
Việc thuê mượn nhân công hoặc đi làm thuê được tự do. Việc thuê và cho thuê thuyền lưới đánh cá được tự do, không ai được ngăn cấm, cưỡng ép. Hai bên phải có tự nguyện cam kết không được tự ý đòi lại thuyền lưới hoặc trả lại thuyền lưới đương thời vụ sản xuất và không có lý do chính đáng.
Tiền công hoặc chia phần cá do hai bên thỏa thuận, trên nguyên tắc những nghề làm nguy hiểm, tốn nhiều sức lao động , những người làm nghề phải được hưởng lợi thích đáng, đồng thời cần phải chiếu cố đúng mức đến những loại nghề phải bỏ nhiều vốn, dụng cụ hao mòn nhanh.
4. Khuyến khích bảo vệ các nguồn lợi cá và ngăn cấm việc dùng chất nổ, chất độc giết hại cá:
Để bảo vệ lợi ích lâu dài của nghề cá, Chính phủ khuyến khích nhân dân tích cực bảo vệ và chăm sóc nhưng nơi cá trú ẩn, những nơi cá sinh đẻ, đồng thời bảo vệ cá con, cá giống và các loại cá quý.
Không ai được dùng chất nổ để đánh cá biển, cá sông, hồ ao. Không ai được dùng chất độc để thuốc cá ở vùng trung đường và đồng bằng. Đối với vùng thượng đường, Chính phủ sẽ hướng dẫn giảm dần việc đánh cá bằng chất độc.
5. Khuyến khích cải tiến kỹ thuật, tăng thu hoạch:
Chính phủ khuyến khích và hướng dẫn nhân dân trao đổi và học tập lẫn nhau kinh nghiệm đánh cá, nuôi cá, cải tiến các phương tiện nghề cá, làm cho thu hoạch ngày càng được tăng thêm.
Chính phủ sẽ tổ chức những cơ sở thí nghiệm, các trạm phổ biến kỹ thuật ngư nghiệp để nghiên cứu, giúp đỡ và hướng dẫn nhân dân cải tiến kỹ thuật đánh cá, nuôi cá, ương cá, và chế biến cá.
6. Giúp đỡ ngư dân giải quyết những khó khăn về nghề nghiệp:
Chính phủ khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ ngư dân tổ chức hợp tác xã mua bán, hợp tác xã vay mượn nhằm mục đích giúp đỡ nhau tiêu thụ cá, giup nhau vốn, cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho nghề nghiệp, cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho đời sống ngư dân.
Chính phủ luôn luôn chú ý giúp đỡ dân bằng cách thi hành mọi biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo những nguyên vật liệu cần thiết (gỗ, gai, cước…) được đưa đến bán cho ngư dân và tùy khả năng cho ngư dân, cho các tổ chức tập thể làm nghề cá… vay vốn để phát triển sản xuất.
7. Chính sách thuế đối với nghề đánh cá biển, muôi cá ao, hồ, ruộng và đối với nghề ương cá giống.
Những nghề phụ gia đình như se gai, đan lưới… được miễn thuế công thương nghiệp và được khuyến khích phát triển .
Người làm nghề vớt cá bọt và bán cá giống tự mình ương, được miễn thuế.
Những người trong gia đình nông dân làm thêm nghề chài lưới khi nhãn rỗi vẫn được tính vào nhân khẩu nông nghiệp.
Ruộng vừa cấy lúa vừa thả cá chỉ chịu thuế nông nghiệp về hoa lợi lúa.
Hồ ao chuyên thả cá, chịu thuê nông nghiệp theo sản lượng ruộng đất xung quanh, chứ không căn cứ vào hoa lợi thực tế về cá để tính thuế. Trường hợp bị thiên tai như lụt, rét… ảnh hưởng nhiều đến thu hoạch cá thì được miễn giảm như đối với ruộng lúa bị thiên tai.
Những hồ ao bỏ hoang nay được tu sửa lại nuôi cá thì được miễn thuế nông nghiệp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm.
Hồ ao ương cá giống để tha hay để bán, thu hoạch nhiều hay ít đều miễn thuế.
8. Tổ chức báo bão, bảo vệ sản xuất cho ngư dân:
Ở những vùng cá trọng điểm, Chính phủ sẽ nghiên cứu thành lập dần dần các trạm báo bão và các tín hiệu báo bão.
Vùng ngư dân, Chính phủ thành lập các lưới báo bão để phổ biến tin tức giờ bão, đồng thời giáo dục ngư dân có ý thức bảo vệ an toàn trong sản xuất.
Chính phủ khuyến khích ngư dân tổ chức nhau lại và sắm các dụng cụ cần thiết để cứu giúp các thuyền lưới khi bị tai nạn đưa đến vùng an toàn nhằm bảo đảm tính mạng và tài sản của ngư dân.
9. Khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích sản xuất:
Những đơn vị, cá nhân, cán bộ có nhiều sáng kiến phát minh, cải tiến kỹ thuật , tăng năng xuất trong việc đánh cá, nuôi cá, có tinh thần đoàn kết tương trự sản xuất , làm ăn tập thể, đào tạo được nhiều người đánh cá và phòng, chống bão có nhiều kết quả tốt sẽ được khen thưởng.
10. Nghiêm cấm phá hoại sản xuất:
Những kẻ cố tình phá hoại đèn biển, phap nổi, thuyền lưới, và các phương tiện, công trình khác dùng để đánh cá, nuôi cá, bảo vệ cá… của công hay của tư đều bị nghiêm trị.
- 1Thông tư 02-NL/TT năm 1958 giải thích chính sách về nghề đánh cá và nuôi cá do Bộ Nông Lâm ban hành
- 2Thông tư 01-TT/LB năm 1960 về việc điều tra thủy lợi, nuôi cá và chăn nuôi gia súc (tháng 4, 5 năm 1960) do Bộ Thuỷ lợi- Bộ Nông lâm - Tổng cục thống kê ban hành
- 3Thông tư 003-TTg năm 1960 về đăng ký các thuyền đánh cá do Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành.
Nghị định 517-TTg năm 1957 ban hành mười chính sách khuyến khích nghề đánh cá và nuôi cá do Thủ Tướng ban hành
- Số hiệu: 517-TTg
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/10/1957
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 46
- Ngày hiệu lực: 13/11/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định