HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4-HĐBT | Hà Nội, ngày 07 tháng 1 năm 1988 |
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 4-HĐBT NGÀY 7-1-1988 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ KHẨU
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Phạm Hùng (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ
ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ KHẨU
Mỗi hộ phải cử một người có trách nhiệm chính làm chủ hộ để thực hiện các quy định về đăng ký và quản lý hộ khẩu trong hộ của mình.
Các cơ quan và tổ chức phải cử người để đôn đốc những người ở trong nhà tập thể của mình chấp hành những quy định về đăng ký và quản lý hộ khẩu.
Những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ công nhân, nhân viên quốc phòng của quân đội nhân dân và của công an nhân dân hàng ngày ngoài giờ làm việc về ở với bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con cùng trong một thành phố, thị xã, thị trấn, một huyện thì đăng ký hộ khẩu thường trú cùng với hộ gia đình.
Những người không phải là quân đội, công an mà ở trong khu vực doanh trại, nhà ở tập thể của quân đội, của công an đều thực hiện theo những quy định trong Điều lệ này.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ KHẨU
- Chia một hộ thành nhiều hộ, hợp nhiều hộ thành một hộ.
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh sau khi có quyết định cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Có trẻ em mới sinh, hoặc có người chết.
- Có người được tuyển dụng vào lực lượng vũ trang, đi công tác, lao động, học tập dài hạn ở nước ngoài, xuất cảnh ra nước ngoài.
- Có người tự bỏ đi nơi khác, mất tích, bị bắt đi tù, đi tập trung giáo dục cải tạo, bắt buộc lao động tập trung.
Những trường hợp sau đây được chuyển đến đăng ký hộ khẩu thường trú ở nội thành, nội thị của các thành phố, thị xã:
1. Cán bộ, công nhân, nhân viên bao gồm cả công nhân, nhân viên quốc phòng và công nhân của công an, học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề được cấp có thẩm quyền ra quyết định điều động, hoặc tuyển dụng vào biên chế của cơ quan, xí nghiệp theo quy chế về điều động, tuyển dụng.
2. Cán bộ, công nhân, nhân viên công tác ở các tỉnh, thành phố giáp ranh thường xuyên về ở với vợ hoặc chồng là nhân khẩu thường trú ở thành phố, thị xã.
3. Những người đã là nhân khẩu thường trú ở nội thành, nội thị đi nghĩa vụ quân sự, đi công tác, đi lao động, đi học tập ở nơi khác kể cả trong và ngoài nước, đã làm xong nhiệm vụ hoặc nghỉ hưu, phục viên, nghỉ mất sức, được xuất ngũ, thôi việc.
4. Những người già yếu, hết tuổi lao động đến ở với vợ hoặc chồng, con là nhân khẩu thường trú để nương tựa.
5. Những người dưới 18 tuổi chưa tự lập được, những người bị bệnh tật không có khả năng tự lập được không có người nuôi dưỡng về ở với bố, mẹ, ông bà hoặc anh, chị ruột là nhân khẩu thường trú.
6. Những người mới kết hôn đến ở với vợ hoặc chồng là nhân khẩu thường trú.
7. Những người đã là nhân khẩu thường trú ở nội thành, nội thị bị bắt buộc lao động tập trung, đi trường phổ thông công nông nghiệp, đi tập trung cải tạo, đi tù đã hết hạn mà không thuộc diện phải thi hành lệnh cấm cư trú được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy cho về.
8. Những trường hợp ngoại lệ khác được Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương xét duyệt cho phép đăng ký hộ khẩu vào nội thành, nội thị.
a) Những người đang bị quản chế.
b) Những người đang cải tạo tại chỗ.
c) Những người đã có hành động phạm pháp chờ xét xử.
d) Những người đang trong thời hạn thi hành án phạt của Toà án nhân dân về cấm cư trú.
e) Những người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú hoặc cư trú bắt buộc.
- Tạm trú trong các nhà trọ, khách sạn thì người phụ trách các nhà trọ, khách sạn phải khai báo với cơ quan đăng ký hộ khẩu sở tại.
- Tạm trú trong các nhà khách, nhà ở tập thể của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, thì người tạm trú báo cho Ban bảo vệ trực tiếp quản lý nhà khách, nhà ở tập thể đó.
- Tạm trú trong các nhà ở tập thể không thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và tạm trú trong các hộ gia đình thì người tạm trú hoặc chủ hộ gia đình báo cho tổ trưởng nhân dân nơi tạm trú.
- Những người là bố, mẹ, vợ, chồng, con đến tạm trú ở nhà nhau cũng phải khai báo.
Thời hạn tạm trú không quá 6 tháng, hết hạn nếu còn tạm trú phải khai báo lại.
- Người ở các nhà tập thể của tổ chức không thuộc cơ quan Nhà nước và hộ gia đình thì người đi vắng hoặc chủ hộ báo cho tổ trưởng nhân dân nơi thường trú.
- Người ở các nhà tập thể của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước thì báo cho Ban bảo vệ trực tiếp quản lý nhà ở tập thể.
- Thời hạn tạm vắng không quá 6 tháng, người nào vắng quá 6 tháng không có lý do rõ ràng thì cơ quan đăng ký hộ khẩu nơi thường trú xoá tên trong sổ hộ khẩu. Khi người ấy trở về sẽ xét đăng ký hộ khẩu trở lại.
- Người đi công tác, họp hội nghị, học tập hoặc đi chữa bệnh trong thời hạn nói trên cũng phải khai báo tạm vắng.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ khẩu ở địa phương mình.
- 1Thông tư 11/2005/TT-BCA-C11 hướng dẫn thi hành Nghị định 51/CP năm 1997 và Nghị định 108/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ khẩu do Bộ Công an ban hành
- 2Luật Cư trú 2006
- 3Hiến pháp năm 1980
- 4Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 5Thông tư 05-TT/BNV(13) năm 1988 hướng dẫn Điều lệ đăng ký và quản lý hộ tịch do Bộ Nội vụ ban hành
Nghị định 4-HĐBT năm 1988 về điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 4-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/01/1988
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Phạm Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 07/01/1988
- Ngày hết hiệu lực: 15/07/1997
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực