Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2003/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ ý kiến của ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 08/UBTVQH ngày 13 tháng 01 năm 2003 về ban hành Nghị định của Chính phủ về chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.
Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần nhằm:
1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Huy động vốn của các nhà đầu tư ngoài nước, trong nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp.
3. Đa dạng hoá hình thức đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, tạo sức hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
4. Tạo thêm nguồn hàng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Chuyển đổi doanh nghiệp" là việc chuyển đổi tổ chức quản lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.
2. "Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài" (sau đây viết tắt là Công ty cổ phần) là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là "cổ phần"; trong đó các cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ ít nhất 30% vốn điều lệ; được tổ chức, hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần quy định tại Nghị định này; được hưởng các bảo đảm của Nhà nước Việt Nam và các ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" (sau đây viết tắt là doanh nghiệp) là doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
4. "Vốn điều lệ" là số vốn do các cổ đông góp và được ghi vào Điều lệ Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.
5. "Vốn có quyền biểu quyết" là phần vốn góp, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề được Đại hội đồng cổ đông quyết định.
6. "Cổ đông nước ngoài" là tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu cổ phần trong Công ty cổ phần.
7. "Cổ đông Việt Nam" là tổ chức, cá nhân Việt Nam sở hữu cổ phần trong Công ty cổ phần.
8. "Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần" là chủ đầu tư góp vốn pháp định của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi hoặc tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu cổ đông sáng lập.
9. "Cổ tức" là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài để trả cho mỗi cổ phần.
10. "Người quản lý doanh nghiệp" là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ Công ty cổ phần quy định.
Doanh nghiệp được chuyển đổi theo các hình thức sau:
1. Giữ nguyên giá trị doanh nghiệp và chủ đầu tư.
2. Chuyển nhượng một phần giá trị doanh nghiệp cho các cổ đông mới.
3. Giữ nguyên giá trị doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng một phần vốn và phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư.
Đối tượng mua cổ phần Công ty cổ phần gồm:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đối tượng này có quyền tự quyết định là cổ đông nước ngoài hay cổ đông Việt Nam song phải đăng ký khi mua cổ phần và được hưởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.
Điều 6. Bảo đảm của Nhà nước đối với cổ đông và Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
Quyền sở hữu vốn và mọi quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông và của Công ty cổ phần được Nhà nước Việt Nam bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam ký kết với các nước Điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà có các quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Các doanh nghiệp được chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đã góp đủ vốn pháp định theo quy định tại Giấy phép đầu tư.
2. Đã chính thức hoạt động ít nhất 3 năm, trong đó năm cuối cùng trước khi chuyển đổi phải có lãi.
3. Có hồ sơ đề nghị chuyển đổi.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan lựa chọn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đáp ứng các điều kiện nêu trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi
1. Doanh nghiệp tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho đến khi được cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh chuẩn y việc chuyển đổi doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và bảo đảm các quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Nhà nước Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp bán cổ phần theo các điều kiện ưu đãi cho cán bộ quản lý, nhân viên và công nhân làm việc tại doanh nghiệp, tuỳ theo mức độ cống hiến vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 9. Giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi
1. Giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi là toàn bộ giá trị tài sản ghi trên sổ sách của doanh nghiệp đã được kiểm toán trong vòng 6 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chuyển đổi. Giá trị doanh nghiệp là cơ sở cho việc xác định giá tối thiểu bán cổ phần và phát hành cổ phiếu của công ty.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp liên doanh, tỷ lệ nắm giữ vốn giữa các Bên liên doanh sau khi xác định lại giá trị doanh nghiệp là tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên quy định tại Giấy phép đầu tư.
Doanh nghiệp được thuê các Công ty tư vấn, Công ty tài chính, Công ty kiểm toán, Công ty chứng khoán trong nước hoặc nước ngoài để xác định giá trị doanh nghiệp, giá bán cổ phần hoặc giá phát hành cổ phiếu.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 10. Cổ đông của Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
1. Công ty cổ phần phải có ít nhất một cổ đông sáng lập nước ngoài, tổng giá trị cổ phần do cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ phải bảo đảm ít nhất bằng 30% vốn điều lệ trong suốt quá trình hoạt động của công ty.
2. Cổ đông của Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty cổ phần trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
3. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định của Nghị định này.
4. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
5. Các cổ đông nước ngoài được quyền tham gia quản lý Công ty cổ phần.
1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai.
2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, trụ sở của Công ty cổ phần;
b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; tổng số cổ phần do cổ đông nước ngoài nắm giữ;
c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d) Tên cổ đông, quốc tịch, địa chỉ, số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
3. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở của Công ty cổ phần hoặc nơi khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tất cả cổ đông.
1. Cổ phiếu Công ty cổ phần là chứng chỉ do Công ty cổ phần phát hành, xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cổ đông góp vốn trong công ty.
3. Cổ đông sáng lập nước ngoài phải nắm giữ cổ phiếu ghi tên ít nhất tương ứng với giá trị cổ phần quy định tại
4. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, trụ sở công ty;
b) Số và ngày cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh chuẩn y việc chuyển đổi doanh nghiệp;
c) Số lượng cổ phần;
d) Loại cổ phần;
đ) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
e) Tên cổ đông, quốc tịch của cổ đông nắm giữ cổ phiếu đối với cổ phiếu có ghi tên;
g) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
h) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;
i) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
k) Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi còn có các nội dung khác theo quy định tại
Điều 13. Các quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
1. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp thành sở hữu của Công ty cổ phần.
2. Kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi đối với Nhà nước Việt Nam, với bên thứ ba và với người lao động.
3. Tiếp tục thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt, các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp được chuyển đổi.
4. Cổ đông Công ty cổ phần thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Công ty cổ phần được tham gia niêm yết tại thị trường chứng khoán trong nước theo các quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán.
2. Công ty cổ phần được niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài sau khi được cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 15. Chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông sáng lập nước ngoài
1. Trong quá trình hoạt động, các cổ đông sáng lập nước ngoài được phép chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Việc chuyển nhượng cổ phần do cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn y và phải đảm bảo quy định tại
Điều 16. Giải thể Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
Công ty cổ phần bị giải thể trong các trường hợp sau:
1. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ mà không có quyết định gia hạn;
2. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
3. Công ty không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục;
4. Bị thu hồi giấy phép đầu tư.
Điều 17. Trình tự chấm dứt hoạt động, thanh lý tài sản, giải thể
Việc chấm dứt hoạt động, thanh lý tài sản, giải thể Công ty cổ phần thực hiện theo trình tự sau:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với Công ty cổ phần;
2. Công ty cổ phần có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý để tiến hành thanh lý tài sản công ty;
3. Sau khi kết thúc việc thanh lý, Công ty cổ phần trình hồ sơ thanh lý để Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định.
Điều 18. Phá sản Công ty cổ phần
Việc phá sản Công ty cổ phần được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về phá sản doanh nghiệp.
1. Các loại cổ phần được phân loại theo quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp.
2. Quyền, nghĩa vụ của cổ đông phổ thông thực hiện theo quy định tại các Điều 53 và 54 Luật Doanh nghiệp.
3. Quyền của cổ đông ưu đãi thực hiện theo các Điều 55, 56 và 57 Luật Doanh nghiệp.
4. Việc chào bán, chuyển nhượng, mua, mua lại cổ phần; điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại; trả cổ tức, thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức thực hiện theo các quy định tại các Điều 61, 63, 64, 65, 66, 67 và 68 Luật Doanh nghiệp và
5. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông và tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại các Điều 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 và 87 Luật Doanh nghiệp.
6. Tổ chức, quyền, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực hiện theo các Điều 80, 81, 82, 83, 84 và 87 Luật Doanh nghiệp.
7. Việc bổ nhiệm, quyền và nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý công ty thực hiện theo quy định tại các Điều 85 và 86 Luật Doanh nghiệp.
8. Quyền, nhiệm vụ của Ban Kiểm soát Công ty cổ phần thực hiện theo các Điều 88, 89, 90 và 91 Luật Doanh nghiệp.
9. Việc kiểm toán, công khai thông tin và chế độ lưu giữ tài liệu của Công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại các Điều 92, 93 và 94 Luật Doanh nghiệp.
Điều 20. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi được gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư 08 (tám) bộ, trong đó có ít nhất 01 (một) bộ là bản chính; mỗi bộ bao gồm:
1. Đơn xin chuyển đổi do Tổng giám đốc doanh nghiệp ký;
2. Phương án chuyển đổi;
3. Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi;
4. Dự thảo Điều lệ Công ty cổ phần;
5. Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc của chủ đầu tư thông qua Phương án chuyển đổi.
Điều 21. Nội dung của Phương án chuyển đổi và báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp
1. Phương án chuyển đổi doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Mục tiêu và yêu cầu đối với việc chuyển đổi;
b) Quy mô và hình thức chuyển đổi dự kiến: vốn điều lệ, số lượng cổ phần, giá trị một cổ phần, tỷ lệ cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ, tỷ lệ cổ phần do các cổ đông khác nắm giữ;
c) Thời gian thực hiện việc chuyển đổi, thời gian phát hành và địa điểm bán cổ phần (nếu có);
d) Phương án sử dụng lao động và chế độ ưu đãi (nếu có) đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp trong việc mua cổ phần của doanh nghiệp (giảm giá, trả chậm, khấu trừ vào tiền lương, thưởng ...);
đ) Dự kiến việc phát hành cổ phiếu tại thị trường chứng khoán trong và ngoài nước bao gồm số lượng, cơ chế kiểm soát và quản lý;
e) Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Tình hình thực hiện dự án, bao gồm thực hiện vốn đầu tư, vốn pháp định, tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm;
b) Tình hình công nợ, tài sản, vật tư, hàng hoá tồn kho, phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết;
c) Tình hình lao động;
d) Kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp;
đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 3 năm cuối cùng tính đến thời điểm đề nghị chuyển đổi.
3. Dự thảo Điều lệ Công ty cổ phần có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
b) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
c) Vốn điều lệ;
d) Họ tên, quốc tịch, địa chỉ của tất cả cổ đông sáng lập;
đ) Số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
e) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông;
f) Cơ cấu tổ chức quản lý;
g) Người đại diện theo pháp luật;
h) Thể thức thông qua quyết định của Công ty cổ phần, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Những trường hợp cổ đông có thể yêu cầu Công ty cổ phần mua lại cổ phần;
k) Các loại quỹ và mức giới hạn từng loại quỹ được lập tại Công ty cổ phần; nguyên tắc phân chia lợi nhuận, trả cổ tức, chịu lỗ trong kinh doanh;
l) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty cổ phần;
n) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả cổ đông sáng lập.
Các nội dung khác của Điều lệ Công ty cổ phần do cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Điều 22. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi
1. Căn cứ vào quy định tại Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các doanh nghiệp lập và trình hồ sơ đề nghị chuyển đổi.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho doanh nghiệp để thực hiện các công việc quy định tại
Sau khi phương án chuyển đổi của doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chấp thuận, Doanh nghiệp tiến hành các công việc sau:
1. Thông báo rộng rãi về việc chuyển đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng và cho các chủ nợ của doanh nghiệp.
2. Tổ chức bán cổ phần hoặc phát hành cổ phiếu.
3. Triệu tập Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ công ty và bầu Hội đồng quản trị Công ty cổ phần.
4. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
5. Tổ chức bàn giao giữa Hội đồng quản trị hoặc chủ đầu tư doanh nghiệp với Hội đồng quản trị Công ty cổ phần về vốn, tài sản, lao động, công nợ ....
Điều 24. Công bố về hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh việc chuyển đổi doanh nghiệp, Công ty cổ phần phải đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Số và ngày Giấy phép đầu tư điều chỉnh;
c) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
d) Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
đ) Vốn điều lệ;
e) Họ, tên và địa chỉ của các cổ đông sáng lập;
f) Họ, tên và địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần.
2. Khi thay đổi nội dung trên, Công ty cổ phần phải công bố những thay đổi đó theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 25. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với việc chuyển đổi của doanh nghiệp và hoạt động của Công ty cổ phần theo thẩm quyền, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Định kỳ 6 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ và thừa uỷ quyền của Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tình hình thực hiện việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành Công ty cổ phần.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Việc lựa chọn doanh nghiệp để chuyển đổi được thực hiện trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Sau thời hạn 2 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan tổng kết việc thực hiện Nghị định này và báo cáo kết quả với Chính phủ để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 04/2004/CT-BBCVT thực hiện Nghị quyết 01/2004/NQ-CP về giải pháp cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2004 do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 2Quyết định 01/QĐ-BĐMDN năm 2007 thành lập Tổ công tác giúp Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chỉ đạo công tác cổ phần hóa các Tập đoàn, Tồng công ty Nhà nước do Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp ban hành
- 3Nghị định 194/2013/NĐ-CP về đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
- 1Chỉ thị 04/2004/CT-BBCVT thực hiện Nghị quyết 01/2004/NQ-CP về giải pháp cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2004 do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 2Quyết định 01/QĐ-BĐMDN năm 2007 thành lập Tổ công tác giúp Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chỉ đạo công tác cổ phần hóa các Tập đoàn, Tồng công ty Nhà nước do Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp ban hành
- 3Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 4Luật Doanh nghiệp 1999
- 5Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2000
- 6Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 7Thông tư liên tịch 08/2003/TTLT-BKH-BTC hướng dẫn Nghị định 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần
- Số hiệu: 38/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/04/2003
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 33
- Ngày hiệu lực: 22/05/2003
- Ngày hết hiệu lực: 15/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra