HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số : 351-CP | Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 1979 |
BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960.
Căn cứ vào bản Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo nghị định số 172-CP ngày 01-11-1973.
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Hội nghị thường vụ ngày 27 tháng 6 năm 1979.
Xét đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Thương binh và xã hội.
NGHỊ ĐỊNH:
| TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo nghị định số 351-CP ngày 25-9-1979 của Hội đồng Chính phủ)
Căn cứ nghị quyết của Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ nhất ngày 06 tháng 6 năm 1975 về việc hợp nhất hai Bộ Nội vụ và Công an lấy tên là Bộ Nội vụ và thành lập Bộ Thương binh và xã hội.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Điều 2. - Bộ Thương binh và xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây :
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về các mặt công tác của ngành : hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Sở thương binh và xã hội, các cơ sở trực thuộc của ngành xây dựng và thực hiện các chương trình và kế hoạch ngành, bảo đảm cho công tác được tiến hành kịp thời và chủ động.
2. Nghiên cứu và dùng các ngành có liên quan nghiên cứu trình Hội dồng Chính phủ quyết định và ban hành những chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn v.v… đối với :
a) Liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, quân nhân phục viên hoặc chuyển ngành;
b) Công nhân, viên chức, quân nhân về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động hoặc từ trần;
c) Cá nhân và gia đình có công với cách mạng.
d) Người già cả, trẻ mồ côi không có người thân thích, người tàn tật, người lang thang, người gặp khó khăn do thiên tai, địch họa và những người mà đời sống buộc phải dựa vào sự bảo trợ của xã hội.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp, các đoàn thể ở trung ương và địa phương thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn được ban hành đối với cá nhân và gia đình nói ở trên.
Cùng các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp nghiên cứu và giải quyết vấn đề bảo hiểm xã hội cho những người lao động ở các tổ chức kinh tế tập thể.
3. Tổ chức việc sản xuất, lắp ráp chân tay giả, các dụng cụ chỉnh hình; nghiên cứu chế thử các phương tiện lao động và sinh hoạt chuyên dùng cho người tàn tật; chỉ đạo việc phục hồi chức năng lao động; hướng dẫn lựa chọn nghề nghiệp cho thương binh, bệnh binh và người tàn tật.
Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới về phục hồi chức năng lao động, về tổ chức sản xuất cho thương binh và người có tật : thực hiện việc hợp tác quốc tế về các mặt công tác của ngành theo những quy định của Nhà nước.
4. Tổ chức và chỉ đạo công tác dạy nghề và tổ chức sản xuất cho thương binh, bệnh binh, người có tật không đủ sức khỏe để theo học ở các trường, lớp dạy nghề và các cơ sở sản xuất cho người bình thường.
5. Tổ chức và chỉ đạo các địa phương thực hiện các mặt công tác sau đây :
- Điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động cho thương binh, bệnh binh, người có thương tật và bị tàn tật nặng :
- Nuôi dưỡng, dạy văn hóa, dạy nghề, tạo điều kiện sắp xếp việc làm hoặc tổ chức sản xuất cho những người có thương tật nhẹ mà chưa có điều kiện về ngay cơ sở sản xuất tập thể hay cơ quan, xí nghiệp Nhà nước.
- Nuôi dưỡng những người về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, những người già yếu, tàn tật, trẻ mồ côi trong trường hợp những đối tượng đó không có người thân thích chăm lo.
- Quản lý, giáo dục, dạy nghề, chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho những người lang thang, lỡ lầm đi vào con đường làm ăn lương thiện.
6. Tổ chức và quản lý các cơ sở kỹ thuật chỉnh hình, cơ sở phục hồi chức năng lao động, các trường dạy nghề, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ; chỉ đạo các địa phương tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp, các xí nghiệp hoặc tổ sản xuất riêng của thương binh và người tàn tật được Nhà nước bảo trợ mà các ngành sản xuất chưa quản lý được.
7. Thống nhất quản lý và phân phối các loại kinh phí về thương binh và xã hội thuộc ngân sách trung ương cấp, kể cả kinh phí và vật tư dành cho cứu trợ đột xuất.
Chỉ đạo các Sở thương binh và xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng để tổ chức việc cấp phát các khoản trợ cấp cho các đối tượng. Kiểm tra việc cấp phát các khoản trợ cấp và làm quyết toán với Nhà nước.
8. Xây dựng chế độ và hướng dẫn quản lý, sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác thương binh và xã hội của ngành.
9. Chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục và phổ biến các chủ trương, chính sách, chế độ… về thương binh và xã hội trong các cơ quan Nhà nước và nhân dân.
Chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng cho các đối tượng thuộc ngành thương binh và xã hội quản lý.
Chỉ đạo phong trào quần chúng chấp hành chính sách, chăm lo đời sống, sắp xếp việc làm cho các đối tượng thương binh và xã hội.
10. Kiện toàn hệ thống tổ chức của ngành từ trung ương đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng và cùng các ngành có liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ làm công tác thương binh và xã hội, quản lý và thực hiện chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ đó theo những quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Nhà nước.
11. Nghiên cứu những yêu cầu, kiến nghị, những đơn, thư khiếu nại và tố giác của nhân dân, cán bộ về những việc có liên quan đến các mặt công tác của ngành, giải quyết và chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên theo đúng chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước.
12. Quản lý lao động, tiền lương, vật tư, tài sản v.v… của cơ quan Bộ và các cơ sở trực thuộc Bộ.
Bộ làm việc theo chế độ thủ trưởng, các thứ trưởng giúp bộ trưởng trong việc lãnh đạo chung và được bộ trưởng phân công phụ trách từng lĩnh vực công tác của Bộ; trong các thứ trưởng có một thứ trưởng thường trực thay mặt bộ trưởng khi bộ trưởng vắng mặt.
Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, dựa vào pháp luật, các nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thương binh và xã hội ra các thông tư, chỉ thị, quyết định về công tác thương binh và xã hội để chỉ đạo và hướng dẫn việc thực hiện và kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thi hành các thông tư, chỉ thị ấy.
Điều 4. – Tổ chức bộ máy của Bộ Thương binh và xã hội gồm có :
- Vụ chính sách thương binh và phục viên.
- Vụ bảo hiểm xã hội.
- Vụ cứu trợ xã hội.
- Vụ phục hồi chức năng.
- Vụ kế hoạch – tài vụ.
- Vụ dạy nghề.
- Vụ tổ chức và cán bộ.
- Vụ tuyên truyền – giáo dục.
- Ban thanh tra.
- Văn phòng.
- Trường cán bộ thương binh và xã hội.
Điều 5. - Hệ thống tổ chức quản lý công tác thương binh và xã hội ở địa phương gồm có :
- Số thương binh và xã hội ở các tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
- Tổ thương binh và xã hội thuộc văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, quận và cấp tương đương.
- Ban thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và cấp tương đương.
Điều 7. – Những quy định trước đây trái với bản quy định này nay bãi bỏ.
- 1Nghị định 172-CP năm 1973 về Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
- 2Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960
- 3Thông tư 393-TBXH-1980 hướng dẫn thi hành Nghị định 351-CP-1979 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương binh và xã hội do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành
Nghị định 351-CP năm 1979 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương binh và xã hội do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 351-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/09/1979
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: 31/10/1979
- Số công báo: Số 8
- Ngày hiệu lực: 25/09/1979
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định