Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33-CP | Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33-CP NGÀY 19-4-1994 VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU.
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ trong phiên họp ngày 13 tháng 1 năm 1994;
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả xuất, nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Nghị định áp dụng cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dưới đây:
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá (kể cả thiết bị toàn bộ) với nước ngoài và với khu chế xuất, thông qua thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư, viện trợ, vay và trả nợ.
2. Các hình thức dưới đây cũng được coi là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá:
- Tạm nhập để tái xuất; tạm xuất để tái nhập, chuyển khẩu; quá cảnh hàng hoá;
- Chuyển giao sở hữu công nghiệp;
- Gia công, chế biến hàng hoá và bán thành phẩm cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công, chế biến;
Đại lý mua, bán hàng hoá, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
- Vàng, bạc, đá quý.
- Quà biếu.
- Tài sản di chuyển.
- Bưu phẩm, bưu kiện không mang tính chất thương mại.
- Hàng của cá nhân người Việt Nam mang theo để dùng khi xuất cảnh, nhập cảnh.
- Hàng của cá nhân và tổ chức nước ngoài mang theo để dùng khi xuất cảnh, nhập cảnh.
- Hàng hoá, vật dụng của các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam
- Hàng xuất khẩu, nhập khẩu giữa các khu chế xuất với nhau và giữa các khu chế xuất với nước ngoài.
- Các dịch vụ du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, hàng không, đường sắt, đường biển, đường bộ.
1. Tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường.
2. Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế.
3. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, và bảo đảm sự quản lý của Nhà nước.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HOÁ XUẤT, NHẬP KHẨU
1. Hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Hàng xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch.
3. Hàng chuyên dụng.
4. Hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân.
Trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phê duyệt các danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu nêu tại Điều 4 này và uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố.
DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT, NHẬP KHẨU
Điều 6.- Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, như sau:
1. Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu:
a) Thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành;
b) Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng đối với doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tỉnh có khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn, mức vốn lưu động nêu trên được quy định tương đương 100.000 USD;
c) Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp;
d) Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
2. Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Các doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp, có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu mậu dịch và có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương có quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu vật tư nguyên liệu cần thiết cho sản xuất của chính doanh nghiệp. Trường hợp khách hàng nước ngoài thanh toán bằng hàng (đổi hàng), phải được Bộ Thương mại xem xét giải quyết hợp lý cho từng trường hợp cụ thể.
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU
Bộ Thương mại cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ có liên quan trình Chính phủ danh mục mặt hàng khuyến khích xuất khẩu, các chính sách và biện pháp để thực hiện mục đích trên.
1. Các thiết bị toàn bộ và công nghệ nhập khẩu để tạo thêm năng lực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sản phẩm xuất khẩu mới được tạo ra bởi các năng lực sản xuất mới do các doanh nghiệp trong nước góp vốn cùng đầu tư xây dựng.
Bộ Tài chính bàn với Bộ Thương mại quy định và hướng dẫn cụ thể về mức thuế và thời gian ưu đãI.
1. Nghiên cứu chiến lược ngoại thương; nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường các khu vực nước ngoài, đề xuất những đối sách với từng khu vực thị trường nước ngoài; cùng các Bộ, ngành hữu quan tạo môi trường kinh doanh và định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu; ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách, luật pháp ngoại thương.
2. Kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
1. Hướng đẫn và chỉ đạo thực hiện đúng các chính sách và quy định của Nhà nước về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi ngành và địa phương.
2. Kiến nghị điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 15.- Việc quản lý các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu bằng hạn ngạch được quy định như sau:
1. Vào thời gian chuẩn bị kế hoạch hàng năm, các Bộ quản lý ngành hàng đề xuất mặt hàng cần đưa vào danh mục quản lý bằng hạn ngạch, tổng hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho năm sau của từng mặt hàng cần quản lý bằng hạn ngạch.
2. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Thương mại tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho năm sau.
3. Sau khi tham khảo ý kiến các ngành và địa phương liên quan, các Hiệp hội xuất khẩu (nếu có), Bộ Thương mại quy định và công bố cách phân bổ hạn ngạch (kể cả hạn ngạch nước ngoài phân bổ cho Việt nam) trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, và hướng dẫn thi hành.
Các doanh nghiệp không được phép trao đổi, chuyển nhượng hoặc mua bán hạn ngạch đã được phân bổ.
Tổng cục Hải quan và Hải quan tại các cửa khẩu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bộ Thương mại về tình hình hàng hoá thực xuất, thực nhập để phục vụ cho việc chỉ đạo và quản lý xuất, nhập khẩu.
Điều 25.- Bộ Thương mại chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các ngành hữu quan soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy chế sau đây:
1. Quy chế về các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa hàng, lập chi nhánh, công ty ở nước ngoài.
2. Quy chế về hội chợ, triển lãm và quảng cáo thương mại trong và ngoài nước.
Bộ Thương mại chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn thực hiện các Quy chế nêu trên.
Điều 26.- Bộ Thương mại chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan và các ngành liên quan để soạn thảo và ban hành các Quy chế sau đây:
1. Quy chế về đại lý bán hàng của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Quy chế về quá cảnh hàng hoá.
4. Quy chế về uỷ thác và nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
5. Quy chế về gia công cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công.
6. Quy chế về giám định hàng hoá xuất, nhập khẩu.
Bộ Thương mại chịu trách nhiệm ban hành, quản lý và hướng dẫn thực hiện các quy chế nêu trên.
Điều 28.- Mọi hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này đều bị xử lý theo pháp luật.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Quyết định 91-TTg năm 1992 về Quy định về quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 390-TTg năm 1994 về Hội chợ và triễn lãm thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1064-TM/PC năm 1994 về Quy chế kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu và Quy chế về kinh doanh theo hình thức tạm nhập để tái xuất do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 5Quyết định 1343-TM/PC năm 1994 về bản Quy chế Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Nghị định 33-CP năm 1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
- Số hiệu: 33-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/04/1994
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 19/04/1994
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra