HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29-HĐBT | Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 1990 |
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 29-HĐBT NGÀY 29-1-1990 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ DÂN QUÂN TỰ VỆ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ vào các điều 50, 51, 52 và 77 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 12 và 15 của Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Đỗ Mười (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ
DÂN QUÂN TỰ VỆ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 29-HĐBT ngày 29-1-1990 của Hội đồng Bộ trưởng)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, lực lượng dân quân tự vệ luôn luôn giữ một vị trí chiến lược quan trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã". (1)
Để phát huy truyền thống và tăng cường xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, và các đoàn thể đối với nhiệm vụ xây dựng dân quân tự vệ.
Xây dựng dân quân tự vệ là trách nhiệm của toàn dân, toàn quân, của chính quyền các cấp và các đoàn thể quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Dân quân tự vệ có 4 nhiệm vụ cơ bản:
1- Phối hợp với công an nhân dân và các lực lượng chuyên chính khác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của tập thể, của Nhà nước, của quân đội ở địa phương.
2- Chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao địch, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, bảo vệ địa phương, bảo vệ cơ sở.
3- Bổ sung cho quân đội, phối hợp và phục vụ quân đội chiến đấu, phục vụ tiền tuyến.
4- Xung kích trong phong trào lao động sản xuất, chống thiên tại, khắc phục hậu quả thiên tại, dịch hoạ; gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Từng thời gian, căn cứ vào tình hình nhiệm vụ bảo vệ địa phương, bảo vệ cơ sở, theo sự hướng dẫn của chỉ huy quân sự tỉnh, huyện, ban chỉ huy quân sự cơ sở xác định số lượng và tổ chức tuyển chọn người có đủ điều kiện do Bộ Quốc phòng quy định để đưa vào tổ chức dân quân tự vệ ở cơ sở.
Tất cả các xã, phường, các đơn vị cơ sở, phải xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đủ sức bảo vệ địa phương, bảo vệ cơ sở trong mọi tình huống. Cá nhân thuộc các tổ chức kinh tế tập thể, tư nhân, hợp doanh... có trách nhiệm tham gia các tổ chức dân quân tự vệ của địa phương nơi mình cư trú.
Quy mô tổ chức, biên chế như sau:
Ở xã đồng bằng, ven biển, trung di, quy mô tổ chức phổ biến là tiểu đội, trung đội và đại đội.
Ở xã vùng núi, quy mô tổ chức phổ biến là tổ đến tiểu đội, trung đội.
Ở phường, quy mô tổ chức là tiểu đội, trung đội; nơi có điều kiện, có thể tổ chức đại đội.
Ở đơn vị cơ sở của Nhà nước, quy mô tổ chức phổ biến là trung đội, đại đội; nơi có điều kiện, có thể tổ chức đến tiểu đoàn.
Việc tổ chức với quy mô cao hơn ở những nơi có yêu cầu và điều kiện do Bộ Quốc phòng quy định.
Chỉ huy,
Chính trị viên,
1 Phó chỉ huy
Ở xã, phường: chỉ huy trưởng là cán bộ chuyên trách, phó chỉ huy là cán bộ kiêm nhiệm, được bố trí ổn định. Chỉ huy trưởng phụ trách chung và trực tiếp phụ trách dân quân tự vệ. Phó chỉ huy giúp chỉ huy trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác động viên.
Ở đơn vị cơ sở: Chỉ huy trưởng do Thủ trưởng đon vị đảm nhiệm, Phó chỉ huy là cán bộ chuyên trách (nếu đơn vị có từ 150 tự vệ và quân dự bị trở lên) hoặc cán bộ kiêm nhiệm (nếu đơn vị có dưới 150 tự vệ và quân dự bị).
Ở tất cả các cơ sở, chính trị viên do Bí thư cấp uỷ Đảng cơ sở kiêm nhiệm.
Cấp chỉ huy Tiểu đoàn, đại đội có 3 người gồm chỉ huy, chính trị viên, 1 Phó chỉ huy.
Cấp chỉ huy trung đội, tiểu đội có 2 người gồm một trưởng, một phó.
Việc quản lý, sử dụng, bảo quản vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ, chấp hành theo quy chế của Bộ Quốc phòng.
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ
1- Chiến sĩ mới được huấn luyện 7 ngày trong năm đầu.
2- Cán bộ tiểu đội và chiến sĩ dân quân tự vệ đã qua chương trình chiến sĩ mới, được huấn luyện 5 ngày mỗi năm.
3- Cán bộ trung đội, đại đội được tập huấn ở huyện 5 ngày mỗi năm.
4- Cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, cán bộ chuyên trách công tác quân sự ở đơn vị cơ sở của Nhà nước mới được bổ nhiệm được bồi dưỡng tại trường quân sự địa phương 15 ngày. Sau đó mỗi năm được tập huấn 5 ngày.
5- Chỉ huy là thủ trưởng đơn vi cơ sở và chính trị viên xã, phường, đơn vị cơ sở được tập huấn và tham gia diễn tập 5 ngày mỗi năm.
Khi có chiến tranh, thời gian huấn luyện cho các đối tượng có thể dài hơn, theo chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng.
HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
Khi sử dụng dân quân tự vệ vào việc bảo vệ an ninh trật tự, phải theo đúng chức năng của dân quân tự vệ và các quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
CHẾ ĐỘI, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ
Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ hoàn thành nhiệm vụ từ 5 năm trở lên, không có khuyến điểm nghiêm trọng, cán bộ các ngành, các đoàn thể có công chăm lo xây dựng dân quân tự vệ, được xét khen thưởng (tiêu chuẩn, hình thức khen do Bộ Quốc phòng nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định).
Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ khi thi hành nhiệm vụ, nếu phạm sai lầm, khuyến điểm, thì tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị thi hành kỷ luật hoặc bị xử lý theo pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CÁC NGÀNH, CÁC CẤP
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trước có trách nhiệm chỉ đạo mọi mặt xây dựng và hoạt động của tự vệ cơ quan; theo dõi và đôn đốc các đơn vị cơ sở trong ngành mình xây dựng tự vệ theo kế hoạch của cơ quan quân sự địa phương; giải quyết những vấn đề có liên quan đến tổ chức, xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ theo phạm vi chức năng và quyền hạn của mình.
Thủ trưởng các đơn vị cơ sở có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng tự vệ ở cơ sở thuộc quyền theo kế hoạch của cơ quan quân sự địa phương nơi cơ sở đóng.
Người đứng đầu các cơ sở kinh tế tập thể, chủ cơ sở kinh tế tư nhân, hợp doanh... có trách nhiệm bảo đảm cho người trong cơ sở mình tham gia dân quân, tự vệ được huấn luyện và hoạt động theo thời gian quy định.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng đơn vị cơ sở phải dành kinh phí, vật tư, phương tiện cho việc tổ chức, xây dựng và hoạt động của dân quân tự vệ.
Người chỉ huy cơ quan quân sự tỉnh (thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và cơ sở (xã, phương, đơn vị cơ sở) là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quân sự cấp trên và cấp uỷ, chính quyền cấp mình về chỉ đạo, chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ trong xây dựng và hoạt động).
Bộ Tư lệnh quân chủng và binh chủng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc xây dựng các đơn vị dân quân tự vệ quân chủng, binh chủng.
Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng đóng quân trên địa bàn nào đều có trách nhiệm quan hệ với cơ quan quân sự địa phương tham gia xây dựng, củng cố dân quân tự vệ, phối hợp dìu dắt dân quân tự vệ trong hoạt động tác chiến, trị an.
----------------------------
(1) Trích thư gửi nam nữ chiến sĩ dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc năm 1947, in trong quyển "Hồ Chủ Tịch với các lực lượng vũ trang nhân dân", nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 1968.
Nghị định 29-HĐBT năm 1990 ban hành Điều lệ dân quân tự vệ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 29-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/01/1990
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Đỗ Mười
- Ngày công báo: 15/02/1990
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 29/01/1990
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định