CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2003/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh phát hành công trái xây dựng Tổ quốc số 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng 4 năm 1999;
Thực hiện việc phát hành Công trái giáo dục theo Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28 tháng 11 năm 2002 của Quốc hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Mục đích phát hành công trái
Chính phủ phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 mang tên Công trái giáo dục nhằm huy động nguồn vốn hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn để thực hiện mục tiêu khồng còn phòng học 3 ca, không còn phòng học tranh tre, nứa lá, kiên cố hoá trường học theo quy định tại Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28 tháng 11 năm 2002 của Quốc hội.
Điều 2. Đối tượng mua công trái
1. Công dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam.
4. Các cơ quan hành chính, sự nghiệp.
5. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
6. Doanh nghiệp Nhà nước.
7. Doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế.
8. Tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối tượng quy định tại khoản 4, 5, 6 và 7 của Điều này không được sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước cấp để mua công trái.
Điều 3. Loại tiền, kỳ hạn, thời gian phát hành công trái và lượng vốn huy động
1. Công trái giáo dục được phát hành, thu và ghi bằng tiền Việt Nam, có kỳ hạn 5 năm tính từ thời điểm phát hành công trái.
2. Thời gian phát hành bắt đầu từ ngày 05 tháng 5 năm 2003.
3. Tổng mức vốn huy động là 2.000 tỷ đồng (hai nghìn tỷ đồng Việt Nam).
Điều 4. Hình thức và mệnh giá công trái
1. Công trái giáo dục phát hành theo hai hình thức :
- Công trái không ghi tên, in trước mệnh giá (dưới đây gọi là công trái không ghi tên);
- Công trái có ghi tên, không in trước mệnh giá (dưới đây gọi là công trái có ghi tên).
2. Phiếu công trái không ghi tên có mệnh giá tối thiểu là 50.000 đồng (năm mươi nghìn đồng) và mệnh giá tối đa là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
Bộ Tài chính quy định cụ thể từng loại mệnh giá công trái cho phù hợp và thuận lợi cho người mua công trái.
3. Phiếu công trái có ghi tên được sử dụng trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân mua công trái có giá trị từ 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) trở lên. Phiếu công trái có ghi tên chỉ được ghi mệnh giá tối đa là 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng).
1. Bộ Tài chính quy định kích thước, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của phiếu công trái, bảo đảm thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản, cất giữ và chống làm giả.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ký tên trên phiếu công trái.
2. Bộ Tài chính tổ chức việc in ấn, bảo quản, vận chuyển phiếu công trái theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 6. Bảo đảm giá trị tiền mua công trái và lãi suất công trái
Trên cơ sở bảo đảm giá trị tiền mua công trái và tỷ lệ lãi suất theo quy định tại Pháp lệnh phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc số 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng 4 năm 1999, lãi suất ghi trên Công trái giáo dục được quy định là 8%/năm (bao gồm cả mức trượt giá hàng năm và tỷ lệ lãi suất 1,5%/năm) và lãi suất tính cho 5 năm là 40%.
Trường hợp mức trượt giá thực tế trong 05 năm cộng với lãi suất 5 năm lớn hơn 40% thì người sở hữu công trái được Nhà nước bù chênh lệch.
Trường hợp mức trượt giá thực tế trong 05 năm cộng với lãi suất 05 năm thấp hơn hoặc bằng 40% thì người sở hữu công trái vẫn được hưởng lãi suất 40% như ghi trên phiếu công trái đã phát hành.
Điều 7. Kỳ hạn thanh toán công trái
Tiền mua Công trái giáo dục được thanh toán đúng kỳ hạn 05 năm (đủ 60 tháng), gốc và lãi công trái được thanh toán một lần.
Trường hợp đến hạn, người sở hữu công trái chưa thanh toán, gốc và lãi công trái sẽ được bảo lưu trên tài khoản riêng chờ thanh toán. Thời gian quá hạn không được tính lãi.
1. Trong trường hợp đặc biệt, người sở hữu công trái có nhu cầu thanh toán trước kỳ hạn thì được thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền gốc và được hưởng lãi tính trên số tiền ghi trên công trái như sau :
a) Thời gian mua công trái chưa đủ 12 tháng thì không được hưởng lãi.
b) Thời gian mua công trái từ đủ 12 tháng đến dưới 24 tháng thì được hưởng lãi là 8%.
c) Thời gian mua công trái từ đủ 24 tháng đến dưới 36 tháng thì được hưởng lãi là 16%.
d) Thời gian mua công trái từ đủ 36 tháng đến dưới 48 tháng thì được hưởng lãi là 24%.
đ) Thời gian mua công trái từ đủ 48 tháng đến dưới 60 tháng thì được hưởng lãi là 32%.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các trường hợp đặc biệt được thanh toán công trái trước kỳ hạn.
Điều 9. Quyền của người sở hữu công trái
1. Người sở hữu công trái có quyền bán, tặng, cho, để lại thừa kế hoặc sử dụng để cầm cố. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền yêu cầu thanh toán trước hạn như quy định tại Điều 8.
2. Người sở hữu công trái không được dùng công trái để thay thế tiền trong lưu thông, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước.
Điều 10. Kinh doanh mua bán công trái
1. Các tổ chức tín dụng là pháp nhân Việt Nam hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh mua bán công trái.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động mua bán công trái giữa các tổ chức được phép kinh doanh công trái với các tổ chức, cá nhân.
Điều 11. Bảo quản, cất giữ phiếu công trái
1. Người sở hữu công trái có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản phiếu công trái. Phiếu công trái bị tẩy xóa; sửa chữa; chắp vá hoặc biến dạng về hình thức đến mức không giữ được các nội dung ban đầu thì không được thanh toán.
2. Người sở hữu công trái không ghi tên khi mất phiếu công trái thì không được thanh toán.
3. Người sở hữu công trái có ghi tên khi mất phiếu công trái phải báo ngay cho đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi phát hành. Nếu phiếu công trái chưa bị lợi dụng để rút tiền, đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi phát hành sẽ kiểm tra, xác nhận làm căn cứ thanh toán phiếu công trái khi đến hạn.
4. Người sở hữu công trái có thể gửi phiếu công trái tại Kho bạc Nhà nước để bảo quản, cất giữ và phải nộp một khoản phí do Bộ Tài chính quy định.
Điều 12. Quản lý công trái mà đối tượng mua là tổ chức
1. Công trái do tổ chức mua được quản lý như các tài sản khác của đơn vị.
2. Trường hợp tổ chức mua công trái bị giải thể, phá sản, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc chấm dứt hoạt động thì công trái được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Địa điểm phát hành và thanh toán công trái
1. Địa điểm phát hành và thanh toán công trái được tổ chức an toàn, thuận tiện cho người mua công trái và thanh toán công trái.
2. Công trái được phát hành và thanh toán tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước hoặc tại các cơ quan tổ chức khác do Bộ Tài chính ủy nhiệm.
3. Tổ chức, cá nhân có thể mua công trái và thanh toán công trái ở bất cứ địa điểm nào theo quy định tại khoản 2 Điều này. Riêng đối với công trái ghi tên, việc thanh toán hoặc làm thủ tục chuyển nhượng chỉ thực hiện tại trụ sở Kho bạc Nhà nước nơi phát hành.
Điều 14. Chi phí phát hành và thanh toán công trái
Chi phí phát hành và thanh toán công trái được bố trí trong ngân sách Nhà nước và được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
Điều 15. Nguồn vốn huy động và nguồn vốn thanh toán công trái
1. Nguồn vốn huy động từ phát hành Công trái giáo dục phải được phản ánh đầy đủ vào ngân sách Nhà nước và sử dụng đúng mục đích theo quy định tại
2. Nguồn vốn để thanh toán gốc và lãi công trái do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
Điều 16. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc mua Công trái giáo dục, trong công tác vận động mua công trái, tổ chức phát hành công trái thì được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công trái thì bị xử lý theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Pháp lệnh phát hành công trái xây dựng Tổ quốc số 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng 4 năm 1999.
Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và cơ quan liên quan
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm :
a) Tổ chức triển khai việc phát hành Công trái giáo dục quy định tại Nghị định này;
b) Căn cứ tình hình thu nhập dân cư và khả năng tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước và các cơ quan, tổ chức để giao kế hoạch vận động mua công trái cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức.
c) Bảo đảm bố trí nguồn vốn huy động được từ phát hành Công trái giáo dục để tập trung đầu tư cho các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn để thực hiện mục tiêu không còn phòng học 3 ca, không còn phòng tranh tre, nứa lá, kiên cố hoá trường học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm :
a) Rà soát, kiểm tra, bãi bỏ các khoản thu, các khoản đóng góp xây dựng trường học trái quy định.
b) Tổ chức thông tin hiện trạng cơ sở vật chất hệ thống trường học, danh sách một số cơ sở, trường lớp cần đầu tư kiên cố hoá ở những vùng và địa bàn trọng điểm làm cơ sở tuyên truyền vận động mua Công trái giáo dục.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm vận động các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý để tham gia mua Công trái giáo dục theo đúng kế hoạch vận động được giao.
4. Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc phát hành công trái để các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và tích cực tham gia.
5. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm tính toán và công bố mức trượt giá để phục vụ cho việc thanh toán công trái.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cấp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia mua Công trái giáo dục.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 34/2005/QĐ-BTC về việc dừng phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc năm 2005 - Công trái giáo dục do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Nghị định 34/1999/NĐ-CP quy định việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc năm 1999
- 3Thông tư 56/1999/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 34/1999/NĐ-CP quy định việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc do Bộ Tài chính ban hành
- 4Chỉ thị 14/1999/CT-TTg về việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc năm 1999 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 05/2020/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 34/2005/QĐ-BTC về việc dừng phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc năm 2005 - Công trái giáo dục do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Nghị định 34/1999/NĐ-CP quy định việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc năm 1999
- 3Pháp lệnh Phát hành công trái xây dựng tổ quốc năm 1999
- 4Thông tư 56/1999/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 34/1999/NĐ-CP quy định việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc do Bộ Tài chính ban hành
- 5Chỉ thị 14/1999/CT-TTg về việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc năm 1999 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 7Thông tư 30/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 28/2003/NĐ-CP quy định việc phát hành Công trái xây dựng tổ quốc năm 2003 - Công trái giáo dục do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 28/2003/NĐ-CP quy định việc phát hành công trái xây dựng tổ quốc năm 2003 - Công trái giáo dục
- Số hiệu: 28/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/03/2003
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 18/04/2003
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 03/05/2003
- Ngày hết hiệu lực: 03/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực