Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 1995 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức- cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 2.- Kho bạc Nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Soạn thảo các dự án, văn bản pháp quy về quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ để Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2- Ban hành các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của Kho bạc Nhà nước.
3- Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách Nhà nước (bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nước và nước ngoài). Thực hiện điều tiết số thu Ngân sách Nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Thực hiện chi trả và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước theo từng đối tượng thụ hưởng theo dự toán Ngân sách Nhà nước được duyệt.
4- Kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ và các khoản tịch thu đưa vào tài sản Nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hành thanh toán, giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước.
6- Tổ chức huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển. Thực hiện nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước và ngoài nước theo quy định của Chính phủ.
7- Tổ chức kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ Ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ.
8- Mở tài khoản tiền gửi (có kỳ hạn, không kỳ hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại quốc doanh để giao dịch, thanh toán giữa Khoa bạc Nhà nước với Ngân hàng.
Thực hiện tốt một số nghiệp vụ Ngân hàng theo sự uỷ nhiệm của Thống đốc Ngân hàng.
9- Tổ chức thanh toán, điều hoà vốn và tiền mặt trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước, bảo đảm tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của Ngân sách Nhà nước.
12- khi phát hiện đơn vị, tổ chức được thụ hưởng Ngân sách nhà nước có sự vi phạm chế độ quản lý tài chính Nhà nước, thì Kho bạc Nhà nước được tạm thời đình chỉ việc chi trả, thanh toán và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý.
13- Thực hiện nhiệm vụ vè hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
14- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước.
15- Tổ chức quản lý hệ thống thông tin, tin học trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.
16- Quản lý công chức, viên chức, vốn và tài sản thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Điều 3.- Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất như sau:
1. ở Trung ương là Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Kho bạc Nhà nước có Tổng Giám đốc và các Phó Giám đốc giúp việc hoặc o Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc do Thủ tưởng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các Phó Tổng Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Bộ máy Kho bạc Nhà nước ở Trung ương gồm có:
1- Vụ Kế hoạch Tổng hợp,
2- Vụ Kế toán,
3- Vụ huy động vốn,
4- Vụ Ngân quỹ,
5- Vụ Thanh tra,
6- Vụ Tổ chức và Cán bộ,
7- Văn phòng Kho bạc Nhà nước,
8- Trung tâm Thông tin, Tin học.
2. ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Kho bạc Nhà nước trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở Trung ương. Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố có Giám đốc và một số Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc. Giám đốc và các Phó Giám đốc Kho bạc do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước.
3. ở quận, huyện, thị xã hoặc khu vực (liên huyện) có Kho bạc Nhà nước trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố. Kho bạn Nhà nước ở quận, huyện, thị xã, khu vực có Giám đốc và một số Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc Kho bạc ở quận, huyện, thị xã khu vực do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể của bộ máy Kho bạc Nhà nước nói tại điểm 1, 2, 3 trên đây do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Kho bạc Nhà nước được sử dụng các khoản thu phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán (sau khi đã trừ chi phí) để đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước. Việc quản lý các khoản thu và chi đầu tư này phải theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
- 1Thông tư 49/2005/TT-BTC hướng dẫn tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Nghị định 178-CP năm 1994 về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính
- 4Thông tư 84-TC/KBNN-1995 hướng dẫn tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho Ngân sách Nhà nước theo Nghị định 25/CP-1995 do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 80/1999/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 27/2000/TT-BTC hướng dẫn bổ sung Thông tư 80/1999/TT-BTC về việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 25-CP năm 1995 về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy kho bac nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính
- Số hiệu: 25-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/04/1995
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra