Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 1997 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Nhằm thống nhất quản lý và kiểm soát mạng INTERNET và các dịch vụ INTERNET ở Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
VỀ QUẢN LÝ, THIẾT LẬP, SỬ DỤNG MẠNG INTERNET Ở VIỆT NAM
(Ban kèm theo Nghị định số 21/CP ngày 05 tháng 3 năm 1997)
Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp muốn kết nối mạng thông tin máy tính của mình với mạng INTERNET nhất thiết phải đặt máy chủ tại Việt nam và nối qua cửa đi quốc tế đã quy định; phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung các thông tin được đưa vào, truyền đi và nhận đến.
1. Không được kích động chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
2. Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô, truỵ lạc, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
3. Không được tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của công dân và bí mật khác do pháp luật quy định;
4. Không được thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Cơ quan quản lý cửa đi quốc tế, các cơ quan và tổ chức có mạng thông tin máy tính kết nối với mạng INTERNET phải có các biện pháp hữu hiệu để kịp thời ngăn chặn những thông tin vi phạm các quy định trên. Nếu tổ chức hoặc cá nhân nhận được các thông tin loại trên phải xử lý và thông báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền biết để xử lý theo quy định.
Đối với các mạng thông tin máy tính của các cơ quan đại diện ngoại giao thì áp dụng các quy định của Công ước viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 và các thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước hữu quan (nếu có) về các phương thức thông tin liên lạc.
CUNG CẤP, SỬ DỤNG MẠNG THÔNG TIN MÁY TÍNH KẾT NỐI VỚI MẠNG INTERNET
Điều 5.- Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam và tổ chức nước ngoài tại Việt Nam muốn kết nối máy tính, mạng thông tin máy tính chuyên dùng sử dụng trong nội bộ với mạng INTERNET phải làm đơn xin phép cam kết tuân thủ các quy định của bản quy chế này và được cơ quan quản lý Nhà nước do Chính phủ uỷ quyền cho phép với các điều kiện sau đây:
1. Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam;
2. Có mục đích sử dụng rõ ràng;
3. Có thiết kế mạng thông tin máy tính với đầy đủ thiết bị phục vụ thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn, bí mật thông tin, bảo đảm an ninh quốc gia.
4. Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật tương ứng với yêu cầu kỹ thuật của mạng.
Điều 6.- Tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp chỉ được kết nối mạng thông tin máy tính với mạng INTERNET và đưa vào sử dụng sau khi có giấy phép.
Điều 7.- Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp muốn sử dụng mạng thông tin máy tính để kinh doanh các dịch vụ mạng INTERNET hoặc làm đại lý cung cấp dịch vụ INTERNET phải làm đầy đủ theo luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Công ty và Điều lệ Bưu chính viễn thông và xin phép cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 8.- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp muốn thay đổi mục tiêu và nội dung hoạt động được ghi trong giấy phép phải làm lại hồ sơ gửi cơ quan cấp phép xin thay đổi giấp phép.
Khi muốn hoạt động lại, phải thông báo kịp thời cho cơ quan cấp phép biết.
Điều 11.- Đơn vị kinh doanh, cung cấp các dịch vụ INTERNET phải có các trách nhiệm sau đây:
1. Chấp hành mọi quy định của Quy chế này;
2. Hoạt động theo đúng nội dung được quy định trong giấy phép;
3. Phổ biến, hướng dẫn cho người sử dụng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại điều 3 của Quy chế này;
4. Chấp hành Pháp lệnh kế toán, thống kê, chế độ báo cáo và các nghĩa vụ theo luật định;
5. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Ban điều phối do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm trưởng ban, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện làm Phó trưởng ban và các Uỷ viên là lãnh đạo các cơ quan sau đây: Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về công nghệ thông tin, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia.
Điều 14.- Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm:
Là cơ quan thường trực của Ban điều phối quốc gia mạng INTERNET ở Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng các chủ trương, chính sách và biện pháp triển khai mạng INTERNET ở Việt Nam; phối hợp với Tổng cục Bưu điện xây dựng các quy hoạch, kế hoạch và xác định thứ tự ưu tiên trong việc kết nối mạng thông tin máy tính trong nước với mạng INTERNET; lựa chọn công nghệ tiên tiến và đề xuất các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để bảo đảm sự hoạt động an toàn của mạng INTERNET thực nghiệm ở Việt Nam.
Điều 15.- Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo tổ chức xây dựng mạng thông tin đường trục (cơ sở hạ tầng của mạng); quản lý các cửa đi quốc tế, các phương tiện kỹ thuật bảo vệ an toàn thông tin; quy định các phương thức đấu nối, liên kết, truy nhập cho tất cả các mạng thông tin máy tính của Việt nam kết nối với mạng INTERNET để tập trung quản lý toàn bộ lưu lượng thông tin qua mạng đường trục quốc gia.
2. Phối hợp với Bộ Nội vụ để cấp phép cho các hoạt động kết nối với mạng INTERNET, kinh doanh và sử dụng các dịch vụ INTERNET.
3. Là đầu mối liên hệ với tổ chức INTERNET quốc tế.
Điều 16.- Bộ Văn hoá - thông tin có trách nhiệm:
Đề ra và hướng dẫn các quy định quản lý nội dung thông tin trao đổi trên mạng INTERNET bảo đảm các yêu cầu ghi tại Điều 3 của Quy chế này.
Điều 17.- Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kiểm soát thông tin trao đổi trên mạng thông tin máy tính kết nối mạng INTERNET.
2. Tổ chức ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, bí mật thông tin trên mạng INTERNET.
3. Tham gia với Tổng cục Bưu điện trong việc xét duyệt và cấp phép cho các mạng thông tin máy tính được kết nối với mạng INTERNET và các đối tượng được kinh doanh, sử dụng các dịch vụ INTERNET.
Các cơ quan nêu trên muốn kết nối với mạng INTERNET phải lập mạng (hoặc nút) riêng, phải mã hoá thông tin, có các biện pháp kỹ thuật hữu hiệu, chống lại sự lấy cắp thông tin từ bên ngoài, chống sự xâm nhập huỷ hoại hệ thống thông tin máy tính của mình, đồng thời phải kiểm soát được việc trao đổi thông tin.
1. Giấy phép kết nối với mạng INTERNET hoặc kinh doanh sử dụng dịch vụ INTERNET;
2. Nội dung các thông tin truyền đi và nhận đến.
3. Biện pháp đảm bảo an toàn thông tin và bảo đảm an ninh quốc gia.
4. Danh sách người sử dụng mạng và dịch vụ INTERNET.
Điều 22.- Tổng cục Bưu điện ban hành thông tư hướng dẫn thủ tục xin cấp phép: kết nối với mạng INTERNET, đăng ký kinh doanh hoặc làm đại lý cung cấp các dịch vụ INTERNET, thuê bao sử dụng các dịch vụ INTERNET theo các quy định của Quy chế này.
Nghị định 21-CP năm 1997 Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng INTERNET ở Việt Nam
- Số hiệu: 21-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/03/1997
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 8
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra