BỘ GIÁO DỤC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 190-NĐ | Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 1958 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Căn cứ Nghị định số 596-NĐ ngày 30-8-1956 quy định trường phổ thông 10 năm, đặc biệt điều 22 của Nghị định này;
Căn cứ Nghị định số 359-NĐ ngày 26-4-1957 ban hành quy chế Thi hết cấp 1;
Theo đề nghị của Ông Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2: - Bản quy chế mới này sẽ thi hành kể từ niên khóa 1657-1958.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
TỔ CHỨC KỲ THI HẾT CẤP 1 TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Kỳ thi sẽ nhận những học sinh cũ các trường (thí sinh tự do) đủ điều kiện nói trong điều 6 dưới đây.
Trên nguyên tắc, học sinh cũ của trường nào sẽ gửi đơn xin thi tại trường ấy.
Sẽ tổ chức thành nhiều Hội đồng chấm thi trong cùng một tỉnh hay thành phố. Mỗi Hội đồng chấm thi chỉ phụ trách từ 2 đến 3 trường với từ 3 giám khảo trở lên (không kể Ban lãnh đạo Hội đồng thi), trong đó có cả trường tư (nếu địa phương có trường tư).
Điều 6: -Những thí sinh đủ điều kiện dưới đây được phép dự thi:
1) Về tuổi
- Đủ 11 tuổi tính đến ngày 31-12 năm thi.
2) Về văn hóa:
- Là học sinh lớp 4 một trường phổ thông cấp 1 trong năm mở khoa thi và đã học hết chương trình cấp 1 phổ thông trong một thời gian tối thiểu 4 niên khóa.
- Riêng đối với thí sinh tự do: có học bạ chứng minh hẳn hoi là:
a) Không đủ điểm trung bình toàn niên, nếu là học sinh lớp 4 trường phổ thông cấp 1 từ năm 1956 trở về trước, hoặc đã thi hỏng hay chưa thi ở kỳ thi hết cấp 1 khóa trước.
b) Đã học hết bậc tiểu học cũ (chủ yếu lớp nhất) tại một trường công hay tư từ 1956 trở về trước, đã thi hỏng hay chưa thi ở kỳ thi tiểu học tốt nghiệp.
- Học sinh lớp 4 bị đuổi vi phạm kỷ luật trong năm mở khoa thi không được phép dự thi trong khóa ấy.
- Ty giáo dục có thể quyết định không cho phép dự thi trong một khóa thi những thí sinh tự do có hạnh kiểm rất xấu do Ủy ban Hành chính địa phương chứng nhận cụ thể vào đơn xin dự thi khóa ấy của thí sinh.
a) Đơn xin thi, do thí sinh viết ký tên, làm theo mẫu thống nhất của Nha Giáo dục phổ thông. Đơn phải có chứng nhận về địa chỉ và hạnh kiểm của Ủy ban Hành chính xã hay khu phố.
b) Bản sao giấy khai sinh;
c)Bản chính học bạ hay học chỉ.
Học sinh đang học tại trường không phải làm đơn, nhưng phải nộp cho trường một giấy khai sinh nếu giấy này chưa có ở hồ sơ học sinh giữ tại trường.
Nhà trường sẽ căn cứ vào hồ sơ đầy đủ và hợp lệ mà lập sổ ghi tên và gọi tên theo mẫu thống nhất và chỉ thị của Nha Giáo dục phổ thông.
Mỗi Hội đồng chấm thi sẽ gồm các Hiệu trưởng và giáo viên của những trường do Hội đồng ấy phụ trách (giáo viên dạy lớp 4 và nếu cần, một số giáo viên dạy các lớp dưới có khả năng).
Nha, Khu, Ty trực thuộc có thể cử cán bộ vào một số Hội đồng thi để rút kinh nghiệm (cán bộ này có thể ở trong Ban lãnh đạo Hội đồng thi).
Hội đồng thi có quyền quyết định mọi công việc trong khóa thi theo đúng các nguyên tắc của quy chế thi dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ty Giáo dục.
Điều 15: - Chương trình thi là chương trình lớp 4 trường phổ thông cấp 1.
Điều 17: - Chỉ có kỳ thi viết:
Các bài thi viết gồm có:
1- Tập làm văn
2- Toán gồm 2 câu hỏi (1 về số học và 1 về mét hệ, hay hình học) và 1 bài toán đố.
3- Chính tả và câu hỏi.
4- Câu hỏi thường thức gồm 3 câu hỏi: 1 về Sử, 1 về Địa, 1 về Khoa học (chương trình cả năm, chủ yếu chương trình học kỳ 2).
Chính tả và câu hỏi phải coi là một bài thi, câu hỏi thường thức cũng vậy.
Điều 18: - Thời gian mỗi bài thi là 60 phút, không kể thì giờ chép đầu đề.
Sẽ thi làm 2 buổi trong cùng một ngày.
Nếu thí sinh bỏ thi một bài (vắng mặt) hoặc nộp giấy trắng (không làm bài) thì coi như thiếu bài và sẽ bị loại.
Bài thi đều phải rọc phách trước khi chấm.
Điều 20: - Những thí sinh đủ điều kiện dưới đây sẽ được trúng tuyển:
- Tại Hội đồng cho điểm trên 10:
a) có từ 20 điểm trở lên về tổng số điểm các bài thi, nhưng không có bài nào bị 1 điểm.
b) Không thiếu 1 bài thi nào.
- Tại Hội đồng cho điểm 5 bậc:
a) tất cả các điểm bài thi đều 3 trở lên.
b) không thiếu 1 bài thi đều 3 trở lên.
- Tại Hội đồng cho điểm trên 10:
- Có từ 18 điểm trở lên về tổng số điểm các bài thi, nhưng không có bài nào bị 1 điểm và không thiếu bài nào.
- Tại Hội đồng cho điểm 5 bậc:
- Có 1 điểm 2, các điểm khác đều 3 trở lên, nhưng không thiếu 1 bài thi nào.
Nếu xét nên lấy thêm, Hội đồng cần theo mấy nguyên tắc dưới đây:
1) Tùy theo tình hình kết quả cụ thể của kỳ thi, Hội đồng sẽ quyết định nên lấy thêm loại học sinh có đến một mức điểm nhất định nào, nhưng không được vượt ra ngoài những tiêu chuẩn điểm quy định trên đây;
2) Việc xét lấy thêm phải kết hợp với việc xét học bạ (hay học chỉ) về cả 2 mặt; kết quả học tập và hạnh kiểm.
Nghị quyết của Hội đồng về việc này sẽ ghi rõ vào biên bản.
1) Về kết quả thi:
- Tại Hội đồng cho điểm trên 10: tổng số điểm về các bài thi phải từ 32 điểm trở lên và không có bài nào dưới 5 điểm;
- Tại Hội đồng cho điểm 5 bậc: có từ 2 điểm 5 trở lên các điểm khác đều 4;
2) Về kết quả học tập:được xếp vào loại khá:
- Có điểm trung bình toàn niên từ 7/10 trở lên (Hội đồng cho điểm trên 10).
- Quá nửa số niên học được điểm tổng kết cả năm từ 4 trở lên, các điểm khác đều 3.
3) Về hạnh kiểm
- Có điểm từ 8/10 trở lên (điểm trên 10).
- Có điểm từ 4 trở lên (điểm 5 bậc).
HỒ SƠ THI – BÁO CÁO TỔNG KẾT KỲ THI
Chấm thi xong, Chủ tịch Hội đồng chấm thi gửi về Ty Giáo dục các biên bản của Hội đồng thi (coi thi và chấm thi), kèm danh sách những thí sinh trúng tuyển lập theo từng trường và hồ sơ thi gồm những giấy tờ cần thiết cho việc xét duyệt kết quả kỳ thi.
Khu Giáo dục sẽ đúc kết tinh hình kết quả kỳ thi trong toàn khu và báo cáo lên Nha Giáo dục phổ thông và Ủy ban Hành chính liên khu.
Ty Giáo dục trực thuộc trung ương sẽ gửi báo cáo tổng kết kỳ thi lên Nha Giáo dục phổ thông và Ủy ban Hành chính tỉnh.
Nghị định 190-NĐ năm 1958 sửa đổi Nghị định 359-NĐ về bản thể lệ tổ chức kỳ thi hết cấp 1 trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành
- Số hiệu: 190-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 20/03/1958
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
- Người ký: Nguyễn Văn Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 05/09/1958
- Ngày hết hiệu lực: 09/04/1959
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực