CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 168/2003/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này quy định về nguồn tài chính và việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ.
Điều 2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động và đóng góp để hình thành nguồn tài chính, quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ chỉ được sử dụng vào những công việc, hoạt động có liên quan đến quản lý, bảo trì đường bộ.
Điều 4. Nguồn tài chính bảo đảm cho quản lý, bảo trì đường bộ được phân định như sau:
Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ được bố trí từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ thuộc hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã (gọi chung là hệ thống đường bộ địa phương) được bố trí từ ngân sách địa phương và từ các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ chuyên dùng, đường bộ được đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, do chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật.
NGUỒN TÀI CHÍNH CHO QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ
Điều 5. Nguồn tài chính (gọi tắt là vốn) cho quản lý, bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn:
1. Ngân sách nhà nước cấp.
2. Nguồn thu phí sử dụng đường bộ.
3. Nguồn vốn của chủ đầu tư đối với các đường kinh doanh.
4. Nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân.
5. Các nguồn vốn khác hợp pháp.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tạo vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành cơ chế tạo vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương.
Điều 6. Bố trí vốn hàng năm cho quản lý, bảo trì đường bộ.
Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ, Bộ Giao thông vận tải xây dựng dự toán chi và phối hợp với Bộ Tài chính để bố trí vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ; căn cứ vào yêu cầu quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương, Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) xây dựng dự toán chi và phối hợp với Sở Tài chính để bố trí vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CHO QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ
Điều 7. Vốn cho quản lý, bảo trì đường bộ được sử dụng vào những công việc sau:
1. Hoạt động quản lý nhà nước và phục vụ trong giao thông đường bộ, bao gồm: tổ chức theo dõi tình trạng kỹ thuật và quản lý công trình đường bộ; tổ chức giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe, các trạm thu phí sử dụng đường bộ; hoạt động của các bến phà, cầu phao có số thu không đủ chi thường xuyên; bảo đảm các vật tư, thiết bị, phương tiện dự phòng cho đảm bảo giao thông đường bộ; các hoạt động khác về quản lý nhà nước và phục vụ trong giao thông đường bộ được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2. Công tác bảo trì đường bộ, bao gồm:
a) Bảo dưỡng thường xuyên đường bộ;
b) Sửa chữa định kỳ (sửa chữa vừa và sửa chữa lớn) đường bộ;
c) Sửa chữa đột xuất đường bộ, khắc phục hậu quả thiên tai hoặc các nguyên nhân khác.
Điều 8. Kế hoạch sử dụng, cấp phát, thanh quyết toán vốn cho quản lý, bảo trì đường bộ.
Hàng năm, trên cơ sở dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải phân bổ vốn quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ; Sở Giao thông vận tải (hoặc Sở Giao thông công chính) phân bổ vốn quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương.
Việc quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định hiện hành.
Điều 9. Công tác kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm.
1. Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc tạo lập, quản lý, sử dụng vốn cho quản lý, bảo trì đường bộ tại các đơn vị liên quan.
2. Việc thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn cho quản lý, bảo trì đường bộ được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 10. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 11. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 12. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo trì đường bộ có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 1255/2004/QĐ-BGTVT về việc thành lập Ban Tư vấn về công tác Quản lý và Bảo trì đường bộ Dự án Nâng cấp cải tạo mạng lưới đường bộ - WB4 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 2862/QĐ-SGTCC năm 2007 về Quy chế quản lý công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông công chính do các đơn vị thuộc Sở Giao thông Công chính trực tiếp quản lý, bảo trì do Giám đốc Sở Giao thông-Công chính ban hành
- 1Quyết định 1255/2004/QĐ-BGTVT về việc thành lập Ban Tư vấn về công tác Quản lý và Bảo trì đường bộ Dự án Nâng cấp cải tạo mạng lưới đường bộ - WB4 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Luật Giao thông đường bộ 2001
- 3Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 5Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 6Quyết định 2862/QĐ-SGTCC năm 2007 về Quy chế quản lý công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông công chính do các đơn vị thuộc Sở Giao thông Công chính trực tiếp quản lý, bảo trì do Giám đốc Sở Giao thông-Công chính ban hành
- 7Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn chế độ quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ do Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải ban hành
Nghị định 168/2003/NĐ-CP quy định về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ
- Số hiệu: 168/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/12/2003
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 01/01/2004
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực