HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 165-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 1977 |
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VIỆT NAM THÔNG TẤN XÃ
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ nghị quyết số 84 NQ/QH K6 ngày 12-5-1977 của Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc đổi tên Việt Nam Thông tấn xã thành Thông tấn xã Việt Nam.
Để tăng cường và phát triển công tác thông tấn phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới;
Xét đề nghị của đồng chí Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.
NGHỊ ĐỊNH :
Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tin chính thức đối nội, đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có trách nhiệm bằng tin, ảnh, tư liệu, tài liệu thời sự và các loại hình thông tấn khác, thực hiện việc thông tin từ trung ương đến cơ sở, trong nhân dân cả nước và nhân dân thế giới, nhằm làm sáng tỏ tình hình thực tế nước ta và tình hình thế giới một cách nhạy bén, đầy đủ, chính xác theo đúng quan điểm, đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và nhân dân cả nước hăng hái thi đua đẩy mạnh công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, cổ vũ sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
Điều 2. – Thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thu thập, biên soạn tin, ảnh, tư liệu và tài liệu tham khảo để góp phần phục vụ kịp thời sự lãnh đạo của trung ương và Chính phủ; để phục vụ các cơ quan nghiên cứu, đối ngoại, thông tin, báo chí, cấp lãnh đạo các ngành, các địa phương.
2. Thu thập, biên soạn, phổ cập các loại tin, văn kiện, tư liệu và tài liệu thời sự chính thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật trong nước và thế giới cho các cơ quan, đoàn thể, báo chí, phát thanh, truyền hình và hệ thống thông tin tuyên truyền trong cả nước; cho các cơ quan của ta ở nước ngoài; cho các cơ quan và người nước ngoài đang sống và làm việc ở Việt Nam và cho các đối tượng khác nhau ở các khu vực trên thế giới, theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.
3. Chụp, sưu tầm, biên soạn, phổ cập các loại ảnh thời sự, ảnh triển lãm của nước ta và nước ngoài trong nhân dân ta, cung cấp cho các cơ quan thông tin tuyên truyền, báo chí, đài truyền hình trong nước, cung cấp và trao đổi các cơ quan thông tin, tuyên truyền, và các hãng thông tấn nước ngoài; biên tập và xuất bản báo ảnh; thực hiện chức năng Nhà nước về lưu trữ, khai thác tư liệu, ảnh quốc gia và về nhập khẩu, quản lý thiết bị, vật tư nhiếp ảnh.
4. Quản lý thống nhất phát hành những tin và ảnh chính thức của Đảng và Nhà nước cho trong nước và nước ngoài. Khi cần thiết và được Chính phủ cho phép, chính thức tuyên bố những quan điểm của Đảng và Nhà nước về các vấn đề thời sự.
5.Nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ thông qua kế hoạch hợp tác nghiệp vụ và kỹ thuật với các hãng thông tấn nước ngoài với các tổ chức thông tấn thế giới và thông tấn khu vực, kếhoạch tổ chức mạng lưới phân xã của Thông tấn xã Việt Nam ở nước ngoài; được ủy nhiệm ký kết và thực hiện các văn kiện và hiệp định về quan hệ hợp tác nghiệp vụ kỹ thuật thông tấn với các hãng thông tấn nước ngoài, các tổ chức thông tấn thế giới và khu vực theo những quy định về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
6. Xây dựng, bồi dưỡng, quản lý, chỉ đạo mạng lưới các phân xã ở các tỉnh, thành trong nước; tổ chức mạng lưới và xây dựng chế độ cộng tác viên ở các ngành, các cấp, đặc biệt là ở các cơ quan kinh tế, khoa học - kỹ thuật và cộng tác viên cấp huyện; phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ thực hiện công tác thông tấn về các lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng công an nhân dân.
7. Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thông tấn (bao gồm thu, phát tin - ảnh, liên lạc viễn thông, sản xuất và phát hành tin, ảnh) đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị, theo kịp đà phát triển và tiến độ kỹ thuật thông tấn thế giới, bảo đảm độc lập tự chủ về kỹ thuật thông tấn và làm tròn nghĩa vụ quốc tế mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Từng bước xây dựng và phát triển Thông tấn xã Việt Nam về mọi mặt để hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ quốc gia và quốc tế của cơ quan thông tấn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 5. – Cơ cấu tổ chức của thông tấn xã Việt Nam gồm có:
1.Ban biên tập tin trong nước,
2.Ban biên tập tin đối ngoại,
3.Ban biên tập tin thế giới,
4.Ban biên tập ảnh thời sự,
5.Tòa soạn báo ảnh Việt Nam,
6.Vụ biên tập tổng hợp,
7.Văn phòng,
8.Cục kỹ thuật thông tấn,
9. Vụ tổ chức – cán bộ và đào tạo,
10.Vụ kế hoạch – tài vụ,
11.Các phân xã thông tấn ngoài nước,
12.Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam.
Ban có trưởng ban phụ trách và từ một đến hai phó trưởng ban giúp việc.
Cục có cục trưởng phụ trách và từ một đến hai phó cục trưởng giúp việc.
Vụ có vụ trưởng và từ một đến hai phó vụ trưởng giúp việc.
Nhiệm vụ của văn phòng, các ban, cục, vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt Nam quản lý sẽ quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam do Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
Điều 8. - Đồng chí Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Nghị định 165-CP năm 1977 về việc sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Việt Nam Thông tấn xã do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 165-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/06/1977
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Hùng
- Ngày công báo: 30/09/1977
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: 03/07/1977
- Ngày hết hiệu lực: 02/04/1992
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực