- 1Thông tư 04/1997/BKH-QLKT về việc chuyển đổi và đăng ký HTX, LHHTX theo Nghị định 16/CP-1997 do Bộ Kế Hoạch Đầu Tư ban hành
- 2Thông tư 05/1997/TT-NHNN17 hướng dẫn chuyển đổi và đăng ký Quỹ tín dụng nhân dân, Hợp tác xã tín dụng theo Nghị định 16/CP-1997 do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông tư 78/1997/TT-BTC hướng dẫn những ưu đãi về thuế và tài chính đối với hợp tác xã theo Nghị định 15/CP-1997 và Nghị định 16/CP-1997 do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 01/1998/TT-NHNN17 sửa đổi Thông tư 05/1997/TT-NHNN17 hướng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng theo Nghị định 16/CP-1997 do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Thông tư 02/1998/TT-NHNN17 hướng dẫn chuyển đổi và đăng ký quỹ tín dụng nhân dân khu vực theo Nghị định 16/CP-1997 do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Thông tư 55/1998/TT/BTC về chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký kinh doanh hợp tác xã do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 323-TT/GTVT-1997 hướng dẫn Nghị định 45-CP-1997 ban hành Điều lệ mẫu Hợp tác xã Giao thông vận tải và Nghị định 02-CP-1997, Nghị định 16-CP-1997 về Hợp tác xã Giao thông vận tải do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16-CP | Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 1997 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2.- Nghị định này áp dụng cho các loại hình Hợp tác xã, bao gồm cả Quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi chung là Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã) đã đăng ký hoạt động trước khi ban hành Luật Hợp tác xã.
Các quy định về đăng ký kinh doanh chỉ áp dụng cho Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã mới thành lập.
Nghị định này không áp dụng cho các loại hình tổ hợp tác.
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ CHUYỂN ĐỔI HỢP TÁC XÃ
2. Ban trù bị chuyển đổi Hợp tác xã do Ban chỉ đạp cấp quận huyện quyết định thành lập. Ban trù bị chuyển đổi sẽ giải thể sau khi hoàn thành việc chuyển đổi, đăng ký lại Hợp tác xã hoặc giải thể Hợp tác xã.
Điều 5.- Ban trù bị chuyển đổi Hợp tác xã có nhiệm vụ sau đây:
1. Tuyên truyền, giải thích cho xã viên Hợp tác xã về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu chuyển đổi để Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
2. Tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản theo nguồn gốc hình thành; xác định và phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả của Hợp tác xã, danh sách chủ nợ và con nợ, đề xuất các giải pháp xử lý các quan hệ tài sản, xử lý nợ để trình Đại hội xã viên xem xét.
3. Căn cứ Luật Hợp tác xã và Điều lệ mẫu hợp tác xã, soạn thảo Điều lệ Hợp tác xã mới, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục để đăng ký lại Hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
4. Triệu tập Đại hội xã viên để quyết định việc chuyển đổi hoặc giải thể.
a) Phương án xử lý các tồn đọng của Hợp tác xã cũ về tài sản, vốn, quỹ, các khoản nợ phải đòi, nợ phải trả và các vấn đề khác.
b) Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
c) Biểu quyết nội dung các điều khoản của Điều lệ Hợp tác xã phù hợp với Điều lệ mẫu và thông qua Điều lệ Hợp tác xã.
d) Bầu Ban quản trị, Chủ nhiệm, Ban kiểm soát và các chức danh quản lý khác của Hợp tác xã.
2. Trường hợp Đại hội xã viên quyết định giải thể Hợp tác xã, Đại hội phải bàn và quyết định phương án xử lý tài sản, vốn, quỹ, công nợ và phương thức phân chia giá trị còn lại của tài sản được phép chia cho xã viên và tuyên bố giải thể Hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Điều 7.- Xử lý vốn, tài sản của Hợp tác xã nông nghiệp:
1. Trường hợp Đại hội xã viên quyết định duy trì Hợp tác xã để chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã thì phải:
a) Phân loại và xác định giá trị những tài sản thuộc công trình hạ tầng dùng chung cho cộng đồng, trình Đại hội xã viên quyết định danh mục những công trình sử dụng chung cho cộng đồng sẽ chuyển cho chính quyền địa phương (xã) quản lý; xử lý các quan hệ tài chính với chính quyền và các tổ chức kinh tế khác có liên quan đến các tài sản đó.
b) Xác định giá trị những tài sản trực tiếp phục vụ chung cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hợp tác xã; giá trị các tài sản này và vốn, quỹ còn lại của Hợp tác xã được phân bổ thành vốn góp của các xã viên và chuyển giao cho Ban quản trị mới hoặc giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý sử dụng theo Nghị quyết của Đại hội xã viên.
2. Trường hợp Đại hội xã viên quyết định không duy trì Hợp tác xã thì toàn bộ tài sản không được chia phải bàn giao lại cho Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại để sử dụng chung cho cộng đồng. Giá trị tài sản khác và vốn quỹ của Hợp tác xã còn lại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong nghĩa vụ với Nhà nước sẽ đem chia cho xã viên.
Điều 8.- Xử lý vốn, tài sản của Hợp tác xã phi nông nghiệp:
1. Trường hợp Đại hội xã viên thông qua quyết định chuyển đổi Hợp tác xã thì vốn cổ phần do xã viên đóng góp trước đây sẽ được tính lại thành vốn góp cho xã viên. Vốn tích luỹ chung của Hợp tác xã được chia thành 2 phần: một phần được để lại thuộc sở hữu chung; phần còn lại bổ sung vào vốn góp cho xã viên theo công sức đóng góp của mỗi xã viên. Tỷ lệ giữa 2 phần và phương án phân chia cụ thể do Đại hội xã viên quyết định, nhưng tỷ lệ phần tài sản, vốn được để lại thuộc sở hữu chung không được dưới 50%.
Số công nợ còn lại chưa xử lý xong được chuyển sang cho Hợp tác xã mới tiếp tục xử lý.
2. Trường hợp Đại hội xã viên thông qua quyết định giải thể Hợp tác xã thì toàn bộ giá trị tài sản được Nhà nước công trợ trước đây phải bàn giao lại cho chính quyền địa phương sở tại sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế địa phương. Số vốn, quỹ còn lại sau khi đã thanh toán nợ, hoàn thành xong nghĩa vụ Nhà nước và chi phí giải thể sẽ được chia cho xã viên theo công sức đóng góp của mỗi xã viên đối với Hợp tác xã. Phương án phân chia cho xã viên do Đại hội xã viên quyết định.
Trường hợp giá trị tài sản, vốn, quỹ còn lại không đủ trả nợ sẽ được giải quyết theo pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Điều 9.- Công nợ của Hợp tác xã gồm nợ phải trả, nợ phải đòi được xử lý như sau:
1. Ban trù bị chuyển đổi phải tập hợp hồ sơ xác định đúng, đủ toàn bộ công nợ của Hợp tác xã, làm rõ các loại nợ, hình thức nợ, nguồn gốc nợ, tính chất nợ. Trường hợp xã viên nợ Hợp tác xã thì Ban trù bị xem xét để kiến nghị Đại hội xã viên quyết định miễn, giảm nợ đối với những đối tượng chính sách và một số trường hợp cụ thể khác, đồng thời đề ra các biện pháp đòi nợ, xác định thời hạn trả nợ đối với các đối tượng phải trả.
2. Trường hợp Hợp tác xã nợ Nhà nước thì Ban trù bị phải lập phương án trả nợ, xác định người hoặc tổ chức có trách nhiệm trả nợ. Đối với các khoản Hợp tác xã nợ Nhà nước có nguồn gốc rõ ràng mà không có khả năng thanh toán, Ban quản trị Hợp tác xã đề nghị Chính quyền Nhà nước có thẩm quyền xem xét xoá, giảm hoặc hoãn trả nợ cho từng khoản nợ cụ thể.
Những khoản nợ Nhà nước do Hợp tác xã vay các ngân hàng quốc doanh để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư được chuyển cho chính quyền địa phương cùng với công trình đó để chính quyền tiếp tục xử lý theo chủ trương chung của Nhà nước.
3. Trường hợp Hợp tác xã quyết định chuyển đổi, số công nợ chưa xử lý xong sẽ được chuyển cho Hợp tác xã mới để tiếp tục xử lý theo Nghị quyết của Đại hội xã viên.
4. Trường hợp giải thể Hợp tác xã thì phải làm thủ tục thanh toán hết công nợ, nếu không có khả năng thanh toán được công nợ thì xử lý theo pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện
Điều 10.- Xử lý quyền sử dụng đất:
1. Khi chuyển đổi Hợp tác xã, việc xử lý quyền sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất theo các quy định của pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp Hợp tác xã quyết định chuyển đổi, đăng ký kinh doanh theo Luật Hợp tác xã, Hợp tác xã phải lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp giải thể Hợp tác xã phi nông nghiệp, diện tích đất đang sử dụng phải giao lại cho Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền đã giao đất đai; sau khi giải thể những xã viên muốn thành lập Hợp tác xã mới phải tiến hành làm các thủ tục để được xét giao đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Các trường hợp trước đây Hợp tác xã được giao đất hoặc thuê đất mà sử dụng sai mục đích thì xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai.
ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
2. Hợp tác xã xin kinh doanh những ngành nghề theo quy định tại
Các Hợp tác xã khác không kinh doanh những ngành nghề quy định tại Điều 13 thì xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Uỷ ban nhân dân quận, huyện sở tại.
a) Thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc, chất phóng xạ;
b) Khai thác vàng và đá quý;
c) Sản xuất các phương tiện phát sóng, truyền tin, truyền thanh, truyền hình, xuất bản;
e) Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu;
f) Du lịch quốc tế.
2. Hợp tác xã kinh doanh những ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này phải có vốn pháp định tối thiểu đối với từng ngành nghề như sau:
a) Sản xuất thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc, chất phóng xạ: 600 triệu đồng;
b) Khai thác vàng và đá quý: 600 triệu đồng;
c) Sản xuất các phương tiện phát sóng, truyền tin, truyền thanh, truyền hình, xuất bản: 600 triệu đồng;
e) Chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu: 1 tỷ đồng;
f) Du lịch quốc tế: 500 triệu đồng.
Điều 14.- Những ngành nghề mà pháp luật quy định phải có giấy phép hành nghề thì Bộ hoặc Sở quản lý ngành có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề cho các Hợp tác xã trước khi Hợp tác xã xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về ngành nghề quy định tại Điều 13 gồm:
a) Đơn đăng ký kinh doanh kèm theo biên bản thông qua tại Đại hội xã viên;
b) Điều lệ được Đại hội xã viên thông qua (2 bản);
c) Danh sách Ban quản trị (Hội đồng quản trị), Chủ nhiệm và các thành viên Ban kiểm soát; Danh sách xã viên kèm theo mức vốn đóng góp (vốn điều lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Hợp tác xã);
d) Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
e) Giấy phép hành nghề (đối với một số ngành nghề mà pháp luật quy định);
f) Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở Hợp tác xã.
2. Hợp tác xã gửi hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi dự định đặt trụ sở chính. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của Sở quản lý ngành có liên quan và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét và gửi hồ sơ lên Bộ quản lý ngành liên quan. Trường hợp Hợp tác xã có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhiều ngành nghề khác nhau quy định tại
Điều 16.- Hồ sơ đăng ký kinh doanh những ngành nghề không thuộc diện quy định tại
Hợp tác xã gửi hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện nơi dự định đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Kế hoạch và Đầu tư quận, huyện trình Uỷ ban nhân dân quận, huyện xem xét, xác nhận Điều lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã. Trong trường hợp từ chối Uỷ ban nhân dân quận, huyện cũng phải trả lời bằng văn bản cho Hợp tác xã.
Điều 17.- Đăng ký lại đối với các Hợp tác xã chuyển đổi:
1. Hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề quy định tại
Hợp tác xã kinh doanh những ngành nghề không thuộc diện quy định tại Điều 13 thì xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Uỷ ban nhân dân quận, huyện. Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại
2. Hợp tác xã gửi hồ sơ đến cơ quan Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền; Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, xác nhận Điều lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho Hợp tác xã và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
Điều 18.- Đăng ký đối với đơn vị trực thuộc Hợp tác xã:
1. Hợp tác xã có nhu cầu thành lập các đơn vị kinh doanh trực thuộc (chi nhánh, trạm, trại...) trong địa bàn tỉnh có trụ sở chính của Hợp tác xã phải được Uỷ ban nhân dân xã nơi dự định đặt trụ sở đơn vị trực thuộc chấp thuận; Trường hợp đơn vị trực thuộc đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh khác phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố nơi dự định đặt trụ sở đơn vị trực thuộc chấp thuận. Đơn vị trực thuộc của Hợp tác xã phải đăng ký tại Uỷ ban nhân dân quận, huyện sở tại.
2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của các đơn vị kinh doanh trực thuộc gồm:
Đơn xin đặt trụ sở;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã;
Bản sao Điều lệ Hợp tác xã;
Bản quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc và họ tên người phụ trách;
Giấy xác nhận về quyền sử dụng trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Đơn vị trực thuộc chỉ được hoạt động trong những ngành nghề được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã.
Người phụ trách đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ tại Phòng Kế hoạch và Đầu tư quận, huyện nơi đơn vị kinh doanh trực thuộc đặt trụ sở.
Trong thời hạn 7 ngày Phòng Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban nhân dân quận, huyện xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đơn vị kinh doanh trực thuộc.
3. Việc mở Văn phòng đại diện của Hợp tác xã ở trong nước và ngoài nước phải theo các quy định hiện hành của Chính phủ đối với các doanh nghiệp.
Điều 19.- Khi thay đổi nội dung hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đăng ký, Hợp tác xã phải bổ sung vào Điều lệ và đăng ký với cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã.
Điều 20.- Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tờ khai các nội dung đã thay đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp trên; cơ quan thuế, thống kê và cơ quan quản lý ngành cùng cấp trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký lại đơn vị kinh doanh trực thuộc, đăng ký các nội dung thay đổi.
Điều 21.- Hợp tác xã có nghĩa vụ báo cáo theo quy định của Pháp lệnh về kế toán, thống kê và gửi báo cáo cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ KINH DOANH, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
Điều 22.- Liên hiệp Hợp tác xã là tổ chức kinh tế do các Hợp tác xã tự nguyện cùng nhau thành lập, đăng ký hoạt động theo Luật Hợp tác xã và quy định tại Nghị định nay. Liên hiệp Hợp tác xã phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có ít nhất 3 Hợp tác xã thành viên tham gia góp vốn; có quan hệ với nhau về công nghệ, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Liên hiệp Hợp tác xã có số vốn điều lệ không ít hơn 1 tỷ đồng. Điều lệ hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã phải phù hợp với quy định của Luật hợp tác xã, Điều lệ mẫu đối với Hợp tác xã cùng ngành nghề kinh doanh.
2. Trường hợp được Uỷ ban nhân dân quận, huyện chấp thuận, các sáng lập viên tiến hành tuyên truyền, vận động những Hợp tác xã tự nguyện tham gia Liên hiệp Hợp tác xã, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; soạn thảo Điều lệ hoạt động của Liên hiệp Hợp tác xã và tiến hành các công việc cần thiết khác để tổ chức Hội nghị thành lập Liên hiệp Hợp tác xã.
3. Hội nghị thành lập Liên hiệp Hợp tác xã do các sáng lập viên tổ chức; thành phần tham gia hội nghị bao gồm các Hợp tác xã thành viên và mời đại diện Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi đặt trụ sở của Liên hiệp Hợp tác xã.
Hội nghị thảo luận và biểu quyết theo đa số các vấn đề sau đây:
Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kế hoạch hoạt động của Liên hiệp Hợp tác xã; Điều lệ hoạt động Liên hiệp Hợp tác xã, tên, biểu tượng, cơ cấu tổ chức của Liên hiệp hợp tác xã; lập danh sách Hợp tác xã thành viên; các đơn vị kinh tế trực thuộc của Liên hiệp hợp tác xã.
Bầu Hội đồng quản trị, Chủ nhiệm, Ban kiểm soát của Liên hiệp Hợp tác xã.
Thông qua biên bản hội nghị thành lập Liên hiệp Hợp tác xã.
2. Liên hiệp Hợp tác xã kinh doanh những ngành nghề theo quy định tại
3. Liên hiệp Hợp tác xã thành lập đơn vị kinh doanh trực thuộc áp dụng theo quy định tại
Điều 25.- Liên hiệp Hợp tác xã hiện đang hoạt động phải tiến hành làm thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Hợp tác xã và quy định tại Nghị định này. Trường hợp Liên hiệp Hợp tác xã không đủ điều kiện quy định tại
Điều 26.- Việc tổ chức chuyển đổi Liên hiệp Hợp tác xã hiện hành và xử lý các vấn đề về tài sản, công nợ, đất đai áp dụng như đối với các Hợp tác xã chuyển đổi quy định tại Nghị định này.
Điều 28.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi và đăng ký lại Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã ở cấp tỉnh, thành phố, cấp quận huyện. Các ban này do 1 Phó Chủ tịch làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện các ngành quản lý; mời đại diện liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố và Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc tham gia. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã trong địa phương mình. Ban chỉ đạp giải thể khi các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã hoàn thành xong việc chuyển đổi và đăng ký lại.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi và tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong thời hạn 12 tháng kế từ ngày Nghị định này có hiệu lực các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã phải đăng ký lại. Sau thời hạn đó, nếu Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã nào không đăng ký lại thì không có tư cách pháp nhân để hoạt động.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Thông tư 05/2005/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 87/2005/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh hợp tác xã do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Luật hợp tác xã 1996
- 4Thông tư 04/1997/BKH-QLKT về việc chuyển đổi và đăng ký HTX, LHHTX theo Nghị định 16/CP-1997 do Bộ Kế Hoạch Đầu Tư ban hành
- 5Thông tư 05/1997/TT-NHNN17 hướng dẫn chuyển đổi và đăng ký Quỹ tín dụng nhân dân, Hợp tác xã tín dụng theo Nghị định 16/CP-1997 do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Thông tư 78/1997/TT-BTC hướng dẫn những ưu đãi về thuế và tài chính đối với hợp tác xã theo Nghị định 15/CP-1997 và Nghị định 16/CP-1997 do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 01/1998/TT-NHNN17 sửa đổi Thông tư 05/1997/TT-NHNN17 hướng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng theo Nghị định 16/CP-1997 do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 8Thông tư 02/1998/TT-NHNN17 hướng dẫn chuyển đổi và đăng ký quỹ tín dụng nhân dân khu vực theo Nghị định 16/CP-1997 do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 9Thông tư 55/1998/TT/BTC về chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký kinh doanh hợp tác xã do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 323-TT/GTVT-1997 hướng dẫn Nghị định 45-CP-1997 ban hành Điều lệ mẫu Hợp tác xã Giao thông vận tải và Nghị định 02-CP-1997, Nghị định 16-CP-1997 về Hợp tác xã Giao thông vận tải do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
Nghị định 16-CP năm 1997 về việc chuyển đổi, đăng ký Hợp tác xã và tổ chức hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã
- Số hiệu: 16-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/02/1997
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 15/04/1997
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: 08/03/1997
- Ngày hết hiệu lực: 02/08/2005
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực