Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 141-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1963 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và văn hóa trong nước và yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghị Thường vụ ngày 14 tháng 8 năm 1963;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. Ông Bộ trưởng bộ Thuỷ lợi quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bản điều lệ này.
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG
(Ban hành kèm theo nghị định số 141-CP ngày 26/9/1963 của Hội đồng Chính phủ)
Điều lệ này đặt ra những quy định cơ bản trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy nông; trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành và các cơ quan quản lý nông giang; xác định nghĩa vụ của nhân dân nhằm phát huy tác dụng của công trình, phục vụ tốt cho việc tưới, tiêu khoa học, tăng diện tích và tăng sản lượng cây trồng, kết hợp cải tạo chất đất từng bước và lợi dụng tổng hợp các nguồn nước trong việc giao thông vận tải, làm thủy điện, nuôi cá… để góp phần đưa nông nghiệp tiến lên nhanh chóng, mạnh mẽ và vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỦY NÔNG
Điều 3. Công tác quản lý thủy nông gồm ba mặt:
- Quản lý công trình,
- Quản lý nước,
- Quản lý kinh doanh,
Điều 4. Về quản lý công trình.
a) Trong quá trình xây dựng công trình, cơ quan quản lý phải cử người chuyên trách theo dõi thi công để nghiệm thu, đồng thời chuẩn bị bộ máy quản lý để khai thác được tốt khả năng của công trình ngay sau khi hoàn thành.
b) Cơ quan quản lý phải xây dựng xong lý lịch công trình và các quy định kỹ thuật về việc quản lý, khai thác trong thời hạn ba tháng sau khi đã nghiệm thu toàn bộ công trình.
c) Đối với các công trình cũ hiện chưa có các quy định kỹ thuật về quản lý, khai thác thì phải xây dựng xong chậm nhất là ba tháng sau khi ban hành điều lệ này.
d) Ngoài việc thường xuyên theo dõi và tu bổ công trình, hàng năm phải tiến hành hai đợt kiểm tra trước và sau mùa lũ, kịp thời đặt kế hoạch bảo quản sửa chữa.
a) Ủy ban hành chính các cấp địa phương phải khẩn trương lãnh đạo xây dựng màng lưới kênh mương, bờ vùng và các công trình phụ thuộc theo quy hoạch phát huy tác dụng hệ thống của địa phương. Thời gian hoàn thành màng lưới này chậm nhất là một năm kể từ khi xây dựng xong các công trình mấu chốt; đối với các công trình cũ thì kể từ ngày ban hành điều lệ này.
b) Việc quản lý nước do cơ quan quản lý nông giang phụ trách; cơ quan nông nghiệp địa phương có trách nhiệm tham gia tích cực dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Ủy ban hành chính cùng cấp, cụ thể là:
- Việc xây dựng kế hoạch phân phối nước cho từng vụ gieo trồng phải dựa vào kế hoạch sản xuất có kèm theo yêu cầu về tưới, tiêu nước cho từng vùng, từng loại cây trồng. Kế hoạch này phải được Ủy ban hành chính các xã trong hệ thống nông giang tham gia ý kiến và được Hội đồng quản trị hệ thống liên tỉnh hoặc Ủy ban hành chính tỉnh, thành trực thuộc Trung ương xét duyệt theo như quy định ở điều 8, 9 và 14 dưới đây. Sau khi đã xét duyệt cần phổ biến rộng rãi đến các hợp tác xã trước khi làm đất và gieo mạ. Việc điều chỉnh kế hoạch phân phối nước do tình hình biến chuyển của thời tiết phải được cơ quan đã xét duyệt thông qua và phổ biến kịp thời.
Điều 6. Về quản lý kinh doanh:
a) Đối với các hệ thống đại thủy nông, trung thủy nông, việc thu thủy lợi phí phải nhằm mục đích dùng các việc quản lý, tu bổ, khai thác các công trình và phải theo đúng Nghị định số 66-CP ngày 05 tháng 6 năm 1962 của Hội đồng Chính phủ về điều lệ thu thủy lợi phí.
b) Đối với hệ thống đại thủy nông đã thu thủy lợi phí, sau một năm ban hành điều lệ này, phải thực hiện việc quản lý theo chế độ hạch toán kinh tế. Trong thời gian chưa thu thủy lợi phí, các chi phí về quản lý, tu bổ và khai thác đều do ngân sách địa phương đài thọ.
c) Đối với các hệ thống trung thủy lợi nông loại nhỏ và tiêu thủy nông có liên quan đến nhiều hợp tác xã trở lên, các chi phí về quản lý, tu bổ, khai thác đều do các hợp tác xã và nông dân có ruộng hưởng nước cùng nhau thỏa thuận đóng góp.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN VÀ CỦA NHÂN DÂN
Điều 7. - Bộ Thuỷ lợi là cơ quan chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ về việc chỉ đạo toàn bộ công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy nông, cụ thể là:
- Chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách và các quy định về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy nông của Hội đồng Chính phủ.
- Ban hành các quy định kỹ thuật chung về quản lý, khai thác, cho tất cả các hệ thống thủy nông;
- Chỉ đạo Ủy ban hành chính các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về các mặt nghiệp vụ, kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình; thực hiện công tác quản lý nông giang theo chế độ hạch toán kinh tế;
- Xét duyệt kế hoạch tu sửa mở rộng hệ thống hàng năm và hàng quý của các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương. Xét duyệt đồ án kỹ thuật đại tu và xây dựng mới đối với các công trình mấu chốt; trực tiếp khảo sát, thiết kế, thi công các phần mà khả năng các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương không làm được;
- Giúp Ủy ban hành chính các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân thuộc bộ máy quản lý nông giang.
Điều 8. - Ủy ban hành chính tỉnh, thành trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Dựa vào các quy định kỹ thuật chung của Bộ Thuỷ lợi ban hành các quy định kỹ thuật về quản lý cho từng hệ thống của từng công trình quan trọng thuộc địa phương mình;
- Chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách và quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy nông của Hội đồng Chính phủ và của Bộ Thuỷ lợi;
- Chỉ đạo toàn bộ công tác quản lý nông giang theo quy định ở điều 3, 4, 5, 6 trên đây;
- Chỉ đạo việc đăng ký ruộng đất, thu thủy lợi phí và vận tải phí theo quy định của Hội đồng Chính phủ;
- Điều hòa phối hợp các ngành có liên quan ở địa phương trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy nông; nhất là giữa ngành thủy lợi và nông nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch phân phối nước và chỉ đạo tưới, tiêu khoa học, cải tạo đất bằng biện pháp thủy lợi;
- Tổ chức, lãnh đạo bộ máy quản lý nông giang và các lực lượng bảo vệ công trình;
- Xét duyệt kế hoạch phân phối nước và thông qua việc điều chỉnh kế hoạch đó trong trường hợp thời tiết thay đổi của các cơ quan quản lý nông giang thuộc địa phương mình.
Điều 9. Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban hành chính tỉnh, thành trực thuộc Trung ương và sự hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ thuật của các ty thủy lợi và ban quản trị nông giang, các Ủy ban hành chính huyện, xã có trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện mọi công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nông giang, trong phạm vi địa phương mình.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC HỆ THỐNG NÔNG GIANG
Đối với các hệ thống đại thủy nông liên tỉnh loại lớn như: Bắc Hưng Hải, Hà Đông, Hà Nam, Hội đồng quản trị nông giang gồm đại diện Bộ Thuỷ lợi làm chủ tịch và đại diện Ủy ban hành chính các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương trong hệ thống làm ủy viên.
Đối với các hệ thống đại thủy nông liên tỉnh loại vừa và nhỏ như sau: sông Cầu, A Kim Hải, Sơn Tây, Chương Mỹ. Hội đồng quản trị nông giang gồm có đại diện Ủy ban hành chính các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương và đại diện Ủy ban hành chính các huyện trong hệ thống. Chủ tịch Hội đồng là đại diện Ủy ban hành chính của tỉnh hoặc thành có nhiều diện tích ruộng đất hưởng nước trong hệ thống.
Ban quản trị hệ thống đại thủy nông liên tỉnh loại lớn trực thuộc Bộ Thuỷ lợi;
Ban quản trị hệ thống đại thủy nông liên tỉnh loại vừa và nhỏ trực thuộc tỉnh hoặc thành có nhiều diện tích ruộng đất hưởng nước trong hệ thống.
Ban quản trị hệ thống đại thủy nông trong một tỉnh trực thuộc Ủy ban hành chính tỉnh sở tại.
Ở mỗi hệ thống trung thủy nông loại nhỏ hoặc tiểu thủy nông chỉ liên quan đến một vài xã hoặc nhiều hợp tác xã, thì giữa các xã hoặc hợp tác xã hưởng nước thỏa thuận cử người phụ trách hoặc phân công quản lý.
Điều 17. Tùy theo tầm quan trọng của mỗi hệ thống đại thủy nông hoặc trung thủy nông loại lớn liên quan đến nhiều huyện hay nhiều xã trong một huyện, theo đề nghị của Ủy ban hành chính các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, Bộ Thuỷ lợi sẽ quyết định tiêu chuẩn và số lượng cán bộ, công nhân viên trong các bộ máy quản lý hệ thống từ huyện trở lên, sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Nội vụ và Bộ Lao động. Ở mỗi xã trong vùng hưởng nước của các hệ thống này, có từ một đến hai cán bộ thủy lợi xã chịu trách nhiệm trước ban quản trị hay bộ phận quản lý nông giang về việc thi hành và hướng dẫn thực hiện các chế độ tưới tiêu khoa học và quy định kỹ thuật về quản lý nông giang, được hưởng một khoản thù lao do qũy thủy lợi phí đài thọ. Khoản thù lao này sẽ tùy điều kiện công tác và sinh hoạt từng nơi mà ấn định, tối thiếu là 10 đồng và tối đa là 20 đồng.
Bộ Thuỷ lợi sẽ quy định cụ thể việc phân cấp quản lý cho mỗi cấp chính quyền trên các mặt quản lý công trình, quản lý tưới, quản lý kinh doanh và quản lý cán bộ đối với từng hệ thống thủy nông, quy định chức năng và quan hệ công tác giữa các ty thủy lợi và các ban quản trị nông giang.
c) Cấm xê dịch hoặc làm hư hỏng các thiết bị quản lý và bảo vệ công trình như mốc quan trắc, mốc phân giới, bảng niêm yết, hàng rào bảo vệ…
- Cấm thả trâu bò trên bờ kênh cho trâu bò lội qua kênh ngoài các bến lội đã quy định;
- Cấm đỗ đất, đá, rác rưởi… làm bồi lấp lòng kênh;
- Cấm cho chảy vào kênh các loại nước có chất độc, hôi bẩn, nếu chưa được lọc và sát trùng.
d) Cấm không được tự động xẻ kênh, đắp bờ trên bờ kênh để tát nước, xây cống mới, hạ hay nâng cao cống đã có, đặt trạm bơm dọc kênh, bắc cầu qua kênh, xây bến tắm hoặc bến vận chuyển bờ kênh, nếu không được phép của Hội đồng quản trị nông giang đối với các hệ thống liên tỉnh và Ủy ban hành chính tỉnh hoặc thành trực Trung ương đối với các hệ thống nằm trong một tỉnh.
đ) Cấm xây dựng nhà cửa, kho tàng, lấy đất, đào ao, đào giếng, trồng cây có rễ dài trong phạm vi 30m cách chân các kênh nồi và 10m cách chân các kênh chìm. Việc trồng trọt các loại cây khác thích hợp với việc bảo vệ kênh mương, trong phạm vi an toàn nói trên phải được Ban quản trị nông giang cho phép.
- Đối với các nhà cửa, kho tàng, công trình…đã xây dựng từ trước, nằm trong phạm vi an toàn quy định trên, thì sẽ giải quyết như sau:
+ Nếu nhà cửa, cây cối, kho tàng, công trình… của nhân dân hoặc của các cơ quan, xí nghiệp thuộc quyền quản lý của địa phương sẽ do Ủy ban hành chính tỉnh, thành trực thuộc Trung ương quyết định và giúp đỡ việc di chuyển;
+ Nếu nhà cửa, kho tàng, công trình quan trọng… thuộc quyền quản lý của các cơ quan Trung ương mà việc di chuyển cần xem xét kỹ thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành trực thuộc Trung ương báo cáo lên Bộ Thuỷ lợi, để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 19. Về vận tải trên các công trình và hệ thống bờ kênh, mương:
a) Tại các hệ thống bờ kênh, dùng làm đường giao thông có rải đá hoặc tráng nhựa, Ủy ban hành chính tỉnh, thành trực thuộc Trung ương phải niêm yết rõ ràng trọng tải, tốc độ cho các loại xe được phép đi qua. Cấm đỗ xe trên công trình và gần công trình trong phạm vi mỗi bên 30 thước.
b) Đối với các hệ thống bờ kênh không có rãi đá hoặc tráng nhựa, Ủy ban hành chính tỉnh, thành trực thuộc Trung ương quy định việc đi lại cho các loại xe thô sơ. Trường hợp đặc biệt và yêu cầu quân sự hay trị an thì tuỳ theo mức độ an toàn của các công trình và bờ kênh có thể cho sử dụng xe vận tải cơ giới với điều kiện cơ quan có xe phải chịu trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng gây ra trên mặt đường.
Điều 20. Về vận chuyển thuyền bè trong các hệ thống nông giang:
a) Ở mỗi công trình đầu mối của hệ thống phải niêm yết nội quy vận chuyển thuyền bè có quy định rõ:
- Kích thước (chiều dài, chiều ngang, mớn thuyền) của thuyền bè được vận chuyển trên hệ thống và phạm vi được vận chuyển;
- Phạm vi các nơi ở thượng và hạ lưu công trình mà thuyền bè không được qua lại, trong mùa cạn và mùa lũ;
- Cấm đóng cọc lên bời kênh để neo thuyền, hoặc neo thuyền vào các cột điện thoại hay lan can công trình;
- Các điều kiện phải bảo đảm trong khi vận chuyển để tránh hư hỏng hoặc tai nạn có thể xảy ra như: quy định điều kiện vận chuyển thuốc nổ, quy định những nơi neo thuyền, đỗ thuyền…
- Thời gian tối đa cho phép vận chuyển qua công trình;
- Biểu thu và nơi trả vận tải phí.
b) Đối với các hệ thống thiếu nước trong mùa cạn, để tiết kiệm nước bảo đảm sản xuất nông nghiệp Hội đồng quản trị hệ thống liên tỉnh hay Ủy ban hành chính tỉnh, thành trực thuộc Trung ương có thể ra lệnh hạn chế số lần đóng mở âu thuyền.
c) Nếu thuyền bè bị đắm trong các hệ thống nông giang thì chủ thuyền bè phải vớt lên trong thời gian không quá hai ngày. Nếu quá thời hạn, cơ quan quản lý nông giang có quyền vớt thuyền bè hoặc dùng các biện pháp nhằm khơi luồng nước trở lại bình thường, mọi phí tổn do chủ thuyền bè phải đài thọ.
Điều 21. Về nuôi cá và đánh cá trong hệ thống:
- Việc nuôi cá và đánh cá trong các kênh loại lớn và loại vừa cũng như ở thượng và hạ lưu các công trình phải do Bộ Thuỷ lợi hoặc Ủy ban hành chính tỉnh, thành trực thuộc Trung ương cho phép với điều kiện thiết bị thích hợp không trở ngại cho việc tưới, tiêu và vận tải trên kênh;
- Cấm dùng thuốc nổ trong lòng kênh và trong phạm vi 500m xung quanh các công trình trong hệ thống nông giang.
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Thông tư 21-TT/TC/TN-1977 về việc tổ chức Công ty quản lý thủy nông do Bộ Thủy lợi ban hành
- 3Thông tư 31-TL năm 1963 hướng dẫn thi hành Nghị định 141-CP ban hành Điều lệ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy nông do Bộ Thủy lợi ban hành
- 4Nghị định 66-CP năm 1962 ban hành điều lệ thu thủy lợi phí do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
Nghị định 141-CP năm 1963 ban hành điều lệ quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy nông do của Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 141-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/09/1963
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 34
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra