Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/1997/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 1997 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 3. Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm: là doanh nghiệp được phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam được Bộ Tài chính cho phép hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
2. Chủ xe cơ giới: là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu xe hay bất kỳ người nào được phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe cơ giới;
3. Xe cơ giới: là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, trừ xe đạp máy.
NỘI DUNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 7. Nghĩa vụ và quyền lợi của chủ xe cơ giới.
1. Nghĩa vụ của chủ xe cơ giới:
a) Mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra. Ngoài ra, chủ xe kinh doanh vận chuyển hành khách còn phải mua thêm bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách;
b) Mang theo và xuất trình khi có yêu cầu của cảnh sát giao thông giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đang có hiệu lực do doanh nghiệp bảo hiểm cấp trong khi sử dung xe.
2. Quyền lợi của chủ xe cơ giới:
a) Đối với chủ xe cơ giới là đơn vị sản xuất kinh doanh, phí bảo hiểm được tính vào giá thành hoặc phí lưu thông; đối với chủ xe cơ giới là đơn vị hành chính sự nghiệp, phí bảo hiểm được tính vào kinh phí do ngân sách nhà nước cấp;
b) Khi xảy ra trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, chủ xe được doanh nghiệp bảo hiểm thay mặt bồi thường cho người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây ra và các chi phí cần thiết hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm tối thiểu tổn thất hay để thực hiện các chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 8. Nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm:
1. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Bán bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách theo yêu cầu của chủ xe cơ giới;
b) Chấp hành đúng quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành;
c) Khi bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích đầy đủ cho chủ xe các thông tin có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm và cung cấp quy tắc, biểu phí, mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính ban hành hay biểu phí và các mức trách nhiệm khác mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính;
d) Ngay sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp cho chủ xe giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
đ) Nhanh chóng xem xét giải quyết bồi thường thoả đáng và kịp thời theo đúng các quy định của pháp luật, khi có yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới hay người bị thiệt hại về thân thể hoặc tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây ra.
2. Quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm.
Được nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng và hợp pháp trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 9. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
1. Quy định điều kiện, tiêu chuẩn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới;
3. Tổ chức chỉ đạo công tác giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, làm tốt công tác bồi thường cho những người bị thiệt hại, triển khai công tác đề phòng và hạn chế tổn thất;
4. Xử lý các doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 10. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
1. Tổ chức chỉ đạo công tác giám sát và kiểm tra các chủ xe cơ giới trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
2. Xử lý các chủ xe vi phạm chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
3. Chủ trì điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông đường bộ;
4. Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện tốt các quy định của Nghị định này;
5. Cung cấp các giấy tờ cần thiết xác định lỗi, trách nhiệm của các bên liên quan và kết quả điều tra tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu có yêu cầu chính đáng để xem xét, giải quyết bồi thường nhanh chóng, thoả đáng và kịp thời cho chủ xe hay những người bị thiệt hại.
Điều 11. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
1. Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm và các định mức kinh tế kỹ thuật thuộc thẩm quyền của ngành nhằm bảo đảm xe cơ giới vận hành, vận chuyển hành khách được an toàn;
2. Phối hợp với Bộ Nội vụ phân tích nguyên nhân, xử lý các vụ tai nạn giao thông đường bộ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thực hiện tốt chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
3. Phối hợp với Bộ Tài chính áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất trong giao thông đường bộ.
2. Chủ xe cơ giới vi phạm nghĩa vụ quy định tại
Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
- 1Quyết định 99/2005/QĐ-BTC về Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá dễ cháy và dễ nổ trên đường thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 30-HĐBT năm 1988 về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
- 1Quyết định 99/2005/QĐ-BTC về Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá dễ cháy và dễ nổ trên đường thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 23/2007/QĐ-BTC ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 5Bộ luật Dân sự 1995
- 6Quyết định 299/1998/QĐ-BTC ban hành Quy tắc, Biểu phí, mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 23/2003/QĐ-BTC ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 115/1997/NĐ-CP về chế độ bảo hiểm Bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
- Số hiệu: 115/1997/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/12/1997
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 01/01/1998
- Ngày hết hiệu lực: 16/10/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra