CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/2005/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2005 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Thành lập xã Ngọc Chánh thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 5.303,76 ha diện tích tự nhiên và 11.023 nhân khẩu của xã Thanh Tùng.
Xã Ngọc Chánh có 5.303,76 ha diện tích tự nhiên và 11.023 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Ngọc Chánh: Đông giáp các xã Tân Dân, Nguyễn Huân; Tây giáp xã Quách Phẩm Bắc; Nam giáp xã Thanh Tùng; Bắc giáp xã Tân Duyệt.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Ngọc Chánh, xã Thanh Tùng còn lại 4.712,66 ha diện tích tự nhiên và 7.633 nhân khẩu.
2. Thành lập xã Tân Trung thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 3.486 ha diện tích tự nhiên và 10.664 nhân khẩu của xã Trần Phán.
Xã Tân Trung có 3.486 ha diện tích tự nhiên và 10.664 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Tân Trung: Đông giáp xã Tạ An Khương; Tây giáp xã Tân Duyệt và huyện Cái Nước; Nam giáp xã Trần Phán; Bắc giáp thành phố Cà Mau.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Tân Trung, xã Trần Phán còn lại 3.360 ha diện tích tự nhiên và 11.656 nhân khẩu.
3. Thành lập xã Tân Dân thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 2.948 ha diện tích tự nhiên và 6.148 nhân khẩu của xã Tân Duyệt.
Xã Tân Dân có 2.948 ha diện tích tự nhiên và 6.148 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Tân Dân: Đông giáp xã Tân Tiến; Tây giáp xã Tân Duyệt; Nam giáp các xã Nguyễn Huân, Ngọc Chánh; Bắc giáp thị trấn Đầm Dơi và các xã Tạ An Khương Nam, Tân Đức.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Tân Dân, xã Tân Duyệt còn lại 5.131 ha diện tích tự nhiên và 14.448 nhân khẩu.
4. Thành lập xã Phong Điền thuộc huyện Trần Văn Thời trên cơ sở 5.578,88 ha diện tích tự nhiên và 13.208 nhân khẩu của xã Phong Lạc.
Xã Phong Điền có 5.578,88 ha diện tích tự nhiên và 13.208 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Phong Điền: Đông giáp xã Phong Lạc; Tây giáp thị trấn Sông Đốc và biển Đông; Nam giáp huyện Cái Nước; Bắc giáp thị trấn Sông Đốc và các xã Khánh Hải, Khánh Hưng.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Phong Điền, xã Phong Lạc còn lại 4.465 ha diện tích tự nhiên và 9.506 nhân khẩu.
5. Thành lập xã Khánh Lộc thuộc huyện Trần Văn Thời trên cơ sở 2.478 ha diện tích tự nhiên và 8.215 nhân khẩu của xã Trần Hợi.
Xã Khánh Lộc có 2.478 ha diện tích tự nhiên và 8.215 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Khánh Lộc: Đông giáp thị trấn Trần Văn Thời; Tây giáp xã Khánh Hưng; Nam giáp xã Phong Lạc; Bắc giáp xã Trần Hợi.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Khánh Lộc, xã Trần Hợi còn lại 9.346 ha diện tích tự nhiên và 14.000 nhân khẩu.
6. Thành lập xã Trí Lực thuộc huyện Thới Bình trên cơ sở 3.898,66 ha diện tích tự nhiên và 7.024 nhân khẩu của xã Trí Phải.
Xã Trí Lực có 3.898,66 ha diện tích tự nhiên và 7.024 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Trí Lực: Đông giáp xã Trí Phải và tỉnh Kiên Giang; Tây giáp xã Biển Bạch Đông; Nam giáp xã Trí Phải; Bắc giáp xã Biển Bạch Đông và tỉnh Kiên Giang.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Trí Lực, xã Trí Phải còn lại 3.183,34 ha diện tích tự nhiên và 11.863 nhân khẩu.
7. Thành lập xã Tân Bằng thuộc huyện Thới Bình trên cơ sở 4.730 ha diện tích tự nhiên và 10.419 nhân khẩu của xã Biển Bạch.
Xã Tân Bằng có 4.730 ha diện tích tự nhiên và 10.419 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Tân Bằng: Đông giáp tỉnh Kiên Giang; Tây giáp huyện U Minh; Nam giáp xã Biển Bạch Đông; Bắc giáp xã Biển Bạch.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Tân Bằng, xã Biển Bạch còn lại 4.068 ha diện tích tự nhiên và 8.210 nhân khẩu.
8. Thành lập xã Lâm Hải thuộc huyện Năm Căn trên cơ sở 12.272,40 ha diện tích tự nhiên và 10.531 nhân khẩu của xã Đất Mới.
Xã Lâm Hải có 12.272,40 ha diện tích tự nhiên và 10.531 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Lâm Hải: Đông giáp huyện Ngọc Hiển; Tây giáp biển Đông; Nam giáp huyện Ngọc Hiển; Bắc giáp huyện Phú Tân.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Lâm Hải, xã Đất Mới còn lại 9.575,38 ha diện tích tự nhiên và 10.560 nhân khẩu.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Nghị định 138/2003/NĐ-CP về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau
- 2Nghị định 41/2000/NĐ-CP về việc chia tách, thành lập xã thuộc các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Thới Bình, tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 94-HĐBT năm 1983 phân vạch địa giới thị xã Cà Mau và các huyện Cà Mau, Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 42/1999/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước và Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 1Nghị định 138/2003/NĐ-CP về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau
- 2Nghị định 41/2000/NĐ-CP về việc chia tách, thành lập xã thuộc các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Thới Bình, tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 94-HĐBT năm 1983 phân vạch địa giới thị xã Cà Mau và các huyện Cà Mau, Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 42/1999/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước và Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 6Luật Tổ chức Chính phủ 2001
Nghị định 113/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và Năm Căn, tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 113/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/09/2005
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 12/09/2005
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 27/09/2005
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết