Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 106-NV | Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 1958 |
BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH ĐƠN GIẢN ÁP DỤNG Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Thi hành điều 33 của bản điều lệ đăng lý hộ tích mới (Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 764-TTg ngày 8/5/1956) giao cho Bộ Nội vụ quy định những điểm cần châm chước về thủ tục đăng ký hộ tịch ở vùng dân tộc ít người.
NGHỊ ĐỊNH:
- Khu Tự trị Thái Mèo.
- Khu Tự trị Việt Bắc.
- Đặc khu Lao – Hà – Yên.
- Tỉnh Hải Ninh.
- Tỉnh Hòa Bình.
- Và những huyện miền núi của khu Hồng Quảng và của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Những huyện này do Ủy ban Hành chính khu Hồng Quảng và Ủy ban Hành chính Khu 4 quy định cụ thể và báo cáo cho Bộ biết.
K. T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
KHAI SINH, KHAI TỬ, KHAI KẾT HÔN TẠI VÙNG DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
Khai báo và xin đăng ký những việc sinh, tử, kết hôn là phù hợp với lợi ích riêng của mọi người và lợi ích chung của Nhà nước. Nhân dân sẽ có những giấy tờ chứng minh tên tuổi, quan hệ gia đình để dùng trong nhiều trường hợp cần thiết, như bầu cử, ứng cử, thừa kế, xin cho con em đi học, đi thi,v.v… Nhà nước sẽ biết được mức lên xuống của dân số làm căn cứ xây dựng kế hoạch Nhà nước và theo dõi một số hiện tượng xã hội không bình thường như tảo hôn, chết non,v.v… để có chủ trương, kế hoạch giải quyết.
Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch này quy định thể thức khai báo đăng ký một cách đơn giản, thích hợp với trình độ, phong tục, tập quán của nhân dân miền núi.
Vì những lợi ích nói trên, khi có sinh, tử, kết hôn nhân dân cần phải khai báo và đăng ký đúng theo những điều dưới đây.
Trường hợp người láng giềng đứng khai thì phải có một người làm chứng hay một giấy chứng nhận việc sinh đẻ do trưởng xóm cấp.
Khi khai sinh phải khai tên họ, tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch của người cha, người mẹ và ngày, tháng, năm sinh, tên họ của đứa trẻ.
Điều 4. - Người đứng khai là thân nhân hay người láng giềng.
Khi tình nghi án mạng hay có dịch tễ, UBHC phải báo cáo ngay lên UBHC huyện (Châu) để xét định. Nếu ở xa trụ sở UBHC huyện (Châu), thì UBHC xã lập biên bản, cho phép mai táng rồi báo cáo ngay lên UBHC huyện (Châu).
UBHC xã căn cứ vào biên bản khám tử để đăng ký.
Nếu đôi vợ chồng đã đủ 18 tuổi trở lên thì hai người tự đến UBHC xã khai và ký vào sổ.
Nếu một trong hai người hoặc cả hai người chưa đủ 18 tuổi thì phải có cha mẹ hay giám hộ của người dưới 18 tuổi cùng đến khai và ký vào sổ.
Mục IV: NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Ở xã thì Phó Chủ tịch hoặc ủy viên nội chính phụ trách, có thư ký văn phòng ủy ban giúp việc biên chép.
Giấy chứng nhận, sổ sách hộ tịch do ủy biên phụ trách hộ tịch ký và đóng dấu ủy ban. Nếu đi vắng thì ủy quyền cho ủy viên thường trực ký thay.
Cách ghi chép: Trong các sổ sách giấy tờ hộ tịch không được viết chữ tắt, không được tẩy xóa hoặc chữ nọ đè lên chữ kia, không được viết hai thứ mực. Ngày, tháng, năm sinh, tử, kết hôn không được viết bằng chữ số. Nếu có sửa chữa thì phải chú thích ở dưới là xóa hay thêm mấy chữ do ủy viên phụ trách ký nhận.
Khi ghi chép xong, phải đọc lại cho người khai và người làm chứng nghe, nhận là đúng và ký tên, nếu không ký tên được thì không phải điểm chỉ, ông ủy viên phụ trách hộ tịch ghi là không biết chữ.
Cấp phát bản sao: Khi đăng ký xong, Ủy ban Hành chính cấp ngay một bản sao đầu tiên không lấy tiền.
Lưu trữ và bảo quản sổ sách: Đến cuối năm, sau khi khóa sổ, Ủy ban Hành chính xã giữ tại xã một quyển sổ còn một quyển thì gửi lên Ủy ban Hành chính cấp trên. Ở khu Tự trị Thái Mèo thì gửi lên Ủy ban Hành chính châu, ở các nơi khác thì gửi lên Ủy ban Hành chính tỉnh. Những sổ này phải được bảo quản chu đáo và có ngăn nắp.
Nghị định 106-NV năm 1958 về bản điều lệ đăng ký hộ tịch đơn giản áp dụng ở các vùng dân tộc ít người do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 106-NV
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/04/1958
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Tô Quang Đẩu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra