HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT |
Số: 04-CP | Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 1960 |
BAN HÀNH THỂ LỆ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Theo đề nghị của ông Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 02 năm 1960.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. – Những quy định cũ trái với thể lệ thanh toán này đều bãi bỏ.
Điều 3. – Thể lệ này thi hành kể từ ngày 10-3-1960.
| TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG
I. MỤC ĐÍCH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
- Tăng cường công tác quản lý tiền mặt.
- Tăng thêm tốc độc luân chuyển của đồng tiền, giảm bớt khối lượng tiền mặt trên thị trường, tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền tệ. Tập trung được tiền nhàn rỗi, để Nhà nước sử dụng vào công cuộc kiến thiết kinh tế; đồng thời tăng cường tốc độ luân chuyển hàng hóa, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, nhằm không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.
- Góp phần củng cố và mở rộng chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước; xóa bỏ quan hệ vay mượn, tạm ứng, bán chịu lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế, các cơ quan, củng cố chế độ hạch toán kinh tế của các xí nghiệp.
Các xí nghiệp quốc doanh, cơ quan Nhà nước, đoàn thể, đơn vị bộ đội, xí nghiệp công tư hợp doanh, hợp tác xã đều phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài số tiền mặt được giữ tại quỹ của xí nghiệp, cơ quan Nhà nước, đơn vị bộ đội, với sự thỏa thuận của Ngân hàng, tất cả tiền mặt đều bắt buộc phải gửi vào Ngân hàng Nhà nước.
Các khoản thanh toán với nhau (trả tiền, thu tiền) đều phải tiến hành thông qua nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước được quyền từ chối trách nhiệm làm trung gian thanh toán, nếu đôi bên giao dịch mua bán không có hợp đồng kinh tế, không đủ giấy tờ giao dịch hợp lệ. Trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước chỉ đứng ra thu hộ.
Mọi sai lầm thiếu sót của Ngân hàng Nhà nước nếu gây thiệt hại và tài chính cho bên bán hay bên mua, thì Ngân hàng bồi thường thiệt hại về tài chính đó.
Nếu bên trả tiền từ chối chấp nhận thanh toán mà không có lý do chính đáng, thì Ngân hàng Nhà nước có quyền hoặc trích tài khoản của bên trả để thanh toán cho bên thu, hoặc trích giữ phần tiền còn đang tranh chấp trong hợp đồng kinh tế, để chờ Hội đồng trọng tài quyết định. Việc trích tài khoản để thanh toán sẽ làm theo thứ tự ưu tiên nói ở điều 5 dưới đây.
a) Hoặc cho vay để có thêm số tiền tại khoản đủ thanh toán, bên trả bắt buộc phải vay.
b) Hoặc chờ đợi tài khoản bên trả có thêm tiền sẽ thanh toán. Trường hợp này, bên trả phải chịu lãi cho bên thu, đúng theo thể lệ tín dụng Ngân hàng.
Khi trích tài khoản để thanh toán, Ngân hàng Nhà nước phải giải quyết theo thức tự ưu tiên sau đây:
- Thứ nhất: Trả lương và phụ cấp hoặc trợ cấp khác cho công nhân, viên chức
- Thứ hai: Nộp thuế, nộp khấu hao cơ bản, lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước
- Thứ ba: Các khoản về hàng hóa và cung cấp lao vụ
- Thứ tư: Trả nợ Ngân hàng
- Thứ năm: Nộp khấu hao sửa chữa lớn, hay các khoản khác theo điều lệ của Nhà nước, hoặc nội quy của xí nghiệp, cơ quan.
- Thứ sáu: Các khoản khác
A. Thể thức thanh toán giữa hai địa phương khác nhau qua hai đơn vị Ngân hàng:
1. Thanh toán theo thể thức chuyển tiền:
Thể thức thanh toán bằng chuyển tiền, áp dụng giữa hai địa phương trong việc chuyển tiền qua lại phi mậu dịch như: điều chuyển vốn, phân phối vốn, tập trung vốn giữa các cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp quốc doanh, các đơn vị bộ đội, các đoàn thể thường là trong nội bộ từng hệ thống của cơ quan xí nghiệp.
2. Thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả:
Thể thức thanh toán này, chỉ áp dụng cho những tổ chức kinh tế thuộc hai địa phương khác nhau có hợp đồng kinh tế thường xuyên, tín nhiệm lẫn nhau.
Theo thể thức này, bên bán phải gửi hàng đi rồi, mới nhờ Ngân hàng Nhà nước thu tiền. Bên mua phải nhận giấy đòi nợ, mới được sử dụng hàng hóa đó.
Thời hạn quy định cho bên bán nộp giấy tờ đến Ngân hàng Nhà nước để nhờ thu tối đa là 3 ngày, kể từ ngày gửi hàng đi. Nếu bên bán hàng ở xa Ngân hàng trên 10 cây số, thì có thể kéo dài thêm 2 ngày nữa. Quá thời hạn đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ nhận làm nhiệm vụ thanh toán, nhưng không cho vay thanh toán.
Thời hạn quy định để cho bên mua nhận giấy đòi tiền là 3 ngày (trừ ngày nghỉ) kể từ ngày nhận được giấy báo đòi tiền của Ngân hàng. Nếu bên mua ở xa Ngân hàng trên 10 cây số thì có thể kéo dài thêm 2 ngày nữa. Quá thời hạn đó, nếu bên mua không có ý kiến gì, thì coi như bên mua đã nhận thanh toán tiền mua hàng.
Ngoài thời hạn quy định trên, bên mua có thêm hai ngày để chuẩn bị trả tiền. Quá thời hạn đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tài khoản của bên mua để chuyển trả cho bên bán, như đã quy định ở điều 4 và 5.
Trường hợp bên mua từ chối không nhận một phần hay toàn bộ giá trị hàng hóa đã ghi trong hợp đồng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ căn cứ các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết giữa hai bên mà giải quyết đúng theo điều 4 và 5. Bên mua phải chịu trách nhiệm giữ gìn cẩn thận số hàng hóa đó và không được sử dụng trong thời gian chối nhận và chưa thanh toán. Nếu bên mua đã sử dụng hàng hóa, sẽ coi như bên mua đã nhận thanh toán toàn bộ số hàng hóa đó. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành trích tài khoản của bên mua để thanh toán cho bên bán.
Trong hợp đồng kinh tế có quy định thời gian kiểm nghiệm, trong hạn định thời gian này, nếu bên mua phát hiện có loại hàng hóa nào không đúng với những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng (phần 2 điểm 6 của thông tư số 032-TTg ngày 1-2-1960), thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trích số tiền của bên bán đã trả cho bên mua để hoàn trả lại cho bên mua.
3. Thanh toán theo thư tín dụng:
Thể thức thanh tóan theo thư tín dụng chỉ áp dụng cho những tổ chức kinh tế ở hai địa phương khác nhau giao dịch mua bán hàng hóa với nhau không có quan hệ hợp đồng thường xuyên, chỉ ký kết hợp đồng từng lần, hoặc chưa tín nhiệm lẫn nhau về phương diện tài vụ hay về phương tiện chấp hành hợp đồng.
Theo thể thức này, bên mua phải ký gửi vào Ngân hàng Nhà nước số tiền tương đương để đủ trả tiền mua hàng cho bên bán. Bên bán sau khi đã gửi hàng đi, xuất trình các chứng từ cho Ngân hàng Nhà nước, sẽ thanh toán tiền hàng sau khi Ngân hàng nhận xét hai bên mua và bán thực hiện đúng hợp đồng, hoặc mọi giấy tờ ký kết khác.
Ngân hàng chỉ mở một thư tín dụng cho mỗi đơn vị bán hàng. Muốn giao dịch mua bán với nhiều đơn vị bán hàng thì phải mở nhiều thư tín dụng.
Thời hạn giá trị của thư tín dụng là một tháng. Trường hợp kéo dài hạn phải được đôi bên đồng ý và có sự thỏa thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Hết thời hạn giá trị, nếu số tiền ghi ở thư tín dụng không sử dụng hết, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trả số tiền còn lại cho bên mua và hủy thư tín dụng đó.
Tiền gửi thư tín dụng không có lãi.
Thư tín dụng chủ yếu là dùng để thanh toán một đợt mua hàng hóa, thường là số tiền lớn, không dùng thanh toán lặt vặt từng món nhỏ.
4. Thanh toán theo tài khoản đặc biệt:
Thể thức thanh toán theo tài khoản đặc biệt áp dụng cho một trong hai bên mua và bán chưa nằm trong diện buộc phải ký kết hợp đồng kinh tế (chủ yếu là mậu dịch quốc doanh thu mua nông sản phẩm) cần chuyển tiền đến một địa phương khác để mua hàng.
Tài khoản đặc biệt đứng tên đơn vị mua hàng, tài khoản này mở tại Ngân hàng Nhà nước nơi mua hàng, để thanh toán cho nhiều đơn vị bán hàng khác nhau, số lượng hàng hóa và mặt hàng khác nhau.
Khi tài khoản đặc biệt hết tiền, đơn vị mua có thể xin chuyển thêm tiền vào tài khoản đặc biệt bằng thể thức chuyển tiền. Có thể rút tiền mặt ở tài khoản đặc biệt để trả tiền mua hàng.
Tiền gửi tài khoản đặc biệt không có lãi.
B. Thể thức thanh toán trong một thành phố qua một hay hai đơn vị Ngân hàng:
1. Thanh toán bằng séc:
Bên mua, sau khi nhận hàng, phát hành séc trả trực tiếp cho bên bán, bên bán mang séc đến Ngân hàng Nhà nước gửi tiền vào tài khoản của đơn vị mình. Tuyệt đối không được chuyển nhượng tấm séc đó cho một đơn vị thứ ba.
Chủ tài khoản phải bảo quản séc chu đáo. Nếu séc bị mất cắp hay bị lợi dụng thì chủ tài khoản phải chịu hoàn toàn thiệt hai. Trường hợp mất một tờ hay nhiều séc chưa phát hành thì chủ tài khoản phải lập tứ báo cho Ngân hàng Nhà nước biết và phải công bố trên báo để tránh kẻ gian lợi dụng. Nhưng nếu bị lợi dụng thì chủ tài khoản vẫn phải chịu trách nhiệm. Nếu mất một hay nhiều tờ séc đã phát hành, thì cũng phải báo cho cả đơn vị bán hàng và Ngân hàng Nhà nước biết. Nếu bị lợi dụng, thì chủ tài khoản vẫn phải chịu trách nhiệm.
Thời gian có giá trị một tờ séc là 5 ngày, kể từ ngày chủ tài khoản ký phát hành tờ séc. Quá thời hạn đó, Ngân hàng Nhà nước không nhận thanh toán:
Séc có hai loại: séc tiền mặt, séc chuyển khoản.
Chủ tài khoản chỉ được quyền phát hành séc trong phạm vi số tiền trong tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, nếu phát séc quá mức, đơn vị phát hành phải chịu trách nhiệm. Trường hợp vi phạm kỷ luật phát hành séc, Ngân hàng Nhà nước sẽ truy tố ra Tòa án xét xử, hoặc đề nghị cơ quan chính quyền có thẩm quyền thi hành kỷ luật hành chính.
2. Thanh toán bằng séc bảo chi hoặc séc định ngạch:
- Séc bảo chi dùng để thanh toán từng lần, tức là bảo chi từng tờ séc trong những trường hợp giao dịch mà bên bán không tín nhiệm bên mua. Bên bán đòi hỏi phải có Ngân hàng Nhà nước ký bảo đảm ở phía sau tờ séc, để được đảm bảo chắc chắn thu tiền bán hàng.
Séc bảo chi hạn chế trong việc thanh toán những số tiền tương đối lớn (từ 100đồng trở lên).
- Séc định ngạch là séc Ngân hàng Nhà nước bảo chi trọn một quyển séc cho một số tiền nhất định. Đơn vị trả có thể phát hành những tờ séc một bất cứ với số tiền nào, miễn là tất cả séc phát hành trong quyển séc đó không vượt quá số tiền định ngạch. Mỗi quyển séc định ngạch chỉ được dùng để trả tiền cho một đơn vị nhất định, để đơn vị này tự kiểm soát lấy trong phạm vi bảo chi. Thể thức này áp dụng cho việc trả tiền chuyên chở hàng hóa thường xuyên, khi nào cả hai bên đều có cơ quan cùng trong một thành phố, cùng mở tài khoản ở Ngân hàng Nhà nước cùng một thành phố, nhưng phải thanh toán tiền chuyên chở hàng hóa ở một nơi khác.
Thể thức thanh toán này không áp dụng để thanh toán hàng hóa
3. Thanh toán theo giấy ủy nhiệm chi :
Thể thức thanh toán theo ủy nhiệm chỉ áp dụng cho những trường hợp hai bên giao dịch mua bán không tiện dùng séc.
Theo thể thức này, bên mua lập giấy ủy nhiệm chi giao cho Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản của mình, chuyển qua tài khoản của bên bán.
Trong trường hợp giao dịch mua bán hàng hóa theo một kế hoạch nhất định, hay cung cấp lao vụ theo một hợp đồng dài hạn, bên mua có thể lập giấy ủy nhiệm chi theo kế hoạch. Ngân hàng Nhà nước căn cứ giấy ủy nhiệm chi đó, chuyển trả tiền cho bên bán hay bên cung cấp lao vụ. Đến cuối kế hoạch, hay cuối hạn định được đôi bên thỏa thuận (đã ghi trên giấy ủy nhiệm chi) thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh toán số còn lại cho bên trả hoặc bên thu.
4. Thanh toán theo giấy ủy nhiệm thu:
Thể thức thanh toán theo giấy ủy nhiệm, chủ yếu áp dụng để thanh toán các khoản về cung ứng lao vụ như trả tiền: điện, nước, hơi đốt, điện thoại, điện tín, thuê nhà, thuê xe…
Theo thể thức này, đơn vị cung ứng lao vụ lập giấy ủy nhiệm thu, nhờ Ngân hàng Nhà nước nước thu, đồng thời gửi hóa đơn cho đơn vị trả. Sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước nhận được giấy ủy nhiệm thu, nếu đơn vị trả không có ý kiến gì, Ngân hàng sẽ trích tài khoản của đơn vị trả để chuyển cho đơn vị thu.
- 1Chỉ thị 32-CT-LB năm 1962 về việc cấp phát vốn ngân sách cho các cơ quan, đơn vị dự toán (Cấp phát hạn mức) do Bộ tài chính - Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 80-HĐBT năm 1987 về việc bổ sung thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 91-CP năm 1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt
- 4Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 5Quyết định 1092-BCNNg/TV năm 1965 ban hành Mười vấn đề kỷ luật tài chính áp dụng cho các xí nghiệp, công trường và các đơn vị sự nghiệp, hành chính thuộc Bộ Công nghiệp nặng của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng
- 6Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
- 7Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Thông tư 08-TC-TT-NHKT-1964 bổ sung Thông tư 30-NHKT-1960 về việc thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng kiến thiết do Bộ Tài chính ban hành
- 2Chỉ thị 32-CT-LB năm 1962 về việc cấp phát vốn ngân sách cho các cơ quan, đơn vị dự toán (Cấp phát hạn mức) do Bộ tài chính - Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Nghị định 80-HĐBT năm 1987 về việc bổ sung thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 91-CP năm 1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt
- 5Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 6Quyết định 1092-BCNNg/TV năm 1965 ban hành Mười vấn đề kỷ luật tài chính áp dụng cho các xí nghiệp, công trường và các đơn vị sự nghiệp, hành chính thuộc Bộ Công nghiệp nặng của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng
- 7Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
- 8Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Nghị định 04-CP năm 1960 ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng Nhà nước do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 04-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/03/1960
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 10/03/1960
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định