Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30-L/CTN | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1993 |
SỐ 30-L/CTN NGÀY 30/12/1993 CỦA QUỐC HỘI VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và những người có liên quan, xác định trách nhiệm của doanh nghiệp mắc nợ khi giải quyết việc phá sản doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội;
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định việc phá sản doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1- "Chủ nợ có bảo đảm" là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
2- "Chủ nợ có bảo đảm một phần" là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó.
3- "Chủ nợ không có bảo đảm" là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
1- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Toà án), Toà án nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2- Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp, Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Viện Kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Việc hoà giải tự nguyện giữa các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ, nhận bảo lãnh hoặc mua lại các khoản nợ của doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản được ưu tiên giải quyết đến trước ngày Toà án có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
THỦ TỤC NỘP ĐƠN VÀ THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
1- Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán nợ, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2- Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải ghi rõ :
a) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
b) Tên và trụ sở chính của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản.
3- Kèm theo đơn phải gửi bản sao giấy đòi nợ, các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
4- Người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương người lao động ba tháng liên tiếp, thì đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn đến Toà án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Sau khi nộp đơn, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn được coi là chủ nợ và không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
1- Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả hoãn nợ mà doanh nghiệp vẫn không thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải nộp đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2- Đơn phải ghi rõ :
a) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; họ và tên của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;
b) Các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn;
c) Kèm theo đơn phải có bản danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho mỗi chủ nợ, địa chỉ của các chủ nợ; bản tường trình về trách nhiệm của giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp đối với tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn; báo cáo tình hình kinh doanh sáu tháng trước khi không trả được nợ đến hạn; báo cáo tổng kết năm tài chính của hai năm cuối cùng, nếu doanh nghiệp hoạt động chưa đến hai năm, thì gửi báo cáo tổng kết tài chính của cả thời gian hoạt động; các hồ sơ kế toán có liên quan.
3- Người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trong khi giải quyết các vụ án có liên quan đến doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì Toà án thông báo cho các chủ nợ, doanh nghiệp đó biết để nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Người làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc phá sản doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nội dung đã ghi trong đơn và các giấy tờ, tài liệu được gửi kèm theo.
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp và người làm đơn có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các bằng chứng và tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các bằng chứng, tài liệu đó.
Toà án thụ lý đơn phải vào sổ và cấp cho người nộp đơn giấy báo đã nhận được đơn và các giấy tờ kèm theo đơn.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp mắc nợ biết, có bản sao đơn và các tài liệu liên quan kèm theo.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, doanh nghiệp bị yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản phải gửi cho Toà án báo cáo về khả năng thanh toán nợ. Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thì doanh nghiệp phải gửi đến Toà án các báo cáo và các tài liệu như quy định tại
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Chánh toà Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Toà kinh tế cấp tỉnh) phải xem xét đơn cùng các giấy tờ, tài liệu có liên quan, nếu xét thấy không đủ căn cứ, thì ra quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải nêu rõ lý do và phải được gửi cho người làm đơn và doanh nghiệp mắc nợ biết. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh, các bên có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh về quyết định này. Trong thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh phải ra một trong các quyết định sau đây:
1- Giữ nguyên quyết định của Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh.
2- Huỷ quyết định của Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh và yêu cầu xem xét lại. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định Chánh toà Toà kinh tế phải ra quyết định mới. Quyết định này phải được gửi cho Chánh án Toà án và các bên đương sự. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết định mới của Chánh toà Toà kinh tế nếu các bên còn khiếu nại thì trong thời hạn bảy ngày, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh phải xem xét, quyết định. Quyết định của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành.
Mức lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp do Toà án quyết định theo pháp luật về lệ phí.
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Mục I: QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn hoặc sau bảy ngày, kể từ ngày Chánh án Toà án ra quyết định theo
Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải được đăng báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp.
1- Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thu thập tài liệu, chứng cứ để lập hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
b) Giám sát và kiểm tra hoạt động của các nhân viên Tổ quản lý tài sản;
d) Tổ chức và chủ trì hội nghị chủ nợ;
đ) Ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
e) Tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2- Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì Thẩm phán cung cấp tài liệu cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp xem xét để khởi tổ về hình sự.
3- Thẩm phán chịu trách nhiệm trước Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tổ quản lý tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Lập bảng kê toàn bộ tài sản của doanh nghiệp;
3- Tập hợp danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ.
Tổ quản lý tài sản chịu trách nhiệm trước Thẩm phán về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp;
b) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán tài sản của doanh nghiệp hoặc thanh toán nợ có bảo đảm từ tài sản của doanh nghiệp mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán.
c) Thanh toán bất kỳ khoản nợ không có bảo đảm nào cho bất kỳ chủ nợ nào.
Các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được giải quyết theo quy định tại
d) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ của mình;
đ) Tạo ra nguồn bảo đảm cho các khoản nợ trước đây không có bảo đảm;
e) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp.
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Nhà nước), trong đó gồm :
1- Tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đang có ở doanh nghiệp;
2- Tiền hoặc tài sản góp vốn, liên doanh, liên kết với cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức khác;
3- Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức doanh nghiệp khác đang nợ hoặc chiếm đoạt;
4- Tài sản mà doanh nghiệp đang cho thuê hoặc cho mượn;
5- Các quyền về tài sản.
Tài sản của doanh nghiệp tư nhân còn bao gồm cả tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh.
Ngay sau khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán phải yêu cầu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp xây dựng phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh. Thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do hội nghị chủ nợ quyết định, nhưng không quá hai năm, kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương án hoà giải.
Phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh phải có biện pháp, kế hoạch cụ thể và lịch thời gian trả nợ cho các chủ nợ, trả lương cho người lao động.
Phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp phải gửi đến Thẩm phán trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày Thẩm phán yêu cầu. Hết thời hạn này, nếu không có phương án hoà giải thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp và tổ chức hội nghị chủ nợ bàn phương án phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đầu tiên đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương về quyết định của Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ doanh nghiệp đến Toà án. Đơn của chủ nợ phải ghi rõ số nợ doanh nghiệp phải trả, trong đó phân định số nợ đến hạn và số nợ chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và số nợ không có bảo đảm cùng những tài liệu và chứng cứ chứng minh về số nợ đó.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý tài sản phải lập xong danh sách các chủ nợ và số nợ (sau đây gọi là danh sách chủ nợ). Danh sách này phải ghi rõ số nợ của mỗi chủ nợ, trong đó phân định nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn và phải được niêm yết công khai tại Toà án cấp tỉnh, trụ sở chính và các chi nhánh của doanh nghiệp trong thời hạn mười ngày. Trong thời hạn này, các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ có quyền khiếu nại với Thẩm phán về danh sách chủ nợ. Thẩm phán xem xét khiếu nại, nếu thấy có căn cứ, thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ. Hết thời hạn này, Tổ quản lý tài sản khoá sổ danh sách chủ nợ, những chủ nợ không gửi giấy đòi nợ thì mất quyền tham gia hội nghị chủ nợ.
Kể từ thời điểm ngừng thanh toán nợ, doanh nghiệp không phải trả lãi các khoản nợ; các khoản nợ chưa đến hạn được coi là đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn.
Trong thời gian giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thanh toán dưới sự giám sát của Thẩm phán.
Hội nghị chủ nợ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây :
1- Xem xét, thông qua phương án hoà giải tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
2- Thảo luận và kiến nghị với Thẩm phán về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, nếu không có phương án hoà giải hoặc phương án hoà giải không được thông qua.
Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có tên trong danh sách chủ nợ đều là thành viên của hội nghị chủ nợ.
Chủ nợ có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ; người được uỷ quyền có quyền và nghĩa vụ như chủ nợ.
Chỉ những chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền biểu quyết tại hội nghị chủ nợ.
Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn được quyền tham dự hội nghị chủ nợ, nhưng không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp quy định tại
Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp mắc nợ thì trở thành chủ nợ không có bảo đảm, có quyền và nghĩa vụ như các chủ nợ không có bảo đảm khác, được tham gia hội nghị chủ nợ và được phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản theo tỷ lệ tương ứng với số nợ đã trả cho chủ nợ.
Các chủ nợ được người bảo lãnh thanh toán một phần nợ được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị mắc nợ theo tỉ lệ tương ứng với số nợ chưa được trả.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ, Thẩm phán triệu tập và chủ trì hội nghị chủ nợ. Giấy triệu tập hội nghị chủ nợ phải được gửi cho các thành viên và những người tham dự hội nghị chậm nhất mười lăm ngày trước ngày khai mạc hội nghị; kèm theo giấy triệu tập hội nghị này, phải có bản sao phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải có mặt ở hội nghị chủ nợ để trình bày phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trả lời các vấn đề nêu ra tại hội nghị chủ nợ. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp vì lý do chính đáng không đến được hội nghị chủ nợ, thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia hội nghị. Người được uỷ quyền có quyền và nghĩa vụ như chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ở hội nghị chủ nợ. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị chết thì người thừa kế hợp pháp thay chủ doanh nghiệp đó đến dự hội nghị chủ nợ.
Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm.
Biên bản hoà giải thành về giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi được quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm thông qua. Biên bản hoà giải thành phải ghi rõ những vấn đề đã được thoả thuận, phải có chữ ký của Thẩm phán và các chủ nợ tham gia hội nghị. Căn cứ vào biên bản hoà giải thành, Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ.
Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn một lần, nếu :
1- Không đủ quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm tham gia;
2- Đa số chủ nợ có mặt ở hội nghị biểu quyết hoãn hội nghị.
Quyết định thông qua phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp ở hội nghị này có giá trị pháp lý khi được sự chấp thuận của một chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba số nợ không có bảo đảm của các chủ nợ có mặt.
Các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành của hội nghị có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ.
2- Nếu hội nghị chủ nợ không thành do không đủ số chủ nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phải được đăng báo địa phương, báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp.
Nội dung của hội nghị chủ nợ phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản hội nghị. Biên bản hội nghị phải có chữ ký của Thẩm phán, thư ký, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp và các chủ nợ có mặt tại hội nghị.
Thẩm phán ra quyết định công nhận biên bản hoà giải thành về phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của hội nghị chủ nợ và tạm đình chỉ giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Thẩm phán phải đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương về quyết định này trong ba số liên tiếp.
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh theo kế hoạch và thời hạn đã được hội nghị chủ nợ thông qua.
Các chủ nợ có nghĩa vụ thực hiện những thoả thuận tại hội nghị chủ nợ và theo dõi doanh nghiệp thực hiện các thoả thuận đó.
Trong thời hạn tổ chức lại kinh doanh, nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo kế hoạch đã được hội nghị chủ nợ thông qua và không có khiếu nại của các chủ nợ đến Toà án, thì chủ doanh nghiệp có quyền đề nghị Thẩm phán đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và phải đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp về quyết định này.
Mục III: TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây :
1- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại
2- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thực hiện các quy định tại
3- Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
4- Hết thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
5- Trong thời hạn tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng những thoả thuận tại hội nghị chủ nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản;
6- Trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ trốn hoặc bị chết và người thừa kế từ chối thừa kế hoặc không có người thừa kế.
Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải có những nội dung sau đây :
1- Tên của Toà án, họ và tên của Thẩm phán giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
2- Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
3- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
4- Ngày tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
5- Lý do tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
6- Phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Quyết định này phải được gửi cho các chủ nợ, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán ra quyết định bảo toàn tài sản thế chấp hoặc cầm cố, tổ chức việc xác định giá trị của những tài sản đó. Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ của chủ nợ có bảo đảm, thì chủ nợ đó được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp như các chủ nợ không có bảo đảm khác. Nếu giá trị của tài sản cầm cố hoặc thế chấp đó lớn hơn số nợ, thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản.
Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên sau đây:
2- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
3- Các khoản nợ thuế;
4- Các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ:
a) Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ, thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình;
b) Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ, thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
5- Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ số nợ của các chủ nợ mà vẫn còn thừa, thì phần thừa này thuộc về:
a) Chủ doanh nghiệp, nếu là doanh nghiệp tư nhân;
b) Các thành viên của công ty, nếu là công ty;
c) Ngân sách Nhà nước, nếu là doanh nghiệp Nhà nước.
1- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các chủ nợ và doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có quyền gửi đơn khiếu nại, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này. Hết thời hạn đó, nếu không có khiếu nại, kháng nghị, thì quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi hành.
Trường hợp có khiếu nại, kháng nghị, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kháng nghị, Thẩm phán đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải gửi hồ sơ phá sản doanh nghiệp lên Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.
Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực, Thẩm phán phải đăng báo địa phương và báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp về quyết định này.
Bản sao quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải gửi cho :
a) Phòng thi hành án dân sự thuộc Sở Tư pháp;
b) Các chủ nợ, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
c) Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan tài chính, lao động cùng cấp;
d) Cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Đối với Phòng thi hành án, phải gửi kèm theo bản sao quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, những tài liệu cần thiết cho việc thi hành quyết định đó.
Thẩm phán Toà án kinh tế cấp tỉnh phải giám sát việc bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan giữa Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản.
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
1- Việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc thẩm quyết của Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2- Trưởng phòng thi hành án chỉ định Chấp hành viên phụ trách thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ra quyết định thành lập Tổ thanh toán tài sản và kiểm tra, giám sát công việc của Tổ thanh toán tài sản.
3- Thành phần Tổ thanh toán tài sản gồm có:
a) Chấp hành viên, cán bộ Phòng thi hành án;
b) Đại diện các cơ quan tài chính, ngân hàng cùng cấp;
c) Đại diện chủ nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn;
d) Đại diện doanh nghiệp bị phá sản.
Thành viên Tổ quản lý tài sản có thể được chỉ định tham gia Tổ thanh toán tài sản. Tổ thanh toán tài sản do Chấp hành viên làm tổ trưởng.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ thanh toán tài sản do Chính phủ quy định.
Chấp hành viên phụ trách việc thi hành quyết định phá sản doanh nghiệp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Ra quyết định thu hồi và bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
2- Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán;
3- Ra quyết định phong toả các tài khoản của doanh nghiệp phá sản có ở các ngân hàng; mở tài khoản mới ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ việc thu hồi các khoản cho vay của doanh nghiệp phá sản và từ việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp phá sản.
Chấp hành viên phải chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng thi hành án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tổ thanh toán tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Nhận bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan từ Tổ quản lý tài sản;
2- Thu hồi và quản lý tất cả tài sản, giấy tờ, sổ sách kế toán và con dấu của doanh nghiệp phá sản;
5- Gửi tất cả các khoản tiền thu được của doanh nghiệp vào tài khoản mới mở tại ngân hàng;
6- Thực hiện thanh toán theo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán.
1- Chấp hành viên đề nghị Toà án ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản của doanh nghiệp hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp nếu trong sáu tháng trước ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã có những vi phạm sau đây :
a) Tẩu tán tài sản của doanh nghiệp dưới mọi hình thức;
b) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ đối với các khoản nợ;
d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm;
đ) Bán tài sản của doanh nghiệp thấp hơn thực giá.
2- Trước khi thu hồi lại tài sản hoặc phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, Tổ thanh toán tài sản có trách nhiệm xuất trình quyết định của Toà án, giải thích rõ lý do thu hồi lại tài sản hoặc phần chênh lệch giá trị tài sản doanh nghiệp cho đương sự biết. Những tranh chấp về thu hồi lại tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp do Toà án giải quyết.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên bố phá sản doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản cho doanh nghiệp thuê hoặc mượn để dùng vào hoạt động kinh doanh phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn với Chấp hành viên để nhận lại tài sản của mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp đã trả trước tiền thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê, thì chủ sở hữu chỉ được nhận lại tài sản sau khi đã thanh toán lại số tiền thuê còn thừa do chưa hết thời hạn để Tổ thanh toán tài sản nhập vào tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, đương sự có quyền khiếu nại lên Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn, Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp phải xem xét, giải quyết và trả lời cho người khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định của Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp thì đương sự có quyền khiếu nại lên Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự phải ra một trong các quyết định sau đây :
1- Giữ nguyên quyết định của Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp;
2- Huỷ quyết định bị khiếu nại và giao cho Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp giải quyết lại.
Kết thúc việc thanh toán, Trưởng phòng thi hành án ra quyết định chấm dứt việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
1- Người nào có những hành vi vi phạm dưới đây, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:
a) Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại
b) Đe doạ hoặc có hành vi khác để ép buộc doanh nghiệp phải nộp đơn xin tuyên bố phá sản;
c) Cố tình làm hư hại hoặc huỷ hoại tài sản của doanh nghiệp.
2- Thẩm phán, thành viên Tổ quản lý tài sản, Chấp hành viên, thành viên Tổ thanh toán tài sản trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, nếu có hành vi vi phạm những quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1- Giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
a) Doanh nghiệp bị phá sản vì các lý do bất khả kháng do Chính phủ quy định;
b) Giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị không trực tiếp chịu trách nhiệm về lý do doanh nghiệp bị phá sản;
c) Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị đã tự nguyện đệ đơn xin tuyên bố phá sản doanh nghiệp đúng pháp luật và đã trả đủ nợ cho các chủ nợ.
Việc giải quyết phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam có liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài được thực hiện theo Luật này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 1994.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1993.
Nông Đức Mạnh |
- 1Quyết định 217/QĐ-NH1 năm 1996 về Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 50/CP năm 1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước
- 3Nghị định 38-CP năm 1997 sửa đổi Nghị định 50/CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước
- 4Quyết định 616/PLDS năm 1994 về kế hoạch thực hiện Luật tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi, Luật phá sản doanh nghiệp do Bộ tư pháp ban hành
- 5Luật Phá sản 2004
- 1Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Nghị định 189-CP năm 1994 hướng dẫn Luật phá sản doanh nghiệp
- 4Công văn 457/KHXX của Toà án nhân dân tối cao về việc áp dụng một số quy định của Luật phá sản doanh nghiệp
- 5Quyết định 217/QĐ-NH1 năm 1996 về Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Nghị định 50/CP năm 1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước
- 7Nghị định 38-CP năm 1997 sửa đổi Nghị định 50/CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước
- 8Công văn về việc giải quyết chế độ đối với lao động trong các đơn vị giải thể
- 9Quyết định 616/PLDS năm 1994 về kế hoạch thực hiện Luật tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi, Luật phá sản doanh nghiệp do Bộ tư pháp ban hành
- 10Công văn về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề áp dụng pháp luật
Luật Phá sản doanh nghiệp 1993
- Số hiệu: 30-L/CTN
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 30/12/1993
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 01/07/1994
- Ngày hết hiệu lực: 15/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra