- 1Quyết định 315-HĐBT năm 1990 về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Thông tư liên bộ 2-TT/LB năm 1991 hướng dẫn giải quyết chính sách đối với lao động khi giải thể xí nghiệp quốc doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 330-HĐBT năm 1991 sửa đổi Quyết định 315-HĐBT về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Thông tư liên tịch 05/TT-LB năm 1992 về việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ giải quyết chính sách đối với người lao động thôi việc khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3530/LĐTBXH-CV | Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 1994 |
Kính gửi: | - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
Thực hiện Luật phá sản được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá IX, có hiệu lực thi hành từ 01/7/1994 và việc giải quyết chính sách, chế độ đối với lao động trong các doanh nghiệp giải thể còn tồn đọng theo Quyết định 315/HĐBT ngày 01/9/1990 và 330/HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Sau khi trao đổi với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị:
1. Các địa phương, các ngành kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ đối với lao động trong các doanh nghiệp giải thể, đặc biệt là việc chi trả trợ cấp thôi việc đối với lao động thôi việc hưởng trợ cấp một lần, đảm bảo chi trả dứt điểm cho người lao động.
2. Đối với những doanh nghiệp Nhà nước giải thể trước ngày 01/7/1994 thì việc giải quyết chính sách, chế độ theo quy định tại Quyết định 315/HĐBT ngày 01/9/1990, Quyết định 330/HĐBT ngày 23/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và các Thông tư liên Bộ số 02/TT-LB ngày 5/3/1991, Thông tư số 05/TT-LB ngày 11/4/1992 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
- Đối với các doanh nghiệp đã giải thể, nhưng nguồn thu từ thanh lý tài sản và thu hồi công nợ không đủ để trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, thì khẩn trương hoàn tất thủ tục theo quy định trình Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính xem xét giải quyết theo quy định chung.
- Đối với các doanh nghiệp giải thể đã được ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí phải thực hiện quyết toán theo quy định hiện hành.
Việc giải quyết những tồn đọng trên chậm nhất là 30/11/1994, ngoài thời gian thực hiện trên các địa phương, các ngành tự chịu trách nhiệm giải quyết.
3. Đối với những doanh nghiệp Nhà nước giải thể từ ngày 01/7/1994 thì việc giải quyết giải thể có liên quan mật thiết với Luật phá sản, vì vậy cần chờ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phá sản và các hướng dẫn cụ thể thêm đối với các trường hợp giải thể mà không phải là phá sản.
| Nguyễn Lương Trào (Đã ký) |
- 1Quyết định 315-HĐBT năm 1990 về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Thông tư liên bộ 2-TT/LB năm 1991 hướng dẫn giải quyết chính sách đối với lao động khi giải thể xí nghiệp quốc doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 330-HĐBT năm 1991 sửa đổi Quyết định 315-HĐBT về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Luật Phá sản doanh nghiệp 1993
- 5Thông tư liên tịch 05/TT-LB năm 1992 về việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ giải quyết chính sách đối với người lao động thôi việc khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
Công văn về việc giải quyết chế độ đối với lao động trong các đơn vị giải thể
- Số hiệu: 3530/LĐTBXH-CV
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 30/08/1994
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Lương Trào
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/08/1994
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực