Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/KSĐT-AN | Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 1996 |
CÔNG TÁC KIỂM SÁT PHỤC VỤ NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
Căn cứ chỉ thị số 01/CT ngày 06-01-1996 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về công tác kiểm sát phục vụ việc tăng cường quản lý bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng, viện KSND tối cao sẽ tiến hành một số công tác như sau:
Nhằm làm cho toàn ngành kiểm sát có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong việc phục vụ cuộc vận động phòng, chống các tệ nạn xã hội. Mục tiêu của công tác kiểm sát phòng, chống các tệ nạn xã hội năm nay là tập trung cho việc chống oan, chống lọt tội phạm, bảo đảm cho công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để các tệ nạn xã hội. Thông qua công tác kiểm sát, nghiên cứu những nguyên nhân điều kiện làm phát sinh vi phạm, tội phạm, những vướng mắc trong công tác triển khai thực hiện để đề xuất những biện pháp khắc phục.
a. Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội.
- Hướng dẫn các VKS địa phương triển khai công tác kiểm sát nguồn kinh phí của Nhà nước trong việc đầu tư xóa bỏ cây thuốc phiện, kinh phí cai nghiện, kinh phí bài trừ các tệ nạn xã hội nghiêm trọng như mại dâm, ma túy, cờ bạc … ở một số địa bàn, (có sự phối hợp của cục phòng chống tệ nạn xã hội); Kiểm sát các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính các tệ nạn xã hội (hoàn thành trong quý I và đầu quý II, do Vụ 1 thực hiện).
- Thông qua công tác Kiểm sát việc tuân theo pháp luật, tổng hợp tình hình, nguyên nhân và điều kiện của các tệ nạn xã hội để kiến nghị với các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
b. Công tác hình sự
- Hướng dẫn các VKS địa phương tăng cường công tác KSĐT các loại tội theo điều 96a, 99, 200, 202, 203 (hoàn thành trong quý I, do vụ 2C, 2B thực hiện).
- Quản lý tốt tình hình tội phạm tại các điều 96a, 99, 200, 202, 203: tình hình phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Qua đó đánh giá cho được tình hình tăng, giảm các tệ nạn xã hội. (Vụ 2C đi sâu nghiên cứu các tội theo điều 96a, 99, Vụ 2B: điều 200, 202, 203; Văn phòng VTC phục vụ kịp thời thống kê về tội phạm theo các điều trên đây).
- Phối hợp với các ngành công an, Tòa án chọn các vụ án quả tang rõ ràng để xác định án trọng điểm, tập trung lực lượng điều tra, truy tố, xét xử nhanh, phục vụ kịp thời cuộc vận động phòng chống tệ nạn xã hội. Chú ý yêu cầu tòa án xét xử nghiêm kể cả việc tịch thu phương tiện phạm tội (Vụ 2B, 2C thực hiện ngay trong quý I và quý II).
c. Công tác soạn thảo văn bản
- Ngoài các văn bản hướng dẫn trên đây, viện KSND tối cao sẽ tiến hành sơ kết công tác KSĐT một số loại tội về tệ nạn xã hội. Qua đó phối hợp với các ngành sửa đổi thông tư 07/LN hướng dẫn áp dụng điều 96a và 203/BLHS, khẩn trương soạn thảo và ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn áp dụng điều 99, điều 202 BLHS (quý II và quý III do vụ 2C, 2B thực hiện). Trước mắt, VKSNDTC hướng dẫn các VKS địa phương truy tố mại dâm, đánh bạc … phục vụ kịp thời Nghị định 87/NĐ của Chính phủ (vụ 2B và 2C thực hiện).
- Viện KSND tối cao phối hợp các ngành nghiên cứu một số chuyên đề về công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, từ đó đề xuất những biện pháp đấu tranh phòng chống một số tệ nạn xã hội (quý IV, Vụ 2C, 2B thực hiện).
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước, quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo ngành về vị trí vai trò của công tác kiểm sát tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội (tiến hành trong quý I/1996).
- Ban phòng chống tệ nạn xã hội sẽ tổ chức kiểm tra khảo sát ở một số địa phương có nhiều kinh nghiệm phòng chống tệ nạn xã hội trên tất cả các khâu: xử lý hành chính, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Từ đó rút kinh nghiệm để chỉ đạo (tiến hành trong quý II, do Vụ 2C, 2B, Vụ 1 thực hiện)
- Cử một số chuyên viên ở các vụ nghiệp vụ giúp cho Ban phòng chống tệ nạn xã hội nghiên cứu, kiểm tra, đề xuất và soạn thảo văn bản chỉ đạo.
- Ban phòng chống tệ nạn xã hội giúp đồng chí Viện trưởng quán triệt trong nội bộ cơ quan Viện KSND tối cao về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và chỉ thị của viện trưởng Viện KSND tối cao về cuộc vận động Phòng chống tệ nạn xã hội. Qua đó có kế hoạch xây dựng nếp sống mới, lành mạnh trong cơ quan, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những đồng chí cán bộ nào có vi phạm liên quan đến các tệ nạn xã hội.
- Trên cơ sở Chỉ thị 01 của Viện trưởng viện KSND tối cao và kế hoạch này, các VKS địa phương cần xây dựng chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Viện KSND tối cao.
| KT. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Luật Hình sự sửa đổi 1989
- 2Luật Hình sự sửa đổi 1991
- 3Chỉ thị 33-CT/TW năm 1994 về lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn xã hội do Ban Chấp hành trung ương ban hành
- 4Chỉ thị 01/CT năm 1996 về công tác kiểm sát phục vụ việc tăng cường quản lý bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Kế hoạch số 02/KSĐT-AN về việc công tác kiểm sát phục vụ nhiệm vụ phòng, chống các tệ nạn xã hội do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 02/KSĐT-AN
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 25/01/1996
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Phạm Sĩ Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra