Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 09 tháng 5 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020 với các nội dung cụ thể sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương; nâng cao trách nhiệm, năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp và nhận thức của người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.;
- Góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh, thực hiện công bằng xã hội.
2. Yêu cầu
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm đưa Luật và các văn bản liên quan đến công tác Bảo vệ quyền lợi tiêu dùng đến với mọi đối tượng; nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được tổ chức thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; khuyến khích, động viên sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
II. NỘI DUNG
1. Thông tin chung
- Tên gọi: Kế hoạch tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020.
- Thời gian: Từ năm 2018 đến hết năm 2020.
- Cơ quan chỉ đạo: UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Công Thương.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Sở: Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng; các cơ quan thông tấn, báo chí và các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương.
2. Nội dung nhiệm vụ
2.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - 15 tháng 3
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, cơ quan báo, đài trong tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh.
- Nội dung: Căn cứ quy định tại Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Công Thương, Sở Công Thương chủ trì xây dựng Kế hoạch chung, các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng triển khai thực hiện và thống nhất tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3 hàng năm (năm 2018 đã triển khai).
- Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách tỉnh giao trong dự toán ngân sách hàng năm cho Sở Công Thương.
2.2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan báo, đài; Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.
- Nội dung:
+ Tuyên truyền pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Tuyên truyền, cảnh báo và hướng dẫn người tiêu dùng về cách thức mua hàng, các dấu hiệu nhận biết hàng thật và hàng giả, hàng kém chất lượng.
+ Thông báo, tuyên truyền về thủ đoạn vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hành vi lừa dối, xâm hại quyền lợi người tiêu dùng.
+ Công khai thông tin về đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Phương thức thực hiện: Tuyên truyền trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo giấy, báo điện tử, tờ rơi; băng rôn, khẩu hiệu và hệ thống loa truyền thanh địa phương.
- Kinh phí thực hiện: Sử dụng kinh phí được giao trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị.
2.3. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương; Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Nội dung thực hiện: Phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và các bộ, ngành liên quan để cử cán bộ, công chức, cán bộ Hội làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh tổ chức hàng năm.
- Kinh phí thực hiện: Từ nguồn hỗ trợ của các bộ, ngành TW và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2.4. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng
- Đơn vị chủ trì: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng tổng đài (hoặc đường dây nóng) tiếp nhận phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng;
+ Lắp đặt các hòm thư góp ý kiến của người tiêu dùng tại các chợ, trung tâm thương mại.
+ Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng; đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng qua các kênh sau:
- Phương thức tiếp nhận:
+ Tiếp nhận qua đường dây nóng: 0914.370.056 / 0912.337.426 hoặc 037.3858.569.
+ Tiếp nhận trực tiếp tại Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh (Đại lộ Lê Lợi, thành phố Thanh Hóa) hoặc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa; qua email qltmctth@gmail.com; tại hòm thư góp ý.
- Kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí huy động hợp pháp của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh.
2.5. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường
- Đơn vị chủ trì: Chi cục Quản lý thị trường - Cơ quan Thường trực BCĐ 389 tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố.
- Nội dung: Kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Kinh phí thực hiện: Theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2.6. Chương trình doanh nghiệp vì người tiêu dùng
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung: Kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mại, tri ân người tiêu dùng: Tặng quà, giảm giá, hỗ trợ bảo hành, bảo trì sản phẩm, tư vấn sử dụng sản phẩm tiêu dùng an toàn, tiết kiệm.
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí của doanh nghiệp và từ các nguồn huy động hợp pháp khác.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Quản lý, sử dụng kinh phí
- Đối với nguồn ngân sách thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, cụ thể như sau:
+ Kinh phí thực hiện của Sở Công Thương được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Sở Công Thương.
+ Kinh phí thực hiện của các Sở, ban, ngành được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị.
+ Kinh phí thực hiện của UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các địa phương.
- Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ tại Kế hoạch; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương kết quả triển khai theo quy định.
2. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác quản lý giá; việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với sản phẩm hàng hóa theo quy định.
- Phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra việc thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ đối với cơ sở kinh doanh cho người tiêu dùng khi tham gia hoạt động mua bán.
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nội dung tại Kế hoạch lồng ghép với các nhiệm vụ chi thường xuyên trong dự toán của Sở Công Thương, của các sở, ngành và địa phương có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với nhóm hàng thuộc phân cấp quản lý; hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc kiểm tra, đánh giá và công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.
4. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở ngành liên quan trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó tập trung việc bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý.
6. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh
- Chủ động tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn và các buổi sinh hoạt Hội các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tuyên truyền, vận động nhân dân, các hội viên nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc hành vi vi phạm khác gây thiệt hại cho người tiêu dùng phải trình báo ngay với cơ quan chức năng và phối hợp giải quyết vụ việc.
- Phối hợp với Sở Công Thương phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các nội dung về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.
- Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật và bảo vệ quyền lợi đối với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
7. Báo Thanh Hoá, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Tăng thời lượng, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cảnh báo các thủ đoạn vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường công khai các vụ việc vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
8. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh
- Xây dựng, đề xuất và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương theo các nội dung của Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Công Thương phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương tiếp nhận, tư vấn, giải quyết phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người tiêu dùng.
9. Các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng nội dung, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương; thực hiện lồng ghép các nội dung hoạt động của Kế hoạch này với các chương trình, đề án khác trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo chức năng và thẩm quyền.
- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
11. Các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh: Thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tổ chức các chương trình, hoạt động tri ân người tiêu dùng như: Hỗ trợ bảo hành sản phẩm, hỗ trợ, tư vấn sử dụng sản phẩm tiêu dùng an toàn tiết kiệm, giảm giá, khuyến mãi và các hoạt động tri ân khác.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020. Yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và đột xuất theo yêu cầu có văn bản báo cáo, gửi về Sở Công Thương để tổng hợp tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30 tháng 12.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Công Thương để nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3041/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020
- 2Quyết định 1330/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018–2020
- 3Quyết định 517/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018-2020
- 4Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2018 triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2018 về triển khai Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020
- 6Kế hoạch 289/KH-UBND năm 2023 tổ chức hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3 trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024
- 1Quyết định 1035/QĐ-TTg năm 2015 về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 1997/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3041/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2020
- 5Quyết định 1330/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018–2020
- 6Quyết định 517/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018-2020
- 7Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2018 triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2018 về triển khai Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020
- 9Kế hoạch 289/KH-UBND năm 2023 tổ chức hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3 trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024
Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2018 về tổ chức hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 99/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Thị Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra