Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9859/KH-UBND | Đắk Lắk, ngày 29 tháng 11 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC, THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖI TỔ CHỨC, MỖI CÁ NHÂN GẮN VỚI MỘT ĐỊA CHỈ NHÂN ĐẠO”
Sau 10 năm triển khai Kế hoạch số 300/KH-TƯHCTĐ ngày 17/01/2008 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Công văn số 1067/CV-TU ngày 17/5/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với địa chỉ nhân đạo” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Cuộc vận động đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp Hội đã tổ chức khảo sát, lập hồ sơ được 24.394 địa chỉ; kịp thời trợ giúp bằng nhiều hình thức thiết thực cho 23.817 lượt người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, với tổng trị giá: 23.153.000.000 đồng. Từ sự trợ giúp này, nhiều gia đình đã vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế bền vững, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Thực hiện Kết luận số 39/KL-TƯHCTĐ ngày 29/01/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 20 tháng 6 năm 2019 của Tỉnh ủy, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” (sau đây gọi tắt là Cuộc vận động) trong tình hình mới, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trong thời gian tới như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 8926/KH-UBND ngày 15/10/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình hình mới”; Kết luận số 39/KL-TƯHCTĐ, ngày 29/01/2019 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo trong thời gian tới, nhằm trợ giúp trực tiếp, thiết thực và kịp thời các đối tượng khó khăn vươn lên trong cuộc sống, với phương châm “Mọi người cần sự trợ giúp đều nhận được sự trợ giúp thích hợp”, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk, thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.
2. Nâng cao năng lực vận động nhân đạo của đội ngũ cán bộ, hội viên Hội Chữ thập đỏ, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp, nhất là cấp cơ sở làm cho Cuộc vận động trở thành hoạt động trọng tâm, xuyên suốt, nền tảng của Hội; từ đó khẳng định và phát huy vai trò nòng cốt, cầu nối và điều phối của Hội trong các hoạt động nhân đạo. Coi trọng phát triển các mô hình tiêu biểu, tạo được sức lan tỏa, huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
3. Cuộc vận động được triển khai và trợ giúp theo hướng phát triển bền vững do Hội Chữ thập đỏ làm nòng cốt thực hiện và vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, các sở, ngành, địa phương, đoàn thể cùng tham gia; tránh chồng chéo, thiếu công bằng và nâng cao hiệu quả trợ giúp.
II. CHỈ TIÊU
1. Trong năm 2019, hoàn thành việc khảo sát và xây dựng ngân hàng “địa chỉ nhân đạo điện tử” trên cổng thông tin điện tử của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, phải đảm bảo ít nhất 75% số địa chỉ trong ngân hàng điện tử, được thường xuyên rà soát, cập nhật nhu cầu và kết quả trợ giúp.
2. Hội Chữ thập đỏ các cấp chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tổ chức được các hình thức vận động nguồn lực thích hợp phục vụ các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức. Hằng năm, phấn đấu duy trì quản lý, và trợ giúp ít nhất 2.000 địa chỉ nhân đạo; trong đó mỗi xã/phường/thị trấn và tương đương đăng ký mới ít nhất từ 02 địa chỉ trở lên; mỗi năm toàn Hội phát triển 500 địa chỉ mới.
3. Mỗi cơ sở Hội có ít nhất 01 mô hình công tác xã hội nhân đạo được áp dụng thực hiện có hiệu quả.
4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, thành viên Ban chỉ đạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đề cao trách nhiệm nêu gương, đăng ký tham gia trợ giúp ít nhất 01 địa chỉ nhân đạo với những việc làm cụ thể, thiết thực.
III. NỘI DUNG
1. Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trợ giúp về vật chất, vốn phát triển sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, ngày công lao động... hỗ trợ các đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương tại địa phương như: cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân bị thiên tai, thảm họa, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa... giúp họ vươn lên thoát nghèo.
2. Phổ biến kiến thức về phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, thảm họa, tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh và tổ chức tư vấn tâm lý, tinh thần, trợ giúp pháp lý cho nhân dân; Trao tặng học bổng, phương tiện, dụng cụ học tập; Hỗ trợ chữa trị, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe thể chất đối với những đối tượng đặc biệt khó khăn giúp họ tạo lập trong cuộc sống.
3. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, bếp ăn tình thương; Bảo trợ các cơ sở nhân đạo, hỗ trợ việc làm cho các đối tượng tại trung tâm và tại cộng đồng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội Chữ thập đỏ tỉnh
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, hội viên, các tầng lớp nhân dân về nội dung, ý nghĩa Cuộc vận động và kết quả đạt được trong những năm qua.
- Tiến hành khảo sát, nắm chắc tình hình các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; lập hồ sơ, danh sách từng đối tượng cần sự trợ giúp trên địa bàn toàn tỉnh.
- Lập kế hoạch trợ giúp các đối tượng theo hướng phát triển bền vững; vận động cán bộ Hội đăng ký giúp đỡ với tinh thần mỗi cơ sở hội, chi hội, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ gắn với một địa chỉ nhân đạo.
- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội trong trong thực hiện Cuộc vận động. Xây dựng, tổ chức các chương trình, hoạt động thu hút, vận động nguồn lực thực hiện Cuộc vận động.
- Xây dựng hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động; Tiến hành kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả nghiên cứu và nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm tốt trong quá trình triển khai, thực hiện Cuộc vận động.
- Định kỳ hằng năm tham mưu cho Ban chỉ đạo Cuộc vận động đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp và chỉ đạo. Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố
- Quán triệt, tuyên truyền và tổ chức, triển khai thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” trở thành phong trào rộng lớn, có tác dụng lan tỏa, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và Nhân dân, nhằm thiết thực trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước tại địa phương.
- Gắn thực hiện Cuộc vận động với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”) Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong chương trình, kế hoạch công tác hằng năm, cơ quan, đơn vị đăng ký nhận trợ giúp ít nhất một địa chỉ nhân đạo tại buôn, thôn kết nghĩa, bằng các hình thức trợ giúp cụ thể như: Trợ giúp thường xuyên, tặng xe lăn, xe lắc, phục hồi chức năng, hỗ trợ vốn sản xuất, cây con, nhà ở... và các hình thức trợ giúp thiết thực khác.
- Vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động, tổ chức công đoàn tích cực ủng hộ tiền, vật chất và đăng ký tham gia hỗ trợ, đỡ đầu các địa chỉ nhân đạo.
- Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ trong việc thực hiện các chương trình, hoạt động, tuyên truyền kết quả Cuộc vận động.
- Riêng đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố: Thành lập Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” các cấp, nhằm đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ và phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động sáng tạo của từng thành viên Ban chỉ đạo trong triển khai thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng theo các nguyên tắc tự nguyện, không vụ lợi, công khai, minh bạch; đúng mục đích, đối tượng. Thành phần gồm: mời đại diện cấp Ủy Đảng hoặc Ủy ban nhân dân - Trưởng ban; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ - Phó trưởng ban Thường trực; các ủy viên: đại diện ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên; đại diện tổ chức, cá nhân tiêu biểu tại địa phương.
3. Đề nghị các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh: Tích cực phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và các sở, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động.
Căn cứ Kế hoạch trên, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố và các cá nhân có liên quan, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 7015/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg "về Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình hình mới" do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Kế hoạch 4101/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình hình mới do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 1Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 2Kế hoạch 7015/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg "về Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình hình mới" do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 4Kế hoạch 4101/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình hình mới do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 5Kế hoạch 8926/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ trong tình hình mới do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Kế hoạch 9859/KH-UBND năm 2019 về tổ chức, thực hiện Cuộc vận động Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 9859/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/11/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký:
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra