Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 98/KH-UBND | Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2010 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Tính đến nay, thành phố đã có hơn 95.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật Doanh nghiệp, trong đó khoảng 95% là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Thủ đô, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời cũng là những kênh phân phối, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa và phát triển thị trường và đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế mang tính đặc trưng: Quy mô doanh nghiệp nhỏ; trình độ công nghệ lạc hậu; kỹ năng về quản trị doanh nghiệp yếu, thiếu chuyên nghiệp; khả năng huy động, tiếp cận thị trường khó …
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển là cần thiết. Thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV như sau:
I. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH:
1. Mục tiêu tổng quát:
* Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ phát triển của các DNNVV, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu đến năm 2015 các DNNVV tham gia đáng kể vào việc giải quyết việc làm thông qua cải thiện cạnh tranh quốc tế, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế Thủ đô.
* Chỉ tiêu:
- Số doanh nghiệp thành lập mới tăng 15%/năm.
- Có khoảng 20.000 lao động được hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật, và các kỹ năng quản lý tại các DNNVV.
- Đáp ứng cơ bản về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
II. NHIỆM VỤ TRỢ GIÚP
2.1. Trợ giúp tài chính:
- Trong thời gian tới, xin ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng với mục đích tài trợ các chương trình giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp …
- Nguồn vốn của Quỹ huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó một phần vốn cấp từ ngân sách nhà nước; một phần vốn đóng góp của các tổ chức trong nước; các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2.2. Mặt bằng sản xuất:
- Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển kinh tế ngành của thành phố. UBND Thành phố công bố công khai quỹ đất để thực hiện đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề cho các DNNVV có nhu cầu thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để bảo đảm cảnh quan môi trường và phù hợp quy hoạch.
2.3. Hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật:
- Thành phố khuyến khích các DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Nâng cao năng lực công nghệ của các DNNVV thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các DNNVV, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.
2.4. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:
- Hàng năm, Thành phố triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư với mục đích trợ giúp các DNNVV mở rộng, tìm kiếm thị trường, cơ hội đầu tư trong và ngoài nước.
- DNNVV tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư được hỗ trợ một phần ngân sách.
2.5. Hỗ trợ về thông tin và tư vấn doanh nghiệp:
- Thông qua cổng thông tin điện tử của thành phố cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Huy động nguồn lực trong và ngoài nước để nâng cấp Cổng thông tin doanh nghiệp nằm cung cấp và kết nối thông tin về trợ giúp phát triển DNNVV.
- Khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ tư vấn cho các DNNVV theo các quy định chung của Chính phủ.
2.6. Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực:
- Thành phố giao các ngành liên quan hướng dẫn xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV, chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp.
2.7. Hỗ trợ thành lập vườn ươm doanh nghiệp:
- Thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng kinh doanh và công nghệ.
- Xây dựng chính sách ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các “cơ sở ươm tạo công nghệ” và “cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ”.
2.8. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính:
- Thực hiện Đề án 30 của Chính phủ, rà soát công bố công khai thủ tục hành chính trên toàn Thành phố.
- Thực hiện việc kết nối thông tin giữa hệ thống đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp và hệ thống thông tin thuế nhằm cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp theo hướng “một cửa liên thông”, đảm bảo đồng bộ về kỹ thuật, nghiệp vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ trợ giúp phát triển DNNVV trong thời gian tới, UBND Thành phố giao nhiệm vụ cho các Sở, Ngành thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như sau:
3.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Là cơ quan chủ trì, đầu mối xây dựng, tổng hợp, báo cáo về kế hoạch hỗ trợ phát triển DNNVV theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Xây dựng kế hoạch trợ giúp phát triển DNNVV vào kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015 phát triển kinh tế xã hội Thủ đô.
- Trung tâm hỗ trợ DNNVV (trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) là đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về trợ giúp phát triển DNNVV ở Hà Nội (thực hiện theo quy định tại điều 18.2 Nghị định 56/2009/NĐ-CP).
- Trung tâm hỗ trợ DNNVV xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, tập trung vào quản trị doanh nghiệp; đào tạo giám đốc điều hành (CEO), lồng, ghép vào kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng vườn ươm doanh nghiệp để kêu gọi các nhà tài trợ trong nước và quốc tế. Xây dựng các website để cung cấp thông tin trực tuyến cho DNNVV về: Tư vấn pháp lý, đăng ký kinh doanh, thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư …
- Tham gia Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV do Chính phủ thành lập.
- Thực hiện kết nối thông tin trong hệ thống ĐKKD quốc gia.
3.2. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố:
- Là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án 30 Cải cách thủ tục hành chính tăng cường kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ngành, thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính đặc biệt là đối với các DNNVV.
3.3. Sở Công thương:
- Hoàn thành công tác lập quy hoạch các quy hoạch ngành của thành phố: Quy hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp; các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; Quy hoạch tổng thể phát triển nghề và làng nghề; Thương mại; Hệ thống bán buôn bán lẻ; Xăng dầu; Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm … của thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2010. Từ đó, thông tin rộng rãi cho doanh nghiệp để có cơ sở đầu tư, di dời, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DNNVV.
- Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại. Ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm xúc tiến thương mại, trong đó có quy chế hỗ trợ DNNVV về xúc tiến, thương mại, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm, mở rộng thị trường.
- Điều chỉnh các chính sách về hỗ trợ sản phẩm công nghiệp chủ lực, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, trong đó có cơ chế hỗ trợ DNNVV.
- Đưa chương trình hỗ trợ DNNVV kế hoạch khuyến công hàng năm.
3.4. Cục Thống kê:
- Tiến hành phân loại DNNVV theo quy mô và ngành nghề hoạt động chính theo Nghị định 56/NĐ-CP trong năm 2010 và tiến hành công bố thông tin khác.
- Hàng quý báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, đào tạo của DNNVV theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3.5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Trong năm 2010 trình cấp có thẩm quyền ban hành Quy chế di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường không phù hợp quy hoạch ra ngoài khu đô thị, khu dân cư, trong đó có chính sách hỗ trợ DNNVV.
3.6. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành trình UBND Thành phố kinh phí xây dựng các cơ chế chính sách, đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hà Nội nghiên cứu xây dựng thành lập quỹ phát triển DNNVV và Quỹ bảo lãnh tín dụng thành phố (sau khi Chính phủ thành lập).
3.7. Sở Khoa học công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành rà soát các quy định pháp lý về các chính sách hỗ trợ DNNVV trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, chú trọng các giải pháp nhằm hỗ trợ DNNVV đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, các làng nghề truyền thống thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm chủ được công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Trong năm 2010, trình Thành phố chương trình hỗ trợ thí điểm các DNNVV áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo nguyên tắc hỗ trợ một phần kinh phí tư vấn xây dựng hệ thống cho các DNNVV sản xuất hàng xuất khẩu, DNNVV nông nghiệp, nông thôn và DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
3.8. Sở Lao động thương binh và Xã hội:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động đặc biệt là nhu cầu lao động của các DNNVV. Thu thập, xử lý phân tích dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực; kết nối cung cầu lao động thông qua các hệ thống giao dịch việc làm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
3.9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, trong năm 2010, nghiên cứu, xây dựng trình Thành phố chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 – 2015, tập trung vào các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gắn liền với địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Rà soát, lồng ghép các giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV trong chiến lược phát triển ngành, chương trình khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư quốc gia và các chương trình trọng điểm khác của ngành.
3.10. Cục Thuế Hà Nội:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện “một cửa liên thông” trong việc đăng ký mã số thuế với thành lập doanh nghiệp.
3.11. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Với chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo đề án 30 của Chính phủ.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng các Sở, Ngành, Quận, Huyện, Thị xã có báo cáo gửi UBND Thành phố tình hình triển khai thực hiện (Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố).
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, báo cáo UBND Thành phố để xem xét, giải quyết.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 2143/KH-UBND năm 2010 tổ chức thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2015
- 2Kế hoạch 29/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn năm 2011-2015 do tỉnh An Giang ban hành
- 3Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2013 trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2020
- 4Quyết định 2366/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch, Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 2343/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 6Quyết định 1467/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Mục 5 Phụ lục 04 Quyết định 2343/QĐ-UBND về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 7Quyết định 2815/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh Quyết định 2343/QĐ-UBND về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 3Nghị quyết 22/NQ-CP năm 2010 triển khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 2143/KH-UBND năm 2010 tổ chức thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2015
- 5Kế hoạch 29/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn năm 2011-2015 do tỉnh An Giang ban hành
- 6Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2013 trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2020
- 7Quyết định 2366/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch, Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 2343/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 9Quyết định 1467/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Mục 5 Phụ lục 04 Quyết định 2343/QĐ-UBND về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 10Quyết định 2815/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh Quyết định 2343/QĐ-UBND về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa
Kế hoạch 98/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 22/NQ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 98/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/07/2010
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Huy Tưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/07/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra