Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2143/KH-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 22 tháng 7 năm 2010 |
Quán triệt Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:
I. Quan điểm trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn tỉnh số DNNVV chiếm tỷ lệ 95,6% trong tổng số doanh nghiệp được thành lập; tỷ trọng đóng góp của DNNVV trong GDP của tỉnh là 52,7%; giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho gần 300.000 người lao động. Sự phát triển tích cực của khu vực DNNVV trong những năm qua đã huy động được các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị và an sinh xã hội của tỉnh nhà.
Các DNNVV có vốn đầu tư ban đầu tuy không lớn, nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp cả đô thị và nông thôn, ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực; có khả năng huy động và khai thác các nguồn lực, tiềm năng, tạo cơ hội cho nhiều tầng lớp dân cư có thể tham gia đầu tư và tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn giữa các thành phần kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, DNNVV có những khó khăn, hạn chế mang tính đặc thù, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển như: quy mô doanh nghiệp nhỏ; trình độ công nghệ lạc hậu; khả năng quản trị yếu; việc tiếp cận các nguồn vốn, tạo mặt bằng sản xuất gặp nhiều khó khăn; chưa tạo được mối liên kết trong nội khối và với các doanh nghiệp lớn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm….
Chính từ các yếu tố trên, để tiếp tục khuyến khích, trợ giúp phát triển các DNNVV ngày càng đáp ứng các yêu cầu mới về hội nhập và phát triển; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, ngày 30/6/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Mục tiêu tổng quát:
Thông qua việc hình thành cơ chế, chính sách cụ thể có tính đặc thù đẩy nhanh tốc độ phát triển DNNVV; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên 3 mặt: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; DNNVV đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Số lượng DNNVV được thành lập mới tăng từ 20 – 22%/năm giai đoạn 2010 – 2015.
- Tỉ trọng đóng góp của DNNVV vào GDP của tỉnh chiếm từ 55 – 60% (năm 2009 đạt 52,7%).
- Giải quyết việc làm của đô thị và nông thôn từ 30.000 – 35.000 lao động/năm.
- 80% DNNVV có khả năng tiếp cận được với các nguồn vốn.
- 80% DNNVV được trợ giúp pháp lý.
III. Nhiệm vụ và giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV:
1. Trợ giúp về tài chính:
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan khác xây dựng đề án thành lập Quỹ Phát triển DNNVV (gọi tắt là Quỹ), trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt. Xây dựng và ban hành quy chế quản lý tài chính của Quỹ, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của Quỹ, chịu trách nhiệm đảm bảo Quỹ hoạt động đúng mục đích.
Mục đích của Quỹ nhằm tài trợ các chương trình trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
Nguồn vốn của Quỹ phát triển DNNVV gồm: vốn cấp từ ngân sách tỉnh; vốn đóng góp của các tổ chức, các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Hoạt động chính của Quỹ phát triển DNNVV:
+ Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài tỉnh để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV theo quy định của pháp luật.
+ Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp cho DNNVV do các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Ủy thác cho các tổ chức tín dụng, cho vay ưu đãi các DNNVV có dự án đầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của nhà nước và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ.
- Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, ban hành qui chế mở rộng tín dụng cho các DNNVV; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với khả năng và điều kiện hoạt động của DNNVV; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tư vấn về tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác có tính đặc thù cho DNNVV; nghiên cứu phát triển các loại hình ngân hàng thương mại chuyên phục vụ cho đối tượng DNNVV, bao gồm cả việc cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không cần bảo đảm bằng thế chấp tài sản đối với DNNVV có dự án khả thi.
Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, xây dựng nội dung nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng, khi thẩm định hồ sơ vay vốn của DNNVV.
(Hiện Chính phủ giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách theo các nội dung trên trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quý III/2010).
- Cục Thuế Nhà nước tỉnh nghiên cứu, áp dụng điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, đổi mới chế độ kế toán, các biểu mẫu báo cáo theo hướng đơn giản hóa, khuyến khích DNNVV tự kê khai và nộp thuế, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa chống thất thu thuế theo hướng dẫn của Trung ương.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV:
a) Cải tiến năng lực công nghệ:
Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến 2020”, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước mắt lồng ghép thực hiện các giải pháp cải tiến năng lực công nghệ cho DNNVV theo các nội dung sau:
- Khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của DNNVV đối với sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghệ hỗ trợ.
- Hỗ trợ các DNNVV nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các DNNVV, hỗ trợ đánh giá lựa chọn công nghệ.
- Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ cho DNNVV thực hiện đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác,
- Chú trọng các giải pháp hỗ trợ DNNVV đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, các làng nghề truyền thống thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nắm vững công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Củng cố phát triển khoa học công nghệ, hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các DNNVV đổi mới, năng cao năng lực công nghệ.
(Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì rà soát các quy định pháp lý về các chương trình hỗ trợ DNNVV trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II và quý III/2010).
b) Xúc tiến thương mại và kết nối kinh doanh:
Sở Công Thương xây dựng kế hoạch thực hiện “Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia” và “Chương trình xúc tiến thương mại trong nước”, trong quý III/2010 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Đối với hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV công tác xúc tiến thương mại và kết nối kinh doanh cần tập trung triển khai một số giải pháp như sau:
- Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường trong nước và nước ngoài về giá cả, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, trang thiết bị công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh.
- Tổ chức DNNVV khảo sát và tham dự các triển lãm về công nghệ mới, về sản phẩm xuất khẩu tại thị trường nước ngoài; trưng bày giới thiệu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài.
- Xúc tiến thương mại và kết nối kinh doanh cần tiến hành đồng bộ trên 3 kênh: Nhà nước, tổ chức hiệp hội ngành nghề và bản thân doanh nghiệp; đồng bộ trên 2 khu vực thị trường trong nước và ngoài nước.
- Lựa chọn các nhóm ngành ưu tiên giàu tiềm năng xuất khẩu để hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển liên kết ngành và xúc tiến xuất khẩu kết nối kinh doanh với các doanh nghiệp lớn. Tạo điều kiện hình thành và phát triển các hiệp hội ngành nghề; quan tâm nghiên cứu các giải pháp thu hút DNNVV tham gia vào các ngành sản xuất công nghệ cao, các lĩnh vực tạo giá trị gia tăng cao.
(Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng đề án giúp phát triển DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp gắn với qui hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ, trình Thủ tướng Chính phủ vào quý III/2010).
c) Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì rà soát và lồng ghép các giải pháp tăng cường đầu tư và phát triển dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật trong DNNVV vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của tỉnh. Xây dựng kế hoạch thực hiện các Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020, để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường, yêu cầu mở rộng và phát triển các doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động của DNNVV; thiết lập cơ sở dữ liệu tham gia vào hệ thống cơ sỡ dữ liệu quốc gia về thị trường lao động nhằm thu thập, dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo ngành nghề, lĩnh vực, trình độ từ đó kết nối cung cầu lao động thông qua hệ thống giao dịch để doanh nghiệp tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho DNNVV, phối hợp Sở Tài chính đưa nguồn kinh phí thực hiện vào dự toán ngân sách trong năm của tỉnh.
3. Tháo gỡ khó khăn trợ giúp mặt bằng sản xuất:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tổ chức thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo Quỹ đất mới cho các DNNVV; hàng năm thông báo công khai diện tích đất dành cho DNNVV, tổ chức tư vấn, tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV tìm kiếm mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2009/QĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, cụ thể hóa những ưu đãi tài chính về đất đai nhằm hỗ trợ các DNNVV có cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi đô thị, khu dân cư, cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển.
- Sở Tài chính chủ trì xây dựng cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp dành cho DNNVV, vườn ươm doanh nghiệp, trong đó nghiên cứu áp dụng các quy định ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê và hỗ trợ tín dụng đầu tư.
(Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính xây dựng các đề án trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2010).
4. Cải thiện môi trường pháp lý kinh doanh:
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 05/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong quý VI/2010.
Mục đích nhằm triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; hình thành mạng lưới tư vấn pháp luật, bảo đảm 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh có điều kiện được hỗ trợ về các nội dung cơ bản của pháp luật kinh doanh.
5. Cải cách thủ tục hành chính:
Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân địa phương các cấp tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 của tỉnh, tạo thuận lợi cho việc phát triển DNNVV; làm giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường và những chi phí không chính thức khác của DNNVV trước khi vào sản xuất, kinh doanh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc kết nối thông tin giữa hệ thống các cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp quốc gia, với hệ thống thông tin thuế nhằm cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp theo hướng “một cửa liên thông”, đảm bảo đồng bộ về kỹ thuật, nghiệp vụ và sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan.
6. Hỗ trợ DNNVV ở vùng nông thôn:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong quý IV/2010.
Quá trình xây dựng kế hoạch cần nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhất là giai đoạn 2010 - 2015, tập trung các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn và làng nghề truyền thống, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Rà soát, lồng ghép các giải pháp hỗ trợ giúp phát triển DNNVV trong chiến lược phát triển ngành, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các chương trình trọng điểm khác của ngành.
IV. Xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về hỗ trợ DNNVV của tỉnh:
Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển DNNVV. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV theo một số nội dung sau:
- Định hướng công tác phát triển DNNVV; xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV ở địa phương. Tổng hợp xây dựng các kế hoạch, chương trình trợ giúp DNNVV; điều phối, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt.
- Tổ chức đối thoại giữa chính quyền tỉnh và doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV; tuyên dương, khen thưởng doanh nhân, nghệ nhân ưu tú, DNNVV có nhiều thành tựu xuất sắc trong kinh doanh, có sáng tạo trong thiết kế và truyền dạy nghề….
- Tổ chức phối hợp với các sở, ban, ngành, huyện, thị xã có liên quan trong quá trình thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đã được duyệt.
2. Ban điều phối thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV:
Thành lập Ban điều phối thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực Ban Điều phối và các thành viên gồm: Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Hội Nông dân, Liên minh HTX, Hiệp hội doanh nghiệp và Hiệp hội ngành nghề.
Danh sách Ban Điều phối do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của các sở, ngành.
Quy chế làm việc của Ban Điều phối do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của các sở, ngành. Hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Quy chế làm việc của Ban điều phối do Trưởng ban điều phối quyết định.
Kinh phí hoạt động của Ban Điều phối được tổng hợp trong kinh phí thường niên của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trung tâm phát triển DNNVV:
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Trung tâm phát triển DNNVV làm chức năng đầu mối xúc tiến trợ giúp phát triển DNNVV tại địa phương trên cơ sở Thông tư liên tịch số 05/2009/TT-BKHĐT-BNV ngày 05/8/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trung tâm xúc tiến phát triển DNNVV là một đơn vị trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ xây dựng Đề án tổ chức bộ máy và hoạt động của trung tâm.
4. Các tổ chức khác trợ giúp phát triển DNNVV:
Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích các tổ chức hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội thành lập và củng cố các tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV; tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình trợ giúp cho DNNVV, phát triển các dịch vụ phát triển kinh doanh.
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch này; chú trọng các giải pháp cụ thể chuyên ngành và kinh phí thực hiện, đưa vào kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm và 5 năm (2011 - 2015) của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và cân đối nguồn lực.
Kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Chậm nhất trong quý IV năm 2010 các sở, ban, ngành, huyện, thị xã trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch cụ thể của Sở, ngành về các giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV.
2. Cục Thống kê chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổng điều tra, rà soát, tổng hợp và công bố số liệu thống kê về DNNVV trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở định hướng cho việc phát triển DNNVV. Thời gian hoàn thành trong quý III năm 2010.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Kế hoạch 98/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 22/NQ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 29/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn năm 2011-2015 do tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 682/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch triển khai, thực hiện phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015
- 4Quyết định 15/2013/QĐ-UBND quy chế phối hợp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 5Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2013 trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2020
- 6Quyết định 2366/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch, Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Quyết định 2343/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 8Quyết định 03/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương tại Quyết định 24/2014/QĐ-UBND
- 9Quyết định 1467/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Mục 5 Phụ lục 04 Quyết định 2343/QĐ-UBND về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 10Quyết định 2815/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh Quyết định 2343/QĐ-UBND về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
- 3Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 4Thông tư liên tịch 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nội vụ ban hành
- 5Nghị quyết 22/NQ-CP năm 2010 triển khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 585/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn năm 2010 - 2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 98/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 22/NQ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 11Kế hoạch 29/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn năm 2011-2015 do tỉnh An Giang ban hành
- 12Quyết định 682/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch triển khai, thực hiện phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015
- 13Quyết định 15/2013/QĐ-UBND quy chế phối hợp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 14Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2013 trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2020
- 15Quyết định 2366/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch, Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 16Quyết định 2343/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 17Quyết định 03/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương tại Quyết định 24/2014/QĐ-UBND
- 18Quyết định 1467/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Mục 5 Phụ lục 04 Quyết định 2343/QĐ-UBND về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 19Quyết định 2815/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh Quyết định 2343/QĐ-UBND về Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa
Kế hoạch 2143/KH-UBND năm 2010 tổ chức thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2015
- Số hiệu: 2143/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 22/07/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Lê Thanh Cung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra