Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/KH-UBND | Quận 11, ngày 10 tháng 5 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng; các mặt hàng Sữa năm 2019 - Tết Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban nhân dân Quận 11 xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng; các mặt hàng Sữa năm 2019 - Tết Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Quận 11 như sau:
- Chương trình Bình ổn thị trường năm 2019 - Tết Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Quận 11 (sau đây gọi là Chương trình) triển khai để đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội; đồng thời, gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Chương trình triển khai theo hướng tăng cường xã hội hóa, khai thác tối đa tiềm năng của các nguồn lực xã hội, tạo điều kiện cho các nguồn lực gắn kết, đảm bảo an sinh xã hội, phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
- Hàng hóa trong Chương trình là sản phẩm được sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ, an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả phù hợp; có nguồn cung dồi dào, đảm bảo cân đối cung - cầu và đáp ứng nhu cầu của người dân, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.
- Chương trình thúc đẩy phát triển mạng lưới và đa dạng hóa loại hình điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa Bình ổn thị trường được phân phối đến người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về Chương trình, doanh nghiệp và điểm bán tham gia Chương trình để người dân biết tham gia mua sắm.
- Hỗ trợ và bố trí địa điểm phù hợp để Doanh nghiệp tham gia Chương trình tổ chức bán hàng lưu động trên địa bàn (nếu có yêu cầu).
- Tiếp tục duy trì các cửa hàng Bình ổn hiện có, đồng thời rà soát, phát triển mạng lưới bán hàng Bình ổn mới, tập trung vận động các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng mini tham gia bán hàng Bình ổn thị trường phục vụ người dân trên địa bàn.
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, việc chấp hành quy định tại các điểm bán hàng Bình ổn thị trường trên địa bàn; quản lý giá và bán theo giá niêm yết.
- Các đơn vị Phòng, ban phối hợp hỗ trợ Sở ngành, doanh nghiệp tham gia Chương trình thực hiện nhiệm vụ Bình ổn thị trường, hỗ trợ các phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa Bình ổn thị trường vào các điểm bán trong Chương trình trên địa bàn.
III. CÁC NHÓM HÀNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN:
1. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu:
Có 10 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu bao gồm: lương thực (gạo, mì gói, bún khô,...); đường RE, RS; dầu ăn; thịt gia súc; thịt gia cầm; trứng gia cầm; thực phẩm chế biến; rau, củ, quả; thủy hải sản; gia vị.
2. Các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng:
Có 4 nhóm hàng chính yếu phục vụ mùa khai giảng năm học mới, gồm: tập vở; cặp, ba lô, túi xách; đồng phục học sinh; giày.
3. Các mặt hàng Sữa:
Có 4 nhóm sản phẩm sữa bao gồm: Sữa bột dành cho trẻ em; sữa bột dành cho bà mẹ mang thai, sữa bột chức năng (dành cho người cao tuổi, người bệnh, người gầy, giảm cân và bệnh tiểu đường), sữa nước dinh dưỡng bổ sung vi chất (gồm sữa nước, sữa chua uống và cacao).
Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình Bình ổn đến các đơn vị tổ chức thực hiện.
Chủ trì phối hợp với các đơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ, Quận đoàn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân 16 Phường phối hợp với các đơn vị tổ chức bán hàng lưu động, các điểm, cửa hàng liên kết thực hiện qui cách điểm bán hàng thuộc Chương trình Bình ổn thị trường.
Lập danh sách các điểm bán hàng Bình ổn, công khai Doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa, thông tin trên trang thông tin điện tử Quận để người dân biết.
Thường xuyên liên hệ Sở Công thương để nắm bắt thông tin về chủ trương, chính sách, danh sách các Doanh nghiệp tham gia cung cấp hàng Bình ổn (lương thực, thực phẩm; Chương trình Bình ổn các mặt hàng sữa cho người già, trẻ em; Chương trình Bình ổn các mặt hàng phục vụ học sinh mùa khai giảng năm học và Chương trình Bình ổn các mặt hàng dược phẩm thuốc trị bệnh thông thường) làm cầu nối giữa doanh nghiệp, điểm bán hàng đến người tiêu dùng.
Phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện giám sát, kiểm tra, hướng dẫn các điểm Bình ổn về thủ tục đăng ký điểm, tiêu chí của cửa hàng Bình ổn theo quy định như treo biểu tượng (logo) bình ổn, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bố trí sắp xếp hàng hóa, phát hiện ngăn chặn kịp thời hàng gian, hàng giả bảo vệ người tiêu dùng.
Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động Bình ổn của các đơn vị, Ủy ban nhân dân 16 Phường, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân Quận, Thành phố theo quy định.
1.2 Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Chủ trì Đoàn kiểm tra Liên ngành về chấp hành giá cả, phối hợp với Tổ kiểm tra Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các Phường tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành pháp luật về giá đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình bình ổn thị trường năm 2019; kiểm tra việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, đúng mức giá đăng ký với cơ quan có thẩm quyền đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, mặt hàng sữa tại các chợ, siêu thị, các điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn. Kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân Quận, đề xuất UBND thành phố, Sở Tài chính các biện pháp thích hợp nhằm bình ổn giá cả thị trường khi có tình trạng tăng giá đột biến.
1.3 Giao Phòng Văn hóa và Thông tin - Trung tâm Văn hóa:
Phối hợp ngành dọc, phòng, ban, đơn vị Quận tạo điều kiện thuận lợi để phổ biến, đưa thông tin về Chương trình Bình ổn thị trường của Thành phố và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Thực hiện treo băng rôn, phát tờ rơi và đưa tin trên Bản tin quận về Chương trình Bình ổn thị trường của Thành phố và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
1.4 Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức thông tin, tuyên truyền trong ngành và các trường học trên địa bàn Quận về Chương trình các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học.
Phối hợp với Phòng kinh tế để làm cầu nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất - kinh doanh các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng tham gia Chương trình được tiếp cận với Ban Giám hiệu của các trường học, giới thiệu hàng Bình ổn đến phụ huynh học sinh mua sắm cho con em mình trong mùa khai giảng.
1.5 Giao Ủy ban nhân dân 16 Phường:
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Phường tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, địa điểm cửa hàng tham gia hàng Bình ổn, triển khai trong nội bộ và thông báo rộng rãi đến người dân biết. Kết hợp vận động hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Vận động các cửa hàng tiện lợi, tự chọn, mini trên địa bàn tham gia bán hàng Bình ổn.
Cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra Liên ngành giá cả của Quận, giám sát, kiểm tra các điểm Bình ổn trên địa bàn, kịp thời nắm bắt ý kiến phản ảnh của nhân dân về Chương trình Bình ổn, chất lượng, giá cả, danh mục mặt hàng, xử lý những trường hợp cố tình vi phạm về giá cả, chất lượng sản phẩm hàng hóa,...
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng tại các chợ. Thường xuyên cập nhật, nắm tình hình và báo cáo khi có biến động về giá cả xảy ra tại các Chợ, có biện pháp, đề xuất Quận xử lý kịp thời.
Tập trung hỗ trợ và duy trì các điểm Bình ổn hiện có (chủ yếu thịt heo), rà soát quầy sạp còn trống, vận động tiểu thương đăng ký tham gia bán hàng của Chương trình, ưu tiên phân phối bán những mặt hàng thiết yếu như thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, rau củ quả,...
1.7 Đề nghị Hội Doanh nghiệp Quận 11:
Tổ chức thông tin, triển khai đến các doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình Bình ổn của Thành phố và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
1.8 Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 11, Hội LHPN Quận và Quận đoàn 11:
Cụ thể hóa Kế hoạch này, triển khai đến các cơ sở, chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan vận động các doanh nghiệp, hộ gia đình có mặt bằng bỏ trống cần cho thuê, giới thiệu Sở Công thương, Liên hiệp Hợp tác xã Thành phố để mở cửa hàng theo mô hình Saigon Co.op, Satra Foods và Ủy ban nhân dân 16 Phường hỗ trợ điểm bán hàng lưu động các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng, các mặt hàng sữa.
Tăng cường giám sát suốt thời gian thực hiện Chương trình Bình ổn, phối hợp cùng các đơn vị tuyên truyền về Chương trình, giới thiệu các điểm bán hàng Bình ổn trên địa bàn để người dân biết đến mua sắm.
Theo dõi nắm tình hình thuận lợi, khó khăn, hiệu quả kinh doanh trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân Quận theo quy định.
2. Thời gian - Tiến độ thực hiện:
Thời gian thực hiện Chương trình nêu trên là từ ngày ban hành kế hoạch này đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2020. Riêng các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học mới thời gian cao điểm cung ứng hàng hóa: từ 01 tháng 5 năm 2019 đến ngày 31 tháng 10 năm 2019.
Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Văn hóa và Thông tin - Trung tâm Văn hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội doanh nghiệp quận, Ủy ban nhân dân 16 Phường. Ban quản lý các chợ thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ vào ngày 01 hàng tháng (bắt đầu báo cáo từ 01/6/2019) gửi về Ủy ban nhân dân Quận (thông qua Phòng Kinh tế) để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Quận báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường năm 2019 của Ủy ban nhân dân Quận 11, các đơn vị, Ủy ban nhân dân 16 Phường, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động phối hợp triển khai thực hiện đạt kết quả cao. Trong quá trình thực hiện, nếu các đơn vị gặp khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo Phòng Kinh tế để trình Ủy ban nhân dân Quận chỉ đạo giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 6200/KH-UBND năm 2022 về Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2023, Tết Nguyên đán Quý Mão và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2022 thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão do tỉnh Sơn La ban hành
- 3Kế hoạch 4038/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bình ổn thị trường hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Quyết định 1223/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường mặt hàng Lương thực, thực phẩm thiết yếu; mặt hàng phục vụ Mùa khai giảng; mặt hàng Sữa năm 2019 - Tết Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Kế hoạch 6200/KH-UBND năm 2022 về Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2023, Tết Nguyên đán Quý Mão và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2022 thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Kế hoạch 4038/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình bình ổn thị trường hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 do tỉnh Kon Tum ban hành
Kế hoạch 96/KH-UBND thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng; các mặt hàng Sữa năm 2019 - Tết Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 96/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 10/05/2019
- Nơi ban hành: Quận 11
- Người ký: Trương Quốc Cương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/05/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra