Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 905/KH-UBND

Bình Dương, ngày 30 tháng 3 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 107/2015/QH13 NGÀY 26/11/2015 CỦA QUỐC HỘI VỀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định cụ thể các nội dung, công việc, thời hạn, tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan tổ chức khác có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Nghị quyết số 107/2015/QH13, bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả trong công việc.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tư pháp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và các sở, ngành có liên quan nhằm thực hiện thông suốt, có hiệu quả chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong việc triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại, nâng cao hiểu biết và tiếp cận của người dân với dịch vụ Thừa phát lại.

2. Yêu cầu

Xác định rõ ràng, cụ thể nội dung giải pháp và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc triển khai thực hiện công việc trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào Kế hoạch chủ động triển khai và phối hợp thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh trong việc thực hiện chế định Thừa phát lại

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Quý II năm 2016.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chế định Thừa phát lại và các nội dung Nghị quyết số 107/2015/QH13 và các văn bản liên quan về Thừa phát lại

a) Tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 107/2015/QH13 và các văn bản liên quan về Thừa phát lại

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh và các ban, ngành có liên quan tại địa phương.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2016 và các năm tiếp theo.

b) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về Thừa phát lại

- Phân công nhiệm vụ:

+ Sở Tư pháp biên soạn nội dung tài liệu về Thừa phát lại để cung cấp cho công tác tuyên truyền. Tiếp tục duy trì Kế hoạch truyền thông về Thừa phát lại trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Dương.

+ Các ban, ngành, đoàn thể lồng ghép nội dung tuyên truyền về Thừa phát lại trong sinh hoạt Ngày pháp luật hàng tháng.

+ Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh tuyên truyền về Nghị quyết số 107/2015/QH13 và tiếp tục phổ biến về chế định Thừa phát lại trong ngành mình theo hình thức thích hợp hiệu quả.

+ Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo hoạt động các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình thực hiện tuyên truyền, phổ biến về Thừa phát lại.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2016 và các năm tiếp theo.

3. Tiếp tục triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại và thành lập mới các Văn phòng Thừa phát lại

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan tham mưu: Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2016 và các năm tiếp theo.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về Thừa phát lại

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện chế định Thừa phát lại. Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh và cơ quan Công an tỉnh trong công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc chấp hành pháp luật, quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của các Văn phòng Thừa phát lại trong quá trình hoạt động.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan, ban, ngành có liên quan tại địa phương.

- Thời gian thực hiện: Năm 2016 và các năm tiếp theo.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước, được cấp theo dự toán hằng năm của các cơ quan được phân công theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp

- Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai Kế hoạch này và các văn bản pháp luật có liên quan về Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện nhiệm vụ quy định tại Mục II của Kế hoạch.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất biện pháp, kiến nghị Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Kế hoạch.

- Tăng cường công tác kiểm tra, về tổ chức hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh, giúp cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về thực hiện chế định Thừa phát lại.

2. Các cơ quan tiến hành tố tụng

Đề nghị phối hợp thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 107/2015/QH13 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương tiếp tục đưa tin và xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự để truyền thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại và Nghị quyết số 107/2015/QH13 góp phần nâng cao nhận thức của người dân để người dân biết và sử dụng dịch vụ do Thừa phát lại cung cấp.

4. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trong phạm vi quản lý của mình, tích cực triển khai hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo Kế hoạch, đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

Các cơ quan được phân công, chủ trì thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch này, lập kinh phí bảo đảm việc triển khai thi hành, báo cáo cơ quan có thẩm quyền duyệt dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.

Các cơ quan phối hợp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ trì, thực hiện các nội dung nhiệm vụ cụ thể được phân công, báo cáo kết quả triển khai theo yêu cầu.

Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục Bổ trợ Tư pháp-BTP;
- Cục Công tác phía Nam-BTP;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố;
- Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh;
- Báo Bình Dương, Website tỉnh;
- LĐVP (N,V), Thuỳ;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Trần Thanh Liêm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 905/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  • Số hiệu: 905/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 30/03/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Trần Thanh Liêm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản