ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 25 tháng 6 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU ngày 28/12/2020 của Tỉnh ủy Ninh Bình về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
1. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao đã đề ra trong Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 28/12/2020 của Tỉnh ủy Ninh Bình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025, đưa sự nghiệp văn hóa, thể thao có bước phát triển mạnh mẽ, tạo nền tảng vững chắc góp phần xây dựng Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững.
2. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao giai đoạn 2021-2025 phải đảm bảo có chất lượng, hiệu quả, gắn với tiếp tục thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch của tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao đã đề ra và được tiến hành đồng bộ với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tập trung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, tạo lập môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, tiến bộ. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư, tạo nguồn lực nội sinh quan trọng trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người và phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển sâu rộng thể dục, thể thao cho mọi người, góp phần nâng cao tầm vóc, thể chất, sức khỏe nhân dân. Củng cố, phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp, đưa thể thao Ninh Bình đạt vị trí cao trong khu vực đồng bằng sông Hồng, khẳng định vị thế thể thao Ninh Bình trên toàn quốc.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2025
- Gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 90%; khu dân cư văn hóa đạt 92%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đạt 80%.
- 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 70% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.
- 100% thôn, làng, khu phố có hương ước, quy ước và thực hiện hiệu quả hương ước, quy ước.
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa đạt 99,3%; tỷ lệ khu dân cư có nhà văn hóa đạt 97%.
- Hằng năm có 20 - 25 di tích được tu bổ, tôn tạo. Số di tích được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia từ 2021 đến 2025: 40 di tích.
- Hoàn thành “Dự án bảo tồn, tôn tạo, khai quật khảo cổ học và phát huy giá trị lịch sử văn hóa Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư”.
- Hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình văn hóa ở tỉnh: Nhà Văn hóa trung tâm, Bảo tàng, Thư viện và khu nhà làm việc của Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư.
- Số người tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đạt 36% dân số. Số gia đình luyện tập thể dục thể thao đạt 29,5% số hộ gia đình trong toàn tỉnh.
- Số trường phổ thông thực hiện đầy đủ, đảm bảo chất lượng công tác giáo dục thể chất nội khóa đạt 100%. Số học sinh được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạt 90-95% tổng số học sinh phổ thông các cấp.
- Số trường học phổ thông có câu lạc bộ thể dục, thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục, thể thao, thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa đạt từ 87-90% tổng số trường.
- Số cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đạt 100%.
- Số môn thể thao thành tích cao đào tạo, huấn luyện: 14 môn; số vận động viên: 240; vận động viên tham gia đội tuyển quốc gia và đội tuyển trẻ: 35; vận động viên đạt đẳng cấp kiện tướng: 25, cấp I: 45; tổng số huy chương tại các giải thể thao quốc gia: 130, quốc tế: 20. Phấn đấu đạt thứ hạng từ 21-24 trên 65 tỉnh, thành, ngành tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc.
- Đội bóng chuyền nam trụ vững hạng mạnh và nằm trong tốp 4 đội dẫn đầu tại giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia hằng năm.
- Đội bóng chuyền nữ trụ vững hạng mạnh và hướng tới nằm trong tốp 6 đội mạnh tại giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia.
1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động về xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh. Gắn việc tổ chức thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Chú trọng nâng cao chất lượng bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa.
- Tập trung triển khai thực hiện các quy định về nếp sống văn hóa, văn minh, trong đó chú trọng xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, trong tham gia giao thông, trong hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ, trong giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường.
- Xây dựng, thực hiện các quy định về văn hóa công vụ, văn hóa công sở trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang; nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong trường học.
- Tiếp tục chỉ đạo xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Qua đó phát huy thuần phong, mỹ tục, xóa bỏ hủ tục, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong gia đình, làng, thôn, phố, khu dân cư.
2. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thông tri số 30-TT/TU ngày 19/5/2005 của Tỉnh ủy Ninh Bình về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác gia đình.
- Đẩy mạnh giáo dục về nếp sống văn hóa, văn minh trong gia đình trên cơ sở tiếp nối các giá trị văn hoá, đạo đức, nếp sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc; xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, các thành viên trong gia đình có ý thức tuân thủ pháp luật, lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, có tinh thần tương thân, tương ái, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó chú trọng những nhóm đối tượng có nguy cơ cao về bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội. Duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, các loại hình hoạt động can thiệp làm giảm tình trạng bạo lực gia đình ở cơ sở.
- Đổi mới nội dung, phương thức tổ chức, đa dạng hóa các loại hình hoạt động chuyên ngành của các thiết chế văn hóa, thể thao nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và các hoạt động cộng đồng của người dân.
- Tổ chức sâu rộng phong trào văn hóa, văn nghệ trong cộng đồng dân cư, chú trọng khai thác, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống; tập trung xây dựng, củng cố, phát triển các loại hình câu lạc bộ, đội, nhóm văn nghệ; tăng cường tổ chức các hoạt động biểu diễn giao lưu, hội thi, liên hoan văn nghệ không chuyên ở cấp huyện và cơ sở.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị văn hóa cấp tỉnh cả về chất lượng các sản phẩm văn hóa và chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân. Tăng cường đưa các sản phẩm văn hóa về cơ sở phục vụ nhân dân và tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quy mô cấp tỉnh ở cơ sở.
- Tập trung xây dựng các sản phẩm văn hóa tiêu biểu tạo thành thương hiệu văn hóa của Ninh Bình. Tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật của tỉnh có chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật. Đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn cấp quốc gia, quốc tế. Tăng cường các hoạt động hợp tác, trao đổi, giao lưu về văn hóa nghệ thuật. Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, nghệ thuật do các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố tổ chức, trong đó quan tâm tham gia các sự kiện văn hóa đối ngoại.
- Từng bước xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa, bổ sung thêm các sản phẩm, dịch vụ văn hóa đặc trưng của Ninh Bình đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của tỉnh.
4.1. Tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng, kháng chiến, các giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, thống nhất về di tích (bao gồm cả di tích khảo cổ học), di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh.
- Khai thác nguồn tư liệu, tài liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa Ninh Bình hiện đang lưu giữ tại các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành ở trung ương và hệ thống lưu trữ quốc gia để xuất bản, lưu trữ, làm phong phú nguồn dữ liệu lịch sử, văn hóa của địa phương.
- Nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học đối với các di sản tiêu biểu đề nghị công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di tích cấp tỉnh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch khảo cổ; kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể; thực hiện các hoạt động bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn.
- Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, đặc biệt là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An, góp phần mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
4.2. Khai thác, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống tốt đẹp của vùng đất Cố đô Hoa Lư, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu:
- Tổ chức hiệu quả việc giới thiệu giá trị di tích, di sản tại di tích, bảo tàng; các hoạt động quảng bá, giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng, các ứng dụng trên môi trường mạng; xuất bản các tài liệu, ấn phẩm, phim ảnh….
- Tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã phê duyệt, ban hành. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu, khai quật khảo cổ làm sáng rõ hơn giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất Cố đô Hoa Lư, trọng tâm thực hiện và hoàn thành dự án bảo tồn, tôn tạo, khai quật khảo cổ học và phát huy giá trị lịch sử văn hóa Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.
4.3. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động bảo tồn, khai thác, phát huy các loại hình nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống, trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc. Trong đó tập trung xây dựng và tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật truyền thống có chất lượng cao như hát Chèo, hát Xẩm…, các hoạt động trải nghiệm nghề thêu, đá mỹ nghệ, nghề cói… đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân và du khách, góp phần quảng bá các giá trị di sản văn hóa của tỉnh. Tăng cường công tác quản lý và tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, đặc biệt là Lễ hội Hoa Lư, Lễ hội Báo bản, Lễ hội Làng Bình Hải...
4.4. Triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ số trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó tập trung thực hiện và hoàn thành số hóa dữ liệu về di sản văn hóa; số hóa tư liệu, hiện vật tại bảo tàng tỉnh và thực hiện ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của Bảo tàng tỉnh, Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước” gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Vận động người dân tự chọn cho mình môn thể thao phù hợp để tập luyện hằng ngày nhằm tạo thói quen vận động hợp lý suốt đời để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Tổ chức xây dựng, phát triển các câu lạc bộ thể dục, thể thao, các mô hình phát triển thể dục, thể thao quần chúng. Quan tâm tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cho các đối tượng xã hội đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật. Phát triển thể thao giải trí, kinh doanh dịch vụ thể thao gắn với hoạt động văn hóa, du lịch.
- Nâng cao chất lượng dạy và học thể dục chính khóa, phát triển hoạt động thể thao ngoại khóa có nề nếp, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện cho học sinh, sinh viên; xây dựng phát triển các loại hình câu lạc bộ thể thao trường học, đảm bảo các trường học đều có câu lạc bộ thể dục, thể thao. Chú trọng việc phát hiện, bồi dưỡng tài năng thể thao ngay từ cấp tiểu học để làm tiền đề cho công tác đào tạo lực lượng thể thao thành tích cao. Tổ chức tốt các giải thể thao cho học sinh, sinh viên và Hội khỏe Phù Đổng các cấp.
- Thực hiện “Chương trình phổ cập bơi phòng, chống đuối nước” trong học sinh phổ thông từ 7 đến 15 tuổi, từng bước đưa môn bơi vào chương trình giảng dạy tự chọn đối với các trường tiểu học có bể bơi.
- Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Phát triển hệ thống các câu lạc bộ thể dục, thể thao, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ tiếp cận với hoạt động thể dục, thể thao; hằng năm tổ chức các giải thể thao, hội thao trong lực lượng quân sự và công an để kiểm tra đánh giá chất lượng rèn luyện thân thể, góp phần nâng cao kỹ năng tác nghiệp, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận một cách đồng bộ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp, tập trung đầu tư cho các môn thể thao, vận động viên thể thao trọng điểm.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung công tác quy hoạch, đào tạo lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh có khả năng giành huy chương tại các kỳ Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc, phấn đấu đạt thứ hạng từ 21 - 24 trên 65 tỉnh, thành, ngành trong cả nước.
- Kiện toàn hệ thống đào tạo các tuyến vận động viên năng khiếu, trẻ và đội tuyển của môn bóng chuyền. Tăng cường vận động tài trợ kinh phí xã hội hóa cho đội tuyển bóng chuyền nam và nữ của tỉnh.
- Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tập luyện nâng cao thành tích vận động viên của các môn thể thao trọng điểm.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Liên đoàn thể thao, Hội thể dục, thể thao. Triển khai thực hiện chuyển giao từng bước các hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực thể dục, thể thao cho các Liên đoàn thể thao, Hội thể dục, thể thao để phát huy vai trò tích cực của hệ thống Liên đoàn - Hội thể dục, thể thao trong sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao giai đoạn tới.
7. Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống công trình văn hóa, thể thao công cộng
- Xây dựng, nâng cấp các công trình thể thao ở tỉnh để đáp ứng việc tập luyện của vận động viên thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp và tổ chức các giải thể thao của tỉnh, đăng cai tổ chức các giải thi đấu quốc gia và quốc tế. Hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình văn hóa Nhà Văn hóa trung tâm, Bảo tàng, Thư viện cấp tỉnh.
- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức, bộ máy cán bộ và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện, cấp xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn. Gắn việc xây dựng các công trình văn hóa, thể thao công cộng với thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, cấp huyện.
- Phát huy đầy đủ trách nhiệm của chính quyền các cấp trong quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, thể thao ở địa phương. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của cơ quan chuyên ngành văn hóa thể thao cấp tỉnh, cấp huyện.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn hiệu quả. Đổi mới công tác quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao; tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển đổi hoạt động của các cơ sở thể dục, thể thao công lập sang phương thức cung ứng dịch vụ công.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao các cấp.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa và thể thao, trước mắt thực hiện ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thư viện, bảo tàng và quản lý di sản văn hóa.
- Xây dựng, ban hành cơ chế quản lý và các chính sách thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao trong giai đoạn mới. Tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách cho xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao. Cân đối, bố trí các nguồn lực của nhà nước cho phát triển văn hóa, thể thao đảm bảo tương xứng với tăng trưởng kinh tế của địa phương.
- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, trong đó tập trung vào nội dung hỗ trợ xây dựng, trang thiết bị các thiết chế văn hóa, tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí ở cơ sở và xã hội hoá trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao và dịch vụ văn hóa, thể thao đảm bảo môi trường hoạt động văn hóa, thể thao trong sạch, lành mạnh.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, đề án có liên quan và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức thực hiện Kế hoạch theo giai đoạn và từng năm. Tổng hợp kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra tại Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, ban hành các quy định về quản lý, các chương trình, đề án về phát triển văn hóa, thể thao, các văn bản về chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hóa, thể thao.
2. Sở Tài chính
Hằng năm, căn cứ khả năng ngân sách, chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh phương án bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao theo quy định.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan.
- Chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường; đẩy mạnh hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất và thể thao trong các trường học.
- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao công tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua các hoạt động giáo dục của các nhà trường.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tăng cường thời lượng phát sóng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về văn hóa, thể thao và các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các tài liệu, ấn phẩm, phóng sự, chương trình truyền hình, truyền thanh phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, phát triển thể thao trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.
6. Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, các quy định của pháp luật về quản lý văn hóa, thể thao và kết quả thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu những giá trị di sản văn hóa của địa phương, tuyên truyền, quảng bá các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các sự kiện văn hóa, thể thao diễn ra trên địa bàn.
- Tuyên truyền, biểu dương gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng và phát triển văn hóa; phê phán, lên án những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, những hành vi vi phạm trong hoạt động văn hóa, thể thao.
7. Các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh
- Căn cứ nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch này và các kế hoạch về xây dựng và phát triển văn hóa của UBND tỉnh đã ban hành xây dựng kế hoạch hằng năm và tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao.
8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Chỉ đạo Ban Tuyên giáo các Thành ủy, Huyện ủy, Đảng ủy trực thuộc và các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện các Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, tuyên truyền tập trung tuyên truyền, phản ánh, quảng bá, giới thiệu về văn hóa, lịch sử và truyền thống tốt đẹp của con người và vùng đất Cố đô Hoa Lư, những kết quả xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao trong tỉnh.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh
- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động, các chương trình phát triển văn hóa - xã hội do các tổ chức đoàn thể ở trung ương và địa phương tổ chức, phát động.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao giai đoạn 2021-2025.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch của địa phương để triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này và các kế hoạch về xây dựng và phát triển văn hóa của UBND tỉnh đã ban hành trên địa bàn; bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ của địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao trên địa bàn.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng và phát triển văn hóa ở địa phương.
Trên đây là Kế hoạch phát triển văn hóa, thể thao giai đoạn 2021-2025 tỉnh Ninh Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, các đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện, hằng năm báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp) theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 147/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 1750/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 3Nghị quyết 12/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020
- 1Chỉ thị 49-CT/TW năm 2005 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 147/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 1750/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 4Nghị quyết 12/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020
Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2021 về phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 90/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 25/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định