Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 853/KH-UBND | Bắc Ninh, ngày 07 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030”;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1849/TTr-SNN ngày 30 tháng 11 năm 2021.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021-2030” cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và xây dựng thành công các cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB) để phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể
- Chủ động phòng bệnh, giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng thủy sản nuôi mới, truyền thống, giống đặc sản có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh, không để mầm bệnh lây lan rộng.
- Ngăn chặn, kiểm soát có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm các bệnh nguy hiểm, mới nổi trên thủy sản gồm:
Trên cá Chép, Trắm, Trôi, Mè: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (SVC), bệnh do Koi Herpes vi rút (KHV), bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus.
Trên cá Rô phi, cá Điêu hồng: Bệnh do TiLV (TiLV) và bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus.
Trên Tôm càng xanh: Bệnh trắng đuôi (WTD).
Trên cá Nheo mỹ (cá Lăng đen): Bệnh do Vi rút CCVD.
Một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo cảnh báo của OIE/NACA.
- Xây dựng được vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT để phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu.
1. Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành
a. Tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
b. Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh
- Tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP,...); áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi,...
c. Giám sát bị động tại các vùng nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Thường xuyên kiểm tra cơ sở nuôi thủy sản; trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và các thông số quan trắc môi trường.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp xử lý tổng hợp theo quy định, không để dịch bệnh lây lan rộng.
d. Giám sát chủ động
- Tổ chức giám sát chủ động tại các cơ sở sản xuất ương dưỡng giống, cơ sở nuôi thương phẩm; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, tổ chức xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
- Tổ chức giám sát chủ động, xây dựng quy trình xét nghiệm, nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các biện pháp ứng phó, xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi xâm nhập từ bên ngoài vào trong tỉnh.
đ. Rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu hành một số bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cấp tỉnh về dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản.
- Xây dựng bản đồ dịch tễ và đề xuất, hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh.
e. Kiểm dịch, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật thủy sản
- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, đặc biệt là các đối tượng thủy sản sử dụng làm giống khi lưu thông từ tỉnh ngoài vào địa bàn tỉnh phải được kiểm tra nguồn gốc rõ ràng và được xét nghiệm âm tính với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm….
- Tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản sử dụng làm giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g. Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản lưu hành trong tỉnh và từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh.
2. Xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB
a. Trên cơ sở hiện trạng nuôi trồng thủy sản và tình hình dịch bệnh của địa phương, tổ chức, hướng dẫn xây dựng một số cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB; có lộ trình và trước mắt ưu tiên bố trí xây dựng các cơ sở sản xuất, cung ứng động vật thủy sản sử dụng làm giống đạt ATDB.
b. Tổ chức ghi chép, lưu trữ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu của địa phương và doanh nghiệp về dịch bệnh, giám sát dịch bệnh, các tài liệu liên quan để được công nhận ATDB.
3. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản
a. Đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cho Trạm Chẩn đoán - Xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật thuộc Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản để phục vụ công tác chẩn đoán và giám sát chủ động các bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản.
b. Tổ chức hội thảo, đào tạo tập huấn nâng cao kỹ thuật lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm các loại dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, các chỉ tiêu quan trắc môi trường cho đội ngũ cán bộ chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở.
4. Tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
a. Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản theo quy định, đặc biệt tại các vùng nuôi tập trung đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh, đối tượng nuôi có giá trị kinh tế,... để cảnh báo, chủ động ứng phó với các điều kiện môi trường bất lợi nhằm giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản.
b. Rà soát, đánh giá hiện trạng, bổ sung các điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; ưu tiên hệ thống quan trắc tự động tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, vùng nuôi lồng trên sông.
c. Rà soát, đánh giá hiện trạng, bổ sung trang thiết bị, máy móc, nguồn lực cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường.
d. Cử cán bộ đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật về quan trắc môi trường.
5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin
a. Nghiên cứu đề xuất, thực hiện một số nghiên cứu, điều tra, đánh giá đặc điểm dịch tễ và lưu hành một số bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản làm cơ sở đề xuất các biện pháp, giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
b. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bao gồm: báo cáo, chia sẻ, phân tích số liệu dịch bệnh, dự báo, cảnh báo dịch bệnh.
6. Thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức
a. Xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền hằng năm về các bệnh mới nổi, bệnh có nguy cơ gây hại cho động vật thủy sản phù hợp với từng đối tượng thủy sản nuôi; đẩy mạnh tổ chức Hội thảo, diễn đàn, tham quan học tập kinh nghiệm, các lớp tập huấn… cho các cán bộ làm công tác thú y thủy sản, khuyến ngư cơ sở, các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản về các mối nguy, nguy cơ với từng đối tượng thủy sản nuôi để thực hiện tốt công tác phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b. Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về quản lý và bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB.
c. Phối hợp, chia sẻ kết quả giám sát bị động, giám sát chủ động, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB với các hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hỗ trợ xác định thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu.
1. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước
- Kinh phí mua vật tư, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Kinh phí kiểm tra, giám sát chủ động và bị động lấy mẫu bệnh thủy sản.
- Kinh phí tổ chức thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; hội nghị về phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
- Kinh phí tổ chức quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; xây dựng hệ thống thu thập, phân tích thông tin để quản lý chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cảnh báo dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản.
- Kinh phí nghiên cứu, điều tra, đánh giá đặc điểm dịch tễ và lưu hành một số bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản; xây dựng các mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi an toàn dịch bệnh, nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.
- Kinh phí mua sắm trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất cho Trạm Chẩn đoán - Xét nghiệm và điều trị bệnh động vật thuộc Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản đảm bảo đủ năng lực chẩn đoán, xét nghiệm các loại dịch bệnh động vật nói chung, bệnh thủy sản nói riêng trên địa bàn tỉnh.
- Kinh phí hỗ trợ chủ hộ, cơ sở, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản có động vật thủy sản mắc bệnh buộc phải tiêu hủy.
2. Kinh phí người dân, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất thủy sản tự đảm bảo
Ngoài các nội dung hỗ trợ theo quy định hiện hành. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng, sản xuất thủy sản phải đảm bảo kinh phí:
- Kinh phí hoạt động giám sát dịch bệnh trong chuỗi sản xuất của cơ sở, doanh nghiệp.
- Kinh phí hoạt động phòng, chống dịch tại cơ sở nuôi.
- Kinh phí xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất ATDB.
- Kinh phí cho việc lấy mẫu, xét nghiệm mẫu và các khoản phí khác khi thực hiện kiểm dịch vận chuyển thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh theo quy định.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản bị bệnh, nghi bị bệnh phải chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm và tiêu hủy (nếu bị bệnh).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch
- Hằng năm, trên cơ sở “Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021-2030” tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng dự toán kinh phí để tổng hợp chung vào dự toán kinh phí triển khai “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh” gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức điều tra, xác minh ổ dịch; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
- Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai lấy mẫu giám sát chủ động lưu hành tác nhân gây bệnh trên đàn thủy sản; tổ chức quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản để cảnh báo và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch hiệu quả.
- Hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB; hướng dẫn thực hiện việc duy trì trạng thái ATDB đối với các cơ sở đã được công nhận.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vật tư, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý môi trường do Ngân sách nhà nước hỗ trợ phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại các huyện, thành phố; hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong việc tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh thủy sản; các biện pháp xử lý đối với thủy sản bị nhiễm bệnh.
- Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản theo đúng quy định của Pháp luật Thú y.
-Tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi.
Căn cứ chế độ, chính sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan rà soát các nội dung hoạt động của Kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện theo quy định về phân cấp ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành và địa phương có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền phòng, chống các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi ở động vật thủy sản, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống truyền thanh cơ sở tổ chức công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản để người nuôi trồng thủy sản chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh, hợp tác trong xử lý ổ dịch.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường tại các khu vực nuôi trồng thủy sản, khu vực tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành và địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ công tác phòng, chống bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi theo quy định hiện hành.
- Tập trung kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản vào địa bàn tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với Thanh tra giao thông, Quản lý thị trường, Thú y, UBND các huyện, thành phố đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tổ chức dừng phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển và vệ sinh, sát trùng tiêu độc.
- Lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản nhập lậu, không rõ nguồn gốc vào địa bàn tỉnh.
9. Ban Quản lý an toàn thực phẩm
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; thanh tra, kiểm tra các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan.
Phối hợp với lực lượng Thú y, Công an, Thanh tra giao thông đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các Sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc vào địa bàn tỉnh.
12. Báo Bắc Ninh, Đài PT - TH tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng chuyên mục đưa tin về tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống bệnh các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi.
- Tăng cường thời lượng phát sóng tuyên truyền về phòng, chống các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên đàn thủy sản nuôi.
13. Uỷ ban MTTQ và các Tổ chức đoàn thể tỉnh
- Hướng dẫn, chỉ đạo các cấp thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn thủy sản.
- Phối hợp thực hiện chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức đoàn thể. Phát huy vai trò và nâng cao nhận thức của nhân dân trong đấu tranh phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi.
- Hằng năm, trên cơ sở Kế hoạch này và Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt, chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện tại địa phương.
- Chỉ đạo các phòng, ban có liên quan tập huấn, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các nội dung, giải pháp phòng, chống các bệnh nguy hiểm ở thủy sản nuôi trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí, nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất khi có thủy sản mắc bệnh buộc tiêu hủy để thực hiện công tác phòng, chống dịch theo thẩm quyền.
- Quản lý hoạt động của các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, buôn bán động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản trên địa bàn.
- Tổ chức hướng dẫn, xây dựng các cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB.
- Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
- Thực hiện tuyên truyền và vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
16. Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản
- Các hội, hiệp hội chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện để phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân là thành viên của hội, hiệp hội tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch.
- Các doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống thủy sản chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát lưu hành tác nhân gây bệnh thủy sản trong cơ sở của mình theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; bố trí kinh phí, nguồn lực để thực hiện Kế hoạch. Doanh nghiệp và người nuôi chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát thủy sản trong suốt quá trình thả nuôi và phải báo ngay cho chính quyền cơ sở và cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y các cấp khi phát hiện thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ dịch bệnh. Tổ chức giám sát, lấy mẫu, xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh (nếu có) đối với tất cả các trường hợp thủy sản chết bất thường, thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh tại cơ sở nuôi. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin dịch bệnh thủy sản theo các quy định hiện hành.
- Các cơ sở sản xuất giống, các doanh nghiệp sản xuất thủy sản cần chủ động xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận cơ sở ATDB theo quy định.
Trên đây là “Kế hoạch Phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021 - 2030”. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2736/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm ở thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030
- 2Quyết định 2821/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2021-2030
- 3Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật thú y 2015
- 3Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Luật Thủy sản 2017
- 6Quyết định 434/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2736/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm ở thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030
- 8Quyết định 2821/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2021-2030
- 9Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022
Kế hoạch 853/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021-2030
- Số hiệu: 853/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Vương Quốc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra