Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 85/KH-UBND

Hà Giang, ngày 07 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TỈNH HÀ GIANG NĂM 2016

A- THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2015

I. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

1. Tình hình dịch HIV

1.1. Mức độ lây nhiễm HIV (tính đến 31/12/2015)

- Từ sau ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1998 đến nay lũy tích toàn tỉnh có 1.544 ca nhiễm HIV, chuyển AIDS 885, tử vong do AIDS 398 và số nhiễm HIV còn sống 1.146 người, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong cộng đồng chiếm 0,14%;

- 11/11 huyện và 107 xã có người nhiễm HIV (năm 2015 tăng thêm 2 xã), địa bàn huyện có người nhiễm cao nhất là thành phố Hà Giang (36,1%); Bắc Quang (25,52%); Vị Xuyên (13,5%); Quang bình (5,9%); Các huyện khác (19,3%).

1.2. Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng

Dịch HIV/AIDS vẫn đang trong giai đoạn tập trung trong nhóm nguy cơ (NCMT, GBD), nhưng đã có xu hướng lan ra cộng đồng, trong năm 2014 - 2015 phát hiện nhiều ca nhiễm mới là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh, chủ yếu là người trẻ (15-29 tuổi) chiếm 85,2% và cả phụ nữ mang thai, thanh niên khám tuyển quân sự; phân bố nhiễm theo giới (nam 64,8%, nữ 35,2%), tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV mới ở nữ từ 42,7% năm 2014 lên 48,3% năm 2015.

2. Các yếu tố liên quan

2.1. Tình hình nghiện chích ma túy

Tệ nạn nghiện chích ma túy diễn biến phức tạp, khó lường, số người nghiện chích quản lý được 669 người (Số liệu Công an, Sở LĐ, TB&XH cung cấp), nhưng trên thực tế số lượng tiếp cận đồng đẳng còn cao hơn rất nhiều. 89/195 xã trên 11 huyện/thành phố có người nghiện chích. Hiện có 172 người nghiện tham gia điều trị Methadone tại các huyện vùng thấp (chiếm 25,7%), số còn lại hơn 80% vẫn tiếp tục sử dụng ma túy, ma túy sử dụng chủ yếu là Heroin bằng đường tiêm chích, nhóm đối tượng này thường là thanh niên (15-20 tuổi) thiếu hiểu biết, vẫn còn tình trạng chích chung BKT và quan hệ tình dục không an toàn với GBD, hoạt động lén lút, hay thay đổi địa điểm, khó tiếp cận kiểm soát, đây là nguy cơ làm lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

2.2. Tình hình hoạt động Mại dâm

Hoạt động mại dâm lén lút, trá hình bằng nhiều hình thức như gái gọi, núp dưới vỏ bọc tiếp viên nhà hàng, khách sạn, quán cà phê,…theo số liệu tiếp cận của Đồng đẳng viên hiện có khoảng > 800 người hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh. Nhóm này thường hay thay đổi địa bàn, việc tiếp cận và quản lý gặp nhiều khó khăn. Xu thế hiện nay, nam nữ thanh niên thường hay có quan hệ tình dục khá sớm và không an toàn, có quan hệ cả với gái mại dâm đây là nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục ra cộng đồng.

2.3. Nhóm dân di biến động

Hà Giang hiện đang xây dựng nhiều công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, khai khoáng. Du lịch, thương mại, dịch vụ và các nghề tự do khác có chiều hướng phát triển, đã thu hút nhiều lao động từ tỉnh khác đến làm ăn. Nhóm này rất khó quản lý, tiếp cận đây cũng là một trong những nguy cơ cao trong lây nhiễm HIV/AIDS.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2015

1. Kết quả

- Công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2015 đã nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của tỉnh, của các ngành thành viên ban chỉ đạo tỉnh, được sự đồng thuận và tham gia của các Ban, ngành, đoàn thể các cấp, sự nỗ lực của cán bộ ngành y tế và mạng lưới cộng tác viên, đồng đẳng viên. Được sự hỗ trợ từ dự án ADB và DA Quỹ toàn cầu. Về cơ bản đã thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần khống chế tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng của tỉnh là 0,19%(chỉ tiêu KH<0,3%). Số BN HIV còn sống/ cộng đồng là 0,14%

- Công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS được đẩy mạnh, độ bao phủ đạt 100% huyện, thành phố, có sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp trên phương tiện đại chúng, trên báo, tạp chí, tờ rơi..., truyền thông trực tiếp 198.595 lượt người, > 60% người dân 15-49 được truyền thông.

- Công tác can thiệp giảm tác hại được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu bơm kim tiêm phát miễn phí cho nhóm nghiện chích ma túy đạt >90% (KH 90%) và nhu cầu bao cao su miễn phí cho nhóm bán dâm đạt >90% (KH 90%). Tổ chức triển khai điều trị Methdone tại thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên và đang điều trị 172 bệnh nhân( đạt 70,8% chỉ tiêu CP giao), tiếp tục triển khai 2 điểm điều trị Methadone tại huyện Bắc Mê và Mèo Vạc.

- 11/11 huyện, thành phố có cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, duy trì 01 cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV(+), số người được xét nghiệm 12.415/3.000 KH đạt 413%, phát hiện 38 ca nhiễm HIV mới, giảm so với năm 2014

- Công tác điều trị ARV được tăng cường, duy trì 13 điểm điều trị trên 11 huyện, thành phố, 84% cơ sở điều trị đặt tại khoa truyền nhiễm BVĐK tỉnh/huyện, 16% đặt tại Trung tâm. Hiện đang điều trị 539 BN (TE 23) bằng 46,5% tổng số nhiễm; 100% ca nhiễm HIV mới được đưa vào đăng ký và điều trị ARV.

- Hoạt động điều trị dự phòng lây truyền mẹ con được duy trì, 100% huyện, thành phố triển khai dự phòng lây truyền mẹ con tại BVĐK các huyện, thành phố. 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV được điều trị (năm 2015 điều trị cho 10 ca) và trẻ nhi được sinh từ mẹ nhiễm được làm xét nghiệm kết quả đều âm tính (XN PCR trẻ < 18 tháng 11 mẫu, XN kháng thể trẻ 18 tháng 36 mẫu).

- Công tác quản lý, sử dụng kinh phí phòng chống HIV đúng mục đích và đạt hiệu quả, thực hiện giải ngân đạt 100%. Số kinh phí được cấp thực tế trong năm đạt 57,4% so với kế hoạch được phê duyệt (Đề án “Đảm bảo tài chính ”).

2. Tồn tại, hạn chế

- Một số chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch như điều trị ARV đạt 46,5%, điều trị nghiện ma túy bằng Methadone đạt 70,8%, thu gom BKT bẩn qua sử dụng đạt 67,1%;

- Độ bao phủ truyền thông chủ yếu tập trung tại trung tâm huyện và các xã giao thông thuận tiện, chưa triển khai được cho người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa, nhận thức về HIV/AIDS của người dân còn hạn chế; Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm vẫn còn tồn tại trong cộng đồng;

- Cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm chủ yếu tại Trung tâm huyện/thành phố và 1 số xã được triển khai xét nghiệm HIV lưu động;

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai đến xét nghiệm HIV còn trong giai đoạn muộn do hiểu biết của phụ nữ hạn chế, dịch vụ cung cấp xét nghiệm quá xa, chưa thuận tiện, công tác truyền thông 1 số vùng chưa tốt;

- Tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT còn thấp, 100% bệnh viện chưa thực hiện thanh toán bảo hiểm điều trị thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ DỰ BÁO

1. Đánh giá

Mặc dù công tác lãnh chỉ đạo được tăng cường, đa số chỉ tiêu kế hoạch đã đạt được trong năm 2015, khống chế được tỷ lệ lây nhiễm HIV < 0,3%, nhưng công tác phòng chống HIV/AIDS của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức:

1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS còn trong giai đoạn tập trung, số ca mắc mới đã giảm hơn so với năm trước, nhưng dịch còn diễn biến phức tạp, số xã có người nhiễm tiếp tục tăng, lây nhiễm HIV không chỉ ở nhóm có nguy cơ, đang có xu thế lây nhiễm HIV ra các nhóm khác như phụ nữ mang thai, thanh niên khám tuyển quân sự, học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa;

1.2. Tình hình tệ nạn nghiện chích ma túy và hoạt động mại dâm còn diễn biến phức tạp, chưa kiểm soát được, vẫn còn tình trạng chích chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn trong lớp thanh niên trẻ tuổi. Số nghiện chích ma túy tham gia điều trị Methadone còn thấp, dịch vụ cung cấp điều trị methadone chưa đáp ứng, khoảng cách khá xa; Nhóm dân di biến động đến Hà Giang làm ăn tăng lên, khó quản lý, tiếp cận.

1.3. Vẫn còn một số ban, ngành đoàn thể còn coi công tác phòng chống HIV/AIDS là nhiệm vụ của ngành y tế, chưa đưa chỉ tiêu kế hoạch phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch của đơn vị, chưa chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ triển khai các hoạt động;

1.4. Các dịch vụ cung cấp như truyền thông, xét nghiệm và điều trị ARV và dự phòng lây truyền mẹ con còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, khoảng cách còn xa, tiếp cận chưa thuận lợi;

1.5. Kinh phí dành cho các hoạt động phòng chống HIV còn chưa đáp ứng với nhu cầu triển khai nhiệm vụ (đạt 57,4% KH).

2. Dự báo tình hình dịch

Tại thời điểm hiện tại, dịch HIV/AIDS của tỉnh tuy đã được khống chế, tỷ lệ hiện nhiễm trên tổng dân số sẽ giảm nhẹ và duy trì ở mức < 0,14 - 0,15% năm 2016, tuy nhiên số người nhiễm HIV còn sống và những ca phát hiện nhiễm HIV mới còn tiếp tục tăng và sẽ duy trì ổn định khoảng > 1.200 người/năm 2016 và 1.500 người/năm 2020. Do đó nhu cầu cung cấp dịch vụ như điều trị ARV, xét nghiệm hỗ trợ và các can thiệp dự phòng cần được duy trì thường xuyên và tiếp tục tăng lên;

Mặt khác tình hình nghiện chích ma túy, hoạt động mại dâm còn diễn biến phức tạp, chưa kiểm soát được, số người nghiện chích và gái hoạt động mại dâm tiếp tục tăng lên. Số người dân di biến động các tỉnh khác đến Hà Giang làn ăn ngày càng đông việc quản lý và tiếp cận còn khó khăn đây là nguy cơ tiềm ẩn làm lây nhiễm HIV;

Với dự báo trên, tỉnh ta đứng trước nguy cơ bùng phát dịch do sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt sự phát triển du lịch trong những năm tới. Với ca nhiễm HIV tích lũy ngày càng tăng thì nhu cầu nguồn lực đầu tư cho công tác phòng chống HIV cần tăng dần qua các năm. Hơn nữa, nguồn lực chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và các dự án cắt giảm dần hoặc cắt hẳn. Vì vậy, để khống chế, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch, đầu tư cân đối được nguồn lực phù hợp và tổ chức triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2016 có hiệu quả.

B- NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Công văn số 862/BYT-UBQG50 ngày 18/2/2016 của Bộ Y tế cơ quan thường trực phòng chống HIV/AIDS về việc triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2016;

Chương trình phối hợp số 32/CTrPH-MTTW-BYT-BVHTTDL ngày 26/11/2012 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch về Chương trình phối hợp "Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư" giai đoạn 2012-2020;

Quy chế phối hợp số 2258/QC-BTLBĐBP-BYT ngày 21/9/2012 giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Y tế,về việc triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại khu vực Biên giới giai đoạn 2012-2015 và những năm tiếp theo;

Quy chế số 1192/QC-BYT-BTP ngày 01/12/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tư pháp về việc phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Tư pháp trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV;

Kế hoạch hành động số 72/KH-UBND ngày 02/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh Hà Giang;

Quyết định số 2377/QĐ-UBND, ngày 28/10/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt “Kế hoạch triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013 - 2020”;

Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 11/2/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Đề án “Đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020”;

Kế hoạch số 62/KH-BCĐ, ngày 22/12/2015 của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh về thực hiện “Chương trình Can thiệp giảm tác hại phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020”;

Quyết định số 2581/QĐ-UBND, ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh hoạt động phòng chống HIV/AIDS của các cấp, các ngành, duy trì, giảm tỷ lệ mắc HIV mới và giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con, khống chế tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%; Tăng tỷ lệ điều trị ARV và điều trị Methadone trong năm 2016.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. 100% các huyện, thành phố và ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc của tỉnh triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2016;

2.2. Tiếp tục duy trì, mở rộng độ bao phủ chương trình can thiệp giảm tác hại trong các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 10% và nhóm người bán dâm dưới 3% năm 2016;

2.3. Thiết lập hệ thống giám sát dịch HIV có khả năng dự báo xu hướng dịch tại tuyến tỉnh/huyện. Mở rộng độ bao phủ, cải thiện chất lượng và tăng cường thông tin xét nghiệm HIV.

2.4. Tiếp tục duy trì và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS cho người nhiễm HIV. Đảm bảo 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân, 90% người nhiễm HIV được điều trị theo hướng dẫn quốc gia về điều trị ARV, 90% người nhiễm HIV được điều trị với tải lượng vi rút dưới ngưỡng lây truyền. Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới;

2.5. Tăng cường năng lực hệ thống đảm bảo tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

2.6. Bảo đảm nguồn tài chính cho việc thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch hoạt động phòng chống HIV/AIDS của tỉnh.

III. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Ban Chỉ đạo các cấp

1.1. Mục tiêu chung

100% các huyện, thành phố và ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc của tỉnh triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2016.

1.2. Mục tiêu cụ thể và các hoạt động

1.2.1. Mục tiêu 1: 100% các huyện, thành phố và ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc của tỉnh đưa chỉ tiêu kế hoạch hoạt động phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch của đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra.

- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn quản lý (đặc biệt cấp huyện/thành phố, cấp xã/phường/thị trấn). Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đưa các chỉ tiêu về phòng, chống HIV/AIDS vào chỉ tiêu, kế hoạch của địa phương;

- Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các quy định về chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS và người nhiễm HIV/AIDS;

- Tổ chức họp giao ban định kỳ hàng quý hoặc đột xuất nhằm đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, đưa ra giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc, báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh kịp thời;

- Định kỳ hàng quý, 1 năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động phòng chống HIV/AIDS theo quy định.

1.2.2. Mục tiêu 2: 100% Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến huyện, xã rà soát, kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo.

- Tăng cường chủ động phối hợp liên ngành, nâng cao trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo các cấp về tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường thông tin liên lạc trong triển khai các hoạt động. Lồng ghép chặt chẽ công tác phòng, chống HIV/AIDS với công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Có các biện pháp xử lý nghiêm các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, cá nhân không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.

2. Dự phòng và can thiệp giảm tác hại

2.1. Mục tiêu chung

Tiếp tục duy trì, mở rộng độ bao phủ chương trình can thiệp giảm tác hại trong các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 10% và nhóm người bán dâm dưới 3% năm 2016.

2.2. Mục tiêu cụ thể và các hoạt động

2.2.1. Chương trình can thiệp giảm tác hại

a) Mục tiêu:

Tiếp tục khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 10% và nhóm người bán dâm dưới 3%, làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao ra cộng đồng, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hà Giang.

b) Chỉ tiêu cụ thể:

- Chỉ tiêu 1: 100% các huyện, thành phố duy trì được mạng lưới thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại;

- Chỉ tiêu 2: Duy trì được tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm người bán dâm đạt trên 90% và tỷ lệ người bán dâm được khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục đạt trên 70%;

- Chỉ tiêu 3: Duy trì được tỷ lệ sử dụng bơm kim tiêm sạch trong nhóm nghiện chích ma túy tại địa bàn các huyện không triển khai điều trị methadone đạt trên 90% và huyện/thành phố triển khai điều trị Methadone đạt 20%, giảm tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma túy nhiễm HIV <5%, tỷ lệ bơm kim tiêm đã sử dụng được thu gom đạt 80% số bơm kim tiêm được phân phát;

- Chỉ tiêu 4: 95% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm được chẩn đoán sớm và điều trị dự lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Chỉ tiêu 5: Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho > 60% người nghiện ma túy trên địa bàn toàn tỉnh.

c) Nội dung hoạt động và các giải pháp

Nội dung hoạt động, các giải pháp và dự toán kinh phí (Chi tiết tại Kế hoạch số 07/KH-BCĐ, ngày 29/02/2016 của BCĐ 347 về việc Triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang năm 2016).

d) Tổng kinh phí: 1.783.900.000đ (Một tỷ, bảy trăm tám mươi ba triệu, chín trăm nghìn đồng chẵn).

* Ghi chú: Nguồn kinh phí cho các hoạt động của Chương trình can thiệp giảm tác hại năm 2016 được ghi vào Kế hoạch của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS - Sở Y tế để triển khai các hoạt động.

2.2.2. Chương trình Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

a) Mục tiêu

Đến hết tháng 12/2016 có ít nhất 250 trường hợp nghiện các chất dạng ma túy tham gia chương trình điều trị bằng Methadone tại các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc của tỉnh.

b) Chỉ tiêu cụ thể

- Chỉ tiêu 1: Tổ chức cơ sở điều trị: Duy trì 02 cơ sở điều trị Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và cơ sở điều trị tại huyện Bắc Quang; Nâng cấp cơ sở cấp phát thuốc tại huyện Vị Xuyên thành cơ sở điều trị; Mở mới 02 cơ sở điều trị tại huyện Bắc Mê và huyện Mèo Vạc;

- Chỉ tiêu 2: Xây dựng cơ sở vật chất: Xây mới 01 Cơ sở điều trị huyện Bắc Mê, cải tạo 01 Cơ sở điều trị huyện Mèo Vạc;

- Chỉ tiêu 3: B sung trang thiết bị: Bổ sung thêm một số trang thiết bị còn thiếu cho 02 cơ sở điều trị mới huyện Bắc Mê và huyện Mèo Vạc;

- Chỉ tiêu 4: Nhân lực: 100% cán bộ tại cơ sở điều trị Methadone được đào tạo tập huấn kiến thức về điều trị Methadone;

- Chỉ tiêu 5: Tuyên truyền: Tăng cường công tác tuyên truyền tại 11/11 huyện, thành phố và các địa điểm có nguy cơ cao, vận động người sử dụng ma túy tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone;

- Chỉ tiêu 6: Điều trị cho 250 bệnh nhân sử dụng ma túy, trong đó:

+ Cơ sở Trung tâm phòng chống HIV/AIDS: 110 bệnh nhân;

+ Cơ sở điều trị huyện Bắc Quang: 80 bệnh nhân;

+ Cơ sở điều trị huyện Vị Xuyên: 30 bệnh nhân;

+ Cơ sở điều trị huyện Bắc Mê: 15 bệnh nhân;

+ Cơ sở điều trị huyện Mèo Vạc: 15 bệnh nhân.

- Chỉ tiêu 7: Hội nghị: Tổ chức 02 hội nghị đồng thuận ủng hộ Chương trình điều trị Methadone tại huyện Bắc Mê và huyện Mèo Vạc;

- Chỉ tiêu 8: Giám sát: Thực hiện hoạt động giám sát hỗ trợ mỗi cơ sở ít nhất 3 lần/năm trở lên;

- Chỉ tiêu 9: Tiếp nhận thuốc điều trị Methadone: Xây dựng kế hoạch, tiếp nhận, quản lý cung ứng thuốc do Chương trình mục tiêu Quốc gia cấp cho các cơ sở điều trị theo quy định.

c) Nội dung hoạt động và các giải pháp

Nội dung hoạt động, các giải pháp và dự toán kinh phí (Chi tiết tại Kế hoạch số 181/UBND-KH, ngày 19/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Triển khai hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tỉnh Hà Giang năm 2016).

d) Kinh phí: 2.689.473.000đ (Hai tỷ, sáu trăm tám mươi chín triệu, bốn trăm bảy mươi ba nghìn đồng chẵn)

- Trong đó:

+ Ngân sách huyện: 300.000.000đ;

+ Ngân sách tỉnh: 2.389.473.000đ.

2.2.3. Hoạt động Thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS

a) Mục tiêu chung

- 60% người dân trong độ tuổi 15-49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS.

b) Mục tiêu cụ thể và các hoạt động

* Mục tiêu 1: 50% cán bộ chuyên trách xã/phường làm công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được tập huấn truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong năm 2016;

- Tổ chức các lớp tập huấn truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ chuyên trách phòng chống HIV/AIDS tuyến xã/phường;

- Tổ chức các hoạt động theo dõi, kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả về thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi ở các các cấp, các ngành đặc biệt tuyến xã/phường.

* Mục tiêu 2: 60% các cơ quan thông tin đại chúng ở 11/11 huyện, thành phố đăng phát thông tin về phòng, chống HIV/AIDS

- Tổ chức biên soạn và đăng tin, bài, phóng sự, quảng bá các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh truyền hình tuyến tỉnh, huyện, loa phát thanh tuyến xã/phường và Báo Hà Giang...) giới thiệu các dịch vụ về dự phòng lây nhiễm can thiệp giảm tác hại, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, điều trị Methadone trên địa bàn;

- Xây dựng nội dung và đăng tin bài về chống kỳ thị và phân biệt đối xử HIV/AIDS trên Báo, Tạp chí AIDS&Cộng đồng và hệ thống đài phát thanh của tuyến xã/phường;

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động truyền thông về phòng chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh truyền hình tuyến tỉnh, huyện, loa phát thanh tuyến xã/phường và Báo Hà Giang...).

* Mục tiêu 3: Tỷ lệ xã, phường tổ chức các hoạt động hoặc mô hình truyền thông phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 đạt 60%

- Tổ chức truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm đối với các đối tượng nguy cơ cao, nhân viên, tiếp viên nhà hàng khách sạn, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến xe, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và thăm gia đình kết hợp cung cấp các dịch vụ, ấn phẩm, tài liệu truyền thông về phòng chống HIV/AIDS thông qua đội ngũ chuyên trách, Cộng tác viên, Giáo dục viên đồng đẳng; Câu lạc bộ, Tổ truyền thông phòng chống HIV/AIDS;

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phòng chống HIV/AIDS cho các đối tượng đích, Cộng tác viên, Giáo dục viên đồng đẳng. Chú trọng các nội dung chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS;

- Tổ chức các cuộc mít tinh và diễu hành hưởng ứng phòng chống HIV/AIDS trong Tháng chiến dịch Dự phòng lây truyền mẹ con; Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS;

- Thực hiện in ấn tài liệu, tờ rơi, áp phích và tổ chức phân phát cho các đối tượng nguy cơ và người dân tại các buổi truyền thông...

- Triển khai các cuộc truyền thông trực tiếp kiến thức về Dự phòng lây nhiễm HIV, can thiệp giảm hại bằng Bơm kim tiêm, Bao cao su, giới thiệu dịch vụ khám bệnh lây truyền qua đường tình dục nhân các sự kiện trong năm, đặc biệt vào Tháng chiến dịch Dự phòng lây truyền mẹ con; Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và các sự kiện văn hóa, xã hội khác tại địa bàn các huyện, thành phố, xã/phường...

* Mục tiêu 4: 30% các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, các dịch vụ vui chơi giải trí, bến tổ chức hoạt động truyền thông về HIV/AIDS.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (Tại Quyết định s 4744/QĐ-BYT ngày 08/12/2010 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc).

- Tổ chức lồng ghép hoạt động truyền thông với cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho người di biến động, công nhân lao động tại các công trình xây dựng, khai khoáng...

- Định kỳ tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

* Mục tiêu 5: Tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phối hợp phòng chống HIV/AIDS giữa các Sở, ban ngành, đoàn thể trong năm 2016

- Hoạt động phối hợp triển khai phòng, chống HIV/AIDS ở khu vực Biên giới giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Sở Y tế (theo nội dung tại Quy chế phối hợp số 2258/QC-BTLBĐBP-BYT ngày 21/9/2012 giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Y tế):

+ Mục đích: Đảm bảo triển khai có hiệu quả Quy chế phối hợp số 2258/QC- BTLBĐBP-BYT ngày 21/9/2012 giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Y tế về việc triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại khu vực Biên giới nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ Ngành Y tế và cán bộ Chiến sỹ bộ đội Biên phòng về truyền thông, phòng chống HIV/AIDS, đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ và nâng cao nhận thức của người dân tại các xã vùng biên giới về phòng, chống HIV/AIDS.

+ Yêu cầu: Các hoạt động triển khai phù hợp với tình hình thực tế. Các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Các giải pháp triển khai kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, toàn diện và khả thi. Trong quá trình triển khai có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan. Các vấn đề phát sinh, vướng mắc kịp thời giải quyết, tổ chức thực hiện đạt tiến độ và hiệu quả.

+ Nội dung và giải pháp triển khai:

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế và Bộ đội biên phòng (BĐBP) làm chuyên trách phòng chống HIV/AIDS tại 34 xã biên giới;

Tổ chức truyền thông trực tiếp, gián tiếp cho cán bộ, chiến sỹ BĐBP và Nhân dân khu vực Biên giới, Nhóm người có hành vi nguy cơ cao, dân di biến động qua đường biên giới, người được trao trả về Việt Nam qua đường Biên giới;

Triển khai biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV (Cấp phát BCS, BKT, tư vấn xét nghiệm HIV) cho nhóm người có hành vi nguy cơ cao, dân di biến động qua đường biên giới, người được trao trả về Việt Nam qua đường Biên giới tại các xã vùng biên giới, ưu tiên địa bàn xã, cửa khẩu có nguy cơ lây nhiễm cao;

Tổ chức tư vấn, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai;

Thực hiện các chuyến theo dõi, giám sát đánh giá hoạt động triển khai công tác phối hợp thực hiện Quy chế giữa 2 ngành tại các xã vùng biên giới;

Tổ chức hội thảo, giao ban định kỳ, sơ, tổng kết đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện Quy chế phối hợp; Tổng hợp và báo cáo theo quy định.

- Hoạt động thực hiện Phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư" năm 2016 (Chương trình phối hợp số 32/CTrPH- MTTW-BYT-BVHTTDL ngày 26/11/2012 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch về Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012-2020):

+ Mục đích: Nhằm khuyến khích và nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện chích ma túy, người mua, bán dâm, người thường xuyên di biến động tự giác tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể (Đặc biệt phát huy vai trò của Ủy ban MTTQ) nhằm tuyên truyền vận động thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư. Xây dựng, nhân rộng mô hình có hiệu quả phòng chống HIV/AIDS.

+ Chỉ tiêu cụ thể:

Chỉ tiêu 1: 11/11 huyện, thành phố triển khai thực hiện Phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư". Tại mỗi huyện phấn đấu từ 30% xã/thị trấn và 25% khu dân cư (tổ/thôn) trở lên thực hiện Phong trào. Riêng thành phố Hà Giang phấn đấu đạt từ 50% xã/phường và 30% khu dân cư trở lên (tại Thông báo Kết luận số 25/TB-UBND ngày 25/1/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Tổng kết Phong trào Mô hình điểm giai đoạn 2010-2012 và nhiệm vụ thực hiện Phong trào giai đoạn 2013-2015);

Chỉ tiêu 2: 90% các xã/phường/thị trấn được lựa chọn thực hiện Phong trào phòng, chống HIV/AIDS xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch;

Chỉ tiêu 3: 90% các xã/phường/thị trấn, khu dân cư được lựa chọn thực hiện Phong trào đưa chỉ tiêu tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào tiêu chí của khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa;

Chỉ tiêu 4: 90% các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tại xã, phường/thị trấn được chọn tham gia vào Phong trào phòng chống HIV/AIDS;

Chỉ tiêu 5: 90% Trưởng ban công tác Mặt trận, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn... của xã, phường điểm tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS và các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV;

Chỉ tiêu 6: 80% gia đình có người nhiễm HIV, người nghiện chích ma túy, người hoạt động mại dâm và thành viên trong gia đình họ tại xã, phường/thị trấn thực hiện phong trào được truyền thông kiến thức về HIV/AIDS, thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

Chỉ tiêu 7: 100% các xã, phường, thị trấn/11 huyện, thành phố triển khai Phong trào thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định.

+ Nội dung hoạt động và các giải pháp triển khai:

Công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành

Cấp huyện:

Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã/phường xây dựng kế hoạch và lựa chọn xã/phường/thị trấn thực hiện Phong trào phòng, chống HIV/AIDS (Quá trình triển khai cần ưu tiên lựa chọn các xã/phường/thị trấn có nhiều người nhiễm, đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao tổ chức thực hiện trước);

Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát tại các xã, phường, thị trấn thực hiện phong trào phòng chống HIV/AIDS (Phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận tổ quốc với ngành Y tế, ngành Văn hóa - Thể thao & Du lịch)

Cấp xã/phường:

Ban hành Quyết định thành lập Nhóm Nòng cốt ở cộng đồng dân cư tham gia thực hiện phong trào (Thành phn gồm: Trưởng ban công tác mặt trận; Bí thư chi bộ; tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn; Trưởng chi hội các đoàn thể: Thanh niên Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân, Người cao tuổi...; Cán bộ Y tế; Người bị nhiễm HIV/AIDS; Người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS;

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư";

Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phong trào phòng chống HIV/AIDS tại các xã/phường/thị trấn;

Thực hiện báo cáo kết quả phong trào định kỳ hàng Quý, năm hoặc đột xuất theo quy định.

Về hoạt động truyền thông

Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp và gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh tại các xã/phường/thị trấn, khu dân cư thực hiện phong trào phòng chống HIV/AIDS lồng ghép cung cấp các ấn phẩm, tài liệu truyền thông về phòng chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư;

Tổ chức hoạt động thảo luận truyền thông nhóm, kết hợp thăm viếng gia đình người nhiễm HIV/AIDS nhằm giúp người nhiễm, người có nguy cơ lây nhiễm được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ...

Phối hợp tổ chức lồng ghép các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong các cuộc họp, giao ban, các hoạt động giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại cộng đồng dân cư; đặc biệt hưởng ứng trong Tháng chiến dịch dự phòng lây truyền mẹ con và Tháng Hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS).

Các hoạt động khác:

Tổ chức ký cam kết phòng chống HIV/AIDS với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn;

Bổ sung nội dung phòng chống HIV/AIDS vào Quy ước, Hương ước của cộng đồng, khu dân cư và tiêu chuẩn xây dựng "Gia đình văn hóa; Khu dân cư văn hóa" trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư";

Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ, điều trị người nhiễm, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, giới thiệu chuyển tiếp đến các điểm cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện, thành phố.

3. Xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS

3.1. Mục tiêu chung

Thiết lập hệ thống giám sát dịch HIV có khả năng dự báo xu hướng dịch tại tuyến tỉnh/huyện. Mở rộng độ bao phủ, cải thiện chất lượng và tăng cường thông tin xét nghiệm HIV

3.2. Mục tiêu cụ thể và các hoạt động

3.2.1. Mục tiêu 1: Mở rộng độ bao phủ xét nghiệm phát hiện HIV và xét nghiệm theo dõi điều trị, số mẫu giám sát phát hiện HIV đạt 3.000 mẫu;

a) Mở rộng độ bao phủ xét nghiệm HIV và xét nghiệm theo dõi điều trị

- Tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tại các phòng khám, khoa sản bệnh viện tuyến tỉnh huyện, các phòng khám tư nhân và các trạm y tế xã/phường giới thiệu khách hàng nghi ngờ, đối tượng nguy cơ đến cơ sở xét nghiệm HIV sẵn có trên địa bàn tỉnh hoặc huyện;

- Tổ chức điểm cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm (theo Thông tư số 15/2013/TT-BYT ngày 24/5/2013 về Hướng dẫn đảm bảo chất lượng thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV) và tổ chức lồng ghép lấy máu xét nghiệm lưu động tại tuyến xã/phường, Trung tâm cai nghiện, Trại tạm giam...;

- Triển khai hoạt động kết nối dịch vụ trước và sau tư vấn xét nghiệm, chăm sóc toàn diện; Tổ chức triển khai xét nghiệm CD4, PCR hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.

b) Cải thiện chất lượng xét nghiệm

- Duy trì phòng xét nghiệm khẳng định HIV tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh và tiếp tục mở rộng xây dựng mạng lưới xét nghiệm khẳng định tại tuyến huyện (Bắc Quang, BVĐK tỉnh, Vị Xuyên...);

- Cải thiện và tăng cường chất lượng xét nghiệm chẩn đoán sớm cho trẻ dưới 18 tháng tuổi;

- Tham gia chương trình nội kiểm, ngoại kiểm về xét nghiệm HIV và thực hiện các quy trình chuẩn từ lấy mẫu, vận chuyển, thực hiện thông báo và báo cáo xét nghiệm;

c) Tăng cường thông tin về xét nghiệm HIV

- Triển khai hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm HIV tuyến tỉnh huyện. Hoàn thiện và đảm bảo chất lượng sổ sách ghi chép, báo cáo phân tích thông tin và sử dụng phần mềm quản lý số liệu;

- Thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử giữa các hệ thống thông tin khác nhau như phần mềm VCT, PreventHIV, trang mạng của ngành....

d) Giám sát dịch

- Cập nhật quy trình báo cáo đảm bảo giảm trùng lặp và thông tin ca bệnh được thu thập đầy đủ;

- Triển khai báo cáo qua hệ thống phần mềm trực tuyến xuống huyện/thành phố; Tổ chức tập huấn cho cán bộ các tuyến về thu thập, báo cáo số liệu theo quy chế và biểu mẫu báo cáo mới;

- Ước tính dự báo được kích thước quần thể nguy cơ cao tại 11 huyện/thành phố làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và triển khai các can thiệp;

- Triển khai các hoạt động giám sát đảm bảo chất lượng giám sát dịch HIV/AIDS định kỳ, đảm bảo tính chính xác, tin cậy.

3.2.2. Mục tiêu 2: 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm và trẻ nghi nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV

- Tiếp tục duy trì và mở rộng phòng xét nghiệm HIV tại các tuyến (phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, phòng xét nghiệm HIV đặt tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực... tư vấn và khuyến cáo bệnh nhân làm xét nghiệm;

- Tiếp tục cải tạo, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng xét nghiệm, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ phòng xét nghiệm;

- Tăng cường công tác quản lý, theo dõi trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, các bà mẹ nghi ngờ nhiễm HIV tại tuyến cơ sở, xã/phường. Triển khai hoạt động lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi;

- Triển khai công tác dự phòng lây truyền mẹ con tại y tế các tuyến tỉnh, huyện và xã về:

+ Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai;

+ Đảm bảo thuốc ARV điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và nghi ngờ nhiễm HIV từ tuần thứ 14;

+ Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đảm bảo tính sẵn có và dễ tiếp cận tại tuyến cơ sở.

4. Điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

4.1. Mục tiêu chung

Tiếp tục duy trì và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS cho người nhiễm HIV. Đảm bảo 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân, 90% người nhiễm HIV được điều trị theo hướng dẫn quốc gia về điều trị ARV, 90% người nhiễm HIV được điều trị với tải lượng vi rút dưới ngưỡng lây truyền. Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 2%;

4.2. Mục tiêu cụ thể và các hoạt động

4.2.1. Mục tiêu 1: 82% bệnh nhân còn duy trì phác đồ ARV bậc 1 sau 12 tháng đầu điều trị và 86% bệnh nhân đạt ngưỡng ức chế tải lượng vi rút HIV sau 12 tháng điều trị ARV (Ức chế thành công tải lượng vi rút HIV)

a) Tăng cường tiếp cận chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, đảm bảo 100% người nhiễm HIV được điều trị ARV.

- Tổ chức điều trị ARV, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở điều trị tại các tuyến với Trung tâm 05-06, Trại tạm giam trong việc cung cấp các dịch vụ toàn diện về chăm sóc, điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 3047/QĐ-BYT ngày 22/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” và Thông tư 32/TT-BYT ngày 17/10/2013 về quản lý, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS);

- Tăng cường thiết lập và củng cố hệ thống chuyển tiếp người nhiễm HIV được phát hiện tại các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đến cơ sở điều trị và chăm sóc HIV/AIDS đảm bảo 100% người nhiễm mới được tiếp cận điều trị ARV;

- Tổ chức quản lý, chăm sóc và điều trị tại cộng đồng (Tại Quyết định số 1781/QĐ- BYT ngày 27/5/2010 và Quyết định số 1782/QĐ-BYT ngày 27/5/2010 của Bộ Y tế về thực hiện chăm sóc người nhiễm tại nhà, cộng đồng và Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg ngày 28/6/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Trung tâm chữa bệnh, bảo trợ xã hội, trại tạm giam);

- Xây dựng và triển khai cung cấp gói y tế cơ bản điều trị HIV/AIDS do quỹ bảo hiểm y tế chi trả;

- Mở rộng, duy trì điều trị ARV tại tuyến huyện và triển khai cấp phát thuốc điều trị ARV tại tuyến xã/phường (theo nhu cầu và điều kiện thực tế của cơ sở).

- Tổ chức truyền thông trực tiếp và gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích tiếp cận sớm dịch vụ can thiệp dự phòng và điều trị ARV, lợi ích tham gia bảo hiểm y tế...tổ chức truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ tại các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt trong Tháng chiến dịch....

b) Cải thiện chất lượng điều trị:

- Lồng ghép cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS vào quản lý chất lượng bệnh viện;

- Xây dựng tiêu chí đánh giá cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và bổ sung vào bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện;

- Xây dựng chỉ số cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và lồng ghép vào bộ chỉ số quản lý chất lượng bệnh viện;

- Thực hiện theo dõi, đánh giá HIV kháng thuốc trên bệnh nhân điều trị ARV.

4.2.2. Mục tiêu 2: Khống chế £ 3% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm được chẩn đoán sớm nhiễm HIV có kết quả dương tính; 100% phụ nữ có thai được phát hiện nhiễm HIV và con của họ sinh ra được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV.

- Xây dựng Quy chế phối hợp giữa Chương trình HIV và chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản trong việc triển khai can thiệp dự phòng lây truyền mẹ con;

- Tổ chức triển khai quản lý thai nghén, phát hiện sớm các trường hợp phụ nữ mang thai (+). Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo Quyết định số 4361/QĐ-BYT ngày 07/11/2007 của Bộ Y tế về Quy trình chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Quyết định số 1053/QĐ-BYT ngày 02/4/2010 của Bộ Y tế về xét nghiệm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi và Quyết định số 2880/QĐ-BYT ngày 12/8/2010 của Bộ Y tế về Hướng dẫn, theo dõi, giám sát các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Triển khai các hoạt động can thiệp giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các cơ sở sản phụ khoa, điều trị trẻ em, kế hoạch hóa gia đình; Kết nối các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản với kế hoạch hóa gia đình;

- Cung cấp đủ thuốc ARV điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chuyển tiếp dịch vụ chăm sóc và theo dõi tiếp tục cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm đến các cơ sở nhi khoa và mẹ đến các cơ sở chăm sóc người lớn;

- Tập huấn cho nhân viên y tế tuyến huyện, xã về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

4.2.3. Mục tiêu 3: 80% người nhiễm HIV mới đăngđiều trị dự phòng mắc lao bằng INH và 80% bệnh nhân HIV mắc lao được điều trị đồng thời lao và thuốc ARV

- Kiện toàn, họp Ban điều phối HIV/lao định kỳ theo quy chế phối hợp nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc góp phần đạt chỉ tiêu KH giao trong năm;

- Phối hợp với chương trình phòng chống lao xây dựng kế hoạch HIV/Lao (Tại Quyết định số 4297/QĐ-BYT ngày 18/7/2012 về khung kế hoạch phối hợp giữa Chương trình phòng chống HIV với Chương trình Dự án phòng chống bệnh lao giai đoạn 2012 - 2015);

- Mở rộng triển khai các hoạt động phối hợp HIV/Lao tại các tuyến tỉnh, huyện. Tổ chức điều trị ARV cho bệnh nhân Lao nhiễm HIV và điều trị lao cho những bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao; Phối hợp với các Trại tạm giam thực hiện cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/lao cho người nhiễm HIV, lao trong trại tạm giam;

- Xây dựng quy trình quản lý ca bệnh HIV/lao. Thiết lập cơ chế chuyển tiếp giữa cơ sở điều trị Lao với cơ sở khám và điều trị HIV/AIDS, khám, sàng lọc lao và điều trị dự phòng Lao cho người nhiễm HIV bằng INH; Chẩn đoán điều trị lao cho người nhiễm HIV và điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/lao.

- Tập huấn về Quy trình phối hợp giữa HIV/lao cho các cán bộ làm công tác phòng chống lao và cán bộ điều trị HIV/AIDS các tuyến;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ các tuyến thực hiện chương trình phối hợp HIV/lao về tư vấn xét nghiệm HIV/lao, chẩn đoán điều trị HIV/lao, kiểm soát nhiễm khuẩn lao tại các cơ sở điều trị...

5. Tăng cường năng lực hệ thống (Đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo, quản lý, kiểm tra, giám sát....)

5.1. Mục tiêu: Tăng cường năng lực hệ thống đảm bảo tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

5.2. Nội dung hoạt động

5.2.1. Đào tạo tập huấn

- Xây dựng tài liệu tập huấn về công tác can thiệp, truyền thông, xét nghiệm, điều trị, giám sát...

- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nâng cao năng lực cho cán bộ ngành y tế làm công tác phòng chống HIV/AIDS các tuyến về các lĩnh vực can thiệp, truyền thông, xét nghiệm, điều trị, giám sát...

5.2.2. Quản lý, kiểm tra, giám sát, theo dõi đánh giá, hỗ trợ kỹ thuật

- Tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại các tuyến;

- Duy trì nâng cao năng lực hệ thống thống kê báo cáo tại các tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý ca bệnh điều trị HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS;

- Phát triển mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật về các lĩnh vực chuyên môn phòng chống HIV/AIDS cho các tuyến.

5.2.3. Cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật dụng y tế

- Xây dựng nhu cầu thuốc điều trị ARV, Methadone và sinh phẩm hàng năm;

- Đảm bảo thực hiện các quy trình dự trù, mua sắm, quản lý, cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, sinh phẩm và các vật dụng khác theo quy định;

- Tổ chức thực hiện thanh quyết toán bảo hiểm y tế thuốc điều trị ARV cho các đối tượng bệnh nhân HIV/AIDS theo quy định.

5.2.4. Lồng ghép và kết nối cung cấp dịch vụ

- Lồng ghép triển khai phân phát BCS, BKT với tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, chăm sóc điều trị;

- Lồng ghép các hoạt động can thiệp với điều trị Methadone và các hình thức cai nghiện khác tại cộng đồng;

- Xây dựng cơ chế điều phối, kết nối dịch vụ trong chăm sóc điều trị với các dịch vụ liên quan đến HIV;

- Tiếp tục kiện toàn hệ thống điều trị HIV/AIDS, lồng ghép điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế (Bệnh viện,...) tiếp cận với bảo hiểm y tế. Lồng ghép cung cấp dịch vụ HIV vào hệ thống bệnh viện để đảm bảo tiếp cận chẩn đoán, điều trị HIV giống như bệnh mạn tính khác;

- Tăng cường vai trò quản lý và giám sát chương trình của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm y tế các huyện, thành phố;

- Tăng cường các hỗ trợ xã hội khác thông qua việc đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, Câu lạc bộ người NCMT, GMD….

6. Bảo đảm nguồn tài chính cho việc thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch hoạt động phòng chống HIV/AIDS của tỉnh.      

6.1. Mục tiêu.

Bảo đảm nguồn tài chính cho việc thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch hoạt động phòng chống HIV/AIDS của tỉnh.

6.2. Mục tiêu cụ thể và các hoạt động triển khai

6.2.1. Mục tiêu 1: Bảo đảm ngân sách Nhà nước tăng hàng năm bù đắp đủ số kinh phí bị thiếu hụt do nguồn kinh phí nhà nước Chương trình mục tiêu quốc gia y tế - dân số bị cắt giảm 15-20% mỗi năm.

- Xây dựng Kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh bám sát nội dung kế hoạch thực hiện đề án được phê duyệt;

- Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn xã hội hóa một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS sau khi có hướng dẫn của cơ quan Trung ương về thu phí dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức Hội nghị, sơ tổng kết đánh giá kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2016, xác định nhu cầu, nguồn lực, phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

6.2.2. Mục tiêu 2: Củng cố và phát triển Quỹ hỗ trợ người nhiễm của tỉnh.

- Duy trì hoạt động Ban Quản lý Quỹ hỗ trợ người nhiễm và tổ chức triển khai các hoạt động Quỹ hỗ trợ người nhiễm;

- Tổ chức các Hội nghị hoặc tổ chức lồng ghép với các hoạt động phòng chống AIDS khác nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các Doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí cho Quỹ để phục vụ công tác phòng chống HIV/AIDS.

6.2.3. Mục tiêu 3: Tăng kinh phí từ nguồn Bảo hiểm Y tế và người dân tự chi trả

- Ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị, bộ phận liên quan triển khai mua và sử dụng Thẻ Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS;

- Tổ chức Hội nghị đồng thuận về chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS và kêu gọi các tổ chức hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế cho người nhiễm là trẻ em, người thuộc hộ cận nghèo, gia đình gặp khó khăn.

- Tuyên truyền về lợi ích tham gia bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV, Hướng dẫn, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận mua thẻ Bảo hiểm y tế tự nguyện., giới thiệu chuyển tiếp nhằm tăng số lượt người nhiễm HIV/AIDS được điều trị tại các cơ sở y tế có thanh toán BHYT;

- Tuyên truyền, vận động người dân tự chi trả cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt trong điều trị, dự phòng lây truyền mẹ con, xét nghiệm HIV tự nguyện và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

6.2.4. Mục tiêu 4: Tăng cường huy động kinh phí từ các dự án quốc tế cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS

- Tổ chức các Hội nghị vận động, tiếp cận các nhà tài trợ, các dự án quốc tế hỗ trợ kinh phí cho tỉnh về phòng chống HIV/AIDS;

- Tổ chức Hội nghị, hội thảo đánh giá kết quả triển khai thực hiện các dự án quốc tế về phòng chống HIV/AIDS nhằm vận động các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ cho Hà Giang.

6.2.5. Mục tiêu 5: Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

- Tiếp nhận, quản lý, thu chi kinh phí, tài sản đúng yêu cầu của nhà tài trợ và nhà nước;

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

7. Hoạt động phối hợp triển khai phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV” giữa Sở Y tế và Sở Tư pháp tỉnh

7.1. Mục đích và yêu cầu

7.1.1. Mục đích

- Đảm bảo thực hiện có hiệu quả Quy chế số 1192/QC-BYT-BTP ngày 01/12/2014 giữa Bộ Y tế và Bộ Tư pháp về việc phối hợp giữa 2 Bộ trong triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và tăng cường khả năng tiếp cận của người nhiễm HIV/AIDS với dịch vụ trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn tỉnh, để nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống HIV/AIDS.

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Y tế và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV.

7.1.2. Yêu cầu

- Các hoạt động triển khai thực hiện phải phù hợp với tình hình thực tế, đúng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và các bên liên quan. Các giải pháp thực hiện kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, toàn diện và khả thi.

- Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành và các đơn vị có liên quan, đôn đốc, kịp thời phát hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả.

7.2. Nội dung và giải pháp triển khai

7.2.1. Phối hợp hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý, trong đó tập trung vào các nội dung sau: Xây dựng cơ chế tài chính nhằm huy động nguồn lực cho hoạt động TGPL cho người nhiễm HIV; đơn giản hóa thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV; đề xuất chính sách nhằm khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV;

- Tham mưu và xin ý kiến 2 ngành trong xây dựng chính sách, pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV;

- Theo dõi, giám sát thi hành pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý.

7.2.2. Phối hợp hoạt động trong công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV

- Tổ chức tập huấn về phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ ngành Tư pháp và tập huấn nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý người nhiễm HIV cho cán bộ ngành Y tế.

- Mở các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV trên ấn phẩm, phương tiện truyền thông, cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc ngành Y tế và ngành Tư pháp.

- Lồng ghép giới thiệu về trợ giúp pháp lý và phòng, chống HIV/AIDS trong hoạt động của ngành Tư pháp và Y tế, tập trung vào một số nội dung: Giới thiệu về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và truyền thông về trợ giúp pháp lý; hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS; Giới thiệu các dịch vụ phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS trong các tài liệu của mỗi bên.

- Cung cấp bảng tin, hộp tin về trợ giúp pháp lý, đơn đề nghị trợ giúp pháp lý niêm yết tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và các Trung tâm y tế cấp huyện; cung cấp tài liệu, đề cương tuyên truyền; tờ gấp pháp luật tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và các buổi sinh hoạt chuyên đề, trợ giúp pháp lý lưu động.

7.2.3. Phối hợp hoạt động trong công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

- Lồng ghép nội dung trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS và người trực tiếp điều trị cho người bị nhiễm HIV;

- Lồng ghép nội dung về phòng, chống HIV/AIDS trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý của ngành Tư pháp, đặc biệt chú ý việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS cho người thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến các văn bản về phòng, chống HIV/AIDS và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV, đồng thời, cử người có năng lực chuyên môn làm báo cáo viên, giảng viên tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo yêu cầu của mỗi bên.

7.2.4. Phối hợp hoạt động trong huy động nguồn lực

- Khuyến khích, vận động cán bộ, nhân viên ngành y tế làm cộng tác viên tư vấn về HIV/AIDS cho đối tượng được TGPL là người nhiễm HIV/AIDS;

- Khuyến khích, vận động người thực hiện TGPL làm cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

- Khuyến khích người nhiễm HIV tham gia tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Huy động các nguồn tài chính, trang thiết bị sẵn có để thực hiện hoạt động TGPL cho người nhiễm HIV;

- Sử dụng nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ kinh phí TGPL cho người nhiễm HIV.

7.2.5. Phối hợp hoạt động trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý

- Giới thiệu, chuyển tiếp người nhiễm HIV có nhu cầu trợ giúp pháp lý đến dịch vụ thực hiện trợ giúp pháp lý; lồng ghép giữa tư vấn HIV/AIDS với thông tin về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; thực hiện tư vấn pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế;

- Trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý, nếu phát hiện người nhiễm HIV có nhu cầu về chăm sóc y tế thì giới thiệu, chuyển tiếp họ đến cơ sở y tế;

- Cử cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý; bố trí địa điểm thuận lợi để người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc tư vấn pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Ngành y tế;

- Xây dựng mô hình trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV;

- Lồng ghép truyền thông cho người nhiễm HIV với hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ và sinh hoạt của các nhóm người nhiễm HIV tại địa phương.

8. Hoạt động dự án và hợp tác quốc tế về phòng chống HIV/AIDS

8.1. Dự án “Nâng cao năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng sông mê công mở rộng ” (ADB)

8.1.1. Mục tiêu

Tăng cường năng lực cho hệ thống phòng chống HIV/AIDS của 7 huyện biên giới, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS của tỉnh năm 2016.

8.1.2. Chỉ tiêu cụ thể và các hoạt động

* Chỉ tiêu 1: Nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý ở cấp tỉnh và huyện

- Tham mưu ban hành văn bản, Kế hoạch và chỉ đạo 7 huyện tham gia dự án phối hợp với BQLDA tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động dự án theo Kế hoạch năm 2016 được cấp thẩm quyền phê duyệt;

- Tổ chức tiếp nhận và phân bổ trang thiết bị truyền thông, giám sát cho các đơn vị, bộ phận tham gia dự án quản lý và sử dụng theo quy định của Dự án và của nhà nước;

- Thực hiện đánh giá chuẩn năng lực cán bộ qua thu thập số liệu báo cáo đánh giá năng lực cán bộ năm 2016;

- Tập huấn cho cán bộ GS&ĐG ở tỉnh, huyện (tập huấn hệ thống báo cáo định kỳ quốc gia): tối thiểu 15 cán bộ;

- Tổ chức hội thảo hàng năm về lập kế hoạch, giám sát, đánh giá ở tỉnh, huyện;

- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, theo dõi, giám sát đánh giá kết quả hoạt động của dự án. Thực hiện Báo cáo kết quả theo quy định của Nhà nước và Nhà tài trợ.

* Chỉ tiêu 2: Nâng cao năng lực trong cung cp dịch vụ chất lượng, thuận tiện cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV

- Tổ chức tiếp nhận và phân bổ trang thiết bị xét nghiệm khẳng định, máy CD4, thiết bị Methadone và phương tiện đi lại cho các đơn vị, bộ phận tham gia dự án quản lý và sử dụng theo quy định của Dự án và của nhà nước;

- Đào tạo cho 50 - 80 người hành nghề y tế tư nhân về dự phòng và chăm sóc HIV, STI.

* Chỉ tiêu 3: Tăng cường tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV cho những đối tượng đích tại ở các cộng đồng, khu vực biên giới các huyện dự án.

- Tổ chức sự kiện truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại (01 huyện) vùng biên giới;

- Tổ chức đào tạo lại 1 tuần cho ít nhất 175 nhân viên y tế thôn bản về phòng chống HIV/AIDS trong năm 2016;

- Tiếp nhận và phân bổ bộ công cụ tuyên truyền cho Y tế thôn bản và phương tiện chuyển mẫu cho các đơn vị quản lý, sử dụng đảm bảo đúng mục đích theo quy định của Dự án và Nhà nước.

8.1.3. Kinh phí: 13.862.122.988đ (Mười ba tỷ, tám trăm sáu mươi hai triệu, một trăm hai mươi hai nghìn, chín trăm tám mươi tám đồng chẵn)

Trong đó:

- Kinh phí do BQLDA trung ương thực hiện (cấp bằng hiện vật): 12.987.212.988đ;

- Kinh phí do BQLDA tỉnh thực hiện: 874.910.000đ (Kinh phí dự án cấp 731.910.000đ; Kinh phí đối ứng ngân sách tỉnh: 143.000.000đ)

(Thực hiện theo Quyết định số 07/QĐ-ADB ngày 08/3/2016 của BQLDA nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng mê công mở rộng về việc phê duyệt chỉ tiêu và ngân sách năm 2016 và Quyết định số 2512/QĐ-UBND, ngày 10/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016)

8.2. Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS

- Từ 31/12/2014 Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS kết thúc. Dự án còn tiếp tục hỗ trợ một số thuốc điều trị và sinh phẩm như:

+ Thuốc điều trị ARV người lớn cho bệnh nhân tại 02 phòng khám ngoại trú (OPC) của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và BVĐK khu vực huyện Bắc Quang;

+ Thuốc điều trị ARV điều trị cho trẻ em trên địa bàn tỉnh;

+ Hỗ trợ sinh phẩm xét nghiệm CD4 và xét nghiệm tải lượng vi rút HIV cho bệnh nhân điều trị ARV tại 02 phòng khám OPC (BVĐK tỉnh và BVĐKKV Bắc Quang).

- Các đơn vị, bộ phận thực hiện tốt công việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn thuốc, sinh phẩm từ dự án và định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả theo quy định của Dự án và của Nhà nước;

- Tiếp tục quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và trang thiết bị của dự án. Thực hiện báo cáo theo quy định, thực hiện bàn giao, nhận tài sản khi có hướng dẫn của Ban quản lý dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS trung ương...

8.3. Hoạt động Hợp tác phòng chống HIV/AIDS và dịch bệnh qua đường Biên giới giữa Sở Y tế Hà Giang và Cục Y tế huyện Malypho, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

8.3.1. Mục tiêu

Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, truyền thông về công tác phòng chống HIV/AIDS tại khu vực biên giới Việt - Trung nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh gây ra,

8.3.2. Nội dung hoạt động

- Tổ chức 02 cuộc Hội đàm trao đổi thông tin giữa Sở Y tế Hà Giang và Cục Y tế huyện Malypho, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. (1 cuộc tổ chức tại thành phố Hà Giang, 1 cuộc tại huyện Malipho - tỉnh Vân Nam, Trung Quốc)

- Tăng cường kiểm tra, theo dõi, quản lý và cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có nguy cơ cao xuất nhập cảnh qua đường biên giới;

- Tổ chức truyền thông, tư vấn xét nghiệm HIV cho các đối tượng nguy cơ cao tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy và các xã vùng biên giới (Nghĩa Thuận, Phú lũng....); Cung cấp, phân phát tài liệu truyền thông về HIV/AIDS, Bao cao su tại các buổi truyền thông;

- Tăng cường quản lý, điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại các xã vùng biên giới và khu vực cửa khẩu;

- Tăng cường trao đổi thông tin về tình hình dịch HIV/AIDS đảm bảo mỗi quý 1 lần và thực hiện báo cáo kết quả theo quy định.

9. Quỹ Hỗ trợ người nhiễm

9.1. Mục tiêu chung

Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động của Quỹ Hỗ trợ người người nhiễm HIV/AIDS. Đảm bảo huy động sự đóng góp, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS khám, chữa bệnh. Góp phần thực hiện thành công Kế hoạch hành động phòng chống HIV/AIDS và Kế hoạch thực hiện đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của tỉnh Hà Giang.

9.2. Mục tiêu cụ thể

- Trong năm 2016 huy động được 60% các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hỗ trợ, ủng hộ cho quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS;

- 100% đối tượng nhiễm HIV/AIDS có địa chỉ cụ thể nhận được hỗ trợ theo sự ủy quyền của tổ chức, cá nhân tài trợ;

- 100% người nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh không thuộc nội dung chi trả của bảo hiểm y tế;

- 90% gia đình người nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ nhân dịp các sự kiện, ngày lễ, Tết trong năm;

- 100% bệnh nhân HIV/AIDS tử vong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mai táng theo quy định.

9.3. Hoạt động và các giải pháp

- Tăng cường công tác chỉ đạo triển khai hoạt động Quỹ hỗ trợ người nhiễm; Thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động của Quỹ hỗ trợ người nhiễm;

- Đảm bảo duy trì, phát triển nguồn vốn Quỹ hỗ trợ người nhiễm. Tăng cường hoạt động ban, ngành, đoàn thể các cấp trong tuyên truyền vận động các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho Quỹ. Tổ chức phát động quyên góp trong Tháng chiến dịch dự phòng lây truyền Mẹ con, Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS”... ở trên 11/11 huyện thành phố;

- Hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân AIDS, người nhiễm HIV và trẻ em nhiễm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các dịp lễ, tết, Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS;

- Hỗ trợ một phần viện phí, tiền ăn trong thời gian nằm viện cho các đối tượng được Quỹ quy định;

- Đảm bảo quản lý, chi tiêu quỹ công khai, minh bạch và đúng mục đích;

- Tổng hợp và báo cáo kết quả theo quy định.

9.4. Kinh phí: Thực hiện theo Nguồn Quỹ hỗ trợ, quyên góp huy động được từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

IV. KINH PHÍ

1. Tổng kinh phí: 24.021.012.988 đ, (Hai mươi bốn tỷ, không trăm hai mươi mốt triệu, không trăm mười hai nghìn, chín trăm tám mươi tám đồng chẵn).

Trong đó:

- Kinh phí do tỉnh thực hiện: 11.033.800.000đ (chi hoạt động chuyên môn: 9.455.000.000đ, Cục phòng chống HIV/AIDS cấp bằng thuốc ARV, Methadone: 1.578.800.000 đồng — Kinh phí này đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 11/02/2015 về thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020” và Quyết định số 2377/QĐ-UBND, ngày 28/10/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt “Kế hoạch triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013 - 2020";

- Kinh phí do Dự án ADB trung ương thực hiện (cp bằng hiện vật): 12.987.212.988 đồng.

2. Kinh phí theo nội dung chương trình hoạt động:

ĐVT: VNĐ

Tên chương trình

Tổng kinh phí

Kinh phí đã được phê duyệt

Kinh phí thiếu hụt đề nghị tỉnh phê duyệt

Ghi chú

- Chương trình/hoạt động mục tiêu quốc gia y tế dân số (PC HIV/AIDS):

2.656.947.000

0

2.656.947.000

 

- Can thiệp giảm tác hại của tỉnh:

1.783.900.000

410.000.000

1.373.900.000

QĐ số 2512/QĐ- UBND ngày 10/12/2015

- Chương trình Methadone của tỉnh:

2.689.473.000

960.000.000

1.729.473.000

QĐ số 2512/QĐ- UBND ngày 10/12/2015

- Phong trào toàn dân

383.890.000

0

383.890.000

 

- Quy chế phối hợp BĐBP - Sở Y tế

603.080.000

0

603.080.000

 

- Kế hoạch thực hiện Đề án Đảm bảo tài chính năm 2016

196.000.000

0

196.000.000

 

- Quy chế hỗ trợ, trợ giúp pháp lý HIV/AlDS

85.300.000

0

85.300.000

 

- Phối hợp phòng chống HIV/AIDS xuyên biên giới

181.500.000

0

181.500.000

 

- Dự án ADB:

13.862.122.988

13.862.122.988

0

 

+ DA TW thực hiện cấp bằng hiện vật

12.987.212.988

12.987.212.988

0

Quyết định số 07/QĐ-BQLDA ADB ngày 08/3/2016

+ DA cấp thực hiện chuyên môn (tỉnh thực hiện)

731.910.380

731.910.000

0

+ Vốn đối ứng của tỉnh

143.000.000

143.000.000

0

QĐ Số 2512/QĐ- UBND ngày 10/12/2015

- Hỗ trợ thuốc điều trị ARV (TƯ đảm bảo)

1.578.800.000đ

1.578.800.000

0

Theo KH Cục HIV/AIDS

Tổng cộng:

24.021.012.988

16.810.922.988

7.210.090.000

 

(Có dự toán kinh phí chi tiết tại phụ lục 2)

C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các ngành thành viên Ban chỉ đạo tỉnh (phân công trực tiếp phụ trách địa bàn - tại phụ lục I)

1.1. Ban chỉ đạo tỉnh

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai kế hoạch này;

- Ban hành văn bản hướng dẫn các ngành, UBND các huyện thành phố tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của kế hoạch;

- Đôn đốc các ngành thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong triển khai các hoạt động, báo cáo kết quả về Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS & phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và UBND tỉnh theo quy định.

1.2. Sở Y tế - Ngành thường trực phòng, chống HIV/AIDS

- Chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên BCĐ tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu tổ chức triển khai nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS năm 2016;

- Xây dựng Kế hoạch phối hợp liên ngành trong triển khai, giám sát hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh;

- Điều phối hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực (Chương trình MTQG - Y tế dân số, ngân sách tỉnh, các dự án tài trợ nước ngoài) sử dụng trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS;

- Chỉ đạo Trung tâm phòng chống HIV/AIDS hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật; tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng chống HIV/AIDS;

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS; Điều phối nguồn lực của Quỹ để hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS; Tìm kiếm nguồn lực bổ sung cho quỹ;

- Là đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục phòng chống HIV/AIDS-Bộ Y tế.

1.3. Công an tỉnh

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kế hoạch liên ngành về phòng chống HIV/AIDS và kiểm soát ma túy trên địa bàn toàn tỉnh. Đấu tranh, xử lý các đối tượng có hành vi phạm pháp về tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS;

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, tạo điều kiện phối hợp tốt với ngành Y tế triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại trên địa bàn tỉnh;

- Chủ động xây dựng Kế hoạch phối hợp với ngành Y tế tổ chức truyền thông dự phòng phơi nhiễm, phòng lây truyền HIV/AIDS trong cán bộ chiến sỹ của ngành.

1.4. Sở Lao động, Thương binh & Xã hội

- Phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh và các ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách phù hợp cho công tác phòng chống HIV/AIDS;

- Kết hợp chặt chẽ công tác cai nghiện với tuyên truyền vận động phòng chống HIV/AIDS cho các đối tượng nghiện chích ma túy, mại dâm. Tổ chức công tác giáo dục, dạy nghề, giới thiệu việc làm, tái hòa nhập cho những người nghiện chích ma túy/mại dâm/HIV đã được cai nghiện, giáo dục tại cơ sở chữa bệnh và tại cộng đồng;

- Phối hợp với ngành Y tế tổ chức các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại tại các Trung tâm chữa bệnh - Giáo dục - Lao động & Xã hội.

1.5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh tổ chức truyền thông PC HIV/AIDS cho các đối tượng di biến động qua đường biên giới, người được trao trả về Việt Nam qua đường biên giới Việt - Trung; Thực hiện quy chế phối hợp phòng chống HIV/AIDS vùng biên giới;

- Phối hợp với Ngành Y tế tổ chức xét nghiệm HIV tự nguyện, cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm và khám các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho các nhóm đối tượng nguy cơ qua đường biên giới.

1.6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông PC HIV/AIDS. Tập trung đưa thông tin đến người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thông tin tiếp cận với các đối tượng có hành vi nguy cơ cao;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác truyền thông trong Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS (Tháng 12/2016);

- Đề nghị Báo Hà Giang, Đài phát thanh, Truyền hình tỉnh/huyện/thành phố cân đối nguồn lực tiếp tục duy trì, xây dựng chuyên mục truyền hình, chuyên trang phòng chống HIV/AIDS; Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn khai thác thông tin cho hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS.

1.7. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch

- Phối hợp với ngành Y tế, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai lồng ghép Phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư" với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng các chương trình truyền thông lưu động kết hợp giữa biểu diễn văn hóa nghệ thuật với chuyển tải các thông điệp truyền thông phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, ưu tiên đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa;

- Tăng cường triển khai thực hiện chương trình Bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

1.8. Sở Giáo dục & Đào tạo

- Phối hợp với ngành Y tế xây dựng chương trình đào tạo kiến thức, huấn luyện kỹ năng phòng chống HIV/AIDS trong trường học. Nội dung đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên;

- Vận động học sinh, sinh viên tham gia phòng, chống HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm.

1.9. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu cho UBND tỉnh về công tác phòng chống HIV/AIDS trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Bố trí và huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống phòng, chống HIV/AIDS năm 2016;

- Kiểm tra, giám sát việc lồng ghép các chỉ tiêu phòng chống HIV/AIDS vào chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành.

1.10. Sở Tài chính

- Cân đối nguồn ngân sách của địa phương để hỗ trợ triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS theo đề án Đảm bảo tài chính đã được UBND tỉnh phê duyệt;

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

1.11. Sở Tư pháp: Phối hợp với các ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các văn bản pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS theo Quy chế số 1192/QC-BYT-BTP ngày 01/12/2014 giữa Bộ Y tế và Bộ Tư pháp.

1.12. Sở Nội vụ

- Phối hợp với ngành Y tế rà soát nhân lực, chế độ chính sách đối với các cán bộ đang tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách phù hợp và bổ sung nhân lực đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Điều chỉnh mức ưu đãi nghề cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS toàn tỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước;

- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

1.13. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khi có chỉ đạo của cấp trên;

- Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV thông qua hệ thống bảo hiểm y tế;

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật nhà nước về Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS.

1.14. Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố

- Kiện toàn BCĐ phòng chống Tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở cấp huyện. Chỉ đạo các xã/phường rà soát, kiện toàn BCĐ đảm bảo 100% các xã/phường/thị trấn có BCĐ triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

- Căn cứ Kế hoạch, xây dựng kế hoạch phòng chống HIV/AIDS lồng ghép với các hoạt động phòng chống tội phạm và ma túy, mại dâm cho phù hợp với từng địa phương.

- Phân công các ban, ngành của huyện/thành phố và các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn phụ trách các xã/phường, đặc biệt các xã/phường trọng điểm;

- Bố trí nguồn kinh phí của địa phương để đảm bảo thực hiện các hoạt động của Phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư", hoạt động chăm sóc người nhiễm tại cộng đồng;

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả phòng chống HIV/AIDS tại địa bàn huyện/thành phố.

2. Đề nghị

2.1. Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh

- Căn cứ hướng dẫn của cấp trên, chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, các ngành, các tổ chức liên quan xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư";

- Chỉ đạo các thành viên trong khối triển khai, vận động nhân dân hưởng ứng tham gia thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư" tới cấp xã/phường, khu dân cư;

- Phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các thành viên triển khai lồng ghép "Chương trình xây dựng nông thôn mới" với cuộc vận động "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư".

2.2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Tuyên truyền về Luật phòng chống HIV/AIDS và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng chống HIV/AIDS. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng chống HIV/AIDS;

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới".

2.3. Cáo ban, ngành, Hội, Đoàn thể và các ngành thành viên khác

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Ngành, Đơn vị và địa bàn được phân công phụ trách phối hợp với Sở Y tế, các Sở, Ngành, Đơn vị liên quan triển khai hoạt động truyền thông, tư vấn phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.

3. Chế độ báo cáo

- Các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh: Tổng hợp toàn bộ các hoạt động chỉ đạo triển khai thực hiện về phòng, chống HIV/AIDS theo ngành dọc báo cáo về cơ quan thường trực Sở Y tế (qua Trung tâm phòng chống HIV/AIDS đơn vị thường trực - mỗi quý/1 lần) để tổng hợp;

- Các huyện, thành phố: Tổng hợp toàn bộ các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS đã thực hiện trên địa bàn báo cáo về cơ quan thường trực (Trung tâm phòng chống HIV/AIDS - Sở Y tế) mỗi quý/1 lần;

- Giao cho Sở Y tế (Cơ quan thường trực) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, quý/1 lần và báo cáo Trung ương theo quy định;

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang năm 2016. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch cụ thể và nghiêm túc triển khai thực hiện; Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc các đơn vị phản ảnh về Sở Y tế cơ quan thường trực tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết/.

 

 

Nơi nhận:
- Cục PC HIV/AIDS- Bộ Y tế;
- TTr Tỉnh ủy-HĐND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ 347;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Các ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan;
- UBND các huyện/thành phố;
- Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, KT, NC, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN CÔNG CÁC NGÀNH THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI & PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TỈNH PHỤ TRÁCH CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số: 85 /KH-BCĐ, ngày 07/4/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Ngành thành viên BCĐ

Huyện, thành phố phụ trách

1

Lãnh đạo UBND tỉnh

Trưởng ban

Phụ trách chung

2

* Lãnh đạo Công an tỉnh

Phó ban Thường trực

Đồng Văn

Lãnh đạo Tỉnh Đoàn thanh niên

Thành viên

3

* Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội BP tỉnh

Phó ban

Mèo Vạc

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang

Thành viên

4

* Lãnh đạo Sở Văn hóa - TT & Du lịch

Thành viên

Yên Minh

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT

Thành viên

5

* Lãnh đạo Sở Y tế

Phó ban

Quản Bạ

Lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

Thành viên

6

* Lãnh đạo Sở khoa học & Công nghệ

Thành viên

Bắc Mê

Lãnh đạo Sở Nội vụ

Thành viên

7

* Lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư

Thành viên

TP Hà Giang

Lãnh đạo Đài P.thanh & Truyền hình tỉnh

Thành viên

8

* Lãnh đạo Sở Lao động - TB &XH

Phó ban

Vị Xuyên

Lãnh đạo Sở Tư pháp

Thành viên

9

* Lãnh đạo Sở Tài chính

Thành viên

Bắc Quang

Lãnh đạo Sở Thông tin & Truyền thông

Thành viên

10

* Lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

Thành viên

Quang Bình

Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo

Thành viên

11

* Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh

Thành viên

Hoàng Su Phì

Lãnh đạo Sở Ngoại vụ

Thành viên

12

* Lãnh đạo Hải Quan tỉnh

Thành viên

Xín Mần

Lãnh đạo Ban Dân tộc

Thành viên

Ghi chú: Những đơn vị đánh dấu (*) là đơn vị chủ trì

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2016
(kèm theo kế hoạch số 85/KH-UBND, ngày 07/04/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

ĐVT: 1.000 Đ

TT

Nội dung

Tổng kinh phí

Dự toán kinh phí 2016

Kinh phí thiếu hụt đề nghị tỉnh phê duyệt

Ghi chú

Kinh phí đã được phê duyệt

Kinh phí TW hỗ trợ bằng (thuốc…)

Kinh phí CT tỉnh

Kinh phí Dự án

Tổng số

 

TỔNG NHU CẦU KINH PHÍ

24.021.012

1.578.800

1.370.000

874.910

16.810.922

7.210.090

 

A

DỰ PHÒNG VÀ CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI

6.574.863

 

 

 

1.370.000

5.204.863

 

I

Chương trình can thiệp giảm tác hại

1.783.900

 

410.000

 

410.000

1.373.900

 

II

Chương trình Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

2.689.473

 

960.000

 

960.000

1.729.473

 

III

Hoạt động thông tin, truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS

2.101.490

 

 

 

0

2.101.490

 

1

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS

1.114.520

 

 

 

 

1.114.520

 

 

Tổ chức tập huấn đào tạo cho cán bộ chuyên trách các ban, ngành, đoàn thể của huyện, xã về phòng chống HIV/AIDS

329.920

 

 

 

0

329.920

 

 

Đặt mua, in ấn cung cấp "Tạp chí AIDS và cộng đồng"

25.000

 

 

 

0

25.000

 

 

Truyền thông trực tiếp phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng và điều trị Methadone (Dự kiến tổ chức tại 11 huyện/TP, 50 người/buổix50 buổi)

159.000

 

 

 

0

159.000

 

 

Phối hợp với các Sở, ban ngành phòng chống HIV/AIDS (truyền thông phòng chống HIV/AIDS): Hợp đồng với 5 đơn vị, đoàn thể trong tỉnh:

176.000

 

 

 

0

176.000

 

 

In ấn tài liệu, tờ rơi, áp phích truyền thông phòng chống HIV/AIDS

140.000

 

 

 

0

140.000

 

 

Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS (tổ chức mít tinh tại tuyến tỉnh, 11 huyện)

77.400

 

 

 

0

77.400

 

 

Tổ chức truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, TT 05-06 (dự kiến 20 buổi tại 11 huyện/TP, 50 người/cuộc)

137.200

 

 

 

0

137.200

 

 

Tham quan trao đổi, học hỏi kinh nghiệm các mô hình về PC HIV/AIDS (10 cán bộ x 5 ngày/đợt x1 chuyến). Tại các tỉnh

22.000

 

 

 

0

22.000

 

 

Kiểm tra, giám sát hoạt động (11 huyện/thành phố). (5 người/chuyến x 3 ngày x 11 chuyến)

48.000

 

 

 

0

48.000

 

2

Quy chế phối hợp phòng chống HIV/AIDS vùng biên giới

603.080

 

 

 

0

603.080

 

 

Tập huấn cho tuyên truyền viên (Bộ đội Biên phòng 1 người/đồn, trạm y tế 1 người/trạm, CTV, YTTB 1người/xã) 35 người/lớp x 2ngày/lớp x 7 lớp

91.420

 

 

 

0

91.420

 

 

Truyền thông phòng chống HIV (100 người/xã/buổi) x 34 buổi

100.640

 

 

 

0

100.640

 

 

Khám STl, Xét nghiệm HIV cho các đối tượng nguy cơ..(lồng ghép với các buổi truyền thông) 5 người x 3 ngày/cuộc x 34 cuộc

174.200

 

 

 

0

174.200

 

 

Thuốc, vật tư, sinh phẩm

150.620

 

 

 

0

150.620

 

 

Giám sát hoạt động phối hợp (5 người/cuộc x 4 ngày x 7 huyện x 2 lần/năm)

70.700

 

 

 

0

70.700

 

 

Hội nghị, giao ban công tác phối hợp

15.500

 

 

 

0

15.500

 

3

Chương trình phối hợp "Toàn dân phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư

383.890

 

 

 

0

383.890

 

 

Tập huấn, hội nghị

162.620

 

 

 

0

162.620

 

 

Truyền thông trực tiếp phòng chống HIV/AIDS tại xã phường (100 người/buổi/xã x 40 xã) lồng ghép với tập huấn tại xã

126.320

 

 

 

0

126.320

 

 

Tổ chức giám sát thực hiện phong trào (4 người/chuyến x 3 ngày x 11 chuyến)

32.400

 

 

 

0

32.400

 

 

Hội nghị sơ kết, tổng kết 50 người/cuộc/ngày x 2 cuộc (tổ chức tại huyện) x 11 huyện

62.550

 

 

 

0

62.550

 

B

XÉT NGHIỆM VÀ GIÁM SÁT DỊCH HIV/AIDS

636.437

 

 

 

0

636.437

 

 

Chi phí cho hoạt động xét nghiệm (Tư vấn, XN sàng lọc, XN khẳng định, XN hỗ trợ điều trị CD4, PCR)

489.467

 

 

 

0

489.467

 

 

Tập huấn cho cán bộ làm công tác PC HIV/AIDS tuyến tỉnh, huyện, xã(Dự kiến 13 lớp)

54.970

 

 

 

0

54.970

 

 

Kiểm tra, giám sát dịch về xét nghiệm, thống kê báo cáo (11 huyện/thành phố) hàng tháng, quý

92.000

 

 

 

0

92.000

 

C

TRỊ HIV/AIDS VÀ DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN MẸ CON

808.790

 

 

 

0

808.790

 

 

Tập huấn về chăm sóc, trị, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con cho tuyến huyện, xã

115.550

 

 

 

0

115.550

 

 

Mua thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội, thuốc lây truyền qua đường tình dục, thuốc vật tư chăm sóc tại nhà, Test dự phòng LTMC

412.840

 

 

 

0

412.840

 

 

Hỗ trợ khám và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục (4 người/chuyến x 3 ngày x 11 chuyến)

32.000

 

 

 

0

32.000

 

 

Chi phí triển khai tháng chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

212.700

 

 

 

0

212.700

 

 

Giám sát thường quy về chăm sóc điều trị HIV/AIDS (4 người/chuyến x 3 ngày x 11 chuyến)

35.700

 

 

 

0

35.700

 

D

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG (ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, HỘI NGHỊ...)

97.200

 

 

 

0

97.200

 

 

Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS (150 đại biểu, tại tuyến tỉnh)

45.000

 

 

 

0

45.000

 

 

Tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS (150 đại biểu, tại tuyến tỉnh)

45.000

 

 

 

0

45.000

 

 

Tập huấn về quy trình phối hợp, chăm sóc, điều trị, dự phòng lao/HIV (Dự kiến 30 đại biểu x 2 ngày/1 lớp x 1 lớp). Tập huấn tại tỉnh

 

 

 

 

 

7.200

 

E

KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH

196.000

 

 

 

0

196.000

 

 

Tổ chức Hội nghị tổng kết phòng chống HIV/AIDS, đánh giá kết quả thực hiện, nhu cầu nguồn lực, phương hướng nhiệm vụ năm tới (130 đại biểu/cuộc x 1 ngày/cuộc x 1cuộc-tổ chức tại tỉnh)

14.400

 

 

 

0

14.400

 

 

Tổ chức Hội nghị vận động các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và doanh nghiệp ủng hộ Quỹ hỗ trợ người nhiễm (Dự kiến 120 đại biểu/cuộc x 1 ngày/cuộc x 2 cuộc - tổ chức tại tỉnh)

28.000

 

 

 

0

28.000

 

 

Hội nghị đồng thuận về chi trả bảo hiểm Y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS và kêu gọi các tổ chức hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm Y tế cho người nhiễm là trẻ em, người thuộc hộ cận nghèo, gia đình gặp khó khăn (dự kiến 120 đại biểu)

14.000

 

 

 

0

14.000

 

 

Tổ chức Hội nghị vận động tiếp cận nhà tài trợ, các dự án quốc tế cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS (dự kiến 120 đại biểu/cuộc/ngày x 4cuộc - tổ chức tại tỉnh)

75.200

 

 

 

0

75.200

 

 

Hội nghị, hội thảo đánh giá kết quả triển khai thực hiện các dự án Quốc tế về phòng chống HIV/AIDS nhằm vận động các nhà tài trợ hỗ trợ cho tỉnh Hà Giang (dự kiến 130 đại biểu)

18.800

 

 

 

0

18.800

 

 

Kiểm tra giám sát sử dụng kinh phí phòng chống HIV/AIDS (6 người/cuộc x 3 ngày/cuộc x 11 cuộc)

45.600

 

 

 

0

45.600

 

F

QUY CHẾ PHỐI HỢP PC HIV, TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

85.300

 

 

 

0

85.300

 

 

Tập huấn phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ ngành Tư pháp; Tập huấn nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý người nhiễm HIV cho cán bộ ngành Y tế (Dự kiến 50 học viên x 02 lớp x 02 ngày/lớp)

13.000

 

 

 

0

13.000

 

 

Truyền thông: mở các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV trên ấn phẩm, phương tiện truyền thông, cổng thông tin điện tử của sở Y tế và sở Tư pháp

3.000

 

 

 

0

3.000

 

 

Giao ban định kỳ (15 người/cuộc x 4 cuộc/năm)

4.500

 

 

 

0

4.500

 

 

Tổ chức cuộc tư vấn trợ giúp pháp lý lưu động cho người nhiễm HIV tại cộng đồng, TT 05-06 (5 người/chuyến x 3 ngày x 8 chuyến/năm)

28.000

 

 

 

0

28.000

 

 

Tờ rơi, tờ gấp về trợ giúp pháp lý (5.000 tờ)

10.000

 

 

 

0

10.000

 

 

Kiểm tra giám sát phòng chống HIV và trợ giúp pháp lý tại tuyến huyện (5người/chuyến x 3 ngày x 3 cuộc/năm)

26.800

 

 

 

0

26.800

 

G

HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

14.043.622

 

 

13.862.122

13.862.122

181.500

 

I

Dự án ADB

13.862.122

 

 

13.862.122

13.862.122

 

 

1

Kinh phí BQLDA tỉnh thực hiện

874910,38

 

 

874.910

874.910

 

 

 

Triển khai các hoạt động chuyên môn của dự án (có kế hoạch riêng)

731.910

 

 

731.910

731.910

 

 

 

Vốn đối ứng của tỉnh hỗ trợ lương, phụ cấp

143.000

 

 

143.000

143.000

 

 

2

Kinh phí BQLDA TW thực hiện (Cấp bằng hiện vật)

12.987.212

 

 

12.987.212

12.987.212

 

 

II

Phòng chống HIV, dịch bệnh xuyên biên giới

181.500

 

 

 

0

181.500

 

 

Tổ chức truyền thông trực tiếp, lấy mẫu xét nghiệm tại khu vực cửa khẩu

8.100

 

 

 

0

8.100

 

 

Tổ chức cuộc hội đàm tại tỉnh Hà Giang(Thành phần: 54 người, gồm 18 đại biểu người Trung Quốc, 21 đại biểu của 7 huyện biên giới; 15 đại biểu của tỉnh.

60.000

 

 

 

0

60.000

 

 

Tổ chức cuộc hội đàm tại Malypho- Trung Quốc

113.400

 

 

 

0

113.400

 

H

KINH PHÍ TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ BẰNG HIỆN VẬT (THUỐC ARV, MMT..)

1.578.800

1.578.800

 

 

1.578.800

0

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 85/KH-UBND triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang năm 2016

  • Số hiệu: 85/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 07/04/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Nguyễn Văn Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản