ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/KH-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 15 tháng 8 năm 2017 |
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ DU LỊCH VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2017
1- Thu thập thông tin về tổng số lượt khách du lịch đến các điểm du lịch hàng tháng, quý, năm (số điểm du lịch mà 01 du khách đã đến trong chuyến đi, bình quân số điểm đến của một du khách), xác định cơ sở tính các hệ số theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch;
2- Thu thập thông tin về một số khoản chi tiêu chủ yếu của khách du lịch, làm cơ sở tính mức chi tiêu bình quân chung và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch; ước lượng doanh thu ngành du lịch, một số ngành liên quan như lưu trú, khách sạn, nhà hàng, đồ lưu niệm, vận tải...
3- Cung cấp thông tin cơ sở phục vụ cho việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển du lịch; cung cấp số liệu cơ bản cho công tác nghiên cứu, phân tích và các mục đích khác có liên quan đến hoạt động du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
4- Kết hợp với thông tin bổ sung từ một số nguồn khác, thông tin thu thập từ cuộc điều tra này dùng để tính toán, suy rộng tổng doanh thu của hoạt động du lịch, đáp ứng nhiều yêu cầu thông tin trong công tác nghiên cứu, quản lý, hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển du lịch các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐƠN VỊ KHẢO SÁT ĐIỀU TRA
1. Đối tượng khảo sát Điều tra
a) Toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các tours du lịch lữ hành, các khách sạn, nhà nghỉ;
b) Toàn bộ các cơ sở (hộ) kinh doanh du lịch, các tours du lịch lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ;
c) Du khách trong nước, quốc tế được thống kê, báo cáo tại tất cả các điểm thăm quan, du lịch (có ban quản lý, hoặc do các cá nhân quản lý) trên địa bàn tỉnh ; khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh và khách không lưu trú trên địa bàn tỉnh (đi thăm quan trong ngày).
2. Phạm vi khảo sát điều tra
a) Điều tra toàn diện:
- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các tours du lịch lữ hành, các khách sạn, nhà nghỉ;
- Các cơ sở (hộ) kinh doanh du lịch, các tours du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh;
- Du khách tại tất cả các điểm thăm quan, du lịch (có ban quản lý, hoặc do các cá nhân tự tổ chức và quản lý) trên địa bàn tỉnh.
b) Điều tra chọn mẫu chi tiêu của khách du lịch, cảm nhận của du khách về du lịch BR-VT:
- Khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đang nghỉ ở các cơ sở lưu trú du lịch (gồm các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, ...) trên địa bàn tỉnh;
- Khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế không lưu trú trên địa bàn tỉnh (đi thăm quan, tắm biển trong ngày);
- Khách du lịch nội tỉnh.
3. Đơn vị khảo sát điều tra
a) Mỗi khách du lịch (quốc tế hoặc trong nước) là một đơn vị điều tra (bao gồm cả lưu trú và không lưu trú);
b) Mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các tours du lịch lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ là một đơn vị điều tra;
c) Mỗi cơ sở (hộ) kinh doanh du lịch, các tours du lịch lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ là một đơn vị điều tra;
d) Các điểm thăm quan, du lịch (có ban quản lý, hoặc do các cá nhân tự tổ chức và quản lý) trên địa bàn tỉnh được chọn là một điểm điều tra.
III. NỘI DUNG VÀ PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU TRA
1. Nội dung khảo sát Điều tra
a) Đối với khách du lịch quốc tế và trong nước:
Nội dung điều tra gồm các chỉ tiêu chính sau:
- Tổng số khách du lịch quốc tế và trong nước đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng ... trong năm 2017;
- Tổng mức chi tiêu và một số khoản chi tiêu chủ yếu của khách du lịch như: chi đi lại; chi ăn uống; chi lưu trú; chi tham quan ; chi cho các dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí; chi cho y tế bảo vệ sức khoẻ; chi mua hàng hóa, quà tặng, quà lưu niệm...; điều kiện để du khách chi tiêu nhiều hơn...;
- Một số nhận xét, đánh giá của khách du lịch quốc tế về cảnh quan thiên nhiên, môi trường, điều kiện vật chất, dịch vụ, chất lượng dịch vụ và thái độ mến khách của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...;
- Số lần du khách đến BR-VT và khả năng quay lại thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng, thụ hưởng dịch vụ ... của du khách; điều kiện kéo dài thời gian lưu trú của du khách đối với tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu;
- Ấn tượng tốt và chưa tốt của du khách đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và những việc cần làm để nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút khách du lịch.
b) Đối với các doanh nghiệp, các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở kinh doanh du lịch:
- Những thông tin về nhận diện doanh nghiệp, đơn vị ... như Tên doanh nghiệp, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở; địa chỉ, số điện thoại; người đại diện doanh nghiệp ...
- Những thông tin về năng lực phục vụ du lịch, như số phòng, giường, các sản phẩm du lịch như : Du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; MICE; Du lịch văn hóa, biển đảo, lữ hành, ...
- Những thông tin về kết quả kinh doanh du lịch năm 2016, như doanh thu, thuế, tiền lương, chi phí kinh doanh ...;
- Ước lượng kết quả kinh doanh du lịch năm 2017;
- Những thông tin về đầu tư của doanh nghiệp, như đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, tài sản lưu động ...;
- Thông tin về thực trạng lao động, trình độ lao động trong các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch hiện nay ; nhu cầu về số lượng lao động, chất lượng lao động phục vụ cho định hướng phát triển của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch trong thời gian tới;
- Thông tin thăm dò đánh giá môi trường đầu tư về du lịch trên địa bàn tỉnh của các doanh nghiệp, như tiếp cận các nguồn lực (vốn, đất đai, vốn khác); cơ hội tham gia thị trường du lịch của các doanh nghiệp; thủ tục hành chính, những rào cản đối với đầu tư vào du lịch ...
2. Phiếu khảo sát điều tra
Gồm 6 loại phiếu điều tra:
- Phiếu 01/DLQT-17: “Phiếu thu thập thông tin khách du lịch quốc tế”, áp dụng cho khách quốc tế nghỉ ở cơ sở lưu trú du lịch;
- Phiếu 02/DLVN-17: “Phiếu thu thập thông tin khách du lịch trong nước” áp dụng cho khách trong nước nghỉ ở cơ sở lưu trú du lịch;
- Phiếu 03/DLVN-17: Thu thập thông tin của khách thăm quan, tắm biển trong ngày (nhằm ước lượng, suy rộng số lượng khách thăm quan, tắm biển trong ngày cho các tháng và năm 2017);
- Phiếu 04/DNDL-17: Phiếu thu thập thông tin cơ bản về doanh nghiệp, các khách sạn, nhà nghỉ, kinh doanh du lịch; kết quả kinh doanh, đầu tư, đánh giá môi trường kinh doanh ...;
- Phiếu 05/HODL-17: Phiếu thu thập thông tin cơ bản về hộ cá thể, các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, du lịch ; kết quả kinh doanh, đầu tư, đánh giá môi trường kinh doanh ...;
- Phiếu 06/ĐTQDL-17: Thông tin về số lượt khách tại các điểm thăm quan du lịch trên địa bàn tỉnh trong tháng 9/2017 (sử dụng để suy rộng tổng số lượt khách du lịch cả năm 2017; tính hệ số về mối quan hệ số lượt khách và khách lưu trú).
IV. THỜI GIAN ĐIỀU TRA, THU THẬP THÔNG TIN
1. Thời gian thu thập thông tin và khảo sát, Điều tra
a) Đối với khách du lịch quốc tế và trong nước:
Tiến hành điều tra thu thập số liệu liên tục trong vòng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10 năm 2017).
b) Đối với các doanh nghiệp, các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở kinh doanh du lịch:
Thu thập thông tin cơ bản về năng lực phục vụ du lịch, như số phòng, giường, các sản phẩm du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; MICE; Du lịch văn hóa, biển đảo, lữ hành, ... thời gian 60 ngày kể từ 01 tháng 9 năm 2017;
Những thông tin còn lại của các doanh nghiệp, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh du lịch tiến hành điều tra thu thập số liệu liên tục trong vòng 30 ngày kể từ 01 tháng 9 năm 2017.
c) Tổng số lượt khách du lịch tại các điểm du lịch (thăm quan), các khu du lịch trong tháng 9/2017.
2. Thời kỳ thu thập thông tin
a) Đối với khách đi du lịch:
Thời kỳ thu thập thông tin là toàn bộ thời gian khách ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối với khách du lịch quốc tế, và toàn bộ chuyến đi đến BR-VT đối với khách du lịch trong nước.
b) Đối với các doanh nghiệp, các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở kinh doanh du lịch:
- Những thông tin cơ bản về năng lực phục vụ du lịch, như số phòng, giường, các sản phẩm du lịch ... là năng lực, sản phẩm du lịch hiện có của đơn vị được xác định đến thời điểm 01/7/2017.
- Những thông tin còn lại được thu thập là những kết quả hoạt động trong năm 2016 của doanh nghiệp, cơ sở ... và được điều tra vào đầu tháng 9/2017.
c) Thời kỳ thu thập thông tin về tổng số lượt khách du lịch tại các điểm thăm quan du lịch, các khu du lịch là 30 ngày kể từ 01/9/2017.
1- Điều tra chi tiêu của khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế:
a) Phỏng vấn ghi phiếu tất cả khách trong nước và khách du lịch quốc tế lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở lưu trú du lịch trong thời gian điều tra, khảo sát; trong đó, đối với khách du lịch trong nước: Chỉ phỏng vấn những người đến từ tỉnh ngoài hoặc từ các huyện, thành phố khác trong tỉnh với cự ly quãng đường đi từ 20 km trở lên,(không tính những người đi trong huyện/thành phố trong tỉnh và khách đến trong phạm vi bán kính dưới 20 km).
b) Phỏng vấn khách du lịch thăm quan, tắm biển trong ngày.
2- Điều tra, khảo sát đối với các doanh nghiệp, các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở kinh doanh du lịch:
Khảo sát gián tiếp (chủ yếu các đơn vị nhà nước; đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài) bằng cách gửi phiếu cho các doanh nghiệp, chủ khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh du lịch ... để các cơ sở điền thông tin và chuyển cho cơ quan Cục Thống kê tỉnh (bằng văn thư và thư điện tử : Email - bariavungtau@gso.gov.vn)
Khảo sát trực tiếp: Cử điều tra viên phỏng vấn người đại diện doanh nghiệp, chủ khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh du lịch ... và ghi phiếu (áp dụng chủ yếu đối với khu vực ngoài nhà nước).
3- Xác định số lượng cơ sở lưu trú cần điều tra:
Căn cứ vào kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2017 bao gồm kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2017 để cập nhật danh mục các cơ sở lưu trú đóng trên địa bàn tỉnh, sắp xếp các cơ sở lưu trú theo thứ tự chất lượng và giá cả từ cao xuống thấp là : Khách sạn 5 sao; Khách sạn 4 sao; Khách sạn 3 sao; Khách sạn 2 sao; Khách sạn 1 sao; Loại khác (bao gồm khách sạn chưa được xếp hạng, nhà nghỉ, nhà khách, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch...)
1. Trách nhiệm
- Cục Thống kê tỉnh chủ trì, phối hợp với sở Du lịch tỉnh, chủ động huy động và sử dụng có hiệu quả nhân lực; xác định rõ khối lượng công việc theo từng nội dung, làm cơ sở để phân bổ thời gian, các nguồn lực phù hợp, hiệu quả, đảm bảo tổ chức thực hiện tốt kế hoạch điều tra này;
- Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổng công ty (Công ty), các chủ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch, các tours du lịch lữ hành, các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở lưu trú du lịch, các điểm thăm quan, du lịch ; giám đốc các Ban quản lý Khu du lịch ... có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các điều tra viên, giám sát viên trong quá trình điều tra, thu thập thông tin từ khách du lịch đang nghỉ ở các cơ sở lưu trú thuộc quản lý của đơn vị; đồng thời cung cấp những thông tin về cơ sở vật chất, năng lực phục vụ, tài sản, lao động, sản phẩm du lịch hiện cung cấp, những thông tin về tài chính, đầu tư ... của doanh nghiệp, khách sạn, nhà nghỉ ... theo quy định của Luật Thống kê, luật kế toán và quy định của pháp luật hiện hành; cho ý kiến về môi trường đầu tư, về khả năng tiếp cận các nguồn lực cho đầu tư, phát triển của doanh nghiệp về ngành du lịch trên địa bàn tỉnh; ý kiến của đơn vị về những khó khăn, những rào cản phát triển sản phẩm du lịch mà chính quyền tỉnh cần tháo gỡ ...
2. Tổ chức điều tra:
a) Xác định điểm du lịch (thăm quan), khu du lịch
Cục thống kê tỉnh có trách nhiệm thống nhất với sở Du lịch tỉnh xác định số điểm du lịch (thăm quan), khu du lịch trên địa bàn tỉnh (lập danh sách cụ thể để tiến hành điều tra, thống kê).
b) Điều tra viên, giám sát viên
Chọn điều tra viên và giám sát viên có đủ trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều tra (đối với khách du lịch thăm quan tắm biển trong ngày, chọn điều tra viên là cán bộ các Ban quản lý khu du lịch, bãi biển, khu resort, làng du lịch ...). Đối với điều tra chi tiêu của khách du lịch quốc tế, cần chọn điều tra viên có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể trực tiếp phỏng vấn khách (chọn các nhân viên lễ tân ở các cơ sở lưu trú du lịch).
Giám sát viên là công chức thuộc cục Thống kê và sở Du lịch tỉnh, được phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể trước khi tiến hành điều tra. Đồng thời, cần có sự chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ và tổ chức rút kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, uốn nắn, bổ sung nghiệp vụ thường xuyên đối với các điều tra viên trong quá trình điều tra.
Do đối tượng, đơn vị điều tra là khách du lịch đang nghỉ ở các cơ sở lưu trú, để tiếp cận được đối tượng điều tra và thu thập thông tin, cần phối hợp chặt chẽ với các chủ cơ sở lưu trú du lịch được điều tra. Mặt khác đặc điểm đối tượng và đơn vị điều tra của cuộc điều tra này là những người khách đang đi du lịch và nghỉ tại các cơ sở lưu trú, ban ngày thường ít có mặt tại cơ sở đang lưu trú, việc thu thập thông tin cần được tiến hành linh hoạt, có thể vào buổi tối hoặc tranh thủ trong mọi thời gian có thể tiếp cận được từng đối tượng điều tra cụ thể.
VII. TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TRA
Việc xử lý, tổng hợp, phân tích, biên soạn kết quả tra được tiến hành tập trung ở cơ quan Cục Thống kê tỉnh và thực hiện theo các bước sau:
1. Kiểm tra làm sạch phiếu: Do công chức Cục Thống kê và Sở Du lịch tỉnh thực hiện;
2. Xây dựng hệ thống biểu tổng hợp đầu ra: Tập thể lãnh đạo và công chức thuộc cục Thống kê và Sở Du lịch tỉnh thực hiện;
3. Xây dựng phần mềm nhập tin các phiếu điều tra: Chương trình do tập thể lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh và đối tác thực hiện (thuê ngoài);
4. Xây dựng phần mềm tổng hợp kết quả điều tra: Chương trình do tập thể lãnh đạo Cục và đối tác thực hiện (thuê ngoài);
5. Tiến hành nhập tin các phiếu điều tra : Thuê ngoài;
6. Tổng hợp kết quả điều tra: Tập thể lãnh đạo và công chức thuộc cục Thống kê tỉnh và Sở Du lịch tỉnh;
7. Kiểm tra kết quả tổng hợp đầu ra : Tập thể lãnh đạo và công chức thuộc Cục Thống kê tỉnh và Sở Du lịch tỉnh thực hiện;
8. Biên soạn số liệu kết quả điều tra : Tập thể lãnh đạo và công chức thuộc Cục Thống kê tỉnh và Sở Du lịch tỉnh thực hiện;
9. Phân tích kết quả điều tra và viết báo cáo tổng hợp điều tra: Tập thể lãnh đạo và công chức thuộc Cục Thống kê và Sở Du lịch tỉnh thực hiện;
10. In ấn kết quả điều tra và gửi cho các Sở, ngành liên quan;
11. Tính toán một số các hệ số cơ bản của ngành du lịch.
VIII. THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ KINH PHÍ TRA
1. Chuẩn bị các công việc liên quan
a) Trong tháng 7/2017: Dự thảo, hoàn chỉnh kế hoạch tra, khảo sát, thiết kế các loại biểu mẫu điều tra, khảo sát, thống nhất các nội dung và trình UBND tỉnh phê duyệt ban hành kế hoạch; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch này, đảm bảo chất lượng thông tin được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu, từ khâu thu thập thông tin.
b) Trong tháng 8/2017:
- Lập bảng kê (danh sách) các đơn vị điều tra, khảo sát; lập dự toán kinh phí, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt; xây dựng hệ thống đầu ra (hệ biểu tổng hợp); hợp đồng với đối tác về xây dựng chương trình nhập tin và tổng hợp;
- In ấn phiếu điều tra khảo sát; chọn điều tra viên và tập huấn nghiệp vụ.
c) Từ 01/9 đến 31/10/2017: Tiến hành thu thập thông tin các loại phiếu.
d) Từ 01/11/2017 đến 15/11/2017 : Kiểm tra, nghiệm thu, làm sạch phiếu ở các huyện và gửi về Cục Thống kê tỉnh.
d) Từ 16/11 đến 30/11/2017 : Kiểm tra, mã hóa, làm sạch phiếu điều tra.
e) Từ 01/12 đến 15/12/2017 : Hoàn thành công tác nhập tin, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu điều tra.
f) Từ 16/12 đến 31/12/2017 : Hoàn thành tổng hợp, thống nhất hai cơ quan và báo cáo UBND tỉnh.
g) Tháng 01 năm 2018: In ấn, nhân bản kết quả điều tra, phát hành và tổng kết điều tra khảo sát.
2. Kinh phí thực hiện cuộc điều tra
Kinh phí thực hiện cuộc điều tra, khảo sát hoạt động du lịch được bố trí bằng ngân sách tỉnh trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm lập dự trù kinh phí khảo sát điều tra trên cơ sở các nội dung công việc đã thống nhất với sở Du lịch, gửi về UBND tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính để thẩm định, đề xuất cụ thể trình UBND tỉnh.
Cục Thống kê tỉnh, sở Du lịch tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 01/2011/CT-UBND tăng cường công tác thống kê du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 2Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Đề án Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025
- 3Quyết định 2122/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt dự án thí điểm đầu tư xe chở người bốn bánh có gắn động cơ xăng để chở khách tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 92/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 14/2011/QĐ-UBND do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Kế hoạch 33/KH-UBND về điều tra thống kê du lịch và tiêu chí của khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021
- 6Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2024 về tổ chức điều tra tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Chỉ thị 01/2011/CT-UBND tăng cường công tác thống kê du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 2Luật kế toán 2015
- 3Luật thống kê 2015
- 4Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Đề án Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025
- 5Quyết định 2122/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt dự án thí điểm đầu tư xe chở người bốn bánh có gắn động cơ xăng để chở khách tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Quyết định 92/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 14/2011/QĐ-UBND do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Kế hoạch 33/KH-UBND về điều tra thống kê du lịch và tiêu chí của khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021
- 8Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2024 về tổ chức điều tra tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Kế hoạch 83/KH-UBND điều tra thống kê du lịch và chi tiêu của khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2017
- Số hiệu: 83/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Nguyễn Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định