- 1Thông tư 01/2008/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 05/2009/TT-BYT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 69/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 4826/QĐ-BNN-TCTL năm 2018 về Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch nông thôn và tài liệu hướng dẫn triển khai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 2229/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của một số công trình khai thác nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Kế hoạch 1307/KH-UBND về phát triển hệ thống cấp nước, nâng cao tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch tại các đô thị và tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh tại nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2021 và giai đoạn 2022-2025
- 7Nghị quyết 88/NQ-HĐND năm 2021 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 tỉnh Cao Bằng
- 8Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- 1Quyết định 1566/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2502/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2020 về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 74/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tỉnh Cao Bằng Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII kỳ hợp thứ 11
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 826/KH-UBND | Cao Bằng, ngày 11 tháng 4 năm 2023 |
1. Căn cứ pháp lý
Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025.
Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục.
Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII- kỳ họp thứ 11 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 tỉnh Cao Bằng.
Quyết định số 1868/QĐ-UBND ngày 15/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
2. Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển cấp nước năm 2022
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch)
1. Mục tiêu tổng quát
- Tăng tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch tại các nhà máy, trạm xử lý nước tập trung có đầu ra đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Tăng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tại các công trình cấp nước tập trung có đầu ra đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Định hướng phát triển cấp nước phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng ngừa dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm cấp nước ổn định, chất lượng đảm bảo.
- Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn; phân phối nước ổn định đến khách hàng sử dụng; cung cấp nước liên tục, duy trì áp lực, đảm bảo lượng nước, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quy định.
2. Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2023
- Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch đạt 86,5%. Tiêu chuẩn cấp nước sạch đô thị bình quân 120 lít/người/ngày.đêm.
- Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước tập trung đạt 93%. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt nông thôn bình quân 60 lít/người/ngày.đêm.
- Chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định tại tất cả các công trình cấp nước, liên tục 24h/ngày.
Xác định việc phấn đấu tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 86,5% năm 2023 và đến năm 2025 tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 100% là nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo đảm sức khỏe bền vững của cộng đồng, bảo vệ tài nguyên nước và môi trường, cũng chính là động lực thúc đẩy văn minh đô thị, phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2023, tập trung thực hiện các dự án cấp nước đô thị tại các khu vực chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
Chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương như biểu dưới đây:
STT | Địa phương | Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%) | |||
Huyện | Đô thị | Hiện tại | Kế hoạch hết năm 2023 | Mục tiêu thực hiện hết năm 2025 | |
1 | Thành phố Cao Bằng | Nội thành | 99,32 | 99,55 | 100 |
2 | Hòa An | Thị trấn Nước Hai | 70,53 | 78,36 | 100 |
3 | Thạch An | Thị trấn Đông Khê | 98 | 98,5 | 100 |
4 | Hạ Lang | Thị trấn Thanh Nhật | 91,05 | 91,05 | 100 |
5 | Nguyên Bình | Thị trấn Nguyên Bình | 72 | 75 | 100 |
Thị trấn Tĩnh Túc | 0 | 0 | 100 | ||
6 | Trùng Khánh | Thị trấn Trùng Khánh | 95 | 97 | 100 |
Thị trấn Trà Lĩnh | 42 | 60 | 100 | ||
7 | Hà Quảng | Thị trấn Xuân Hòa | 40,23 | 75,5 | 100 |
Thị trấn Thông Nông | 93,4 | 96,15 | 100 | ||
8 | Bảo Lạc | Thị trấn Bảo Lạc | 85 | 85 | 100 |
9 | Bảo Lâm | Thị trấn Pác Miầu | 0 | 50 | 100 |
10 | Quảng Hòa | Thị trấn Quảng Uyên | 99,7 | 100 | 100 |
Thị trấn Hòa Thuận | 71,9 | 80 | 100 | ||
Thị trấn Tà Lùng | 100 | 100 | 100 | ||
| Tỷ lệ toàn tỉnh | 86 | 86,5 | 100 |
Xác định việc phấn đấu hết năm 2023 đạt 93% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, đến năm 2025 đạt tỷ lệ 95% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh qua hệ thống cấp nước tập trung là nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo đảm sức khỏe bền vững của cộng đồng, bảo vệ tài nguyên nước và môi trường, cũng chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tính đến hết năm 2022 đã có 4/10 huyện, thành phố đạt tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh giai đoạn 2021-2025 theo Kế hoạch đề ra (Kế hoạch số 1307/KH-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng).
Chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương như biểu dưới đây:
STT | Địa phương | Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh qua hệ thống cấp nước tập trung (%) | Ghi chú | |||
Huyện | Khu vực nông thôn | Hiện tại | Kế hoạch hết 2023 | Mục tiêu thực hiện hết 2025 |
| |
1 | Thành phố Cao Bằng | Các xã | 93,6 | 94 | 100 |
|
2 | Huyện Hòa An | Các xã | 94,66 | 97,20 | 90 | Đã đạt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025 |
3 | Huyện Thạch An | Các xã | 93,33 | 94 | 95 |
|
4 | Huyện Hạ Lang | Các xã | 99,23 | 99,50 | 98 | Đã đạt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025 |
5 | Huyện Nguyên Bình | Các xã | 90,71 | 91 | 95 |
|
6 | Huyện Trùng Khánh | Các xã | 92,58 | 93 | 95 |
|
7 | Huyện Hà Quảng | Các xã | 89,73 | 90 | 95 |
|
8 | Huyện Bảo Lạc | Các xã | 96,38 | 96,5 | 95 | Đã đạt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025 |
9 | Huyện Bảo Lâm | Các xã | 96,62 | 96,75 | 95 | Đã đạt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025 |
10 | Huyện Quảng Hòa | Các xã | 93,21 | 94 | 95 |
|
| Tỷ lệ toàn tỉnh |
| 93,1 | 94 | 95 |
|
3. Các chương trình, dự án trọng tâm năm 2023
- Mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An đảm bảo tăng tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An từ 70,53% (năm 2022) lên 78,36% (năm 2023).
- Triển khai Dự án đầu tư xây dựng 15 hồ vải địa kỹ thuật dung tích từ (2.200- 4.000)m3; 15 công trình bể chứa nước tập trung dung tích từ (110- 480)m3 tại huyện Hà Quảng, huyện Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm theo đúng tiến độ đề ra.
- Mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước tại thị trấn Nguyên Bình: phát triển mạng lưới đường ống HDPE D63 PN10 (Dự kiến đầu tư khoảng 1000m); Phát triển mạng lưới cấp nước dọc hai bên đường QL34 (Đoạn đấu nối từ cửa hàng xăng dầu Petrolimex số 11 lên đến đầu cầu Vạ Riệc).
- Hoàn thành công tác bàn giao tài sản, triển khai đấu nối công trình cấp nước sinh hoạt thị trấn Xuân Hòa, xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tăng tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng từ 40,23% (năm 2022) lên 75,5% (năm 2023);
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng và dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Tập trung hoàn thành tiến độ xây dựng dự án: Nhà máy cấp nước sạch thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
IV. TỔ CHỨC VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. UBND các huyện, thành phố
Chỉ đạo triển khai thực hiện và tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đã được phê duyệt trên địa bàn mình quản lý, đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch cấp nước đã đề ra.
Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu biết đầy đủ về lợi ích của việc sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đã được xử lý qua hệ thống tập trung đối với sức khỏe, những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của việc sử dụng nước sinh hoạt không qua xử lý, không đảm bảo chất lượng, không hợp vệ sinh; nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng tiết kiệm nước.
Tăng cường công tác quản lý công trình sau đầu tư, phát triển bền vững và nâng cao giá trị công trình bằng các dự án xây dựng công trình cấp nước phủ khắp địa bàn nông thôn; nâng cấp công trình bằng các hệ thống lọc nước, tăng cường kiểm soát chất lượng nước, mở rộng phạm vi phục vụ, thực hiện từng bước lắp đồng hồ đo nước phù hợp với từng vùng, cụm dân cư nhằm, bảo vệ nguồn nước bền vững, tránh gây thất thoát và ô nhiễm nguồn nước.
Tổ chức, chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tổ chức phổ biến, công khai đến người dân thực hiện quy trình tham gia ý kiến và giám sát cộng đồng gồm: phương án cấp nước; thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước đã được ký kết với đơn vị cấp nước; quá trình triển khai thực hiện các dự án cấp nước; chất lượng dịch vụ và giá cung cấp nước sạch theo quy định tại Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02/1/2008 của Bộ Xây dựng.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập danh mục các công trình cấp nước sạch và cấp nước tập trung nông thôn chuẩn bị triển khai; xây dựng kế hoạch bố trí vốn, thời gian hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhằm tăng tỷ lệ bao phủ đường ống cấp nước đến các khu dân cư nông thôn và vùng khó khăn khan hiếm nước. Bố trí vốn cho công tác bảo trì, nâng cấp hệ thống xử lý cấp nước tập trung để đảm bảo vận hành an toàn, phát huy hiệu quả, thực hiện kiểm tra chất lượng nước theo quy định.
Chủ động bố trí nguồn lực, kêu gọi đầu tư để xây dựng hệ thống cấp nước với công nghệ, công suất phù hợp điều kiện địa phương, đảm bảo yêu cầu cấp nước và mục tiêu đề ra.
2. Sở Xây dựng
Tham mưu cho UBND tỉnh về việc giao quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn theo Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 09/8/2016; định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch, rà soát, đánh giá hiệu quả, hạn chế và đề xuất giải pháp quản lý cấp nước.
Hướng dẫn các địa phương tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước đô thị, phương án cấp nước trong các quy hoạch đô thị liên quan.
Chủ trì theo dõi, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, kịp thời báo cáo tiến độ, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xử lý các nội dung liên quan; thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực cấp nước đô thị, phối hợp với các đơn vị cấp nước nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước phù hợp các quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chủ trì thẩm định định mức kinh tế kỹ thuật đối với phương án giá nước sạch sinh hoạt đô thị khi các đơn vị cấp nước trình.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tham mưu cho UBND tỉnh về việc giao quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và đơn vị quản lý công trình cấp nước đô thị lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng và triển khai kế hoạch mở rộng mạng đường ống từ công trình cấp nước đô thị cung cấp nước cho khu vực nông thôn liền kề; Nghiên cứu, triển khai nội dung đảm bảo cấp nước an toàn đối với các chương trình, dự án cấp nước nông thôn.
Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra việc đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; quản lý chất lượng nước; khai thác đập, hồ chứa nước theo đúng quy định và ưu tiên mục tiêu cấp nước sinh hoạt.
Tiếp tục thực hiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2016 - 2023, các công trình cấp nước tập trung phải đáp ứng được các tiêu chí của Chương trình như tiêu chí về chất lượng nước sau đầu tư phải đạt Tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009.
Chủ trì tổ chức thực hiện Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn theo Quyết định số 4826/QĐ-BNN-TCTL ngày 07/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch nông thôn và tài liệu hướng dẫn triển khai.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, tháo gỡ những vướng mắc, rào cản để huy động các nguồn lực.
Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các dự án, công trình do tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư theo quy định.
5. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành thẩm định phương án giá nước sạch do các đơn vị cấp nước gửi; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra thực hiện quyết định giá nước sạch, thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình tại địa phương; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc kiểm tra, giám sát, quản lý phần vốn của nhà nước đầu tư vào các dự án, công trình từ khi đầu tư xây dựng và trong quá trình vận hành, khai thác theo quy định.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tổ chức khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền; phối hợp với các ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền.
Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng công trình cấp nước theo quy định; Thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra và xử lý mọi hành vi xâm hại hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, công trình cấp nước, gây ô nhiễm nguồn nước. Phối hợp chỉ đạo việc khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có biện pháp bảo vệ nguồn nước và ứng phó khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước.
7. Sở Y tế
Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phù hợp quy định đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1: 2018/BYT.
Rà soát, đầu tư nâng cao năng lực phòng xét nghiệm ngoại kiểm chất lượng nước của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất vệ sinh, chất lượng nước sạch, nước hợp vệ sinh của các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định, đề xuất, chuyển giao, nghiên cứu công nghệ hệ thống lọc nước cục bộ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với chất lượng nước nguồn từ nhiều địa bàn khác nhau trong khu vực gặp khó khăn về địa lý, tài chính,... không thể đấu nối từ nguồn nước sạch tập trung của đô thị.
Phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư xử lý nước cấp tập trung và hướng dẫn thực hiện các quy định liên quan về chuyển giao công nghệ.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Xây dựng, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố tăng cường công tác truyền thông, xây dựng ý thức cộng đồng về việc bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm, an toàn.
10. Công an tỉnh
Tổ chức nắm tình hình, phát hiện kịp thời những thiếu sót, bất cập trong hoạt động quản lý, cấp phép đầu tư, chứng chỉ sản xuất, kinh doanh nước sạch của các tổ chức, cá nhân liên quan nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về lĩnh vực cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trên lĩnh vực môi trường; quản lý tài nguyên nước; hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh nước sạch; hoạt động xâm hại, phá hoại hệ thống cấp nước và các hành vi khác gây ô nhiễm nguồn nước.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tổ chức thanh, kiểm tra các hoạt động liên quan đến xả thải và xử lý chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, y tế gây ô nhiễm nguồn nước và nước sạch cấp cho người dân để có biện pháp xử lý nhằm bảo vệ môi trường, nguồn nước và sức khỏe đời sống nhân dân.
11. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, giám sát kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát nước sạch khu vực thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa; khu vực thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh.
12. Các đơn vị cấp nước
Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, tăng công suất khai thác của nhà máy; triển khai thực hiện cắm mốc phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2229/QĐ-UBND ngày 18/11/2020. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý.
Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa, thay mới mạng lưới đường ống cấp nước, giảm tỷ lệ thất thoát nước, duy trì áp lực đường ống và đảm bảo chất lượng nước cung cấp. Xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước và thực hiện công tác cấp nước an toàn.
Hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy chất lượng nước sạch của đơn vị mình sản xuất theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2008 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Xây dựng phương án giá nước trình Sở Xây dựng thẩm định định mức kinh tế kỹ thuật; trình Sở Tài chính thẩm định phương án giá; trình UBND tỉnh ban hành Quyết định.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh từ hệ thống nước tập trung, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm.
Chủ động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước những khu vực còn thiếu, có kế hoạch phổ biến những khu vực dự kiến đầu tư mạng đường ống để nhân dân và các tổ chức biết để hạn chế việc khai thác nước ngầm; các doanh nghiệp cần có chương trình giảm chi phí lắp đặt để khuyến khích người dân tham gia đấu nối.
13. Điện lực Cao Bằng
Chỉ đạo chi nhánh Điện lực tại các huyện, thành phố, thị trấn ưu tiên cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện cho các nhà máy, trạm sản xuất nước và các trạm bơm tăng áp để ổn định tình hình sản xuất, cấp nước cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo chi nhánh Điện lực tại các huyện, thành phố, thị trấn ưu tiên cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện cho các nhà máy, trạm sản xuất nước và các trạm bơm tăng áp để ổn định tình hình sản xuất, cấp nước cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
UBND các huyện, thành phố và các đơn vị cấp nước tổ chức các biện pháp thực hiện các mục tiêu Kế hoạch đã đề ra, báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Xây dựng) hằng quý về tiến độ và kết quả thực hiện.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan căn cứ vào nội dung Kế hoạch để triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện đảm bảo phù hợp thực tế ở địa phương và các cơ quan, đơn vị. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có phát sinh vướng mắc hoặc cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) để xem xét, xử lý.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CẤP NƯỚC NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 826/KH-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh Cao Bằng)
1. Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch năm 2022
STT | Địa phương | Năm 2022 | Kế hoạch đề ra năm 2022 | Ghi chú | ||||
Huyện/TP | Đô thị | Dân số đô thị (người) | Dân số đô thị được sử dụng nước sạch (người) | Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch (%) | ||||
1 | Thành phố Cao Bằng | Nội thành | 61.328 | 60.911 | 99,32 | 99,32 | Đạt 100% kế hoạch đề ra | |
2 | Hòa An | Thị trấn Nước Hai | 12.643 | 9.794 | 70,53 | 68,45 | Đạt 103% kế hoạch đề ra. Trong năm 2022, UBND huyện đã đầu tư 02 công trình cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh cho khu vực dân cư thuộc 02 xóm: xóm 4, 5 Bế Triều, thị trấn Nước Hai phục vụ cho 268 hộ dân, với 1.340 nhân khẩu. Nâng tổng số dân cư thị trấn được dùng nước sạch lên 9.794 người. | |
3 | Thạch An | Thị trấn Đông Khê | 4.284 | 4.209 | 98,2 | 98 | Đạt 100 % kế hoạch đề ra. Trong 6 tháng đầu năm, Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng đã đầu tư một đường ống dẫn nước để cung cấp nước sạch cho khu vực xóm Nà Luồng phục vụ cho 25 hộ dân với 50 nhân khẩu. Nâng tổng số dân cư thị trấn được dùng nước sạch lên 4.209 người. | |
4 | Hạ Lang | Thị trấn Thanh Nhật | 3.653 | 3.326 | 91,05 | 90,97 | Đạt 100,1% chỉ tiêu kế hoạch đề ra | |
5 | Nguyên Bình | Thị trấn Nguyên Bình | 3.432 | 2487 | 72.47 | 72 | Đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra | |
Thị trấn Tĩnh Túc | 2.238 | 0 | 0 | 0 |
| |||
6 | Trùng Khánh | Thị trấn Trùng Khánh | 6.803 | 6.531 | 96 | 96 | Đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra | |
Thị trấn Trà Lĩnh | 5.140 | 2.298 | 44,7 | 60 | Đạt 74,5% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong 6 tháng đầu năm 2022 huyện đang triển khai giải phóng mặt bằng, đến tháng 12 năm 2022 đã bàn giao mặt bằng và khởi công dự án: Nhà máy cấp nước sạch thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng do Ban quản lý khu kinh tế tỉnh làm chủ đầu tư. | |||
7 | Hà Quảng | Thị trấn Xuân Hòa | 4.514 | 1.816 | 40,23 | 75,5 | Đạt 53,28% kế hoạch đề ra. Dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Xuân Hòa, xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng đang tiến hành các thủ tục bàn giao công trình cấp nước sạch để vận hành, khai thác. Do quy định bàn giao tài sản có nhiều nội dung mới (Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ban hành ngày 24/6/2022) nên dự kiến việc bàn giao hoàn tất trong năm 2023. Đơn vị được giao quản lý vận hành, khai thác công trình cấp nước sẽ triển khai đấu nối tới các hộ dân trong năm 2023. | |
Thị trấn Thông Nông | 3.253 | 3.038 | 93,4 | 96,15 | Đạt 97% kế hoạch đề ra. Dự án cải tạo và phát triển mạng lưới cấp nước thị trấn Thông Nông vừa hoàn thành, đang tiến hành công tác đấu nối. | |||
8 | Bảo Lạc | Thị trân Bảo Lạc | 4.968 | 4.223 | 85 | 85 | Đạt 100 % kế hoạch đề ra. | |
9 | Bảo Lâm | Thị trấn Pác Miầu | 2.762 | 0 | 0 | 50 | Dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm đã hoàn thành nhưng chưa tiến hành các thủ tục bàn giao công trình cấp nước sạch để vận hành, khai thác. Do quy định bàn giao tài sản có nhiều nội dung mới (Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ban hành ngày 24/6/2022)) dự kiến bàn giao đưa công trình vào vận hành, khai thác sẽ triển khai trong năm 2023. | |
10 | Quảng Hòa | Thị trấn Quảng Uyên | 5.205 | 5.101 | 98 | 100 | Đạt 98% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân: Do sáp nhập xã Quốc Phong vào thị trấn Quảng Uyên, một số xóm thuộc xã Quốc Phong (cũ) xã trung tâm thị trấn nên chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch, người dân sử dụng nước hợp vệ sinh qua hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung; Chưa bố trí được kinh phí để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch. | |
Thị trấn Hòa Thuận | 5.610 | 4.095 | 73 | 80 | Đạt 89,9% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân: Do sáp nhập xã Lương Thiện vào thị trấn Hòa Thuận, một số xóm thuộc xã Lương Thiện (cũ) xa trung tâm thị trấn nên chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch, người dân sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; Địa phương chưa có kinh phí để đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống nước sạch để cấp nước cho toàn bộ hộ dân trên địa bàn thị trấn. | |||
Thị trấn Tà Lùng | 2.915 | 2.915 | 100 | 100 | Đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra | |||
| Tỷ lệ toàn tỉnh | 123.753 | 110.209 | 86 | 86 | Đạt 100% kế hoạch theo Nghị quyết số 88/NQ-HĐND năm 2022 | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch là phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch trong tổng số dân sống ở khu vực đô thị
- Công thức tính:
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch (%) | = | Dân số đô thị được cung cấp nước sạch | x 100 |
Tổng dân số khu vực đô thị |
Nước sạch là nước máy được sản xuất từ các nhà máy xử lý nước và cung cấp cho người dân, đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.
Dân số thành thị là dân số sống ở các đô thị từ loại 5 đến loại đặc biệt.
2. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2022
STT | Địa phương | Năm 2022 | Kế hoạch đề ra năm 2022 | Ghi chú | |||
Huyện | Xã | Số hộ gia đình nông thôn (hộ) | Số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (hộ) | Tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh | |||
1 | TP. Cao Bằng | Các xã | 2.968 | 2.778 | 93,6 | 100 | Chưa đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân: Qua rà soát lại theo tiêu chí đánh giá về nước hợp vệ sinh tại Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01 /2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn thành phố Cao Bằng còn nhiều hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt chưa đạt yêu cầu về nước hợp vệ sinh. |
2 | Huyện Hòa An | Các xã | 10.501 | 9.940 | 94,66 | 91 | Đạt 104 % kế hoạch năm 2022 |
3 | Huyện Thạch An | Các xã | 6.823 | 6.256 | 93,33 | 93 | Đạt kế hoạch năm 2022 |
4 | Huyện Hạ Lang | Các xã | 5.415 | 5.373 | 99,23 | 98 | Đạt 104 % kế hoạch năm 2022 |
5 | Huyện Nguyên Bình | Các xã | 7.459 | 6.766 | 90,71 | 91 | Đạt 99,7 % kế hoạch năm 2022 Nguyên nhân: Không có nguồn kinh phí đầu tư xây dựng do dân cư ở nông thôn phân tán, không tập trung, địa hình khó khăn, xuất đầu tư lớn, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng được nhu cầu có tỷ lệ dân cư nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt theo kế hoạch đề ra của tỉnh trong năm 2022. |
6 | Huyện Trùng Khánh | Các xã | 14.531 | 13.453 | 92,58 | 88 | Đạt 101,3% kế hoạch năm 2022 |
7 | Huyện Hà Quảng | Các xã | 12.266 | 11.006 | 89,73 | 90 | Đạt 99% kế hoạch năm 2022. Nguyên nhân: nhiều công trình cấp nước sinh hoạt qua nhiều năm sử dụng chưa được duy tu bảo dưỡng thường xuyên đã bị xuống cấp nên không đảm bảo cấp nước. Trong năm 2022 nguồn kinh phí từ các Chương trình MTQG không triển khai các công trình cấp nước sinh hoạt tại các xã vùng cao kịp tiến độ. |
8 | Huyện Bảo Lạc | Các xã | 10.127 | 9.772 | 96,5 | 97 | Đạt 99,5% kế hoạch năm 2022. Trong năm chưa có thêm dự án mở rộng mạng lưới nước sinh hoạt nông thôn. |
9 | Huyện Bảo Lâm | Các xã | 11.917 | 11.021 | 96,62 | 95 | Đạt 101,7% kế hoạch đề ra |
10 | Huyện Quảng Hòa | Các xã | 12.719 | 11.856 | 93,21 | 92 | Đạt 100% kế hoạch năm 2022 |
| Tỷ lệ toàn tỉnh |
|
|
| 93,1 | > 92% | Đạt 100% kế hoạch năm 2022 |
- 1Quyết định 5292/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt hỗ trợ sử dụng nước sạch đối với người dân, cơ quan, đơn vị sinh sống, làm việc trong vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 4731/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Công văn 163/UBND-KTTH năm 2023 thực hiện Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do Thành phố Hà Nội ban hành
- 4Kế hoạch 7275/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đen năm 2045 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1Thông tư 01/2008/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 05/2009/TT-BYT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 1566/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2502/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 69/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 4826/QĐ-BNN-TCTL năm 2018 về Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch nông thôn và tài liệu hướng dẫn triển khai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2020 về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2229/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của một số công trình khai thác nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 9Kế hoạch 1307/KH-UBND về phát triển hệ thống cấp nước, nâng cao tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch tại các đô thị và tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh tại nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2021 và giai đoạn 2022-2025
- 10Quyết định 5292/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt hỗ trợ sử dụng nước sạch đối với người dân, cơ quan, đơn vị sinh sống, làm việc trong vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn do thành phố Hà Nội ban hành
- 11Nghị quyết 88/NQ-HĐND năm 2021 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 tỉnh Cao Bằng
- 12Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
- 13Kế hoạch 4731/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 14Nghị quyết 74/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tỉnh Cao Bằng Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII kỳ hợp thứ 11
- 15Công văn 163/UBND-KTTH năm 2023 thực hiện Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do Thành phố Hà Nội ban hành
- 16Kế hoạch 7275/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đen năm 2045 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quyết định 826/QĐ-UBND về phát triển hệ thống cấp nước, nâng cao tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch tại các đô thị và tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh tại nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2023
- Số hiệu: 826/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/04/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Nguyễn Trung Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/04/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định