Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/KH-UBND | Thái Nguyên, ngày 29 tháng 4 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án); Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức thực hiện Đề án theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, hiệu quả; phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số đến trường tiểu học; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số; góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
2. Yêu cầu
- Các đơn vị có trẻ em người dân tộc thiểu số thực hiện tăng cường tiếng Việt xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động các nguồn lực cùng tham gia.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2025
1. Phát triển trường, nhóm lớp mầm non; đảm bảo tỷ lệ huy động trẻ đến trường theo mục tiêu Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu 70% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo (trong đó 100% trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non) được tập trung tăng cường tiếng Việt.
2. Phấn đấu 100% học sinh cấp tiểu học người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức nhằm giúp cho các em đọc thông, viết thạo, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng lớp học và chuẩn bền vững khi lên học ở cấp trung học cơ sở.
3. Phấn đấu 100% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tiểu học dạy ở vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương để giao tiếp, giáo dục học sinh; cha mẹ trẻ người dân tộc thiểu số được hướng dẫn, bồi dưỡng tập huấn phương pháp tăng cường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
4. Phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học tại các xã có học sinh cần tăng cường tiếng Việt tiếp tục được bổ sung cơ sở vật chất, phần mềm giáo dục, thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1.1. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
- Đối với cấp học mầm non: Tiếp tục duy trì và củng cố tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh. Triển khai tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số tại 05 huyện: Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình. Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em ở 41 xã/5 huyện, tổng số 41 trường mầm non. 100% trẻ em đến cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt (chi tiết theo Phụ lục I đính kèm).
- Đối với cấp tiểu học: 100% học sinh người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt, trong đó đặc biệt quan tâm đến số học sinh học lớp 1, lớp 2 người dân tộc thiểu số học tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai tăng cường tiếng Việt tại 03 huyện: Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai. Tập trung tăng cường tiếng Việt tại 45 xã/3 huyện, tổng số 45 trường (chi tiết theo Phụ lục II đính kèm).
1.2. Duy trì 100% học sinh người dân tộc thiểu số đến trường được học 2 buổi/ngày, tham gia các hoạt động tăng cường và giao lưu tiếng Việt. Tiếp tục phát động phong trào xây dựng môi trường chữ viết và góc thư viện, tổ chức hội thi “Cha mẹ cùng trẻ tham gia đọc thơ kể chuyện” cấp học mầm non. Tiếp tục đẩy mạnh văn hóa đọc, tổ chức ngày hội sách hàng năm cho học sinh.
1.3. Tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác để áp dụng giáo dục song ngữ cho trẻ em đảm bảo phù hợp với Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông hiện hành; tăng cường phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng bồi dưỡng tập huấn tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho cha mẹ trẻ, cộng đồng người dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ tại gia đình và cộng đồng.
1.4. Tăng cường rà soát, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tại vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, các điểm trường lẻ. Tăng cường cơ sở vật chất, phần mềm giáo dục, thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc, văn hóa của địa phương cho học sinh được khám phá, trải nghiệm, tạo cơ hội cho học sinh được giao tiếp bằng tiếng Việt (chi tiết theo Phụ lục III, IV đính kèm).
1.5. Rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách cần thiết đối với trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số và đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh mầm non, tiểu học theo quy định.
1.6. Thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2 của Đề án; có hình thức tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện.
1.7. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn hợp pháp để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất cho trường, nhóm, lớp, đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm trường lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.
2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Hằng năm, đưa chỉ tiêu tỷ lệ huy động trẻ đến trường và tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để chỉ đạo và triển khai thực hiện.
2.2. Tăng cường nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ người dân tộc thiểu số, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ
- Chú trọng công tác tập huấn, thực hành, bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác quản lý, phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng học sinh vùng dân tộc thiểu số. Triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng mục tiêu, nội dung tăng cường tiếng Việt. Nâng cao công tác tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên về tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương, đảm bảo giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số biết tiếng mẹ đẻ của học sinh để giáo dục, giao tiếp với học sinh.
- Tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt theo tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức đội ngũ nghiệp vụ địa phương biên tập các chuyên đề nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên có học sinh dân tộc thiểu số như: Công tác quản lý, phương pháp, kĩ năng tăng cường tiếng Việt phù hợp từng địa phương, từng dân tộc thiểu số, từng cộng đồng.
- Hướng dẫn xây dựng môi trường tiếng Việt cho cha mẹ học sinh là người dân tộc thiểu số, trong đó quan tâm cha mẹ có con trong độ tuổi mầm non chưa đến trường xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
2.3. Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường song ngữ trong các cơ sở giáo dục, gia đình và cộng đồng vùng dân tộc thiểu số
- Hằng năm, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện rà soát thống kê, kiểm tra các đồ dùng, học liệu của các đơn vị để cấp phát bổ sung. Huy động các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học; bổ sung tài liệu, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo các điều kiện dạy và học.
- Tăng cường phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi tại các đơn vị, khuyến khích cha mẹ học sinh và cộng đồng dân cư nơi có trẻ dân tộc thiểu số cùng sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng, đồ chơi để bổ sung, tăng cường cho các nhóm, lớp. Vận động cha mẹ học sinh đóng góp các nguồn học liệu, vật dụng sinh hoạt địa phương để xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú trong các nhà trường, nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.
- Duy trì và phát triển sáng tạo môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số theo Bộ tiêu chí đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quan tâm xây dựng thư viện thân thiện phù hợp để khuyến khích cha mẹ cùng đọc sách với học sinh tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho học sinh.
- Xây dựng môi trường giáo dục, góc địa phương gắn với bản sắc, văn hóa của từng đơn vị cho trẻ khám phá, trải nghiệm; thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các buổi giao lưu tiếng Việt giữa các khối, lớp, các cấp học theo các chủ đề dưới nhiều hình thức. Tiếp tục duy trì tổ chức mô hình trường điển hình về tăng cường tiếng Việt; duy trì và nhân rộng triển khai các loại hình thư viện thân thiện ra tất cả các trường mầm non, tiểu học để tạo phong trào xây dựng môi trường tiếng Việt trong các trường mầm non và tiểu học. Phối hợp với cha mẹ xây dựng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ tại các điểm trường, các lớp.
- Tạo môi trường tiếng Việt ở gia đình và trong cộng đồng: Tạo góc học tập, khuyến khích học sinh người dân tộc thiểu số nghe radio, xem tivi, đọc truyện tranh, sách báo và trao đổi, chia sẻ thông tin với người thân trong gia đình bằng tiếng Việt. Đẩy mạnh phát triển thư viện tại cộng đồng, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học để giúp học sinh có cơ hội tiếp cận, tham gia đọc sách tại gia đình và cộng đồng. Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian có sự tham gia tích cực của cộng đồng, trẻ mầm non và học sinh tiểu học.
2.4. Chú trọng nâng cao công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng trong các hoạt giáo dục tăng cường tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số
a) Đối với cấp học mầm non
- Xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt lồng ghép vào Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường, đảm bảo phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế của đơn vị; căn cứ vào thực tế, số lượng trẻ còn hạn chế tiếng Việt để bố trí thời lượng tăng cường tiếng Việt trong ngày. Tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm, các trò chơi... để trẻ được giao tiếp bằng tiếng Việt, vận dụng linh hoạt các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói để tăng vốn từ và chuẩn âm tiếng Việt cho trẻ.
- Định kỳ thực hiện khảo sát, đánh giá, phân loại khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ trong lớp, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp đối tượng trẻ. Đối với trẻ 5 tuổi giáo viên dạy tiếng Việt phải chú ý rèn kỹ năng dạy trẻ nói câu đầy đủ, phù hợp bảng từ, chú trọng đến việc sửa lỗi cho trẻ những từ phát âm khó, sửa tật nói ngọng, rèn cho trẻ tự tin trong giao tiếp tiếng Việt.
- Linh hoạt lựa chọn các nội dung giáo dục mang bản sắc văn hóa địa phương, vùng miền lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, phù hợp với từng đơn vị, tạo sự gần gũi để trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực.
- Tiếp tục triển khai các mô hình phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc dạy tiếng Việt cho trẻ, thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt tại gia đình.
b) Đối với cấp tiểu học
- Rà soát chương trình, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, điều kiện của từng địa bàn, từng điểm trường; tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường tiếng Việt, dạy học tiếng Việt hiệu quả từ đầu cấp học, thực hiện tích hợp tăng cường tiếng Việt trong các môn học, các hoạt động giáo dục.
- Thường xuyên tuyên truyền, trao đổi, đồng thời phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc dạy và giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ tại gia đình, dành thời gian đọc truyện cho trẻ nghe, chơi với trẻ và tăng cường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt tại gia đình.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như: Ngày hội đọc sách, thi kể chuyện, giao lưu tiếng Việt giữa các khối, lớp và đơn vị trên địa bàn có học sinh dân tộc thiểu số; tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tham gia tổ chức “sân chơi cộng đồng” tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số: Tổ chức các trò chơi dân gian, đồng dao hoặc các trò chơi ngôn ngữ; tổ chức lễ hội, hội thi văn hóa, văn nghệ.
2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Sử dụng linh hoạt các thiết bị điện tử, phần mềm, tài liệu, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt.
2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã hội hóa và hợp tác quốc tế
- Các cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền, quán triệt về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc thực hiện Đề án nhằm nâng cao trách nhiệm và nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cha mẹ học sinh, giáo viên và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tăng cường vận động, huy động học sinh trong độ tuổi đến trường; tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.
- Tuyên truyền về các cơ sở giáo dục mầm non, tấm gương nhà giáo vượt lên hoàn cảnh khó khăn, tâm huyết với nghề thực hiện tốt công tác giáo dục dân tộc; giới thiệu các sáng kiến thực hiện có hiệu quả cao về tăng cường tiếng Việt cho học sinh ở các đơn vị trường học.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, góp phần tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.
- Huy động cán bộ tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số; các cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể địa phương, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người dân tộc thiểu số.
2.7. Thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách đối với trẻ em người dân tộc thiểu số, giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt tại các vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn.
- Chỉ đạo, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2022 - 2025; tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện.
IV. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH (Theo Phụ lục V đính kèm)
1. Kinh phí thực hiện do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách; lồng ghép các chương trình, mục tiêu, dự án đã được phê duyệt.
2. Các nguồn kinh phí huy động, tài trợ, xã hội hóa hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện những nội dung của Kế hoạch theo từng năm và giai đoạn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự toán kinh phí hàng năm để đảm bảo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Lựa chọn tài liệu, phần mềm tăng cường tiếng Việt, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tài liệu cho cộng tác viên ngôn ngữ, tài liệu bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em người dân tộc thiểu số đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương.
- Tổ chức hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ và quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng.
- Tăng cường trang thiết bị học tập cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn có trẻ dân tộc thiểu số.
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số về việc thực hiện tăng cường tiếng Việt và thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tiểu học.
- Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan trong công tác huy động nguồn tài trợ từ cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức hợp pháp khác theo quy định.
3. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán do Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng, tham mưu bố trí kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị, địa phương để thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch theo khả năng cân đối ngân sách.
4. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về vị trí việc làm và số lượng người làm việc theo quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ.
- Tham mưu đề xuất khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống truyền thanh cơ sở thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với các yêu cầu trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, tiểu học người dân tộc thiểu số và các nội dung, mục tiêu của Đề án, Kế hoạch của UBND tỉnh.
6. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về phát triển giáo dục, sự cần thiết tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số. Phối hợp trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách dân tộc ở địa phương đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong thực hiện Đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
7. UBND các huyện: Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình
- Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện tại địa phương; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định.
- Bố trí các nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; rà soát lại các điểm trường và có kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất; bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dạy học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo đủ theo định mức quy định, đạt yêu cầu về chất lượng đội ngũ.
- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, đoàn thể của huyện tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ, huy động các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC I
TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 (2021-2025) THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ” TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên)
TT | Huyện | Tên trường | Địa chỉ | Tổng số điểm trường | Số nhóm/lớp | Số trẻ dân tộc (ĐTDS) | Số trẻ dân tộc đến trường |
| T/số Giáo viên dạy tăng cường TV | ||||||||
Tổng cộng | Nhà trẻ | Mẫu giáo | Tổng cộng | Nhà trẻ | Mẫu giáo | ||||||||||||
3 tuổi | 4 tuổi | 5 tuổi | 3 tuổi | 4 tuổi | 5 tuổi | ||||||||||||
I | Định Hóa |
|
| 21 | 124 | 4140 | 1715 | 704 | 845 | 876 | 2676 | 472 | 669 | 775 | 760 | 254 | 254 |
1 | Mầm non Bảo Linh | Xã Bảo Linh | 2 | 9 | 180 | 37 | 31 | 48 | 64 | 162 | 32 | 29 | 45 | 56 | 16 | 16 | |
2 | Mầm non Bình Thành | Xã Bình Thành | 2 | 10 | 312 | 115 | 54 | 68 | 75 | 172 | 26 | 47 | 56 | 43 | 21 | 21 | |
3 | Mầm non Bộc Nhiêu | Xã Bộc Nhiêu | 1 | 8 | 314 | 151 | 47 | 57 | 59 | 198 | 42 | 45 | 55 | 56 | 20 | 20 | |
4 | Mầm non Đồng Thịnh | Xã Đồng Thịnh | 1 | 10 | 372 | 144 | 68 | 83 | 77 | 225 | 35 | 58 | 72 | 60 | 22 | 22 | |
5 | Mầm non Lam Vĩ | Xã Lam Vỹ | 3 | 11 | 378 | 160 | 53 | 74 | 91 | 229 | 33 | 44 | 65 | 87 | 19 | 19 | |
6 | Mầm non Phú Đình | Xã Phú Đình | 2 | 14 | 411 | 170 | 78 | 79 | 84 | 290 | 42 | 83 | 77 | 88 | 28 | 28 | |
7 | Mầm non Phượng Tiến | Xã Phượng Tiến | 1 | 10 | 358 | 159 | 62 | 74 | 63 | 206 | 34 | 51 | 67 | 54 | 18 | 18 | |
8 | Mầm non Quy Kỳ | Xã Quy Kỳ | 2 | 11 | 363 | 145 | 70 | 81 | 67 | 242 | 45 | 64 | 73 | 60 | 20 | 20 | |
9 | Mầm non Tân Thịnh | Xã Tân Thịnh | 2 | 13 | 468 | 192 | 82 | 100 | 94 | 304 | 49 | 83 | 89 | 83 | 25 | 25 | |
10 | Mầm non Thanh Định | Xã Thanh Định | 1 | 9 | 342 | 154 | 57 | 61 | 70 | 219 | 51 | 58 | 50 | 60 | 20 | 20 | |
11 | Mầm non Trung Hội | Xã Trung Hội | 2 | 11 | 354 | 158 | 59 | 66 | 71 | 229 | 42 | 58 | 68 | 61 | 24 | 24 | |
12 | Mầm non Trung Lương | Xã Trung Lương | 2 | 8 | 288 | 130 | 43 | 54 | 61 | 200 | 41 | 49 | 58 | 52 | 21 | 21 | |
II | Võ Nhai |
|
| 40 | 102 | 2363 | 781 | 516 | 582 | 484 | 1592 | 318 | 370 | 459 | 445 | 344 | 151 |
13 | Mầm non Cúc Đường | Xã Cúc Đường | 1 | 4 | 99 | 24 | 27 | 20 | 28 | 70 | 13 | 18 | 11 | 28 | 18 | 5 | |
14 | Mầm non Dân Tiến 1 | Xã Dân Tiến | 1 | 4 | 95 | 18 | 23 | 34 | 20 | 69 | 9 | 18 | 22 | 20 | 23 | 8 | |
15 | Mầm non Dân Tiến II | Xã Dân Tiến | 2 | 2 | 57 | 8 | 18 | 16 | 15 | 41 | 0 | 15 | 11 | 15 | 15 | 4 | |
16 | Mầm non Liên Minh | Xã Liên Minh | 4 | 10 | 253 | 48 | 60 | 88 | 57 | 201 | 38 | 51 | 68 | 44 | 29 | 14 | |
17 | Mầm non Lâu Thượng | Xã Lâu Thượng | 2 | 8 | 273 | 68 | 58 | 75 | 72 | 178 | 26 | 39 | 54 | 59 | 35 | 16 | |
18 | Mầm non Lịch Sơn | Xã La Hiên | 1 | 1 | 35 | 12 | 9 | 11 | 3 | 18 | 1 | 5 | 9 | 3 | 14 | 2 | |
19 | Mầm non Nghinh Tường | Xã Nghinh Tường | 3 | 6 | 101 | 29 | 22 | 30 | 20 | 81 | 24 | 21 | 16 | 20 | 20 | 8 | |
20 | Mầm non Phú Thượng | Xã Phú Thượng | 2 | 4 | 67 | 27 | 12 | 10 | 18 | 47 | 7 | 12 | 9 | 19 | 25 | 5 | |
21 | Mầm non Phương Giao | Xã Phương Giao | 4 | 11 | 276 | 120 | 53 | 53 | 50 | 163 | 19 | 43 | 53 | 48 | 26 | 15 | |
22 | Mầm non Sảng Mộc | Xã Sảng Mộc | 3 | 7 | 163 | 58 | 43 | 35 | 27 | 107 | 28 | 26 | 26 | 27 | 23 | 14 | |
23 | Mầm non Thượng Nung | Xã Thượng Nung | 3 | 11 | 152 | 40 | 33 | 38 | 41 | 109 | 22 | 23 | 23 | 41 | 19 | 6 | |
24 | Mầm non Thần Sa | Xã Thần Sa | 4 | 7 | 155 | 85 | 22 | 26 | 22 | 81 | 20 | 18 | 21 | 22 | 21 | 9 | |
25 | Mầm non Thống Nhất | Xã Bình Long | 1 | 2 | 84 | 39 | 18 | 16 | 11 | 42 | 9 | 8 | 19 | 6 | 8 | 2 | |
26 | Mầm non Tràng Xá | Xã Tràng Xá | 2 | 8 | 198 | 75 | 47 | 52 | 24 | 122 | 33 | 23 | 42 | 24 | 26 | 15 | |
27 | Mầm non Vũ Chấn | Xã Vũ Chấn | 5 | 7 | 160 | 51 | 32 | 41 | 36 | 113 | 28 | 20 | 36 | 29 | 23 | 9 | |
28 | Mầm non Đông Bo | Xã Tràng Xá | 2 | 10 | 195 | 79 | 39 | 37 | 40 | 150 | 41 | 30 | 39 | 40 | 19 | 19 | |
III | Phú Lương |
|
| 3 | 3 | 169 | 107 | 18 | 21 | 23 | 68 | 26 | 12 | 22 | 8 | 6 | 6 |
29 | Mầm non xã Phú Đô | Xã Phú Đô | 1 | 1 | 61 | 21 | 9 | 14 | 17 | 21 | 0 | 7 | 14 | 0 | 2 | 2 | |
30 | Mầm non xã Yên Trạch | Xã Yên Trạch, | 1 | 1 | 68 | 68 | 0 | 0 | 0 | 25 | 25 | 0 | 0 | 0 | 2 | 2 | |
31 | Mầm non xã Động Đạt | Xã Động Đạt | 1 | 1 | 40 | 18 | 9 | 7 | 6 | 22 | 1 | 5 | 8 | 8 | 2 | 2 | |
IV | Phú Bình |
|
| 4 | 18 | 386 | 156 | 65 | 79 | 86 | 216 | 28 | 57 | 60 | 71 | 37 | 37 |
32 | Mầm non Bàn Đạt | Xã Bàn Đạt | 4 | 18 | 386 | 156 | 65 | 79 | 86 | 216 | 28 | 57 | 60 | 71 | 37 | 37 | |
V | Đồng Hỷ |
|
| 38 | 120 | 3497 | 1325 | 663 | 764 | 745 | 1984 | 190 | 460 | 670 | 664 | 249 | 76 |
33 | Mầm non Cây Thị | Xã Cây Thị | 3 | 4 | 86 | 36 | 15 | 16 | 19 | 70 | 13 | 17 | 19 | 21 | 21 | 8 | |
34 | Mầm non Hòa Bình | Xã Hòa Bình | 1 | 7 | 142 | 63 | 21 | 26 | 32 | 95 | 10 | 18 | 33 | 34 | 12 | 4 | |
35 | Mầm non Hợp Tiến | Xã Hợp Tiến | 3 | 4 | 73 | 12 | 15 | 20 | 26 | 98 | 16 | 25 | 26 | 31 | 25 | 6 | |
36 | Mầm non Nam Hòa | Xã Nam Hòa | 4 | 25 | 849 | 379 | 146 | 159 | 165 | 501 | 28 | 113 | 176 | 184 | 49 | 14 | |
37 | Mầm non Quang Sơn | Xã Quang Sơn | 4 | 12 | 271 | 124 | 49 | 52 | 46 | 175 | 30 | 49 | 50 | 46 | 23 | 4 | |
38 | Mầm non Tân Long | Xã Tân Long | 7 | 18 | 373 | 40 | 96 | 128 | 109 | 328 | 20 | 77 | 128 | 103 | 33 | 11 | |
39 | Mầm non Tân Lợi | Xã Tân Lợi | 2 | 11 | 455 | 191 | 93 | 85 | 86 | 283 | 30 | 84 | 83 | 86 | 21 | 7 | |
40 | Mầm non Vân Hán | Xã Văn Hán | 7 | 18 | 570 | 218 | 92 | 129 | 131 | 90 | 26 | 13 | 23 | 28 | 33 | 10 | |
41 | Mầm non Văn Lăng | Xã Văn Lăng | 7 | 21 | 678 | 262 | 136 | 149 | 131 | 344 | 17 | 64 | 132 | 131 | 32 | 12 | |
Tổng cộng | 106 | 367 | 10555 | 4084 | 1966 | 2291 | 2214 | 6536 | 1034 | 1568 | 1986 | 1948 | 890 | 524 |
PHỤ LỤC II
TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 (2021-2025) THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên)
TT | Huyện | Tên trường | Địa chỉ | Tổng số điểm trường | Tổng số lớp | Số học sinh dân tộc (ĐTDS) | Số học sinh dân tộc đến trường | Tổng số giáo viên | T/số GV dạy tăng cường TV | ||||||||||
Tổng cộng | Lớp | Tổng cộng | Lớp | ||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||||||||
I | Định Hóa |
|
| 30 | 280 | 5820 | 1174 | 1154 | 1222 | 1240 | 1030 | 5694 | 1148 | 1135 | 1187 | 1225 | 999 | 468 | 255 |
1 | Tiểu học Tân Thịnh | Xã Tân Thịnh | 2 | 20 | 408 | 77 | 76 | 97 | 82 | 76 | 366 | 76 | 75 | 74 | 74 | 67 | 34 | 20 | |
2 | Tiểu học Lam Vỹ | Xã Lam Vỹ | 4 | 22 | 348 | 55 | 64 | 84 | 90 | 55 | 348 | 55 | 64 | 84 | 90 | 55 | 34 | 22 | |
3 | Tiểu học Quy Kỳ | Xã Quy Kỳ | 2 | 10 | 357 | 76 | 67 | 70 | 86 | 58 | 357 | 76 | 67 | 70 | 86 | 58 | 32 | 18 | |
4 | Tiểu học Bảo Linh | Xã Bảo Linh | 3 | 15 | 236 | 51 | 43 | 51 | 58 | 33 | 236 | 51 | 43 | 51 | 58 | 33 | 25 | 15 | |
5 | Tiểu học Bình Thành | Xã Bình Thành | 1 | 16 | 315 | 56 | 73 | 71 | 69 | 46 | 315 | 56 | 73 | 71 | 69 | 46 | 26 | 15 | |
6 | Tiểu học Bộc Nhiêu | Xã Bộc Nhiêu | 2 | 14 | 279 | 64 | 48 | 54 | 57 | 56 | 279 | 64 | 48 | 54 | 57 | 56 | 22 | 15 | |
7 | Trường TH Phú Đình | Xã Phú Đình | 2 | 20 | 408 | 75 | 81 | 87 | 86 | 79 | 434 | 79 | 84 | 92 | 92 | 87 | 33 | 27 | |
8 | Tiểu học Điềm Mặc | Xã Điềm Mặc | 1 | 16 | 419 | 72 | 79 | 106 | 86 | 76 | 419 | 72 | 79 | 106 | 86 | 76 | 26 | 6 | |
9 | Tiểu học Phúc Chu | Xã Phúc Chu | 1 | 9 | 185 | 40 | 28 | 36 | 40 | 41 | 186 | 40 | 28 | 36 | 40 | 42 | 15 | 7 | |
10 | Tiểu học Định Biên | Xã Định Biên | 1 | 10 | 214 | 47 | 44 | 42 | 46 | 35 | 214 | 47 | 44 | 42 | 46 | 35 | 16 | 8 | |
11 | TH&THCS Bình Yên | Xã Bình Yên | 1 | 10 | 243 | 48 | 48 | 51 | 48 | 48 | 207 | 41 | 39 | 47 | 43 | 37 | 16 | 10 | |
12 | Tiểu học Linh Thông | Xã Linh Thông | 1 | 10 | 274 | 55 | 62 | 56 | 43 | 58 | 247 | 48 | 57 | 49 | 43 | 50 | 17 | 6 | |
13 | Tiểu học Kim Phượng | Xã Kim Phượng | 2 | 23 | 483 | 102 | 97 | 108 | 93 | 83 | 435 | 87 | 90 | 102 | 85 | 71 | 38 | 23 | |
14 | Tiểu học Sơn Phú | Xã Sơn Phú | 1 | 18 | 373 | 82 | 86 | 67 | 76 | 62 | 373 | 82 | 86 | 67 | 76 | 62 | 29 | 18 | |
15 | Tiểu học Tân Dương | Xã Tân Dương | 2 | 17 | 268 | 40 | 54 | 67 | 68 | 39 | 268 | 40 | 54 | 67 | 68 | 39 | 27 | 17 | |
16 | Tiểu học Trung Lương | Xã Trung Lương | 2 | 20 | 340 | 77 | 67 | 53 | 84 | 59 | 340 | 77 | 67 | 53 | 84 | 59 | 31 | 12 | |
17 | Tiểu học Bảo Cường | Xã Bảo Cường | 1 | 14 | 344 | 89 | 76 | 60 | 53 | 66 | 344 | 89 | 76 | 60 | 53 | 66 | 22 | 11 | |
18 | Tiểu học Thanh Định | Xã Thanh Định | 1 | 16 | 326 | 68 | 61 | 62 | 75 | 60 | 326 | 68 | 61 | 62 | 75 | 60 | 25 | 5 | |
II | Võ Nhai |
|
| 41 | 285 | 4272 | 868 | 843 | 858 | 914 | 789 | 4509 | 911 | 884 | 911 | 964 | 839 | 447 | 254 |
19 | Tiểu học Bình Long I | Xã Bình Long | 1 | 15 | 296 | 64 | 70 | 54 | 55 | 53 | 295 | 64 | 70 | 54 | 55 | 52 | 24 | 15 | |
20 | Tiểu học Bình Long II | Xã Bình Long | 1 | 10 | 121 | 26 | 26 | 28 | 21 | 20 | 120 | 26 | 25 | 28 | 21 | 20 | 15 | 6 | |
21 | Tiểu học Dân Tiến I | Xã Dân Tiến | 2 | 18 | 284 | 50 | 44 | 52 | 80 | 58 | 284 | 50 | 44 | 52 | 80 | 58 | 28 | 25 | |
22 | Tiểu học Cúc Đường | Xã Cúc Đường | 2 | 12 | 281 | 71 | 58 | 47 | 58 | 47 | 281 | 71 | 58 | 47 | 58 | 47 | 14 | 14 | |
23 | Tiểu học Dân Tiến II | Xã Dân Tiến | 3 | 15 | 215 | 47 | 45 | 47 | 41 | 35 | 215 | 47 | 45 | 47 | 41 | 35 | 24 | 15 | |
24 | Tiểu học Đông Bo | Xã Tràng Xá | 3 | 18 | 227 | 43 | 39 | 54 | 46 | 45 | 227 | 43 | 39 | 54 | 46 | 45 | 29 | 29 | |
25 | Tiểu học Lịch Sơn | Xã La Hiên | 1 | 9 | 195 | 38 | 44 | 31 | 46 | 36 | 195 | 38 | 44 | 31 | 46 | 36 | 15 | 2 | |
26 | Tiểu học Lâu Thượng | Xã Lâu Thượng | 2 | 20 | 394 | 75 | 76 | 85 | 91 | 67 | 433 | 78 | 79 | 103 | 100 | 73 | 31 | 12 | |
27 | Tiểu học Liên Minh | Xã Liên Minh | 6 | 28 | 333 | 72 | 65 | 65 | 80 | 51 | 333 | 72 | 65 | 65 | 80 | 51 | 51 | 3 | |
28 | Tiểu học Nghinh Tường | Xã Nghinh Tường | 2 | 17 | 274 | 58 | 48 | 57 | 60 | 51 | 274 | 58 | 48 | 57 | 60 | 51 | 26 | 17 | |
29 | Tiểu học Phú Thượng I | Xã Phú Thượng | 2 | 3 | 26 | 3 | 7 | 5 | 4 | 7 | 26 | 3 | 7 | 5 | 4 | 7 | 3 | 3 | |
30 | Tiểu học Phú Thượng II | Xã Phú Thượng | 1 | 5 | 66 | 12 | 14 | 14 | 13 | 13 | 66 | 12 | 14 | 14 | 13 | 13 | 8 | 5 | |
31 | Tiểu học Phương Giao | Xã Phương Giao | 2 | 15 | 201 | 37 | 39 | 40 | 42 | 43 | 201 | 37 | 39 | 40 | 42 | 43 | 23 | 15 | |
32 | Tiểu học Thần Sa | Xã Thần Sa | 4 | 22 | 302 | 65 | 52 | 71 | 46 | 68 | 302 | 65 | 52 | 71 | 46 | 68 | 33 | 17 | |
33 | Tiểu học Thượng Nung | Xã Thượng Nung | 1 | 10 | 178 | 39 | 35 | 38 | 35 | 31 | 178 | 39 | 35 | 38 | 35 | 31 | 17 | 10 | |
34 | Tiểu học Tràng Xá | Xã Tràng Xá | 2 | 23 | 408 | 67 | 75 | 89 | 101 | 76 | 408 | 67 | 75 | 89 | 101 | 76 | 36 | 36 | |
35 | Tiểu học Vũ Chấn | Xã Vũ Chấn | 5 | 22 | 292 | 46 | 55 | 80 | 51 | 60 | 292 | 46 | 55 | 80 | 51 | 60 | 37 | 35 | |
36 | Tiểu học Lũng Luông | Xã Thượng Nung | 1 | 10 | 124 | 27 | 33 | 17 | 25 | 22 | 124 | 27 | 33 | 17 | 25 | 22 | 16 | 4 | |
37 | Trường PT Dân tộc bán trú Tiểu học Sảng Mộc | Xã Sảng Mộc | 2 | 14 | 14 | 3 | 3 | 3 | 2 | 3 | 214 | 43 | 42 | 38 | 43 | 48 | 24 | 14 | |
38 | TH&THCS Làng Mười | Xã Dân Tiến | 1 | 5 | 89 | 26 | 13 | 18 | 18 | 14 | 89 | 26 | 13 | 18 | 18 | 14 | 6 | 2 | |
39 | TH&THCS Xuất Tác | Xã Phương Giao | 1 | 11 | 150 | 31 | 36 | 26 | 31 | 26 | 150 | 31 | 36 | 26 | 31 | 26 | 17 | 5 | |
40 | TH&THCS Tiên Sơn | Xã Sảng Mộc | 1 | 5 | 94 | 14 | 21 | 17 | 19 | 23 | 94 | 14 | 21 | 17 | 19 | 23 | 7 | 5 | |
V | Đồng Hỷ |
|
| 12 | 76 | 1405 | 304 | 301 | 281 | 295 | 224 | 1390 | 298 | 299 | 278 | 293 | 222 | 121 | 28 |
41 | TH Số 2 Văn Lăng | Xã Văn Lăng | 3 | 16 | 361 | 72 | 83 | 74 | 65 | 67 | 361 | 72 | 83 | 74 | 65 | 67 | 25 | 5 | |
42 | Trường PT Dân tộc bán trú Tiểu học Số 1 Văn Lăng | Xã Văn Lăng | 2 | 15 | 231 | 52 | 43 | 41 | 54 | 41 | 230 | 51 | 43 | 41 | 54 | 41 | 27 | 5 | |
43 | TH Tân Long | Xã Tân Long | 2 | 15 | 307 | 72 | 66 | 67 | 57 | 45 | 293 | 67 | 64 | 64 | 55 | 43 | 23 | 5 | |
44 | TH Sa Lung | Xã Tân Long | 2 | 14 | 272 | 64 | 57 | 55 | 55 | 41 | 272 | 64 | 57 | 55 | 55 | 41 | 21 | 6 | |
45 | TH Quang Sơn | Xã Quang Sơn | 3 | 16 | 234 | 44 | 52 | 44 | 64 | 30 | 234 | 44 | 52 | 44 | 64 | 30 | 25 | 7 | |
Tổng cộng | 83 | 641 | 11497 | 2346 | 2298 | 2361 | 2449 | 2043 | 11593 | 2357 | 2318 | 2376 | 2482 | 2060 | 1036 | 537 |
PHỤ LỤC III
NHU CẦU CẤP PHÁT ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI, TRANG THIẾT BỊ, TÀI LIỆU, HỌC LIỆU CHO TRẺ MẦM NON TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 (2021-2025) ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên)
TT | Huyện | Tên trường | Nhu cầu giai đoạn 2021-2025 | ||||
Bộ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học | Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị TV cho trẻ MG vùng DTTS (tài liệu dành cho giáo viên) | Học liệu tăng cường tiếng Việt cho trẻ | |||||
Sách LQCC (Quyển) | Tranh thơ, truyện (Bộ) | Thẻ chữ cái (Bộ) | |||||
I | Định Hóa |
| 112 | 254 | 999 | 124 | 999 |
1 | Mầm non Bảo Linh | 9 | 16 | 64 | 9 | 64 | |
2 | Mầm non Bình Thành | 10 | 21 | 79 | 10 | 79 | |
3 | Mầm non Bộc Nhiêu | 8 | 20 | 64 | 8 | 64 | |
4 | Mầm non Đồng Thịnh | 8 | 22 | 75 | 10 | 75 | |
5 | Mầm non Lam Vĩ | 7 | 19 | 89 | 11 | 89 | |
6 | Mầm non Phú Đình | 14 | 28 | 107 | 14 | 107 | |
7 | Mầm non Phượng Tiến | 10 | 18 | 63 | 10 | 63 | |
8 | Mầm non Quy Kỳ | 11 | 20 | 140 | 11 | 140 | |
9 | Mầm non Tân Thịnh | 13 | 25 | 83 | 13 | 83 | |
10 | Mầm non Thanh Định | 9 | 20 | 93 | 9 | 93 | |
11 | Mầm non Trung Hội | 5 | 24 | 80 | 11 | 80 | |
12 | Mầm non Trung Lương | 8 | 21 | 62 | 8 | 62 | |
II | Võ Nhai |
| 133 | 168 | 1375 | 159 | 1524 |
13 | Mầm non Cúc Đường | 10 | 10 | 70 | 10 | 70 | |
14 | Mầm non Dân Tiến 1 | 8 | 12 | 69 | 7 | 69 | |
15 | Mầm non Dân Tiến II | 7 | 7 | 41 | 10 | 10 | |
16 | Mầm non Liên Minh | 10 | 10 | 201 | 12 | 205 | |
17 | Mầm non Lâu Thượng | 10 | 16 | 178 | 10 | 178 | |
18 | Mầm non Lịch Sơn | 5 | 5 | 18 | 5 | 18 | |
19 | Mầm non Nghinh Tường | 12 | 10 | 81 | 20 | 166 | |
20 | Mầm non Phú Thượng | 10 | 10 | 47 | 10 | 47 | |
21 | Mầm non Phương Giao | 12 | 12 | 163 | 12 | 69 | |
22 | Mầm non Sảng Mộc | 12 | 24 | 107 | 24 | 152 | |
23 | Mầm non Thượng Nung | 7 | 14 | 109 | 10 | 55 | |
24 | Mầm non Thần Sa | 10 | 18 | 81 | 11 | 41 | |
25 | Mầm non Thống Nhất | 6 | 6 | 42 | 6 | 70 | |
26 | Mầm non Tràng Xá | 10 | 10 | 122 | 10 | 122 | |
27 | Mầm non Vũ Chấn | 9 | 9 | 115 | 9 | 320 | |
28 | Mầm non Đông Bo | 10 | 10 | 150 | 10 | 155 | |
III | Phú Lương |
| 3 | 6 | 68 | 3 | 71 |
29 | Mầm non xã Phú Đô | 1 | 2 | 21 | 1 | 22 | |
30 | Mầm non xã Yên Trạch | 1 | 2 | 25 | 1 | 26 | |
31 | Mầm non xã Động Đạt | 1 | 2 | 22 | 1 | 23 | |
IV | Phú Bình |
| 18 | 18 | 216 | 15 | 216 |
32 | Mầm non Bàn Đạt | 18 | 18 | 216 | 15 | 216 | |
V | Đồng Hỷ |
| 48 | 76 | 824 | 48 | 824 |
33 | Mầm non Cây Thị | 4 | 8 | 44 | 4 | 44 | |
34 | Mầm non Hòa Bình | 4 | 4 | 30 | 4 | 30 | |
35 | Mầm non Hợp Tiến | 4 | 6 | 57 | 4 | 57 | |
36 | Mầm non Nam Hòa | 7 | 14 | 100 | 7 | 100 | |
37 | Mầm non Quang Sơn | 3 | 4 | 41 | 3 | 41 | |
38 | Mầm non Tân Long | 7 | 11 | 60 | 7 | 60 | |
39 | Mầm non Tân Lợi | 4 | 7 | 82 | 4 | 82 | |
40 | Mầm non Vân Hán | 5 | 10 | 120 | 5 | 120 | |
41 | Mầm non Văn Lăng | 10 | 12 | 290 | 10 | 290 | |
Tổng cộng | 314 | 522 | 3482 | 349 | 3634 |
PHỤ LỤC IV
NHU CẦU CẤP PHÁT ĐỒ DÙNG, TRANG THIẾT BỊ, TÀI LIỆU, HỌC LIỆU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 (2021-2025) ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên)
TT | Huyện | Tên trường | Nhu cầu giai đoạn 2021-2025 | ||||
Bộ đồ dùng, trang thiết bị dạy học trường Tiểu học | Tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên | Học liệu tăng cường tiếng Việt cho học sinh | |||||
Sách học (Quyển) | Tranh thơ, truyện (Bộ) | Thẻ chữ cái (Bộ) | |||||
I | Định Hóa |
| 146 | 174 | 2086 | 258 | 159 |
1 | Tiểu học Tân Thịnh | 8 | 8 | 50 | 4 | 4 | |
2 | Tiểu học Lam Vỹ | 15 | 22 | 50 | 15 | 15 | |
3 | Tiểu học Quy Kỳ | 12 | 18 | 150 | 12 | 12 | |
4 | Tiểu học Bảo Linh | 15 | 15 | 145 | 10 | 10 | |
5 | Tiểu học Bình Thành | 9 | 9 | 200 | 9 | 9 | |
6 | Tiểu học Bộc Nhiêu | 9 | 9 | 50 | 9 | 9 | |
7 | Trường TH Phú Đình | 5 | 5 | 40 | 5 | 5 | |
8 | Tiểu học Điềm Mặc | 6 | 6 | 30 | 6 | 6 | |
9 | Tiểu học Phúc Chu | 5 | 7 | 194 | 5 | 5 | |
10 | Tiểu học Định Biên | 6 | 8 | 137 | 6 | 6 | |
11 | TH&THCS Bình Yên | 10 | 10 | 243 | 6 | 6 | |
12 | Tiểu học Linh Thông | 6 | 8 | 201 | 6 | 2 | |
13 | Tiểu học Kim Phượng | 14 | 23 | 140 | 140 | 50 | |
14 | Tiểu học Sơn Phú | 8 | 8 | 201 | 8 | 8 | |
15 | Tiểu học Tân Dương | 4 | 4 | 30 | 1 | 2 | |
16 | Tiểu học Trung Lương | 4 | 4 | 35 | 1 | 2 | |
17 | Tiểu học Bảo Cường | 5 | 5 | 140 | 5 | 3 | |
18 | Tiểu học Thanh Định | 5 | 5 | 50 | 10 | 5 | |
II | Võ Nhai |
| 276 | 288 | 4515 | 1415 | 1415 |
19 | Tiểu học Bình Long I | 15 | 15 | 295 | 75 | 75 | |
20 | Tiểu học Bình Long II | 8 | 8 | 79 | 40 | 40 | |
21 | Tiểu học Dân Tiến I | 18 | 18 | 346 | 120 | 120 | |
22 | Tiểu học Cúc Đường | 15 | 15 | 281 | 60 | 60 | |
23 | Tiểu học Dân Tiến II | 15 | 15 | 260 | 75 | 75 | |
24 | Tiểu học Đông Bo | 15 | 15 | 227 | 75 | 75 | |
25 | Tiểu học Lịch Sơn | 6 | 6 | 195 | 30 | 30 | |
26 | Tiểu học Lâu Thượng | 20 | 20 | 433 | 100 | 100 | |
27 | Tiểu học Liên Minh | 28 | 28 | 333 | 140 | 140 | |
28 | Tiểu học Nghinh Tường | 12 | 12 | 177 | 60 | 60 | |
29 | Tiểu học Phú Thượng I | 3 | 3 | 26 | 15 | 15 | |
30 | Tiểu học Phú Thượng II | 5 | 5 | 66 | 15 | 15 | |
31 | Tiểu học Phương Giao | 15 | 15 | 201 | 75 | 75 | |
32 | Tiểu học Thần Sa | 16 | 17 | 181 | 90 | 90 | |
33 | Tiểu học Thượng Nung | 10 | 10 | 178 | 50 | 50 | |
34 | Tiểu học Tràng Xá | 12 | 23 | 408 | 115 | 115 | |
35 | Tiểu học Vũ Chấn | 23 | 23 | 300 | 115 | 115 | |
36 | Tiểu học Lũng Luông | 10 | 10 | 124 | 50 | 50 | |
37 | PTDTBT Tiểu học Sảng Mộc | 15 | 15 | 214 | 60 | 60 | |
38 | TH&THCS Làng Mười | 5 | 5 | 89 | 15 | 15 | |
39 | TH&THCS Xuất Tác | 5 | 5 | 50 | 25 | 25 | |
40 | TH&THCS Tiên Sơn | 5 | 5 | 52 | 15 | 15 | |
V | Đồng Hỷ |
| 22 | 76 | 350 | 255 | 255 |
41 | TH Số 2 Văn Lăng | 5 | 20 | 90 | 50 | 50 | |
42 | TPTDTBTTH số 1 Văn Lăng | 4 | 10 | 45 | 45 | 45 | |
43 | TH Tân Long | 4 | 10 | 50 | 55 | 55 | |
44 | TH Sa Lung | 4 | 21 | 105 | 60 | 60 | |
45 | TH Quang Sơn | 5 | 15 | 60 | 45 | 45 | |
Tổng cộng | 444 | 538 | 6951 | 1928 | 1829 |
PHỤ LỤC V
LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 (2021-2025) THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ” TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên)
TT | Nhiệm vụ | Sản phẩm hoàn thành | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian hoàn thành |
1 | Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án Giai đoạn 2 | Kế hoạch chi tiết của UBND 05 huyện | UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ | Các phòng chuyên môn có liên quan thuộc UBND huyện | Ban hành Kế hoạch 2022; Tổ chức thực hiện giai đoạn 2021-2025 |
2 | Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết, báo cáo Tỉnh ủy, Bộ GDĐT | Các Hội nghị | Giao Sở GDĐT chủ trì | - Các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan thuộc UBND tỉnh; - UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ; Các đơn vị có liên quan. | Hội nghị sơ kết 2023; Hội nghị tổng kết 2025 |
Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm, từng giai đoạn và kết thúc Kế hoạch Đề án Giai đoạn 2 | Báo cáo kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai kế hoạch của UBND tỉnh | Năm học 2022-2023; năm học 2024-2025 | |||
3 | Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án Giai đoạn 2 | Các tin, bài viết phóng sự, chuyên đề (Báo nói, báo hình, báo giấy, báo điện tử...) | Sở GDĐT; UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ | Báo Thái Nguyên; Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên; Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông cấp huyện; Các tổ chức đoàn thể, cá nhân liên quan | Từ 2022 đến 2025 |
4 | Ban hành các cơ chế chính sách của địa phương đối với trẻ em người dân tộc thiểu số, giáo viên cơ sở GDMN thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ | Nghị quyết, Đề án, chương trình của địa phương | UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS | Các đơn vị có liên quan thuộc UBND huyện | Từ 2021 đến 2025 |
5 | Rà soát đầu tư xây dựng, mua sắm, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường/lớp trong các cơ sở GDMN, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm/lớp , các điểm trường lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương | Báo cáo tình hình rà soát, thực hiện | UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS | Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh | Giai đoạn 2: 2022- 2025 |
6 | Bổ sung thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu phù hợp cho tất cả các nhóm/lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ người dân tộc thiểu số, phục vụ việc giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ | Thiết bị dạy học tại các trường, điểm trường được bổ sung tăng cường | UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS | Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh | Giai đoạn 2: 2022- 2025 |
7 | Thiết kế và triển khai các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em | Chương trình phát thanh tăng cường tiếng Việt trên đài phát thanh địa phương; Bài viết trên một số báo, tạp chí chuyên ngành | UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS | Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, địa phương; Các tổ chức, đoàn thể, cá nhân liên quan | Từ 2021 đến 2025 |
8 | Biên soạn sổ tay bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng DTTS để xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ tại gia đình và cộng đồng | Sổ tay hướng dẫn tăng cường tiếng Việt dành cho cho cha mẹ trẻ, cộng đồng | Sở GDĐT; Các Phòng chuyên môn huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ người DTTS | Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh | Sổ tay hướng dẫn: 2023-2024 |
9 | Triển khai thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ Giai đoạn 1 | Thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ | Sở GDĐT; Các Phòng GDĐT và các cơ sở GDMN huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình Đồng Hỷ có trẻ | Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh | Từ 2022 đến 2025 |
10 | Các lớp Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy trẻ mầm non người DTTS trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ | Các lớp bồi dưỡng | Sở GDĐT | Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh | Từ 2022 đến 2025 |
11 | Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học trong trường CĐSP, ĐHSP | Giáo trình đào tạo sinh viên Khoa GDMN | CĐSP, ĐHSP Thái Nguyên | Bộ GDĐT | Năm 2022 |
12 | Biên soạn tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ và văn hóa vùng miền, thân thiện với trẻ mầm non, tiểu học người dân tộc thiểu số | Tài liệu địa phương có trẻ mầm non, tiểu học người DTTS | Sở GDĐT; Các Phòng chuyên môn huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ người DTTS | Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh | Năm 2023 |
13 | Mua phần mềm dạy học tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ cho trẻ mầm non người DTTS | Phần mềm cho các nhóm/lớp mầm non và tiểu học | Sở GDĐT | Các Sở: kế hoạch Đầu tư; Tài chính; Các cơ sở GD | Năm học 2024-2025 |
14 | Xây dựng bản đồ ngôn ngữ; Tập huấn, hướng dẫn sử dụng | Bản đồ ngôn ngữ các DTTS; Các lớp tập huấn | Sở GDĐT; Các Phòng chuyên môn; UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS | Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh | Xây dựng bản đồ ngôn ngữ 2023 |
15 | Huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi; kỹ thuật ....hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em MN, TH người DTTS | Kinh phí sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em MN, TH người DTTS | Các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS | Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh | Từ 2022 đến 2025 |
- 1Kế hoạch 721/KH-UBND năm 2022 về giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Kế hoạch 790/KH-UBND năm 2022 triển khai, thực hiện Giai đoạn 2 Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số" giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ tỉnh Kon Tum
- 3Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2022 triển khai Giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do tỉnh Sơn La ban hành
- 1Quyết định 1008/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Quyết định 5006/QĐ-BGDĐT năm 2021 về Kế hoạch Giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Kế hoạch 721/KH-UBND năm 2022 về giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5Kế hoạch 790/KH-UBND năm 2022 triển khai, thực hiện Giai đoạn 2 Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số" giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ tỉnh Kon Tum
- 6Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2022 triển khai Giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do tỉnh Sơn La ban hành
Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 81/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 29/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Đặng Xuân Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra