Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 806 /KH-UBND | Lai Châu, ngày 16 tháng 5 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 100/QĐ-TTG NGÀY 19/01/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;
UBND tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ, với những nội dung sau:
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.
- Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các bên liên quan.
- Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
- Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu để hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc.
- Hàng năm phối hợp tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về hoạt động truy xuất nguồn gốc cho các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
- Tổ chức triển khai thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đối với các nhóm sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước của các cơ quan trung ương và theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Yêu cầu, trách nhiệm đối với cơ sở sản xuất, gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để truy xuất nguồn gốc, cũng như các bên liên quan.
2. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc
- Triển khai các đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các giải pháp, công nghệ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ, giải pháp ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.
- Triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số nhóm sản phẩm, hàng hóa của tỉnh như chè, miến, gạo, rau ....
3. Thúc đẩy hoạt động hợp tác trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc
- Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, các tổ chức mã số mã vạch để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, công nhận hệ thống và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc.
- Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo về truy xuất nguồn gốc với sự tham gia của các ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
4. Thiết lập, xây dựng, vận hành, kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia
Xây dựng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên cơ sở chức năng nhiệm vụ theo thẩm quyền và kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc quản lý và sử dụng kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và quy định pháp luật hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc, chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý, trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc; phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan; hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ hàng năm báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và đảm bảo kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách.
3. Các sở, ngành liên quan
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động truy xuất nguồn gốc đối với những sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
- Tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đến các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tham gia thực hiện.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.
4. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo đơn vị chức năng xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan quản lý, giám sát việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại địa phương.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện./
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3340/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án Xây dựng mô hình Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2018 về duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020
- 3Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2018 về phát triển chuỗi ngành hàng nông sản chủ lực gắn với truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 4Kế hoạch 2217/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do tỉnh Kon Tum ban hành
- 5Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2020 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020-2025
- 6Quyết định 3360/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 3340/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án Xây dựng mô hình Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2018 về duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020
- 4Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2018 về phát triển chuỗi ngành hàng nông sản chủ lực gắn với truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5Quyết định 100/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 2217/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do tỉnh Kon Tum ban hành
- 7Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2020 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020-2025
- 8Quyết định 3360/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Kế hoạch 806/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do tỉnh Lai Châu ban hành
- Số hiệu: 806/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/05/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Tống Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra